Syria : Quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo thảm sát hàng trăm tù binh

Các tù binh Syria bị quân Nhà nước Hồi giáo đưa đi hành quyết trong sa mạc. Ảnh chup từ video.
Các tù binh Syria bị quân Nhà nước Hồi giáo đưa đi hành quyết trong sa mạc. Ảnh chup từ video.
DR

Theo RFI
Anh Vũ
Thứ sáu 29 Tháng Tám 2014

Theo, Giám đốc của tổ chức theo dõi nhân quyền Syria OSDH, ông Abdel Rahmane, trong hai ngày 27 và 28/8, quân thánh chiến thuộc Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tàn sát hơn 160 lính của quân đội Syria trong tỉnh Raqa.
Cùng lúc với thông báo của tổ chức phi chính phủ, trên một số địa chỉ internet của lực lượng thánh chiến Hồi giáo cũng xuất hiện một đoạn vidéo ghi lại cảnh những người đàn ông, được giới thiệu là các binh sĩ của quân đội Syria đã bị bắt sống và sau đó bị hành hình tại một vùng sa mạc. Đó là hình ảnh hàng chục thanh niên, mặc đồ lót, để chân trần, hai tay đặt lên đầu bị quân thánh chiến mang phù hiệu của Nhà nước Hồi giáo dẫn giải đi trên một con đường cát sa mạc.
Tiếp đó đoạn băng hình mô tả cận cảnh nhiều thi thể nằm chồng chất lên nhau. Camera còn lia qua cảnh xa cho thấy một dãy dài nhiều xác người nằm trên mặt đất. Có hàng chục người, dường như là dân địa phương, đứng xung quanh nhìn các xác chết.
Vẫn theo ông Abdel Rahmane, các binh lính bị sát hại này trước đó đã bị bắt làm tù binh trong lần căn cứ số 17 tại Raqa bị quân Nhà nước Hồi giáo chiếm từ hồi cuối tháng 7 và trong đợt tấn công vào sân bay quân sự Tabqa, cũng nằm trong tỉnh này hồi tuần qua. Hiện tại quân thánh chiến của Nhà nước Hồi giáo kiểm soát toàn bộ tỉnh Raqa.
Giờ đây quân thánh chiến thuộc Nhà nước Hồi giáo đang nổi lên như một lực lượng lớn trong cuộc nội chiến tại Syria kéo dài hơn 3 năm qua. Nhà nước Hồi giáo chống lại cả các phe phái nổi dậy, quân chính phủ các chính nhánh của tổ chức Al Qaida tại Syria. Lực lượng Nhà nước Hồi giáo ngày càng trở nên mạnh hơn và đặc biệt nổi tiếng bởi sự tàn bạo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện