Ukraina: Lính Nga mê mạng xã hội, quân đội thành nạn nhân
Lính Nga chụp hình kỷ niệm ở Rostov gần biên giới Ukraina, ngày 23/08/2014.
REUTERS/Alexander Demianchu
Sự đam mê mạng xã hội của những người lính Nga khiến cho Matxcơva bối rối : một quân nhân đã đăng lên mạng Instagram hai tấm ảnh có xác định địa điểm chụp là ở Ukraina. Một số khác đăng vô số lời bình trên internet, để cho người ta hiểu là đơn vị mình sẽ can thiệp vào Ukraina, mặc cho những lời cải chính chính thức.
Alexandre Sotkine, 24 tuổi, đã đưa lên Instagram một loạt hình được định vị vệ tinh là đang ở một ngôi làng ở Volochino thuộc miền nam nước Nga, nơi đơn vị quân đội của anh dường như đang đóng quân. Sau đó anh đăng tiếp hai tấm khác ngày 5 và 6 tháng Bảy, được định vị ở cách đó mười cây số…trên đất Ukraina.
Được trang web thông tin BuzzFeed của Mỹ phát hiện, việc định vị hai tấm hình « selfies » (tự chụp) này, kèm theo các từ khóa « quân đội » và « tập trận 2014 », có thể là bằng cớ cho thấy quân đội Nga đã vượt qua biên giới Nga – Ukraina, mặc cho điện Kremli ra sức đính chính.
Tất nhiên là vẫn có thể sửa đổi địa điểm của những tấm hình đăng lên internet, nhưng điều này đòi hỏi kiến thức về mã hóa đặc biệt tinh thông – một chuyên gia tin học khi được AFP hỏi đã nhấn mạnh như thế. Về phần Bộ Quốc phòng Nga thì từ chối đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.
Trong lời chú thích một trong những bức ảnh của mình, lần này được định vị tại Volochino, anh lính Sotkine kể lại đã trải qua một ngày trời « ngồi tại chỗ, làm việc về Buk, và nghe nhạc ».
Đối với trang BuzzFeed, như vậy rõ ràng các đơn vị quân đội Nga đóng ở biên giới Nga – Ukraina sở hữu các loại hỏa tiễn địa-không Buk, chỉ vài ngày sau khi chiếc máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraina, mà theo phương Tây là do một hỏa tiễn Buk. Nhưng từ « Buk » còn có thể là chữ viết tắt tiếng Nga của « notebook », và anh lính Sotkine trên thực tế đã làm việc trên máy tính suốt ngày chứ không phải sử dụng hỏa tiễn.
Các quân nhân Nga khác tháng trước cũng đã đăng lên mạng xã hội Nga là Vkontakte các ảnh chụp những hoạt động của mình, lần này thì không có định vị. Tuy nhiên chỉ cần đọc chú thích ảnh bên dưới cũng biết rằng quân Nga đã bắn vào các vị trí của Ukraina, như khẳng định của Washington và Kiev. Tóm lại, họ đã "lạy ông tôi ở bụi này".
« Chúng tôi đã nã pháo suốt đêm vào Ukraina » - anh lính Vadim Grigoriev đã viết như thế bên dưới tấm hình cho thấy khoảng nửa tá đạn súng cối, rồi lại đăng lên một tấm khác có hai khẩu đại bác đang đặt bên bìa một cánh đồng lúa mì. Quân nhân này ngay hôm sau đã đính chính trên kênh truyền hình thân Nga Rossiya24 : « Đấy là các tấm ảnh chụp đã lâu. Có thể có ai đó đã tấn công vào trang của tôi trên mạng Vkontakte ». Tài khoản của Grigoriev sau đó đã bị xóa.
Vài ngày trước đó, cũng trên mạng xã hội Vkontakte, một người lính khác là Mikhail Chougounov đăng lên hai tấm hình giàn phóng hỏa tiễn Grad, với lời ghi chú : « Các hỏa tiễn Grad hướng về Ukraina ». Thậm chí một quân nhân khác còn đăng lên cả bản đồ hành trình của đơn vị mình đi về phía biên giới Nga – Ukraina.
Dân biểu cộng sản Vadim Soloviev khẳng định với AFP : « Những quân nhân này kể toàn những chuyện nhảm nhí, chẳng hạn là nói đang chiến đấu ở Ukraina để lấy uy trước các cô bồ ». Vị đại biểu là tác giả một dự luật hạn chế việc lính Nga sử dụng internet, cho rằng việc đăng hình ảnh như vậy là « một mối nguy hiểm cho nước Nga : phương Tây có thể lợi dụng để dọ thám hay bóp méo thông tin ».
Ông Soloviev cho rằng : « Một khi đã gia nhập hàng ngũ quân đội, các quân nhân phải tuân thủ các quy định giữ bí mật. Nếu vi phạm, họ sẽ phải ra trước hội đồng kỷ luật ».
Đối với chuyên gia về quân sự Alexandre Golts, Phó tổng biên tập trang thông tin Ej.ru. thì « khó thể hiểu nối làm thế nào áp dụng được đạo luật này, vì thủ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm về các thông tin mà những người lính dù bị cấm vẫn đăng lên. Chắc chắn họ sẽ cắt internet, như vậy đơn giản hơn và hiệu quả hơn ».
Nhưng chuyên gia nói thêm với AFP : « Chúng ta có thể hiểu được tại sao luật này được đưa ra : rốt cuộc, chính là nhờ các tấm ảnh được lính tráng đăng lên mà toàn thế giới biết được rằng lực lượng đặc nhiệm Nga hiện diện tại Crimée ».
Những con người bí mật mặc bộ quân phục màu xanh lá, không có bất cứ quân hàm quân hiệu nào, hồi tháng Ba đã xuất hiện tại bán đảo thuộc Ukraina, vài ngày trước khi Crimée bị Nga sáp nhập. Hình ảnh của những người lính này đã thúc đẩy dân biểu Soloviev, theo chính lời ông ta thú nhận, lại tìm cách xúc tiến dự luật đã trình lên hồi tháng 12 năm ngoái. Ông Golts cho rằng : « Chính đây là kịch bản (đăng hình lên internet) mà Nga muốn ngăn trở ».
Được trang web thông tin BuzzFeed của Mỹ phát hiện, việc định vị hai tấm hình « selfies » (tự chụp) này, kèm theo các từ khóa « quân đội » và « tập trận 2014 », có thể là bằng cớ cho thấy quân đội Nga đã vượt qua biên giới Nga – Ukraina, mặc cho điện Kremli ra sức đính chính.
Tất nhiên là vẫn có thể sửa đổi địa điểm của những tấm hình đăng lên internet, nhưng điều này đòi hỏi kiến thức về mã hóa đặc biệt tinh thông – một chuyên gia tin học khi được AFP hỏi đã nhấn mạnh như thế. Về phần Bộ Quốc phòng Nga thì từ chối đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.
Trong lời chú thích một trong những bức ảnh của mình, lần này được định vị tại Volochino, anh lính Sotkine kể lại đã trải qua một ngày trời « ngồi tại chỗ, làm việc về Buk, và nghe nhạc ».
Đối với trang BuzzFeed, như vậy rõ ràng các đơn vị quân đội Nga đóng ở biên giới Nga – Ukraina sở hữu các loại hỏa tiễn địa-không Buk, chỉ vài ngày sau khi chiếc máy bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraina, mà theo phương Tây là do một hỏa tiễn Buk. Nhưng từ « Buk » còn có thể là chữ viết tắt tiếng Nga của « notebook », và anh lính Sotkine trên thực tế đã làm việc trên máy tính suốt ngày chứ không phải sử dụng hỏa tiễn.
Các quân nhân Nga khác tháng trước cũng đã đăng lên mạng xã hội Nga là Vkontakte các ảnh chụp những hoạt động của mình, lần này thì không có định vị. Tuy nhiên chỉ cần đọc chú thích ảnh bên dưới cũng biết rằng quân Nga đã bắn vào các vị trí của Ukraina, như khẳng định của Washington và Kiev. Tóm lại, họ đã "lạy ông tôi ở bụi này".
« Chúng tôi đã nã pháo suốt đêm vào Ukraina » - anh lính Vadim Grigoriev đã viết như thế bên dưới tấm hình cho thấy khoảng nửa tá đạn súng cối, rồi lại đăng lên một tấm khác có hai khẩu đại bác đang đặt bên bìa một cánh đồng lúa mì. Quân nhân này ngay hôm sau đã đính chính trên kênh truyền hình thân Nga Rossiya24 : « Đấy là các tấm ảnh chụp đã lâu. Có thể có ai đó đã tấn công vào trang của tôi trên mạng Vkontakte ». Tài khoản của Grigoriev sau đó đã bị xóa.
Vài ngày trước đó, cũng trên mạng xã hội Vkontakte, một người lính khác là Mikhail Chougounov đăng lên hai tấm hình giàn phóng hỏa tiễn Grad, với lời ghi chú : « Các hỏa tiễn Grad hướng về Ukraina ». Thậm chí một quân nhân khác còn đăng lên cả bản đồ hành trình của đơn vị mình đi về phía biên giới Nga – Ukraina.
Dân biểu cộng sản Vadim Soloviev khẳng định với AFP : « Những quân nhân này kể toàn những chuyện nhảm nhí, chẳng hạn là nói đang chiến đấu ở Ukraina để lấy uy trước các cô bồ ». Vị đại biểu là tác giả một dự luật hạn chế việc lính Nga sử dụng internet, cho rằng việc đăng hình ảnh như vậy là « một mối nguy hiểm cho nước Nga : phương Tây có thể lợi dụng để dọ thám hay bóp méo thông tin ».
Ông Soloviev cho rằng : « Một khi đã gia nhập hàng ngũ quân đội, các quân nhân phải tuân thủ các quy định giữ bí mật. Nếu vi phạm, họ sẽ phải ra trước hội đồng kỷ luật ».
Đối với chuyên gia về quân sự Alexandre Golts, Phó tổng biên tập trang thông tin Ej.ru. thì « khó thể hiểu nối làm thế nào áp dụng được đạo luật này, vì thủ trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm về các thông tin mà những người lính dù bị cấm vẫn đăng lên. Chắc chắn họ sẽ cắt internet, như vậy đơn giản hơn và hiệu quả hơn ».
Nhưng chuyên gia nói thêm với AFP : « Chúng ta có thể hiểu được tại sao luật này được đưa ra : rốt cuộc, chính là nhờ các tấm ảnh được lính tráng đăng lên mà toàn thế giới biết được rằng lực lượng đặc nhiệm Nga hiện diện tại Crimée ».
Những con người bí mật mặc bộ quân phục màu xanh lá, không có bất cứ quân hàm quân hiệu nào, hồi tháng Ba đã xuất hiện tại bán đảo thuộc Ukraina, vài ngày trước khi Crimée bị Nga sáp nhập. Hình ảnh của những người lính này đã thúc đẩy dân biểu Soloviev, theo chính lời ông ta thú nhận, lại tìm cách xúc tiến dự luật đã trình lên hồi tháng 12 năm ngoái. Ông Golts cho rằng : « Chính đây là kịch bản (đăng hình lên internet) mà Nga muốn ngăn trở ».
Nhận xét
Đăng nhận xét