Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

Hình ảnh
Published on March 1, 2014  1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng. Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực ahiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/

'Trò chơi nguy hiểm' ở Crimea

Hình ảnh
Liệu ông Yanukovych (trái) có phải là quân cờ của ông Putin (phải) Bridget Kendall Phóng viên ngoại giao, BBC News Cập nhật:  17:48 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Ukraine đã tố cáo hải quân Nga thi hành “xâm lược có vũ trang” tại một phi trường ở vùng tự trị Crimea. Phóng viên BBC Bridget Kendall tìm hiểu góc nhìn của Moscow về cuộc khủng hoảng. Chính thức mà nói, bộ quốc phòng và ngoại giao Nga không bình luận về cáo buộc của Kiev. Người phát ngôn của ông Vladimir Putin kể lại khi tổng thống gặp các nghị sĩ, chuyện này không nằm trong ưu tiên của ông. Bức tranh mà Moscow đưa ra là các sự kiện ở Crimea tự nó xảy ra – là phản ứng tự nhiên của người dân nói tiếng Nga cảm thấy bị chính quyền mới ở Kiev đe dọa. “Và tại sao không?” Moscow biện luận. Dùng sức mạnh nhân dân và dân quân để thách thức chế độ chính là điều mà đối lập ở Kiev đã làm. Thật khó biết Kremlin có đứng đằng sau hay không. Chẳng ai thừa nhận công khai, nhưng có dấu hiệu c

Binh sĩ Nga chiếm quyền kiểm soát 2 phi trường chính ở Ukraina

Hình ảnh
Binh sĩ Nga bao vây một căn cứ biên phòng của Ukraina ở Balaclava trong vùng Crimê, 28/2/14 Theo VOA 28.02.2014 Bộ trưởng Nội vụ Ukraina nói các lực lượng Nga đã chiếm quyền kiểm soát hai phi trường chính trong vùng Crimê của Ukraina, và một bản tin cho hay một căn cứ của đội tuần duyên ở vùng duyên hải Ukraina đã bị binh sĩ Thủy quân lục chiến Nga bao vây. Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov mô tả diễn tiến này là một “cuộc xâm lăng quân sự” trong một tin nhắn tải lên trang Facebook của ông hôm nay. Ông Avakov nói lực lượng vũ trang của Nga đang phong tỏa phi trường Belbek ở Sevastopol, nơi Nga có một căn cứ hải quân. Một toán vũ trang không rõ lai lịch cũng đang tuần tiễu phi trường quốc tế ở Simferopol, thủ phủ của vùng Crimê. Một thông tín viên của VOA đã bay tới phi trường Simferopol hôm nay, thông tín viên Elizabeth Arrott tường thuật về sự hiện diện của một số người vũ trang, ngụy trang và có trang bị súng tự động tại phi trường này. Ký giả Arrott mô tả tình hình

Moscow không cần động binh

Hình ảnh
Hắng ngàn người Crimea thân Nga tiến về thủ phủ Simferopol Courtesy of news.nationalgeographic.com Việt-Long - RFA 2014-02-27 -  Feb 27, 2014 Khoảng 60 người võ trang chiếm cứ tòa nhà Quốc hội Cộng hòa tự trị Crimea. Nhóm vũ trang hầu hết là người sắc tộc Nga kéo cờ Liên Bang Nga lên cột cờ Quốc hội Crimea. Chừng 100 cảnh sát Crimea dàn đội hình trước Quốc hội đối diện nhóm vũ trang canh cửa Quốc hội. Ngay lúc đó chừng 100 người dân sự vác cờ Nga tiến về phía tòa nhà, hô khẩu hiệu "Nước Nga, nước Nga, nước Nga..." và giương biểu ngữ kêu gọi trưng cầu dân ý cho Crimea. 50 người thân Nga, có tin nói khoảng 100 người, dàn hàng sát vai đối diện cảnh sát. Lãnh tụ nhóm này tuyên bố họ phải tự tổ chức để duy trì trật tự trong khi chính phủ bất hợp pháp bất hợp hiến chiếm chính quyền ở Kiev. Một người dân sắc tộc Nga nói với hãng thông tấn Interfax cho biết ông cùng một số người khác đang dựng rào cản bảo vệ quốc hội thì những người Nga trẻ tuổi này tiến t

Quốc hội Ukraina kêu gọi Anh – Mỹ giúp bảo vệ lãnh thổ

Hình ảnh
Lực lượng vũ trang nói tiếng Nga tuần tra bên ngoài sân bay Simferopol, Crimea, Ukraine hôm 28/02/2014. AFP PHOTO/Viktor DRACHEV RFA 28.02.2014 Về tình hình Ukraina, một trong những biến chuyển đáng chú ý là Quốc hội nước này lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ và Anh Quốc giúp đỡ để đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ và an ninh. Kêu gọi này được đưa ra sau khi có tin nói rằng Nga có thể sẽ đưa quân can thiệp vào Crimea, nơi đa số cư dân là người gốc Nga, nói tiếng Nga và chủ trương thân Nga, đi kèm với tin có những nhóm người cầm súng AK đang bao vây 2 phi trường ở khu vực vừa nói. Những phi trường này nằm gần cảng Sevastopol, nơi có một căn cứ cho hải quân Nga. Các hãng thông tấn quốc tế đều nói đã liên lạc được với nhóm người có võ trang này, và những người này nói rằng họ thuộc nhóm dân quân Crimea, hoạt động tự phát, không liên quan gì đến chính phủ Matxcơva. Tổng Thống lâm thời của Ukraina là ông Olaksander Turchynov cho hay một phiên họp khẩn cấp sẽ được triệu

Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ lên gân, Malaysia vững dạ

Hình ảnh
Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia, tại cảng Klang, ngoại ô Kuala Lumpur (ảnh chụp 03/09/2009) @wikipedia.org RFI Hãng tin Reuters ngày 26/02/2014 có bài phân tích « Sự quyết đoán của Trung Quốc làm cho Malaysia cứng rắn hơn trong tranh chấp biển » của Stuart Grudgings, nói về sự thay đổi thái độ - một cách kín đáo - của Malaysia trước những đòi hỏi ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Người ta có thể dễ dàng không để ý đến rạn san hô nửa chìm nửa nổi này trong vùng biển màu ngọc lam, cách đảo Borneo, thuộc bang Sarawak, Malaysia, khoảng 80 km (50 dặm). Thế nhưng, theo các nhà ngoại giao cao cấp nói với Reuters, thì hai cuộc tập trận hải quân Trung Quốc trong vòng chưa đầy một năm xung quanh bãi ngầm James đã gây sốc cho Malaysia và đã dẫn đến một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của nước này về yêu sách của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông. Rạn san hô nằm bên ngoài lãnh hải củ

Philippines mời Việt Nam và Malaysia cùng kiện Trung Quốc về Biển Đông

Hình ảnh
Người dân Philippines biểu tình phản đối Bắc Kinh chiếm bãi Scarborough trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila. Reuters Theo RFI Trọng Nghĩa Trên nguyên tắc, ngày 30/03/2014 là hạn chót để Philippines đệ trình trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc các luận chứng pháp lý và bằng chứng trong vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông. Vào hôm qua, 27/02/2014, Trưởng nhóm luật gia của Philippines đã đích danh kêu gọi Việt Nam và Malaysia cùng với một số nước có tranh chấp khác góp sức với Philippines trong vụ kiện các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp củaTrung Quốc tại Biển Đông. Nhân một diễn đàn về tranh chấp Biển Đông tổ chức tại Manila, Trưởng nhóm luật sư của Philippines, ông Francis Jardeleza thẩm định rằng Malaysia, Việt Nam và hai nước khác có thể cùng với Philippines tham gia vụ kiện chống lại Trung Quốc, hoặc nộp những đơn kiện riêng. Đối với người đứng đầu các luật sư Philippines, chỉ có trên đấu trường pháp lý quốc tế mà các nước nhỏ mới có cơ

Nga muốn gì ở Yanukovych?

Hình ảnh
Tổng thống Putin sẽ đối xử với Yanukovych (phải) như thế nào? (Ảnh tư liệu) Theo BBC Bridget Kendall Phóng viên ngoại giao, BBC News Cập nhật:  14:26 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Tin về việc Viktor Yanukovych đã xuất hiện ở Nga có vẻ rất quan trọng. Ông ta không chỉ được giới chức Nga cho trú ẩn, mà họ còn cho phép một thông cáo nhân danh ông đọc trên truyền hình Nga, được các hãng tin chính của Nga phát đi. Trong thông điệp này, ông tuyên bố chính thức mình vẫn là tổng thống Ukraine và lên án chính phủ mới ở Ukraine là “những kẻ cực đoan” còn quốc hội là phi pháp. Chưa rõ vì sao chính phủ Nga bảo vệ ông hay vì sao quyết định cho ông ta diễn đàn công khai để thách thức chính phủ mới ở Ukraine. Cho đến giờ, ngay cả những người từng ủng hộ ông Yanukovych ở Ukraine và nhiều nghị sĩ Nga ở Moscow đã quy cung cách lãnh đạo của ông Yanukovych là nguyên do chính cho khó khăn của Ukraine. Một nghị sĩ cao cấp của Nga thậm chí tuyên bố hôm

Ông Yanukovych tổ chức họp báo ở Nga

Hình ảnh
Ông Yanukovych lên án chính quyền mới ở Ukraine Theo BBC Cập nhật:  16:26 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Viktor Yanukovych thề tranh đấu vì Ukraine trong lần xuất hiện công khai đầu tiên từ khi ông bị mất chức tổng thống Ukraine. Phát biểu ở Nga, ông nói mình không bị “lật đổ” mà buộc phải rời Ukraine vì đe dọa tính mạng. Căng thẳng đang gia tăng ở vùng Crime, với đa số là người Nga. Ukraine nói quân Nga đã chiếm hai sân bay ở đó. Moscow bác bỏ cáo buộc của Kiev. Ông Yanukovych nói căng thẳng ở Crimea “có thể hiểu được” nhưng khẳng định hành động quân sự không phải là giải pháp. Ông nói ông muốn Crimea vẫn thuộc về Ukraine. “Tôi dự định tiếp tục tranh đấu cho tương lai của Ukraine, chống lại khủng bố và sợ hãi,” ông Yanukovych nói tại cuộc họp báo ở thành phố Rostov trên sông Đông. “Tôi không thể tìm lời để mô tả chính quyền mới này. Đó là những kẻ ủng hộ bạo lực – quốc hội Ukraine là phi pháp.” “Những gì đang diễn ra là sự vô luật pháp, kh

Cầu Lai Châu: 'Tiền Đan Mạch, VN tự làm'

Hình ảnh
Bộ Giao thông Vận tải nói đã cử nhóm chuyên gia độc lập đi kiểm tra sự cố cầu treo Chu Va Theo BBC Cập nhật:  11:07 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam vừa xác nhận Đan Mạch tài trợ vốn xây cầu Chu Va 6, Lai Châu tới Bộ Tài chính, nhưng toàn bộ các khâu sau đó là do Việt Nam tự tiến hành. Ông John Nielsen nói với BBC từ Hà Nội hôm 28/02: "Chúng tôi hôm nay đã nhận được xác nhận rằng một phần tiền của Quỹ Danida đã được dùng cho dự án cầu treo ở Lai Châu." "Tôi muốn nhấn mạnh rằng, số tiền mà chúng tôi tài trợ chính quyền địa phương đó thực ra là từ quỹ chúng tôi tài trợ qua Bộ Tài chính của Việt Nam và họ đưa tới các kênh địa phương. Và toàn bộ việc xử lý và xây dựng các cây cầu hoàn toàn nằm trong tay của chính quyền địa phương." Ngài đại sứ cho rằng, cho tới thời điểm này, trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về chính quyền Việt Nam. Khi được hỏi liệu các quỹ nước ngoài có thiếu trách nhiệm khi chỉ rót tiề

Mời công an uống 'ly cà phê nhân quyền'

Hình ảnh
Nhóm các blogger thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam vừa đăng Bấm thư ngỏ mời mọi người tham dự buổi gặp gỡ Cà phê Nhân quyền nhằm thảo luận về quyền tự do đi lại của công dân. Theo BBC Cập nhật:  13:53 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Trong thư mời có đoạn viết "Thời gian vừa qua liên tục xảy ra tình trạng công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật bị ngăn cấm xuất cảnh mà không được thông báo trước." "Một trong những lý do mà an ninh, Cục quản lý xuất nhập cảnh thường đưa ra là do có lệnh từ Bộ Công an (hoặc đơn vị an ninh cụ thể) là vì 'an ninh quốc gia'." "Làm thế nào để chấm dứt tình trạng tùy tiện này?" thư mời của nhóm các blogger đặt câu hỏi. Blogger Nguyễn Hoàng Vi, một trong các thành viên tổ chức sự kiện theo dự kiến diễn ra vào 9 giờ sáng ngày mai thứ Bảy tại Thành phố Hồ Chí Minh, nói với BBC Tiếng

Nhật kín đáo trở lại thị trường vũ khí

Hình ảnh
Quân đội Nhật triển khai hệ thống phòng không Patriot Advanced Capability-3 săn sàng bắn hạ tên lửa Bắc Triều Tiên (Ảnh chụp 30/03/2012) REUTERS/Kyodo Theo RFI Thanh Phương Vào lúc căng thẳng khu vực gia tăng, Nhật Bản đang kín đáo quay trở lại thị trường vũ khí và thiết bị quân sự, một thị trường mà từ năm 1967, với tư cách quốc gia chiến bại, Nhật đã không được tham gia. Theo hãng tin Kyodo hôm qua, 26/02/2014, đảng Tự do Dân chủ đang cầm quyền đang có ý định nới lỏng lệnh cấm Nhật Bản xuất khẩu vũ khí hay tham gia các chương trình phát triển vũ khí. Kyodo cho biết Thủ tướng Shinzo Abe muốn chính phủ Tokyo vào tháng Ba tới thông qua một luật cho phép Nhật Bản xuất khẩu thiết bị quân sự sang những quốc gia nằm dọc theo những con đường hàng hải vận chuyển dầu khí nhập khẩu rất thiết yếu cho Nhật. Đó có thể là những nước như Indonesia, Việt Nam hay Philippines, những quốc gia trên vùng Biển Đông, mà cũng giống như Nhật, đang ngày càng lo ngại trước nhữ

Mỹ tố cáo Việt Nam dùng luật lệ mơ hồ đàn áp giới đấu tranh nhân quyền

Hình ảnh
Vào trung tuần tháng Giêng năm nay, tại Quốc hội Hoa Kỳ, từng có buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam (ảnh BPSOS) Theo RFI Trọng Nghĩa Như thông lệ, Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 27/02/2014 đã công bố bản báo cáo thường niên 2013 về nhân quyền trên thế giới. Về tình trạng châu Á, báo cáo ghi nhận từ việc Trung Quốc gia tăng đàn áp giới ly khai, cho đến cuộc bầu cử nhiều sai sót tại Cam Bốt, hay bạo lực nhắm vào người Hồi giáo đang lan rộng ở Miến Điện. Về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục lên án các chiến dịch đàn áp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh. Một trong những mối quan ngại lớn của Mỹ đối với Việt Nam là tình trạng chính quyền tiếp tục siết chặt kiểm soát mạng Internet mặc dù người dân Việt Nam ngày càng mong muốn một chế độ cởi mở hơn. Bản báo cáo nhấn mạnh : « Tại Việt Nam, chính phủ tăng cường việc theo dõi, giám sát mạng Internet, hạn chế hơn nữa các quyền cá nhân, và tiếp tục hạn

Kiev kêu gọi Hội Đồng Bảo An họp về khủng hoảng Ukraina

Hình ảnh
Binh sĩ tuần tra quanh khu vực sân bay Simferopol, tại khu tự trị Crimée, Ukraina, hôm nay 28/02/2014. REUTERS/Baz Ratner Theo RFI Trọng Thành Căng thẳng Ukraina tăng thêm một nấc với việc một nhóm vũ trang xâm nhập khu vực sân bay Simféropol, thủ phủ nước cộng hòa tự trị Crimée đêm hôm qua rạng sáng nay 28/02/2014 và sân bay tại Sebastopol, nơi đóng quân của hạm đội Biển Đen của Nga. Chính quyền Ukraina nghi ngờ lực lượng xâm nhập gồm các quân nhân Nga. Hôm nay, Quốc hội Ukraina ra tuyên bố kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhóm họp để xem xét cuộc khủng hoảng tại nước này. Trong lời kêu gọi gửi Liên Hiệp Quốc, Quốc hội Ukraina nhắc đến hiệp định 1993, theo đó các cường quốc cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Đồng thời Quốc hội Ukraina cũng thông qua một nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ và Anh Quốc hỗ trợ để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, thể theo Bản ghi nhớ năm 1994 tại Budapest, trong đó hai quốc gia nói trên và Nga đã cam kết. Về t

Ông Yanukovych 'đang ở Nga'

Hình ảnh
Truyền thông nói ông Yanukovych sẽ có họp báo vào thứ Sáu Theo BBC Cập nhật:  16:23 GMT - thứ năm, 27 tháng 2, 2014 Truyền hình Nga nói ông Viktor Yanukovych đang ở Nga và Moscow đã đồng ý bảo vệ tính mạng cho ông. Tuy vậy truyền hình Nga không nói rõ ông Yanukovich đang ở đâu tại nước Nga. Cùng ngày 27/2, các quốc gia Phương Tây kêu gọi Nga hãy làm giảm căng thẳng ở vùng Crimea. Hãng tin Reuters và truyền thông Nga trong khi đó nói ông Yanukovych sẽ có họp báo vào thứ Sáu tại thành phố Rostov trên sông Đông ở miền nam nước Nga. "Tôi vẫn coi mình là người đứng đầu nhà nước Ukraine hợp pháp," ông Yanukovich được truyền hình Nga dẫn lời nói và yêu cầu được bảo vệ "khỏi những hành động của những kẻ cực đoan". Ông Yanukovych bỏ trốn khỏi Kiev giữa lúc xảy ra những vụ đụng độ chết người tại thủ đô Ukraine hồi cuối tuần trước. Ông nói vụ lật đổ ông là trái phép vì ông đã "được các công dân Ukraine bầu lên trong cuộc bỏ phiế

Nga phủ nhận phong tỏa Sevastopol

Hình ảnh
Bộ Nội vụ Ukraine đã gọi sự hiện diện của quân đội Nga là hành động "xâm lược vũ trang" Theo BBC Cập nhật:  08:15 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Hải quân Nga đã phủ nhận mọi liên quan tới việc phong tòa sân bay Sevastopol, nơi đặt căn cứ Hạm đội Biển Đen của nước này, nhưng cũng nói thêm đã tăng cường an ninh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ tạm quyền Ukraine trước đó cho rằng, chính quân Nga đã phong tỏa sân bay Sevastopol. Ông Arsen Avakov cũng gọi sự hiện diện của lực lượng này là một "cuộc xâm lược vũ trang". Nhiều tay súng cũng đã chiếm giữ một sân bay chính khác tại Crimea, sân bay Simferopol, vào sáng thứ Sáu. Quan hệ giữa Nga và Ukraine đang ngày càng trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanokovych, người hiện đang có mặt ở Nga, bị truất quyền. Tình hình căng thẳng được biểu hiện rõ nhất tại bán đảo Crimea, nơi duy nhất tại Ukraine mà những người gốc Nga chiếm đa số. Hôm 27/2, nhiều tay súng thuộc phe thâ

Căng thẳng gia tăng ở Crimea

Hình ảnh
Một sân bay khác tại Crimea, Simferopol, đang bị các tay súng chiếm đóng Theo BBC                                                                                                                                              Cập nhật:  11:27 GMT - thứ sáu, 28 tháng 2, 2014 Bộ trưởng nội vụ Ukraine tố cáo hải quân Nga chiếm sân bay Sevastopol ở khu tự trị Crimea. Ông Arsen Avakov gọi sự có mặt của quân Nga là “sự xâm lược có vũ trang”. Nhưng Hạm đội Biển đen của Nga phủ nhận sự tham gia của lính Nga. Một sân bay khác tại Crimea, Simferopol, đang bị những người có vũ trang, được cho là dân quân thân Nga, chiếm cứ. Quốc hội Ukraine đang kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận khủng hoảng ở Crimea. Ngân hàng trung ương Ukraine đã phải ra chỉ thị áp đặt hạn chế rút tiền mỗi ngày chỉ ở mức 15.000 hryvnia, tương đương 1.000 euro. Quan hệ giữa Nga và Ukraine đang ngày càng trở nên căng thẳng sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanokovych, người hiện đang có mặt ở Nga, bị t