Giới tính thứ 3 ở Việt Nam
Theo RFA
An Nhiên, RFA
2014-08-29
Tại Việt Nam ngày càng có thêm các tổ chức xã hội dân sự hay cá nhân tham gia lên tiếng cho quyền lợi của những người đồng tính. Quan niệm của xã hội tại Việt Nam đối với vấn đề đồng tính luyến ái cũng ngày càng cởi mở hơn, thoáng hơn.
Gần đây, có các tổ chức xã hội dân sự và Cộng đồng người Đồng tính luyến ái tại Việt Nam hay gọi là LGBT đang ngày tích cực vận động cho quyền được hôn nhân hợp pháp và quyền được thay đổi giới tính trong giấy tờ.
Bạn trẻ Nguyễn Thụy Ngân Trang, hiện là Trợ lý Giám đốc một tổ chức xã hội dân sự có tên là VietPride đang tranh đấu cho quyền được yêu và hôn nhân hợp pháp cho cồng đồng LGBT, cho biết trong những năm qua VietPride cùng các tổ chức xã hội dân sự khác đều tổ chức hội thảo, vận động xã hội có cái nhìn tốt hơn về người đồng tính luyến ái, điển hình mới đây là 18 cuộc chạy xe đạp tuần hành trên 18 tỉnh thành tòan quốc trong tháng bảy và đầu tuần tháng 8 này:
Bạn Trang cho biết tiếp, VietPride vì chưa có đủ năng lực để vận động cho quyền hôn nhân đồng tính hợp pháp trong thời gian này, tuy nhiên các tổ chức xã hội dân sự khác đang tranh đấu:
“Thật ra ở Việt Nam có rất là nhiều các tổ chức dân sự họat động mạnh mẽ về lĩnh vực LGBT, có thể nói như là các tổ chức ACF, hay ILGA, ISEE, VietPrice một năm có một buổi tổ chức một lần để tăng cao việc nhận thức xã hội về cộng đồng của mình, nên VietPride chủ yếu là tăng các hội thoại, hội đàm hay là chiếu phim về đề tài người đồng tính, và có những buổi nói chuyện.
Còn vấn đề đấu tranh về mặt pháp luật thì hiện nay vẫn chưa có nguồn lực, để có thể tập trung vô việc này mà em nghĩ là những tổ chức ACF, ISEE.. thì họ mạnh hơn về lĩnh vực này”
Một bạn trẻ tên Nguyễn Minh Trí, 19 tuổi sinh viên năm nhất, học trường đại học xã hội nhân văn đang tham gia một tổ chức xã hội nhân sự tranh đấu cho quyền bình đẳng của người đồng tính luyến ái thừa nhận mình là đồng tính nam.
Trí đã công khai với bạn bè về giới tính và được gia đình ủng hộ, Trí cho biết em biết giới tính của mình khi còn nhỏ 6,7 tuổi, và đến khi học lớp 8 thì bị bạn bè chọc ghẹo với những từ không tôn trọng mình:
“Lúc em học lớp tám khi đó em được 15 tuổi, lúc em học văn hóa, trong quá trình khi còn nhỏ đi học thì mình là đối tượng bị các bạn chọc ghẹo dùng các từ tiếng lóng, ví dụ như: bê đê, lại cái…nó không có khái niệm khoa học như bây giờ luôn là nhân vật bị trêu ghẹo, tụi nó giận lên chửi mình thì mình mới nhận ra rằng từ bê đê là nó miệt thị mình, cười mình chỉ vì mình có cái gì đó như con gái.”
“Cái điều em mong muốn nhất vẫn là chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, giảm đi sự kỳ thị. Em vấn đề cao cái luật chống kỳ thị người đồng tính ra đời trước, tại vì đơn giản không phải là tất cả mọi người đều muốn hôn nhân.
Do đó hôn nhân đồng tính sẽ được thông qua tốt thôi, nó sẽ tốt cho em trong tương lai, nhưng em vẫn mong muốn là vấn đề về hộ tịch hay giấy tờ, cho các bạn chuyển giới và ra một luật chống kỳ thị người đồng tính vẫn là một điều quan trọng hơn, thay đổi cái nhận thức của xã hội, cũng như là thay đổi được những gì tốt đẹp nhất đối với người đồng tính.”
Một ban tên Trần Vi 22 tuổi đang sống tại Sài Gòn, công khai mình là người chuyển đổi giới tính với bạn bè và nơi mình làm việc, cũng thừa nhận rằng việc được thay đổi tên và giới tính là cần thiết cho những người như Vi:
“Em là một người chuyển giới khoảng được một năm rồi, em cũng sống công khai, em có công việc ổn định đàng hoàng, không làm hại ai, đâu có ai có thể chê cười, công việc em là kết cườm, may đồ, em cũng vừa làm vừa học may.
Gia đình rất thoáng với giới tính của em, em sống tốt là được không hại ai là được. Em cũng đang hy vọng là những người chuyển giới được cái tên nữ, tại bề ngoài em là nữ mà, đi đâu cầm giấy tờ đi xin việc, mà là nam người ta nhìn dưới ánh mắt kỳ lắm.
“Cháu cũng vậy rồi, chị cũng khuyên cháu sống tốt hơn vậy đó, ráng mà thành người cho người ta đừng khi dễ mình, nó đã có máu trong mình vậy rồi, thì khuyên cũng đâu được, chỉ khuyên nó ráng nên người đừng cho người ta khi dễ mình.”
Bạn Trí đã và đang tham gia nhiều hội luận về vấn đề đồng tính luyến ái với các tổ chức NGO nước ngoài và các tổ chức xã hội dân sự trong nước, bạn tìm hiểu và đưa ra một mong muốn:
“Giáo dục cần phải nhúng tay vào việc là, thiết kế những bài giảng dạy như thế nào? Cập nhật kiến thức khoa học trên thế giới ra làm sao? Phù hợp nhất với Việt Nam, thật sự ra LGBT rất là đa dạng, nó không chỉ dừng lại ở L, G, B hay T mà nó còn ở rất là nhiều khác nữa.
Nếu như chúng ta không cập nhật kịp thời những việc đó, thì những bác sĩ sau này, họăc những nhà tâm lý hoặc những nhà xã hội học sau này họ vẫn sẽ ghép mình vào những khuôn khổ mình được học, từ đó họ tiếp cận thực tế khác hơn rất là nhiều, và sẽ dấn đến những hậu quả, hệ quả không chỉ dành cho cộng đồng LGBT mà ngay cả nó dẫn hậu quả cho cả xã hội, vô hình chung chính họ đã làm điều đó mà họ không nhận ra.”
Việc cảm thông và không kỳ thị đối với người đồng tính là một hoạt động được tiến hành không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Công tác của các nhóm xã hội dân sự cần sự hổ trợ của chính quyền và chung tay của cộng đồng mới mong đạt kết quả.
An Nhiên, RFA
2014-08-29
Tại Việt Nam ngày càng có thêm các tổ chức xã hội dân sự hay cá nhân tham gia lên tiếng cho quyền lợi của những người đồng tính. Quan niệm của xã hội tại Việt Nam đối với vấn đề đồng tính luyến ái cũng ngày càng cởi mở hơn, thoáng hơn.
Người đồng tính ở Việt Nam
Trong thực tế việc những người đồng tính công khai giới tính của họ và bạn tình cũng như có một số đám cưới giữa giới này diễn ra, luật hôn nhân và gia đình còn cấm hôn nhân giữa hai người cùng giới tính, đồng thời cũng chưa có luật thay đổi tên hay giới tính cho những người chuyển giới tính.Gần đây, có các tổ chức xã hội dân sự và Cộng đồng người Đồng tính luyến ái tại Việt Nam hay gọi là LGBT đang ngày tích cực vận động cho quyền được hôn nhân hợp pháp và quyền được thay đổi giới tính trong giấy tờ.
Bạn trẻ Nguyễn Thụy Ngân Trang, hiện là Trợ lý Giám đốc một tổ chức xã hội dân sự có tên là VietPride đang tranh đấu cho quyền được yêu và hôn nhân hợp pháp cho cồng đồng LGBT, cho biết trong những năm qua VietPride cùng các tổ chức xã hội dân sự khác đều tổ chức hội thảo, vận động xã hội có cái nhìn tốt hơn về người đồng tính luyến ái, điển hình mới đây là 18 cuộc chạy xe đạp tuần hành trên 18 tỉnh thành tòan quốc trong tháng bảy và đầu tuần tháng 8 này:
Ở Việt Nam có rất là nhiều các tổ chức dân sự họat động mạnh mẽ về lĩnh vực LGBT, nhằm tăng cao việc nhận thức xã hội về cộng đồng của mình.“Qua chương trình Vietpride, bọn em kêu gọi được 200 bạn trẻ sinh viên trực tiếp tham gia chương trình, các bạn đó với tư tưởng rất là cởi mở vì 200 bạn này đa số người dị tính, không phải là người đồng tính, chuyển giới, các bạn đó có cái nhìn rất thông thoáng và cởi mở, ủng hộ cho phong trào LGBT như thế này.”
Nguyễn Thụy Ngân Trang
Bạn Trang cho biết tiếp, VietPride vì chưa có đủ năng lực để vận động cho quyền hôn nhân đồng tính hợp pháp trong thời gian này, tuy nhiên các tổ chức xã hội dân sự khác đang tranh đấu:
“Thật ra ở Việt Nam có rất là nhiều các tổ chức dân sự họat động mạnh mẽ về lĩnh vực LGBT, có thể nói như là các tổ chức ACF, hay ILGA, ISEE, VietPrice một năm có một buổi tổ chức một lần để tăng cao việc nhận thức xã hội về cộng đồng của mình, nên VietPride chủ yếu là tăng các hội thoại, hội đàm hay là chiếu phim về đề tài người đồng tính, và có những buổi nói chuyện.
Còn vấn đề đấu tranh về mặt pháp luật thì hiện nay vẫn chưa có nguồn lực, để có thể tập trung vô việc này mà em nghĩ là những tổ chức ACF, ISEE.. thì họ mạnh hơn về lĩnh vực này”
Một bạn trẻ tên Nguyễn Minh Trí, 19 tuổi sinh viên năm nhất, học trường đại học xã hội nhân văn đang tham gia một tổ chức xã hội nhân sự tranh đấu cho quyền bình đẳng của người đồng tính luyến ái thừa nhận mình là đồng tính nam.
Trí đã công khai với bạn bè về giới tính và được gia đình ủng hộ, Trí cho biết em biết giới tính của mình khi còn nhỏ 6,7 tuổi, và đến khi học lớp 8 thì bị bạn bè chọc ghẹo với những từ không tôn trọng mình:
“Lúc em học lớp tám khi đó em được 15 tuổi, lúc em học văn hóa, trong quá trình khi còn nhỏ đi học thì mình là đối tượng bị các bạn chọc ghẹo dùng các từ tiếng lóng, ví dụ như: bê đê, lại cái…nó không có khái niệm khoa học như bây giờ luôn là nhân vật bị trêu ghẹo, tụi nó giận lên chửi mình thì mình mới nhận ra rằng từ bê đê là nó miệt thị mình, cười mình chỉ vì mình có cái gì đó như con gái.”
Luật pháp đối với người đồng tính?
Từng tham gia nhiều hội thảo về chủ đề quyền được bình đẳng của LGBT, Trí hy vọng trong tương lai sắp tới đây, luật pháp Việt Nam sẽ ban hành những luật mà bảo vệ cho những người đồng tính luyến ái, và cho phép những người LGBT có thể thay đổi được tên hay giới tính trong thời gian này:“Cái điều em mong muốn nhất vẫn là chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, giảm đi sự kỳ thị. Em vấn đề cao cái luật chống kỳ thị người đồng tính ra đời trước, tại vì đơn giản không phải là tất cả mọi người đều muốn hôn nhân.
Cái điều em mong muốn nhất vẫn là chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn, giảm đi sự kỳ thị.Ví dụ: như em đang 19 tuổi theo pháp luật Việt Nam thì người nam với người nữ ở độ tuổi ở em chưa được kết hôn, vấn đề hôn nhân đối với em, em vẫn chưa xem đó là quan trọng.
Nguyễn Minh Trí
Do đó hôn nhân đồng tính sẽ được thông qua tốt thôi, nó sẽ tốt cho em trong tương lai, nhưng em vẫn mong muốn là vấn đề về hộ tịch hay giấy tờ, cho các bạn chuyển giới và ra một luật chống kỳ thị người đồng tính vẫn là một điều quan trọng hơn, thay đổi cái nhận thức của xã hội, cũng như là thay đổi được những gì tốt đẹp nhất đối với người đồng tính.”
Một ban tên Trần Vi 22 tuổi đang sống tại Sài Gòn, công khai mình là người chuyển đổi giới tính với bạn bè và nơi mình làm việc, cũng thừa nhận rằng việc được thay đổi tên và giới tính là cần thiết cho những người như Vi:
“Em là một người chuyển giới khoảng được một năm rồi, em cũng sống công khai, em có công việc ổn định đàng hoàng, không làm hại ai, đâu có ai có thể chê cười, công việc em là kết cườm, may đồ, em cũng vừa làm vừa học may.
Gia đình rất thoáng với giới tính của em, em sống tốt là được không hại ai là được. Em cũng đang hy vọng là những người chuyển giới được cái tên nữ, tại bề ngoài em là nữ mà, đi đâu cầm giấy tờ đi xin việc, mà là nam người ta nhìn dưới ánh mắt kỳ lắm.
Em là một người chuyển giới khoảng được một năm rồi, em cũng sống công khai, em có công việc ổn định đàng hoàng. Gia đình rất thoáng với giới tính của em, em sống tốt là được không hại ai là được.Nếu mà đổi cái giới tính mình thì hơi khó, nhưng em chỉ mong đổi cái tên nữ của mình là được rồi.”
Trần Vi
Xã hội ngày càng cởi mở
Mẹ của Vi tên Phụng đang sống ở miền Tây, rất lạc quan với người con của mình, Bà luôn vui vẻ khi ai nhắc đến người con trai chuyển đổi giới tính:“Cháu cũng vậy rồi, chị cũng khuyên cháu sống tốt hơn vậy đó, ráng mà thành người cho người ta đừng khi dễ mình, nó đã có máu trong mình vậy rồi, thì khuyên cũng đâu được, chỉ khuyên nó ráng nên người đừng cho người ta khi dễ mình.”
Bạn Trí đã và đang tham gia nhiều hội luận về vấn đề đồng tính luyến ái với các tổ chức NGO nước ngoài và các tổ chức xã hội dân sự trong nước, bạn tìm hiểu và đưa ra một mong muốn:
“Giáo dục cần phải nhúng tay vào việc là, thiết kế những bài giảng dạy như thế nào? Cập nhật kiến thức khoa học trên thế giới ra làm sao? Phù hợp nhất với Việt Nam, thật sự ra LGBT rất là đa dạng, nó không chỉ dừng lại ở L, G, B hay T mà nó còn ở rất là nhiều khác nữa.
Nếu như chúng ta không cập nhật kịp thời những việc đó, thì những bác sĩ sau này, họăc những nhà tâm lý hoặc những nhà xã hội học sau này họ vẫn sẽ ghép mình vào những khuôn khổ mình được học, từ đó họ tiếp cận thực tế khác hơn rất là nhiều, và sẽ dấn đến những hậu quả, hệ quả không chỉ dành cho cộng đồng LGBT mà ngay cả nó dẫn hậu quả cho cả xã hội, vô hình chung chính họ đã làm điều đó mà họ không nhận ra.”
Việc cảm thông và không kỳ thị đối với người đồng tính là một hoạt động được tiến hành không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới. Công tác của các nhóm xã hội dân sự cần sự hổ trợ của chính quyền và chung tay của cộng đồng mới mong đạt kết quả.
Nhận xét
Đăng nhận xét