Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2014

Bốn khó khăn về mặt tâm lý - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng

Hình ảnh
Mạc Văn Trang Theo Bauxite Việt Nam Mưu đồ xâm lăng, thống trị Việt Nam đã được Trung Cộng tính toán từ lâu, thực thi từng bước, mà bất cứ ai là người dân Việt có chút lương tri, trách nhiệm với đất nước đều thấy rõ. Một số vụ việc cụ thể, tiêu biểu là: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 1974; chiếm đoạt một số cứ điểm quan trọng sau chiến tranh biên giới phía Bắc 1979; đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa 1988; lấn chiếm khoảng 1500 km2 trong quá trình xác định, ký kết Hiệp định biên giới Việt – Trung (1999) và gần đây là hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động xâm lăng tàn bạo, thái độ trâng tráo, bất chấp tất cả, đúng nghĩa một kẻ xâm lược trắng trợn, đòi độc chiếm Biển Đông… Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” nh

Tổng thống Obama mưu tìm quyền hành mới về vấn đề trục xuất di dân

Hình ảnh
Tổng thống Obama nói về vấn đề cải cách di trú tại Tòa Bạch Ốc, 30/6/14 Yheo VOA 30.06.2014 Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang yêu cầu Quốc Hội cho ông quyền mới được trục xuất trẻ em Trung Mỹ đang lũ lượt hàng ngàn di cư bất hợp pháp qua Hoa Kỳ. Hôm thứ Hai, ông Obama tuyên bố Hoa Kỳ có “nghĩa vụ hợp pháp và đạo đức” phải chăm lo cho 52 ngàn trẻ em không có người đi cùng và 39 ngàn phụ nữ có con nhỏ đã vượt biên vào Hoa  Kỳ dọc theo đường biên giới miền tây nam giáp với Mexico kể từ hồi tháng 10. Nhưng ông yêu cầu Quốc Hội chấp thuận một ngân khoản mới có thể lên tới tổng cộng 2 tỷ đôla dành cho một “sách lược ngăn chặn quyết liệt” để thực thi các vụ trục xuất và ngăn chặn việc di trú, chủ yếu là di dân từ Honduras, Guatemala và El Salvador. Theo dự kiến, ông Obama sẽ phát biểu về kế hoạch của ông vào xế ngày hôm nay, cũng như về các cải cách di trú đang nằm lây lất ở Quốc Hội. Tình trạng đổ xô mới đây đã làm các giới chức di trú Hoa Kỳ choáng ngợp, nhưng

Cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương bị khai trừ khỏi đảng CSTQ

Hình ảnh
Theo VOA 30.06.2014 Truyền thông Trung Quốc cho biết người từng đứng hàng thứ hai trong quân đội với lực lượng lớn nhất thế giới, Tướng Từ Tài Hậu của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với tòa án binh về tội tham nhũng. Ông Từ, 71 tuổi, đã về hưu năm ngoái. Ông bị cáo buộc nhận hối lộ và lạm dụng vị trí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương để thăng thức cho người khác. Ông Từ đã sống trong cảnh bị quản thúc tại gia nhiều tháng nay. Cho tới nay, ông là giới chức cấp cao nhất bị bắt trong chiến dịch mạnh tay chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình. Truyền thông nhà nước cũng nói rằng ông Từ và ba người khác, trong đó có người từng đứng đầu cơ quan giám sát tài sản nhà nước và cựu Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc vì tham ô.

Việt Nam nhận tàu kiểm ngư hiện đại nhất

Hình ảnh
     Tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam, KN-781 Source baodautu.vn Theo RFA-30-06-2014 Tàu kiểm ngư hiện đại nhất Việt Nam, KN-781 vừa được bàn giao cho lực lượng kiểm ngư VN sáng nay, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tàu kiểm ngư KN-781 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và chuyển giao kỹ thuật đóng mới theo tiêu chuẩn Châu Âu, tàu này do công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long thực hiện việc chế tạo. Tàu KN-781 có chiều dài hơn 90 mét, rộng 14 mét, trang bị 4 máy công suất lớn trên 12 ngàn mã lực và tải trọng 500 tấn. Tàu có thể đạt tốc độ 21 hải lý/ giờ, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình. Đây là loại tàu hoạt động xa bờ dài ngày và được trang bị đầy đủ các phương tiện hiện đại tham gia tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Trên tàu có sàn đáp và nhà chứa trực thăng. Được biết, tốc lực vòi rồng của KN-781 vươn xa tới 150 mét.

ĐIỂM BÁO PHÁP NGÀY 30/6/2014

Hình ảnh
        Anh có thể rời Liên Hiệp Châu Âu ? Theo RFI Trọng Thành Thứ hai 30/6/2014          Tương lai nào cho quan hệ giữa Anh Quốc với Liên Hiệp Châu Âu ? Về chủ đề này, báo Le Figaro có hồ sơ mang tựa đề « Anh có thể giã từ Liên Hiệp Châu Âu ? ». Việc Thủ tướng Anh gần như một mình chống lại việc ông Jean-Claude Juncker ứng cử chức Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cho thấy rạn nứt ngày càng gia tăng giữa đảo quốc sương mù với lục địa. « Brexit » (British exit) không chỉ là lời lẽ mang tính khẩu chiến, mà là một khả năng đang được xem xét. Ngày thứ Sáu 27/06/2014, ông Jean-Claude Juncker, 58 tuổi, nguyên Thủ tướng Luxembourg, cựu Chủ tịch khối đồng Euro (Eurogroupe), vừa được đa số chính phủ các nước Liên Hiệp Châu Âu tiến cử vào cương vị Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, chức vụ tương đương « Thủ tướng » của khối 28 nước. Quyết định này còn phải được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn với ít nhất 376 phiếu (trên tổng số 751), tuy nhiên khả năng bác bỏ là rất thấp, vì cựu Chủ tịch khối đồng E

Trung Quốc kết án tù tập thể 113 người Duy Ngô Nhĩ

Hình ảnh
     Phiên xử tập thể : 4 người lãnh án chung thân, các nghi can còn lại bị kết án tù, với mức án nhẹ hơn - Reuter Theo RFI Tú Anh Thứ hai 30/6/2014         Các tòa án Trung Quốc tại vùng hồi giáo Tân Cương đã kết án tù giam, trừng phạt 113 người Duy Ngô Nhĩ. Bốn người bị tù chung thân vì tội « khủng bố », 109 nghi can còn lại bị quy tội « tham gia tổ chức khủng bố, buôn ma túy và có hai vợ » lãnh án tù tương đối nhẹ hơn. Cổng thông tin tuyên truyền của chính quyền Tân Cương cho biết các bản án trên đây được tuyên cáo « trước công chúng » tại thành phố Kashgar, chứng tỏ các phiên tòa của Trung Quốc là những cuộc đấu tố thời thập niên 1950, 1960. Những tên tuổi được ghi trên mạng cho thấy tất cả là người Duy Ngô Nhĩ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Bằng chứng để buộc tội khủng bố là là « xem phim video khủng bố » và « tổ chức huấn luyện khủng bố ». Đó là trường hợp hai người trong số 4 người lãnh án chung thân. Một người khác lãnh án 10 năm tù vì nhận được « thông

Quảng Đông gửi VN '16 việc cần làm'

Hình ảnh
Ông Hồ Xuân Hoa (thứ hai từ trái) là ngôi sao đang lên trên chính trường Trung Quốc   Theo BBC Cập nhật:  09:35 GMT - thứ hai, 30 tháng 6, 2014 Chính quyền tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được cho là đã gửi cho Bộ Ngoại giao Việt Nam một bản danh mục ‘Các việc cần làm’ sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Tư của ông Hồ Xuân Hoa, người lãnh đạo cao nhất của tỉnh này. Đây là các công việc mà Bí thư Hồ Xuân Hoa triển khai cho công chức thuộc quyền của mình, và được Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công văn yêu cầu các bộ ngành và các tỉnh thành trong nước tham khảo thực hiện.   Hiện tại công văn này, có số hiệu 1832/BNG đề ngày 3/6 năm 2014, đang được lan truyền trên các diễn đàn mạng. BBC hiện chưa có điều kiện kiểm chứng văn bản này, tuy nhiên nó có đóng dấu Bộ Ngoại giao và có chữ ký của Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn. 16 'việc cần làm

Ý đồ của Bắc Kinh qua chuyến thăm Seoul của Tập Cận Bình

Hình ảnh
  Lần đầu tiên, ông Tập Cận Bình công du Hàn Quốc trong hai ngày 03 và 04/07/2014 - REUTERS /How Hwee Young Theo RFI Đức Tâm Thứ hai 30/6/2014          Thông báo của Bắc Kinh về chuyến thăm Hàn Quốc trong hai ngày, 03 và 04/07/2014 của Chủ tịch Tập Cận Bình đã gây ngạc nhiên và nhiều phân tích về ý đồ của Trung Quốc. Về mặt chính thức, lãnh đạo Trung Quốc tới Hàn Quốc là nhằm đáp lại chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Park Geun Hye cách nay gần một năm. Việc cải thiện quan hệ Bắc Kinh – Seoul tạo hy vọng làm dịu tình hình trên bán đảo Triều Tiên, nơi mà hai miền Nam – Bắc Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng có chiến tranh, kể từ sau Hiệp định đình chiến 1953. Mặt khác, qua chuyến đi này, Bắc Kinh thể hiện rõ tính toán thực dụng, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc và Seoul là đối tác đứng hàng thứ tư của Bắc Kinh, (hoặc thứ năm nếu tính Liên Hiệp Châu Âu là một đối tác). Khối lượng trao đổi mậu dịch giữa Tr

Isis tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo

Hình ảnh
Phiến quân Isis ăn mừng việc thành lập nhà nước của họ   Theo BBC Cập nhật:  04:00 GMT - thứ hai, 30 tháng 6, 2014 Lực lượng phiến quân Hồi giáo Isis tuyên bố thành lập một vương quốc Hồi giáo, tức caliphate, ở những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Iraq và Syria. Họ cũng tuyên bố thủ lĩnh của họ, Abu Bakr al-Baghdadi, là caliph, tức quốc vương, và là ‘lãnh đạo của người Hồi giáo ở khắp nơi’.   Thành lập một nhà nước Hồi giáo áp dụng Luật Sharia hà khắc từ lâu đã là mục tiêu của các chiến binh thánh chiến. Trong lúc này, quân đội Iraq tiếp tục chiến dịch tấn công để giành lại thành phố miền bắc Tikrit từ tay Isis. Thành phố này đã rơi vào tay phiến quân hôm 11/6 khi họ tràn qua một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía bắc và phía tây Iraq. Trong một diễn biến khác, Israel kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập của người Kurd tr

Việt Nam tiếp tục tố cáo TQ về giàn khoan

Hình ảnh
Căng thẳng quanh giàn khoan 981 kéo dài gần hai tháng nay Theo BBC Cập nhật:  09:17 GMT - thứ hai, 30 tháng 6, 2014 Thủ tướng Việt Nam, trong phát biểu mới nhất về căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, gọi hành động của Bắc Kinh là "bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc".   Trong phát biểu khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 6/2014 theo hình thức truyền hình trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo 63 địa phương trên cả nước hôm thứ Hai 30/6, ông Dũng nói "phiên họp diễn ra trong bối cảnh đặc biệt", website Chính phủ Việt Nam tường thuật. "... từ ngày 2/5 tới nay, Trung Quốc đã bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam." Ông thủ tướng được dẫn lời nói: "Việc làm này của Trung Quốc không nhữn

Tập Cận Bình: Phô diễn sức mạnh quân sự là thiếu đạo đức và tầm nhìn!?

Hình ảnh
Ông Tập Cận Bình đưa ra những tuyên bố hoa mỹ nhưng không thể che mắt dư luận, không thể đậy nổi dã tâm và tham vọng bành trướng lãnh thổ, uy hiếp đe dọa láng giềng. Tập Cận Bình đưa ra những lời ngon ngọt, cam kết sáo rỗng với đủ thứ mĩ từ mị dân là lúc các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam cần phải hết sức cảnh giác. Reuters ngày 28/6 đưa tin, hôm qua Thứ Bảy, ông Tập Cận Bình đã tiếp lãnh đạo láng giềng Ấn Độ và Myanmar sang Bắc Kinh tham dự kỷ niệm 60 năm ký kết một thỏa thuận mù mờ, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình mà họ đã ký kết trong những ngày đầu của Chiến tranh Lạnh. Năm 1954, Trung Quốc, Ấn Độ và Myanmar đã ký 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, hứa hẹn không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và tham gia Phong trào Không liên kết với những quốc gia không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Liên Xô. Tuy nhiên quan hệ giữa Trung Quốc với Ấn Độ và Myanmar đã xấu đi nhanh chóng sau đó. Năm 1962 đã nổ ra một cuộc chiến tranh ở biên giới Trung – Ấn

"Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?

Hình ảnh
 Dân Luận Theo Diễn Đàn   Sau chuyến thăm của Bí thư Quảng Đông, đây là 16 công việc mà các Bộ và tỉnh thành Việt Nam "phải làm". Công văn của Bộ ngoại giao. Công văn Bộ ngoại giao VN gửi các Bộ và UBND tỉnh, thành phố Chúng tôi vừa nhận được, từ ba bạn đọc ở Hà Nội và Sài Gòn, bản chụp công văn số 1832/BNG/ đề ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Bộ ngoại giao, do thứ trưởng Hồ Xuân Sơn ký tên, đóng dấu, liên quan đến "danh mục các công việc cần làm sau chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh Quảng Đông Hồ Xuân Hoa". Công văn nay được gửi cho: một là, "Các Bộ Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông Vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch" ; hai là, "Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố: Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh; Quảng Ninh; Hải Phòng; Quảng Nam; Đà Nẵng" . Đính kèm công văn (1 trang) này là "Danh mục công việc phải làm sau chuyến thăm Việt

Việt Nam và Trung Quốc: Vẫn... hữu hảo

Hình ảnh
Theo Dân Luận  Nguyễn Văn Tuấn Theo FB Nguyễn Văn Tuấn   Sáng 23/6, bị nhóm tàu Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 vây ép, tấn công, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 cơ động vòng tránh nhưng vẫn bị đâm nát hai bên mạn. Ảnh VnExpress Đọc cái công văn về 16 việc phải làm của Bộ Ngoại giao VN gửi cho các bộ và một số uỷ ban nhân dân tỉnh thành (xem bài "Hữu nghị viển vông" hay cúc cung phục vụ tỉnh Quảng Đông?” trên diendan.org [1]) tôi thấy rất thú vị nếu đặt trong bối cảnh chung. Hoá ra, trong lúc dầu sôi lửa bỏng ngoài Biển Đông thì trên mặt đất quan hệ giữa hai đảng cộng sản VN và Tàu vẫn rất… hữu hảo. Số là từ ngày 13/4 đến 17/4/2014 (tức chỉ vài tuần trước khi Tàu đem giàn khoan cắm vào biển VN) ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa có một chuyến viếng thăm VN. Không biết họ, phía VN và Xuân Hoa, bàn những gì, nhưng ngày 3/6/2014, Bộ Ngoại giao VN gửi một công văn cho các bộ và một số tỉnh thành yêu cầu phải làm 16 việc cụ thể, có lẽ là những

Thái Hà: Rực lửa tình yêu của người Công giáo Việt Nam với quê hương đất nước

Hình ảnh
  Theo RFA Sun, 06/29/2014 - 17:21 — nguyenhuuvinh       Trước thảm trạng đất nước đang chìm sâu vào nạn ngoại xâm của nhà cầm quyền Trung Cộng. Biển đảo đã nằm trong tay giặc và âm mưu xâm lược đã không dừng lại chỉ ở đó. Trong khi đó, hoàn cảnh đất nước trước muôn ngàn cam go thì đã và đang bị đặt dưới ách thống trị của Đảng Cộng sản. Những hành động hèn hạ, nhục nhã và thái đô khiếp nhược trước kẻ thù cuả một nhà nước luôn tự quảng cáo là "Bách chiến, bách thắng" đã đem lại không biết bao chán nản cho người dân trong nước. Trong khi đó những hành động trấn áp, thậm thụt, lén lút đối với những người yêu nước, đã đem đến những thái độ khinh bỉ đến mức không thèm nói của người dân. Trước tình hình đó, giáo dân Thái Hà cũng hiệp thông với toàn thế Giáo hội Công giáo trong những thao thức, lo lắng cho tiền đồ của đất nước Việt Nam. Một trong những hành động để thể hiện câu nói của ĐGH Benedicto XVI với giáo dân VN luôn được CS nhắc đến: "Người giáo dân tốt cũng là

Bất đồng về lễ kỷ niệm vụ ám sát dẫn tới Đệ nhất Thế chiến

Hình ảnh
     Chiếc cầu La Tinh ở trung tâm thành phố Sarajevo, nơi xảy ra vụ ám sát Đại công tước François Ferdinand 28/06/1914 - Reuter Theo RFI Thụy My Thứ bảy 28/6/2014          Vào ngày này, cách đây đúng một thế kỷ, ngày 28/06/1914 Thái tử Áo-Hung, Đại công tước François Ferdinand bị một sinh viên người Serbia là Gavrilo Princip bắn chết tại Sarajevo – một sự kiện đã lôi kéo toàn thể các nước châu Âu và trận đại chiến thế giới lần thứ nhất. Thủ đô của Bosnia & Herzegovina hôm nay (28/06/2014) trở thành trung tâm của một chương trình hoạt động văn hóa tưởng niệm, nhưng lại bị cộng đồng người Serbia tẩy chay. Từ Sarajevo, thông tín viên Grégoire Sauvage của RFI tường trình :  « Lẽ ra đây sẽ là một hội nghị lớn với sự hội ngộ của các nguyên thủ châu Âu, nhưng rốt cuộc một chương trình văn hóa đã được tổ chức, do không có được sự đồng thuận về những hình thức tổ chức tưởng niệm và để tránh khơi dậy sự căng thẳng giữa người Serbia và người Bosnia.  Hôm nay ở Sarajev

ĐIỂM BÁO PHÁP NGÀY 29/6/2014

Hình ảnh
     Phản đối sự can dự của Trung Quốc, đoàn người biểu tình hô hào khẩu hiệu : "Tương lai của Đài Loan thuộc về người Đài Loan" - REUTERS Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Đài Loan Theo RFI Lê Vy Chủ nhật 29/6/2014         Thời sự Châu Á khá hiếm hoi trên mặt báo cuối tuần, nhưng tờ Le Monde cũng giành cho châu lục này một bài viết : "Chuyến công du lịch sử của đại diện Trung Quốc tại Đài Loan". Theo nhật báo, Bắc Kinh đang tìm cách cải thiện mối quan hệ với chính quyền "Trung Hoa Dân quốc". Ngày 25/06/2014, ông Trương Chí Quân, lãnh đạo Văn phòng phụ trách các vấn đề Đài Loan (một chức vụ tương đương hàm bộ trưởng) đã có chuyến công du 4 ngày tại Đài Loan, sau lời mời của đồng nhiệm Đài Loan là ông Vương Ngọc Kỳ, giám đốc văn phòng các vấn đề Hoa lục của Đài Bắc. Theo Le Monde, đây là lần đầu tiên, quan chức cấp cao hàng bộ trưởng Trung Quốc viếng thăm nước « Trung Hoa Dân quốc », tên gọi chính thức của Đài Loan. Hòn đảo này

Ấn Độ nêu bật quan ngại về vụ bản đồ mới của Trung Quốc với giới lãnh đạo Bắc Kinh

Hình ảnh
                                 Cuộc gặp giữa đoàn Ấn Độ của phó tổng thống Ansari (tóc bạc) và đoàn của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại bắc kinh ngày 28/06/2014. Phía Ấn độ phản đối bản đồ mới của Trung Quốc. Reuters Theo RFI Trọng Nghĩa Chủ nhật 29 Tháng Sáu 2014               Hành vi của Trung Quốc tìm cách áp đặt chủ quyền bằng bản đồ đã bị giới lãnh đạo Ấn Độ chính thức phản bác. Trong cuộc tiếp xúc hôm qua, 28/06/2014 với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đã nêu bật thái độ quan ngại của New Delhi về vụ tấm bản đồ vừa được phát hành cho thấy vùng Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Quốc vụ khanh đặc trách Ngoại giao Sujata Singh đã xác nhận rằng nhân chuyến công du Trung Quốc đang diễn ra của Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari, New Delhi đã nêu bật toàn bộ các quan ngại của mình với phía Bắc Kinh. Trong các vấn đề đó, có vụ tấm bản đồ « lấn đất, lấn biển » mới của Trung Quốc. Phó Tổng thống Ấn Độ