Báo Trung Quốc : Chiến dịch truy tìm « lõa quan » thu được kết quả
Lại Xương Tinh (Lai Changting), bị truy nã vì buôn lậu, hối lộ quan chức tham nhũng, bị dẫn độ về Bắc Kinh.
Báo chí Trung Quốc đồng thanh ca ngợi chiến dịch chống tham nhũng «diệt cả hổ lẫn ruồi » do Tập Cận Bình phát động. Hôm qua 28/8/2041, nhiều tờ báo lớn chính của Bắc Kinh đưa tin cuộc « truy lùng các lõa quan » đã thu được thành quả ban đầu.
« Lõa quan » là cụm từ gần đây được báo chí Trung Quốc dung để chỉ những cán bộ, quan chức chính quyền đã đưa gia đình và tài sản tích lũy từ những vụ tham ô tẩu tán ra nước ngoài.
Nhiều tờ báo như Tin tức Bắc Kinh, Nhân dân nhật báo đưa tin tại tỉnh Quảng Đông chỉ trong vòng ba tháng đã có 886 quan chức bị kỷ luật dưới các hình thức, cách chức hoặc giáng chức hay về hưu vì có cuộc sống sa hoa và đã đưa vợ, chồng và con cái ra nước ngoài sinh sống. Đặc biệt cuộc chiến chống tham nhũng lần này còn mang lại hiệu quả khác, đó là đã có 280 quan chức tự giác đưa gia đình hồi hương để tránh bị trừng phạt.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, hồi tháng Giêng năm nay đảng Cộng sản trung Quốc chủ trương tập trung nhằm vào đối tượng « loã quan », các quan chức có gia đình và tài sản ở nước ngoài. Những nỗ lực này đã gây nhiều tranh luận ở Trung Quốc xung quanh vấn đề làm sao kiểm soát và tìm được các quan chức như vậy để có thể kỷ luật. Những quan tham giàu có khi đưa gia đình ra nước ngoài định cư thường mang theo rất nhiều tiền bạc tài sản đứng tên người thân và ở trong nước khi thấy có động tĩnh bị bại lộ thì họ cũng trốn ra ngoại quốc.
Báo chí chính thức ở Trung Quốc hồi năm 2012 đã rúng động vì vụ ông Vương Quốc Cường cựu bí thư thành ủy Phượng Thành, một thành phố nhỏ trong tỉnh Liêu Ninh bỏ trốn sang Mỹ và mang theo 30 triệu đô la Mỹ khi đang bị điều tra vì liên quan đến tham nhũng.
Theo một nghiên cứu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố gần đây, trong vòng hai thập kỷ qua đã có khoảng hơn chục nghìn cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước đã bỏ trốn hoặc mất tích khỏi Trung Quốc cùng với những khối tài sản thu nhập bất hợp pháp tổng cộng có thể lên tới nhiều chục tỉ đô la.
Những cán bộ có chức vụ cao thường chạy sang các nước phát triển như Mỹ, Canada hay Úc hoặc Nga hay Thái Lan, những nơi mà trước đó họ đã cho gia đình con cái định cư.
Nhiều tờ báo như Tin tức Bắc Kinh, Nhân dân nhật báo đưa tin tại tỉnh Quảng Đông chỉ trong vòng ba tháng đã có 886 quan chức bị kỷ luật dưới các hình thức, cách chức hoặc giáng chức hay về hưu vì có cuộc sống sa hoa và đã đưa vợ, chồng và con cái ra nước ngoài sinh sống. Đặc biệt cuộc chiến chống tham nhũng lần này còn mang lại hiệu quả khác, đó là đã có 280 quan chức tự giác đưa gia đình hồi hương để tránh bị trừng phạt.
Trong cuộc chiến chống tham nhũng, hồi tháng Giêng năm nay đảng Cộng sản trung Quốc chủ trương tập trung nhằm vào đối tượng « loã quan », các quan chức có gia đình và tài sản ở nước ngoài. Những nỗ lực này đã gây nhiều tranh luận ở Trung Quốc xung quanh vấn đề làm sao kiểm soát và tìm được các quan chức như vậy để có thể kỷ luật. Những quan tham giàu có khi đưa gia đình ra nước ngoài định cư thường mang theo rất nhiều tiền bạc tài sản đứng tên người thân và ở trong nước khi thấy có động tĩnh bị bại lộ thì họ cũng trốn ra ngoại quốc.
Báo chí chính thức ở Trung Quốc hồi năm 2012 đã rúng động vì vụ ông Vương Quốc Cường cựu bí thư thành ủy Phượng Thành, một thành phố nhỏ trong tỉnh Liêu Ninh bỏ trốn sang Mỹ và mang theo 30 triệu đô la Mỹ khi đang bị điều tra vì liên quan đến tham nhũng.
Theo một nghiên cứu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố gần đây, trong vòng hai thập kỷ qua đã có khoảng hơn chục nghìn cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước đã bỏ trốn hoặc mất tích khỏi Trung Quốc cùng với những khối tài sản thu nhập bất hợp pháp tổng cộng có thể lên tới nhiều chục tỉ đô la.
Những cán bộ có chức vụ cao thường chạy sang các nước phát triển như Mỹ, Canada hay Úc hoặc Nga hay Thái Lan, những nơi mà trước đó họ đã cho gia đình con cái định cư.
Nhận xét
Đăng nhận xét