'Hạn chế ứng cử' ghế lãnh đạo Hong Kong

Xe cảnh sát gác ở khu kinh tài trong thành phố hôm 31/08 nhằm phòng bị cho cuộc biểu tình

Theo BBC
Cập nhật: 10:00 GMT - chủ nhật, 31 tháng 8, 2014
Chính quyền Trung Quốc loại trừ khả năng ứng cử mở rộng cho cuộc bầu cử chọn lãnh đạo sắp tới của Hong Kong.
Chính quyền nói hai đến ba ứng viên sẽ được đề cử bởi một ủy ban gồm các “đại diện rộng rãi”.
 
Quyết định vốn dự kiến giới hạn các ứng viên cuộc bầu cử trong một số nhân vật thân Bắc Kinh sẽ châm ngòi cho cuộc biểu tình của các nhà hoạt động dân chủ.
Một số nhà hoạt động đe dọa sẽ bất tuân hàng loạt nếu cuộc bầu cử ở đặc khu không được mở rộng.
Cuộc bầu cử Trưởng Đặc khu Hong Kong diễn ra vào năm 2017 và sẽ là lần đầu tiên vị trí này do dân bầu trực tiếp.
Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc nói trong bản công bố quyết định rằng trong khi cuộc bầu cử cho thấy “tiến trình lịch sử”, “chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước đang bị đe dọa,” nó “cần được tiến hành một cách thận trọng và ổn định”.
Phong trào dân chủ Chiếm giữ Trung tâm dự kiến sẽ thực hiện một chiến dịch vào cuối ngày Chủ Nhật 31/08 nhằm bàn thảo về cách phản ứng đối với quyết định trên.
Trước đó họ cũng nói sẽ thực hiện cuộc biểu tình ngồi trên diện rộng ở khu tài chính của thành phố nếu quyết định được đưa ra không phù hợp.

Các nhà hoạt động của phong trào Chiếm giữ Trung tâm nói sẽ thực hiện chiến dịch 'Bất tuân'


Đầu tháng 07/2014, các sinh viên tham gia biểu tình ngồi ủng hộ dân chủ ở Hong Kong bị trấn áp

Hôm thứ Bảy 30/08, Trung Quốc cảnh báo các quốc gia nước ngoài không “can thiệp” vào chính trị Hong Kong, với bài viết đăng trên tờ báo nhà nước buộc tội một số người Hong Kong “thông đồng” với các “lực lượng bên ngoài” giấu tên.
Phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc cũng được dẫn lời nói điều này “tuyệt đối không được phép”.
Quyết định của Bắc Kinh được đưa ra trong lúc tranh luận ở Hong Kong về mối quan hệ với Trung Quốc đang căng thẳng.
Hồi tháng Sáu, gần 800.000 người tham gia bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cách thức chọn lãnh đạo Hong Kong do phong trào Chiếm giữ Trung tâm tổ chức.
Động thái này gây ra các chiến dịch rộng lớn ở cả hai phía.
Hong Kong từng là thuộc địa của Anh và nay do Trung Quốc quản lý với nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế”. Đặc khu vẫn giữ được quyền lực về kinh tế và pháp luật kể từ được khi trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.
Nhưng một số nhà hoạt động lo ngại rằng chính quyền Trung ương Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát chính trị mạnh mẽ hơn ở lãnh thổ này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?