Cơ hội sửa nền kinh tế “méo mó”

Published on February 24, 2014 

d
“Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) không bao giờ là thừa, nó chính là con đường phát triển độc đạo và cũng là hiệp định quan trọng nhất của thế kỷ 21.
Việt Nam cần phải theo nếu không muốn bị gạt ra bên lề sự phát triển của khu vực này”. TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, có đánh giá như trên tại một buổi hội thảo nhận định về kinh tế Việt Nam trong năm 2014.
TS Thành cho rằng cái tốt nhất của TPP là gắn với cải cách thể chế bên trong của Việt Nam. TPP liên quan đến rất nhiều chính sách “sau đường biên giới” như doanh nghiệp (DN) nhà nước, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, những tiêu chuẩn về môi trường và đặc biệt là tiêu chuẩn về lao động… Nước ngoài lâu nay họ vẫn chỉ mới đổ tiền đầu tư vào Việt Nam một phần nhỏ trong túi tiền của họ vì họ e dè thể chế chính sách của nước ta. Nếu đặt câu hỏi với chính DN Việt Nam, họ cũng thừa nhận họ đủ sức cạnh tranh lại những DN nước ngoài lớn. Tuy nhiên, hiện khả năng phát triển đầu tư sản xuất của DN trong nước chỉ bung phần rất nhỏ sức lực vốn có. Vì lý do đơn giản họ e ngại chính các chính sách hiện tại, họ muốn an toàn.
Theo TS Thành, nền kinh tế nước ta đã quá “méo mó”, chỗ nào cũng lộ rõ những nhược điểm vốn đã “thâm căn cố đế”. TPP chính là cơ hội để Việt Nam sửa đổi không chỉ một vài bộ phận mà phẫu thuật toàn thân. Vì vậy chính phủ, chính quyền địa phương, hệ thống ngân hàng, DN nhà nước đều phải vận động thay đổi. Tái cấu trúc không chỉ ở DN nhà nước mà tái cấu trúc cả hệ thống ngân hàng, chính sách của chính phủ. Mặc dù về điểm nọ điểm kia, nó có thể là quá cao để Việt Nam thực hiện trong thời gian rất ngắn. Nhưng về tổng thể, TPP là sự bổ sung cho quá trình cải cách mà Việt Nam đang muốn đẩy lên một cách mạnh mẽ. Vốn đầu tư nước ngoài vào lớn hay không đang chờ vào sự cải cách bên trong của Việt Nam.
“Tuy nhiên, cốt yếu vẫn ở DN, họ phải dần chuyển đổi về nguồn gốc nguyên liệu cho “khít” với quy định của TPP. DN phải tạo mối quan hệ tốt hơn với các luật sư vì khi đã vào TPP chắc chắn kiện tụng sẽ nhiều hơn. DN không chỉ nghiên cứu kỹ TPP mà còn phải nhớ đến các hiệp định thương mại khác như ASEAN+6, Việt Nam-EU để thay đổi, để tăng sức cạnh tranh và nhận được cơ hội từ các hiệp định thương mại mang lại” – TS Thành chia sẻ.
THEO PLO


Read more: http://www.ttxva.net/co-hoi-sua-nen-kinh-te-meo-mo/#ixzz2uHprsWyp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?