Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2013

Cái Đẹp cứu rỗi Đất Nước

Hình ảnh
August Anh (Danlambao) - Đã hết ngày 30/4. Chúng ta nhìn lại giai đoạn ấy và cả bây giờ để xem thử còn lại gì? “Nửa triệu người vui, còn nửa triệu người đau buồn” . Nửa triệu người vui ấy, chỉ vui trên chiến thắng của mình, chứ nếu nửa triệu người vui chịu suy xét nhìn lại phần thời gian từ sau chiến thắng ấy đến giờ, nửa triệu vui cũng giống như nửa triệu buồn sẽ chẳng vui tí tẹo nào. Thật sự ta còn gì sót lại khi mà dân Việt chưa có một ngày tự do sau cái gọi là "thống nhất" ? Bên "chiến thắng" có hiểu thế nào là chiến thắng sau bao đêm trường chiến trận của hai bên mà phe thắng đã gian khổ, thậm chí phải nương nhờ đến những cánh tay bao dung của người mẹ Việt anh hùng và trên tay, trên người, dưới đôi bàn chân luôn là những sản phẩm chiến tranh chế tạo từ Trung cộng, Liên xô? Để rồi hôm nay khi mà ta nhìn vào hiện tại, những hình ảnh "chiến thắng" mang hình lưỡi liềm cứa nát con tim: Đấy là sự chua xót lòng của hình ảnh bà mẹ Nguyễ

Láng giềng lo ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc

Hình ảnh
30.04.2013 Việc Trung Quốc tổ chức tua du lịch, đưa du khách ra thăm thành phố Tam Sa và Đảo Tây Sa trong quần đảo Hoàng Sa, đã gây lo ngại cho nhiều nước Á Châu. Bản tin hôm nay của báo The Globe and Mail nói rằng mặc dù tua du lịch ra Hoàng Sa được phía Trung Quốc miêu tả như một chuyến du lịch thường tình đưa du khách ra tắm nắng trên một hòn đảo ở Biển Đông, nhưng đối với Việt Nam, sự hiện diện của các du khách Trung Quốc đầu tiên tại quần đảo Hoàng Sa đươc coi như một hành động “xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam”. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, và ra thông cáo tuyên bố “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các quần đảo trong Biển Đông. Tua du lịch có tính khiêu khích của Trung Quốc, được sự khuyến khích của nhà nước ở Bắc Kinh và được truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi, chỉ là một cách để Trung Quốc thách thức quyết tâm của các nước láng giềng trong mấy ngày gần đây. Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và Malaysia m

30 tháng 4 và tiếng chó sủa đêm phía sau nhà

Hình ảnh
VietTuSaiGon  2013-04-30 Cúng kiếng ngoài nghĩa trang, ảnh minh họa. AFP photo Có lần, ông tôi nằm trên giường bệnh và nói lớ mớ, anh em tôi không ai hiểu ông nói gì, ông ngoắc tôi lại gần, rồi thều thào dặn: “Ba mươi tháng Tư năm nay, chắc ông không làm được như mọi năm, con nhớ, cứ nghe tiếng chó sủa đêm phía sau nhà thì mang một ít thuốc lá, bánh, áo giấy và đường ra cúng nhé! Họ về đó, năm nào cũng thế…”. Chưa kịp hiểu gì thì ông đã qua đời. Cũng từ đó, cứ 30 tháng Tư, tôi lại làm theo lời ông dặn nhưng vẫn không rõ lắm “họ” mà ông đã nói là ai. Mãi cho đến mười một năm sau, lúc này tôi đã ngấp nghé tuổi trung niên. Lúc tôi được biết rõ chuyện này cũng là lúc bà sắp qua đời, bà cũng gọi tôi đến bên giường và nói thì thào vào tai tôi: “Sau nhà mình là một nghĩa trang đã bị phá hủy trong những ngày mới thay đổi chế độ, nghĩa trang đó chôn những người lính Nghĩa quân và Biệt kích, trong thời gian làm kinh tế hợp tác xã, họ bắt ông củ

Tản mạn về Sài Gòn một ngày cuối tháng Tư

Hình ảnh
Song Chi 2013-04-30 Những người lính VNCH sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 AFP photo Trước khi rời VN, tôi đã sống ở Sài Gòn suốt 34 năm kể từ năm 1975, chưa kể khoảng thời gian rải rác trước đó nữa, tính ra cũng phải 38,39 năm. Sài Gòn đối với tôi, vì vậy, là nơi gắn bó nhất, nhiều kỷ niệm nhất. Dù không sinh ra ở Sài Gòn, trong thâm tâm, tôi vẫn tự nhận mình là người Sài Gòn. Và khi đi xa, cái nơi tôi nhớ nhiều nhất khi nghĩ về VN, tất nhiên, cũng là Sài Gòn. Đã 38 năm Sài Gòn đổi chủ và đổi tên. Đi qua những biến cố, thăng trầm dữ dội, những sự đảo lộn, đổi trắng thay đen trớ trêu nhất của lịch sử kể từ cái ngày 30 tháng Tư 1975, đi qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn và bây giờ vẫn tiếp tục ở giữa con bão của một thời kỳ khó khăn mới, Sài Gòn đã thay đổi nhiều. Rất nhiều. Chỉ tính riêng dân số, Sài Gòn từ hơn 3 triệu-3 triệu rưỡi người trước năm 1975, bây giờ đã tăng lên trên dưới 10 triệu người. Nhà cửa xây dựng nhiều. Nhiều tuyến đường mới được

Ngày cuối Tháng Tư ở Houston với những người bạn

Hình ảnh
Lê Diễn Đức 2013-04-30 Lê Diễn Đức cùng Võ Hải RFA photo Cuộc đời của người cầm bút đôi khi có những bất ngờ thú vị. Bỗng dưng bị nhận diện. Và thế là thân thiện, như đã quen bao ngày. Những niềm vui thật khó tả. Chiều thứ 7, cậu chủ nhà mời nhậu và cho biết có thêm bốn vị khách nữa. Khách đến, ra mở cửa, nhìn thấy tôi, một vị khách nhìn tôi và hỏi: "Anh có phải là Lê Diễn Đức?". Tôi gật đầu và cảm thấy hơi bối rối vì sao vị khách lại biết mình. Vị khách tên là Võ Hải, khoảng 50 tuổi nhưng trông trẻ hơn. Thì ra chúng tôi là bạn của nhau trên Facebook đã lâu. Anh vẫn theo dõi các bài viết của tôi. Và bây giờ thì gặp nhau trong một hoàn cảnh tình cờ. Chiều thứ Bảy Houston mưa khủng khiếp. Nước tiêu không kịp, xe đậu phía ngoài nhà ngập lên cả ống bô. Cuối tháng Tư rồi mà vẫn lành lạnh, dường như là điều ngoại lệ của thời tiết năm nay. Mưa to càng làm cho không khí buổi nhậu thêm ấm áp. Ngoài cậu chủ nhà, Võ Hải còn 3 người nữa, anh Hùng,

Việt Nam lại bị đề nghị vào danh sách CPC

Hình ảnh
Việt Hà, phóng viên RFA 2013-04-30 Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Danial Baer (trái) tại cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2013. AFP photo Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ hôm nay công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Theo báo cáo này, Việt Nam được xếp vào một trong các nước đã hội đủ điều kiện để có thể bị xếp vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo hay còn gọi là CPC. Quan ngại về tình hình tự do tôn giáo Tình hình tự do tôn giáo ở Việt nam còn rất xấu mặc dù đã có một vài thay đổi tích cực trong hơn thập niên qua trước sức ép của quốc tế. Đó là kết luận chung được đưa ra trong bản báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào ngày 30 tháng 4. Trả lời đài Á châu Tự do, tiến sĩ Katrina Lantos Swett, Chủ tịch Ủy ban cho biết: Theo chúng tôi tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn rất xấu mặc dù dã có m

Bằng cách nào, họ đến được đất tự do? (phần 1)

Hình ảnh
Ngọc Lan, thông tín viên RFA 2013-04-29 Những người Việt Nam vượt biển được đưa vào bờ biển của Malaysia năm 1978 AFP photo Nghe bài này Tải xuống - download Biến cố 30 Tháng Tư năm 1975 làm thay đổi vận mệnh cả dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt sống trong giai đoạn này, ít nhiều đều bị cuốn vào vòng xoáy của thời cuộc, của những biến đổi đau thương. Cũng từ đây, lịch sử hiện đại Việt Nam phải ghi nhận thêm một sự kiện đau đớn của dân tộc khi hàng triệu người dân chấp nhận làm thân phận của kẻ ly hương, rứt ruột rời xa gia đình, xa xóm làng, xa tất cả những gì thân quen nhất để tìm đường đến đất tự do. Chuyến ra đi của mỗi người là một câu chuyện rất riêng, không ai giống ai, nhưng tất cả đều là một hành trình không quên trong cuộc đời của họ, dù thời gian hơn 30 năm đã trôi qua. Tháng 4 định mệnh Đào Nguyễn, hiện là một chuyên viên tài chánh đang sống tại Houston thuộc tiểu bang Texas, rời Việt Nam vài ngày 29 Tháng Tư năm 1975, khi

Kiều hối về VN đạt 10 tỷ đôla năm 2012

Hình ảnh
Cập nhật: 07:18 GMT - thứ ba, 30 tháng 4, 2013 Việt Nam đứng thứ chín thế giới về kiều hối Tin cho hay lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2012 đạt 10 tỷ đôla, đứng thứ chín trên thế giới. Báo chí trong nước dẫn nguồn Ngân hàng Thế giới (WB) nói Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Philippines, về kiều hối từ các nước ngoài. Năm ngoái lượng kiều hối của người Philippines gửi từ các nơi về nước cho thân nhân là 24,45 tỷ đôla. Sau Philippines và Việt Nam là Indonesia với 7,2 tỷ đôla và Thái Lan với 4,12 tỷ đôla. Trên thế giới, Ấn Độ là quốc gia nhận kiều hối lớn nhất với 69,35 tỷ đôla. Tiếp sau là Trung Quốc với 60,24 tỷ. Tổng cộng trong năm 2012, lao động nhập cư từ các nước đang phát triển đã gửi về nước một lượng tiền là 401 tỷ đôla, tăng 5,3% so với năm 2011. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay. Lượng kiều hối về các nước Đông Nam Á tổng cộng là 47,96 tỷ đôla năm ngoái, tăng 8,43% so với năm 2011. Tăng đều Kiều hối gửi về Việt

Nhu cầu dùng máy tính ở TQ vượt Mỹ

Hình ảnh
Cập nhật: 10:46 GMT - thứ ba, 30 tháng 4, 2013 Nhu cầu dùng máy tính để bàn tại nông thôn TQ rất lớn. Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường lớn nhất thế giới cho máy tính để bàn, theo một báo cáo. Nghiên cứu của hãng tư vấn IHS nói rằng các kiện hàng máy tính để bàn (PC) chuyển tới Trung Quốc tăng tới 69 triệu chiếc trong năm 2012. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất thế giới cho tới năm 2011. Năm ngoái Hoa Kỳ có tới 66 triệu máy tính theo đơn hàng. Trung Quốc cũng là thị trường internet lớn nhất thế giới với hơn 500 người sử dụng. Máy tính xách tay là khu vực tăng mạnh nhất trên các thị trường phát triển và đã vượt máy tính để bàn, tuy nhiên tại Trung Quốc nhuc cầu sử dụng máy tính để bàn và xách tay là như nhau. Peter Lin, nhà nghiên cứu tại IHS, nói: "Số lượng đơn hàng máy tính để bàn và notebook (loại xách tay nhưng nhỏ nhẹ hơn) như nhau là khá bất thường, vì khách hàng tại đa số các nước trên thế giới ngày nay ưa dùng các thiết bị nhỏ nhẹ hơn

Trước thềm Hội nghị TW 7: Nguy cơ 'Lê Chiêu Thống hiện đại'

Hình ảnh
Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Tiến sỹ Trần Nhơn – nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi lại vừa công bố một bài thơ chính luận dài 1020 câu mang tiêu đề “Nghĩ về Quốc hội, Đảng và... thời cuộc” mà ông gọi là trường ca. Tôi thì gọi đây là bản “Diễn ca Việt Nam đương đại”. Bố cục không được chặt lắm song sức khái quát của bản diễn ca thật lớn. Hãy nghe ông triết lý: Trời đất không hài hòa âm dương, Thế giới thiếu hội nhập đa phương, Hành tinh mất cân bằng sinh thái, Ắt là hậu quả sẽ khôn lường! Thật là hàm súc. Chỉ với 4 câu văn vần, ông vừa trình bày được vũ trụ quan, nhân sinh quan, vừa lý giải, vừa cảnh tỉnh… (Cho nên tôi đã từng khẳng định Trần Nhơn là nhà thơ chính luận số một của Việt Nam). Từ triết luận đó, ông soi xét vấn đề chính trị: Sự tồn tại thế lực đối lập Giúp hệ thống chính trị cân bằng; Tự vận động phát triển bền vững, Thuận mệnh trời, hòa hợp nhân văn. Một cách tài tình, ông hình tượng hóa “Hệ thống chính trị

Quân đội Pháp cũng phải thắt lưng buộc bụng

Hình ảnh
Tổng thống Pháp cùng với bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng công bố Sách trắng về Quốc phòng. REUTERS/Bertrand Langlois/Pool Minh Anh “Pháp công b ố Sách tr ắ ng qu ố c phòng” là ch ủ đ ề th ờ i s ự chính trên các trang báo Paris. H ầ u h ế t các báo đ ề u có chung nh ậ n đ ị nh, trong b ố i c ả nh kh ủ ng ho ả ng kinh t ế kéo dài, quân đ ộ i cùng chung s ố ph ậ n nh ư các lãnh v ự c khác : “th ắ t l ư ng bu ộ c b ụ ng” . Nh ậ t B ả n : ch ủ nghĩa dân t ộ c đang h ồ i sinh Cũng trên báo Le Monde, Philippe Mesmer đ ư a đ ộ c gi ả đ ế n v ớ i Nh ậ t B ả n, ngày 28/04/2013 Tokyo m ừ ng 61 năm ch ấ m d ứ t 7 năm xâm chi ế m Nh ậ t B ả n c ủ a quân đ ộ i M ỹ . Theo t ờ báo, bài phát bi ể u c ủ a th ủ t ướ ng Shinzo Abe cho th ấ y rõ xu h ướ ng “ch ủ nghĩa dân t ộ c Nh ậ t B ả n đang h ồ i sinh”. K ể t ừ khi Đ ệ nh ị Th ế chi ế n ch ấ m d ứ t, đây là l ầ n đ ầ u tiên Nh ậ t B ả n t ổ ch ứ c m ừ ng ngày toàn v ẹ n lãnh th ổ . Trong bài di ễ n văn đ ọ