Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2014

May mà còn nước Mỹ để đến

Hình ảnh
Theo VOA Đào Như 29.08.2014 Trung tuần tháng 8 vừa rồi, dư luận trong nước xôn xao về việc ông Trần Ngọc Phi Long, 31 tuổi, Phó phòng Hợp tác Quốc tế của sở Ngoại vụ Thành phố Cần Thơ, sau khi tham dự khóa huấn luyên ngắn hạn tại Canada từ 30/6/2014 đã tìm cách trốn sang Mỹ và sẽ ở lại đây để tiếp tục học xong cấp tiến sĩ. Từ Mỹ, ông Long đã viết thư về tổ chức của ông trong nước xin nghỉ viêc vì lý do gia cảnh và sức khỏe. Trong khi đó, theo một nguồn tin khác, bà Tạ Thị Dậu, mẹ ông Long, cho hay ông Long gọi điện thoại từ Mỹ về và nói là “con sẽ ở lại Mỹ để học tiến sĩ vì nhà mình nghèo nên khó chứng minh tài chánh, không được, nên con ở lại Mỹ luôn.” Cũng theo Bà Dậu, hiện ông Long đang theo học lớp chuẩn hóa một số chứng chỉ để năm tới được làm nghiên cứu sinh tiến sĩ. Như thế có nghĩa là ông Long được chính thức thu nhận thường trú tại Mỹ. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên ông Long được chính quyền Cần Thơ ưu tiên cho đi tham dự  khóa đào tạo cán b

Chẳng lẽ kịch bản Thành Đô tái hiện ?!

Hình ảnh
Theo Dân Luận Thiện Tùng / BVN Cách đây không lâu, tôi có bài viết “Trung Quốc cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Trung Quốc” đăng trên Bauxite Việt Nam . Giải thích cho vấn đề này: Bành trướng để bá quyền là bản chất cố hữu của nhà cầm quyền TQ. Bởi bản chất ấy, họ ít bạn nhiều thù. Bạn của họ có chăng cũng do sợ mà phủ phục, chớ thực chất “đồng sàng dị mộng”. Từ lâu cũng như hiện nay, TQ tứ bề thọ địch: phía Bắc có Nga; phía Đông có Nhật, Nam Hàn và cả Đài Loan; phía Tây có Ấn Độ; phía Nam có khối Asean. Asean là khối 10 nước nhỏ, nhưng lại là vùng đất béo bở. TQ bung ra hướng Nam này nằm trong khả năng nếu thu phục được VN. Về tương quan, từng nước trong khối không phải là địch thủ đối với TQ, nhưng nếu 10 nước đồng lòng với nhau thì TQ phải sợ. Bởi vậy, chia để trị, để thôn tính là ngón nghề của TQ, họ thích bàn thảo song phương, tối kỵ đa phương. Thu phục VN trở thành ý đồ chiến lược bao đời của giới cầm quyền TQ. Bành trướng về hướng Nam m

Trung Quốc "vẽ" ra hội thảo về Biển Đông để làm gì?

Hình ảnh
Ngọc Quang /GDVN Ảnh bên : TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Quốc gia: Kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế là một biện pháp chống chiến tranh. Ảnh: Ngọc Quang. Ngày 21/8, Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc và Trung tâm sáng tạo hiệp đồng nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc tổ chức “Hội thảo nghiên cứu quốc tế trọng tài Biển Đông Trung Quốc-Philippines" thu hút hơn 40 học giả đến từ nhiều quốc gia. Trước đó, Philippin đã chủ động kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế... Vậy việc tổ chức hội thảo lần này của Trung Quốc với mác "khoa học" đang nhằm mục đích gì? Trao đổi với PV Báo Giáo dục Việt Nam, TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban biên giới Quốc gia nhận định, mục đích đầu tiên là Trung Quốc tổ chức hội thảo nhằm phân bua với thế giới về việc bị Philippin kiện ra tòa án quốc tế, và vì sao Trung Quốc từ chối vụ kiện này? "Trung Quốc giờ đây đang trở lại với việc mà họ đã quyết định từ trước là từ chối vụ kiện,

Mẹ Nấm - Câu chuyện 5 năm

Hình ảnh
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) Mẹ Nấm Theo Dân Làm Báo Vậy là đã 5 năm kể từ ngày tôi bị bắt khẩn cấp vì điều 258 BLHS. 5 năm không dài, số ngày tôi ở trong tù cũng không là gì so với nhiều người khác, nhưng khoảng thời gian này đủ giúp tôi nhận ra rằng nhiều thứ xung quanh tôi thay đổi rất nhiều. Mẹ tôi vừa nhờ người đến làm lại cổng nhà. Chú thợ sắt thắc mắc “tại sao phải làm cổng trước cao khác thường như vậy?”. Hàng xóm nhà tôi trả lời: “Để công an khỏi ném mấy thứ dơ bẩn vô nhà!” Những người ở gần nhà khu nhà tôi không phải ai cũng lên mạng, họ không biết tôi là blogger Mẹ Nấm. Vài người hàng xóm là đảng viên cũng vậy, họ không biết blogger là cái quái gì, họ chỉ biết tôi là phản động. Năm 2009, lúc tôi bị bắt giữa đêm bằng xe cứu thương, rất ít người chứng kiến chuyện này. Lúc đó, qua cửa miệng của những người có tài rỉ tai, đối với những người hàng xóm cũ ở khu Vĩnh Thái, tôi là tội phạm buôn bán ma túy rất nguy hiểm, nên công an mới phải huy động cả đống ngư

Đồng chí nào nói láo!?

Hình ảnh
                     \ Trần Tiểu Quang (Danlambao) - Chuyến đi của đồng chí Lê Hồng Anh triều cống Bắc Kinh trong không khí tưng bừng tưởng niệm Cách mạng tháng 8 độc lập có nhiều điều gà vịt lộn xộn. Cần phải điều tra làm rõ, vạch trần, xử lý nghiêm minh. Thứ nhất: Đồng chí Lê Hồng Anh đến Bắc Kinh do "lời mời" của đảng bạn như đảng ta đưa tin, hay là Trung ương Đảng ta cử Đặc phái viên của Tổng Bí thư đến thủ đô nước bạn để thể hiện "nguyện vọng chính trị" tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ hai đảng, hai nước như lời đồng chí Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương của đảng bạn tuyên bố?  Thứ hai: Đồng chí Lê Hồng Anh có đặt bút ký kết thỏa thuận với đảng bạn việc thực hiện "cùng khai thác biển Đông" hay không?  Thứ ba: Khi tuyên bố đưa quan hệ hai Đảng, hai nước trở lại phát triển lành mạnh, ổn định và không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng hữu n

Lộ mặt 2 tên Việt gian cố tình tông xe, gây thương tích đối với anh Nguyễn Bắc Truyển

Hình ảnh
Bạn đọc Danlambao - Ảnh trên là khuôn mặt 2 tên Việt gian cộng sản trực tiếp gây ra vụ trả thù tàn độc đối với anh Nguyễn Bắc Truyển khiến nạn nhân bị thương tích. Vào vào tối hôm 28/08/2014, khi anh đang dắt tay vợ bước qua đường, anh Truyển đã 2 tên an ninh này đã dùng xe máy lao đến với tốc độ cao, cố tình đâm thẳng vào người anh Truyển. Cú đâm xe cực mạnh đã khiến nạn nhân ngã bật ngửa, chấn thương ở đầu, khắp người ê ẩm.  Rất may vợ anh Truyển là chị Bùi Thị Kim Phượng không bị thương tích. Thông tin chi tiết vụ việc đã được đăng tải trên Danlambao tại bài viết: Mật vụ cộng sản đâm xe, ám hại ông Nguyễn Bắc Truyển . Hiện nay, 2 tên mật vụ trên vẫn đang tiếp tục đóng chốt trước nhà anh Nguyễn Bắc Truyển và theo dõi, bám sát việc đi lại của vợ chồng anh chị. Trước đó, chính 2 tên này đã từng đột nhập vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng để chửi bới và nói năng tục tĩu, sau đó bọn chúng bị mọi người đuổi ra ngoài. Bạn đọc Danlambao danlambaovn.blogspot

Chuyến đi khôi phục 16 chữ vàng và 4 tốt

Hình ảnh
     Ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 17 tháng 8, 2014 ở Bắc Kinh Courtesy NEWS.CN (Xinhua/Ding Lin)    Theo RFA Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok 2014-08-31 Ba điểm thống nhất được công khai sau chuyến làm việc tại Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, khiến dư luận quan ngại. Lý do là Hà Nội không thay đổi gì trong quan hệ với Bắc Kinh sau sự cố giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, là một trong số những người có quan ngại như vừa nêu. Gia Minh có cuộc nói chuyện với ông và trước hết ông đưa ra nhận định về những điều có thể được trao đổi tại Bắc Kinh trong chuyến đi của ông Lê Hồng Anh mà không được báo chí loan tin. Thiếu tướng Nguyễn Trọ

Con đường lệ thuộc vừa được gia cố

Hình ảnh
     Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tiếp ông Lê Hồng Anh nhân chuyến thăm Trung Quốc hôm 26/8/2014 Photo courtesy of baothainguyen.org.vn    Theo RFA Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-08-29 Quan hệ Việt Trung sau sứ mạng Lê Hồng Anh bắt đầu được chi phối từ “nguyên tắc ba điểm” mà hai bên đạt được ngày 27/8/2014 ở Bắc Kinh. Có vẻ cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 đã chìm vào dĩ vãng, để hai Đảng Cộng sản khôi phục và tăng cường quan hệ và tất nhiên là sự hợp tác toàn diện giữa hai nhà nước. Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS một tổ chức tư nhân tự giải thể, từ Hà Nội phát biểu: "Có lẽ là như vậy bởi vì ba điểm này quay trở lại thỏa thuận tháng 10/2011 giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Nguyễn Phú Trọng thì thực sự nó quay trở lại như cũ. Và cái như cũ đó đã thực sự thất bại không giải quyết được điều gì khi mà Trung Quốc tiếp tục gây hấn trong thời gian vừa qua đặc biệt hồi tháng 5/2014. T

Bài học Ukraine cho Việt Nam

Hình ảnh
Theo Bauxite Viet Nam Đoàn Hưng Quốc Chủ nhật 31/8/2014 Ukraine và Việt Nam cùng giống nhau ở chỗ nằm sát cạnh Nga và Trung Quốc nên thường bị hai cường quốc này xem như khu vực sân nhà. Đến năm 2013 chính quyền Ukraine bị lật đổ vì tham nhũng và đánh mất lòng dân, nhưng trước đó cánh thân Nga rất mạnh do nhận được nhiều quyền lợi kinh tế và hậu thuẫn chính trị. Ngược lại khuynh hướng thân Tây phương và ước vọng vào nền dân chủ pháp trị ngày càng rõ rệt trong quần chúng. Ukraine nay trở thành tiền đồn tranh chấp giữa Nga và Âu-Mỹ thì chúng ta cần thiết phải phân tích những bài học của đất nước bất hạnh này để suy nghĩ về con đường tương lai cho Việt Nam. Bài học thứ nhất là các quốc gia độc tài chuyên chế như Nga (hay Trung Quốc) không thể nào chấp nhận để Ukraine (hay Việt Nam) trở thành dân chủ kiểu Tây phương. Có nhiều nguyên do lịch sử và địa chính trị khiến hai cường quốc lớn xem những nước nhỏ láng giềng như chư hầu trong vòng kiềm toả của sân nhà; nhưng cạnh đó còn

Lại chen mua vé xem U19 ở Việt Nam

Hình ảnh
Theo BBC Cập nhật:  14:48 GMT - thứ bảy, 30 tháng 8, 2014 Những người đến sân Mỹ Đình may mắn vì sáng nay 2 điểm bán vé khác ở Sân hàng Đẫy và Hoàng Cầu đã không hoạt động như thông báo. Cũng có xếp hàng nhưng là ở phía ngoài . Sát cửa bán thì không còn hàng Chen lấn nghẹt thở. Nếu lực lượng bảo vệ hướng dẫn xếp hàng từ đầu thì cảnh này đã không diễn ra. Có người đã mất đồ vì chen lấn kiểu này Thoát được ra ngoài. Cậu bé này không thể chen với người lớn đành ngậm ngùi ra về. Nhiều người sau khi chen chúc vào đến nơi thì chỉ còn loại 40 ngàn VNĐ (khán đài C, D ngồi 2 đầu cầu môn không có mái che). Sung sướng dù chỉ mua được vé loại 70 ngàn. Một lát sau lại có vé 100 ngàn. Một người tên là Thảo mua được 6 vé 100 ngàn. "Vì là Bộ đội nên được ưu tiên", ông nói. Không có gì rõ ràng, mỗi người được mua bao nhiêu vé, còn hay hết thật sự vé 100 ngàn, sự không minh bạch càng làm người đứng ngoài cả

'Hạn chế ứng cử' ghế lãnh đạo Hong Kong

Hình ảnh
Xe cảnh sát gác ở khu kinh tài trong thành phố hôm 31/08 nhằm phòng bị cho cuộc biểu tình Theo BBC Cập nhật:  10:00 GMT - chủ nhật, 31 tháng 8, 2014 Chính quyền Trung Quốc loại trừ khả năng ứng cử mở rộng cho cuộc bầu cử chọn lãnh đạo sắp tới của Hong Kong. Chính quyền nói hai đến ba ứng viên sẽ được đề cử bởi một ủy ban gồm các “đại diện rộng rãi”.   Quyết định vốn dự kiến giới hạn các ứng viên cuộc bầu cử trong một số nhân vật thân Bắc Kinh sẽ châm ngòi cho cuộc biểu tình của các nhà hoạt động dân chủ. Một số nhà hoạt động đe dọa sẽ bất tuân hàng loạt nếu cuộc bầu cử ở đặc khu không được mở rộng. Cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hong Kong diễn ra vào năm 2017 và sẽ là lần đầu tiên vị trí này do dân bầu trực tiếp. Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc nói trong bản công bố quyết định rằng trong khi cuộc bầu cử cho thấy “tiến trình lịch sử”, “chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước đang bị đe dọa,” nó “cần được t

Thủ tướng Ba Lan trở thành tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu

Hình ảnh
Ông Turk sẽ đảm nhận vai trò mới vào tháng 11 năm nay. Theo VOA 30.08.2014 Liên hiệp châu Âu hôm nay chọn giới lãnh đạo mới, loan báo Thủ tướng Ba Lan Donald Turk là chủ tịch mới của hội đồng. Các nhà lãnh đạo EU chọn Bộ trưởng  Ngoại giao Ý Federica Mogherini kế vị bà Catherine Ashton là người đứng đầu chính sách ngoại giao của khối 28 quốc gia này. Cựu Thủ tướng Bỉ Herman Van Rompuy, hiện là chủ tịch Hội đồng châu Âu, nói việc chuyển tiếp quyền hành diễn ra vào một thời điểm trọng yếu đối với EU, vì tổ chức này phải giải quyết cuộc khủng hoảng của một nước Nga hiếu chiến và một nước Ukraine bất ổn tại mặt trận phía đông. Ông Herman Van Rompuy nói: “Chúng ta sẽ cần tất cả những tài năng cho những thách thức Liên hiệp châu Âu phải đối mặt trong những năm tới, và tôi thấy 3 thách thức. Kinh tế trì trệ, Ukraine và Nga - mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với lục địa này kể từ Chiến tranh Lạnh.” Hai ông Turk và Mogherini sẽ đảm nhận vai trò mới vào tháng 11 n

Liên hiệp châu Âu gây áp lực, buộc Nga 'tuân theo lẽ phải'

Hình ảnh
Người biểu tình đốt ảnh chân dung của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine ở Gruzia. Theo VOA 30.08.2014 Một giới chức hàng đầu châu Âu nói Nga đã đẩy của tranh chấp tại miền đông Ukraine  đến “điểm không thể quay lại”, và Liên hiệp châu Âu có thể áp đặt những chế tài kinh tế mới để khuyến khích Moscow “tuân theo lẽ phải.” Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jose Manuel Barroso phát biểu tại Brussels ngày thứ Bảy, bên  cạnh Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Bình luận của ông được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp châu Âu, giữa lúc các phần tử ly khai thân Nga được xe bọc sắt và binh sĩ Nga yễm trợ giao tranh với lực lượng Ukraine gần biên giới Nga. Tổng thống Poroshenko – yêu cầu có sự đáp ứng mạnh mẽ hơn của phương Tây đối với cuộc khủng hoảng - cho biết là hàng ngàn binh sĩ Nga và hàng trăm xe tăng Nga đang có mặt trên lãnh thổ Ukraine. Ông cũng cảnh báo là viễn ảnh một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài nhiề

Nga muốn lập một « cầu tiếp viện nhân đạo » cho miền đông Ukraina

Hình ảnh
                  Đoàn xe nhân đạo đầu tiên trên đường trở về Nga sau khi giao hàng cứu trợ cho các thành phố đông Ukraina, Lougansk, Donetsk. Ảnh ngày 23/08/2014. Reuters Theo RFI Anh Vũ Thứ bảy 30 Tháng Tám 2014         Truyền thông Nga hôm nay 30/8/2014 dẫn lời một quan chức bộ Quốc phòng Nga cho biết Matxcova muốn tổ chức một « cầu tiếp viện nhân đạp » để tiến hành nhiều đoàn xe cứu trợ cho vùng miền đông Ukraina nơi đang có chiến sự giữa quân chính phủ và lực lượng ly khai thân Nga. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoli Antonov, được hãng tin Nga RIA-Novosti trích dẫn, nói rằng chính quyền Nga, các tổ chức phi chính phủ và nhiều doanh nghiệp « cho rằng phải tổ chức không chỉ một đoàn xe cứu trợ như chúng tôi đã làm, mà hai, ba hay mười đoàn như vậy » đến miồn đông Ukraina. Quan chức cáo cấp này cho biết thêm : « Nói tóm lại là chúng tôi muốn có một cầu vận tải tiếp viện nhân đạo bình thường » nối nước Nga với các vùng thành phố đang do quân nổi dậy chiếm giữ nh

Chống châu Âu : Vũ khí khí đốt của Nga sẽ không còn hữu hiệu ?

Hình ảnh
  Trụ sở tập đoàn dầu khí Nga Gazprom tại Mátxcơva. Ảnh chụp ngày 03/06/2014. REUTERS/Maxim Shemetov Theo RFI Trọng Nghĩa Thứ bảy 30 Tháng Tám 2014            Trước căng thẳng leo thang với Ukraina và khả năng bị phương Tây trừng phạt nặng thêm, Mátxcơva lại gợi lên vấn đề cắt khí đốt bán sang Châu Âu, một kịch bản với những hậu quả khác nhau mà giới chuyên gia không xem thường. Ngày 29/08/2014, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexandre Novak đã tuyên bố có « nguy cơ khí đốt mà tập đoàn Gazprom chuyển sang Châu Âu bị Ukraina lấy bớt một cách bất hợp pháp cho nhu cầu của họ ». Vào giữa tháng 06/2014, Nga đã cắt nguồn khí đốt cung cấp cho Ukraina, viện cớ Kiev không chấp nhận việc Gazprom tăng giá ga sau khi phe thân phương Tây lên nắm quyền. Theo bộ trưởng Novak, Kiev hiện nợ Nga 5,3 tỷ đô la tiền khí đốt Giới chuyên gia lo ngại là việc chuyển vận khí đốt từ Nga sang Châu Âu lại bị tác hại, tương tự như khi nổ ra cuộc ‘chiến tranh khí đốt’ trong những năm 2006 và 20

Điều tra về lính Nga tại Ukraina, một dân biểu bị hành hung

Hình ảnh
Ảnh được Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ nhằm chứng minh sự hiện diện của lính Nga tại Ukraina. State Department Theo RFI T hụy My  Chủ nhật 31 Tháng Tám 2014        Một dân biểu Nga đã bị tấn công và phải nhập viện với một vết thương trên đầu sau khi tham dự lễ tang bí mật của các quân nhân Nga được cho là tử trận tại Ukraina. Đảng của dân biểu này hôm nay 30/08/2014 cho biết như trên Theo đảng đối lập Iabloko - mà ông Lev Chlosberg người phụ trách vùng Pskov, một thành phố nằm ở tây bắc Matxcơva - thì ông Chlosberg tối qua bị ba người vô danh hành hung, trong lúc ông đang điều tra về sự hiện diện của quân Nga tại Ukraina. Bị thương ở đầu và mắt, ông Chlosberg, 51 tuổi đã phải vào bệnh viện vì chấn thương sọ não và có lẽ bị giảm trí nhớ. Vợ ông khẳng định trên làn sóng đài Ekho Moskvy là vị dân biểu không còn nhớ là mình đã bị tấn công. Vài ngày trước đó, ông Chlosberg đã tham dự lễ tang của một quân nhân được tổ chức một cách bí mật. Ông nghi ngờ là người lính này đã bị

Ukraina: Phe nổi dậy chuẩn bị phản công

Hình ảnh
     Một người dân giương cờ Ukraina trên đường phố cảng Marioupol ngày 30/08/2014. REUTERS/Vasily Fedosenko Theo RFI Trọng Thành Chủ nhật 31 Tháng Tám 2014        Trong khi quân đội Ukraina sa lầy trong chiến dịch chống phe ly khai thân Nga tại miền Đông Ukraina, nhiều hoạt động được tổ chức khắp Ukraina để huy động đóng góp của người dân cho mặt trận. Phe nổi dậy, được Matxcơva hậu thuẫn, mở một chiến dịch lớn tại miền Đông : cảng chiến lược Marioupol sẽ là mục tiêu sắp tới của cuộc phản công. Thông tín viên Muriel Pompone tường trình từ Kiev: " Tại Ukraina, đài truyền hình phát đi đều đặn phóng sự về các quân nhân và tình nguyện viên tại miền Đông đất nước. Điều dễ dàng nhận thấy là họ thường xuyên được trang bị kém. Ở hậu phương dân chúng bắt đầu huy động. Nhiều cuộc quyên góp đã được tổ chức khắp nơi : áo chống đạn, kính hồng ngoại, và kể cả thực phẩm được các nhóm tình nguyện đưa ra mặt trận. Tối hôm qua, tại quảng trường Độc lập ở Kiev, nơi người biể

Được Mỹ yểm trợ, quân đội Irak phá vòng vây thánh chiến ở Armeli

Hình ảnh
      Lực lượng vệ binh Kurdistan tại Irak. REUTERS/Youssef Boudlal Theo RFI Tú Anh Chủ nhật 31 Tháng Tám 2014               Quân đội Irak vào được Armeli, một thành phố của Irak với đa số tín đồ hệ phái Shia bị Nhà nước Hồi giáo bao vây từ hai tháng nay. Không quân Mỹ oanh kích yểm trợ các đơn vị Irak, Kurdistan và dân quân Shia hành quân phản công và thả dù tiếp tế lương thực cho dân chúng bên trong vòng vây. Quân đội Irak thông báo đã phá vỡ vòng vây của Nhà nước Hồi giáo và tiến vào thành phố Armeli vào hôm nay chủ nhật 31/08. Theo AFP, tin này được phát ngôn viên của an ninh Irak, đại diện của chính quyền địa phương và một dân quân cùng xác nhận. Từ hai tháng nay, thành phố Armeli ở phía bắc Irak cách Bagdad 160 cây số bị quân thánh chiến Hồi giáo bao vây làm 20 ngàn dân cư nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ theo hệ phái Shia sống trong tình trạng đói khát. Các ngôi làng chung quanh Armeli lọt vào tay Nhà nước Hồi giáo nhưng dân cư trong thành phố cầm súng kháng cự từ

Loạt trừng phạt mới : Châu Âu ra hạn cho Nga 1 tuần

Hình ảnh
Ủy ban Châu Âu sẽ họp bàn đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế mới chống lại Nga trong thời gian sắp tới. REUTERS/Yves Herman/Files Theo RFI Trọng Thành Chủ nhật 31 Tháng Tám 2014 Hôm qua 30/08/2014, tại hội nghị thượng đỉnh ở Bruxelles, Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định đưa ra thời hạn một tuần cho Matxcơva, trước loạt trừng phạt mới, sau nhiều bằng chứng cho thấy Nga can thiệp quân sự vào miền Đông Ukraina để ủng hộ phe nổi dậy. Tại thượng đỉnh Bruxelles, các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã không đưa ra ngay các biện pháp trừng phạt mới. Tuy nhiên, nhóm 28 nước yêu cầu Ủy ban Châu Âu khẩn cấp soạn thảo trong tuần tới các biện pháp nhằm tăng cường trừng phạt Nga về kinh tế. Thời hạn này cho phép Nga xem xét lại chính sách đối với Ukraina và để đưa tất cả các bên vào bàn thương lượng. Tùy theo diễn tiến của tình hình, nhóm 28 sẽ đưa ra quyết định gia tăng trừng phạt hay không. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jos

Macao: lãnh đạo hành pháp thân Bắc Kinh tái « đắc cử » với 95% phiếu

Hình ảnh
Ông Thôi Thế An (Fernando Chui), tái đắc cử lãnh đạo hành pháp Macau nhiệm kỳ 2 ngày 31/08/2014.. Wikipedia Theo RFI T ú Anh Chủ nhật 31 Tháng Tám 2014         Macao, lãnh địa tự trị dưới quyền cai quản của Trung Quốc, đã bầu đương kim lãnh đạo hành pháp thân Bắc Kinh, ứng cử viên duy nhất, vào nhiệm kỳ thứ hai. Theo AFP, cuộc bầu cử không tự do này diễn ra trong bối cảnh một bộ phận dân chúng Macao căm phẫn đòi dân chủ và cải cách xã hội. Phát ngôn viên chính quyền Macao cho biết trong cuộc bầu cử hôm nay 31/08/2014, Thôi Thế An (Fernando Chui), lãnh đạo hành pháp mãn nhiệm đã tái đắc cử với 380 phiếu. Ủy ban bầu cử gồm 400 ủy viên, 396 người bỏ phiếu và 380 người (khoảng 95%) đã tín nhiệm ông Thôi Thế An, một nhân vật do Bắc Kinh ủng hộ. Biết rõ một bộ phận công luận muốn Macao được tự do dân chủ, ông Thôi Thế An biện minh là « ê-kíp » của ông sẽ tận lực để bảo vệ nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ » và sẽ cố gắng điều hành Macao theo tinh thần « tự