Nga có chính sách châu Á hay không ?
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự Hội nghị Thượng đỉnh Minsk - REUTERS /Alexei Druzhinin /RIA Novosti
Nhật Bản ngày 26/08/2014 đã đình hoãn chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Vladimir Putin - từng được dự trù vào mùa thu này. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Nga đã nhiều lần khẳng định rằng nước Nga là một cường quốc châu Á. Nhưng chính sách đó được cho là không logic ?
Trong một bài phân tích ngày 21/08/2014, Jonathan Eyal, Thông tín viên tại châu Âu của nhật báo Singapore The Straits Times đã nêu bật tính chất được gọi là phi logic trong chiến lược châu Á của Mátxcơva.
Trong bài phân tích khá dài này có đoạn nói về chính sách Nga đối với Biển Đông trong tương quan với Việt Nam và Trung Quốc.
« Trên những hồ sơ an ninh thiết yếu tại vùng Châu Á, Mátxcơva thường gạn lọc những gì có lợi cho mình. Trong hồ sơ gai góc là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông chẳng hạn, Nga ủng hộ việc đàm phán đa phương - một điều làm hài lòng Việt Nam hay Philippines - nhưng đồng thời lại lập luận rằng bản thân từng quốc gia phải đàm phán riêng lẻ với Trung Quốc, điều khiến Bắc Kinh rất thỏa mãn. Trong thực tế, Nga tìm cách được cả chì lẫn chài ».
Theo Jonathan Eyal chủ trương có thể gọi là ăn cả hai đầu đó của Mátxcơva cũng được thấy trong quan hệ song phương của Nga với từng nước châu Á.
« Nga cung cấp vũ khí cho Trung Quốc và hy vọng sẽ bán được nhiều hơn. Tuy nhiên, họ cũng là nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho Ấn Độ và Việt Nam, những nước mua các loại vũ khí đó chủ yếu là để đối phó với những gì mà hai nước này cho là mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Ông Putin cũng không ngớt lời ca ngợi về Hàn Quốc và giương cao các hợp đồng năng lượng mới với Seoul, trong đó có một dự án đường ống dẫn dầu khí tuyệt vời nhưng mà sẽ không bao giờ được xây dựng. Tuy nhiên đồng thời, ông Putin lại xóa bỏ toàn bộ các khoản nợ mà Bắc Triều Tiên còn thiếu Nga, và tự phô trương mình trong tư cách là người bảo vệ mới của Bắc Triều Tiên, ngay vào lúc Trung Quốc bắt đầu gây sức ép kinh tế trên Bình Nhưỡng hồi đầu năm nay.
Quan hệ với Nhật Bản thậm chí còn trồi sụt nhiều hơn nữa. Một mặt, ông Putin thường xuyên thể hiện một mối quan tâm gần như là thèm khát đối với tiền mặt đến từ Nhật Bản và công nghệ khoan nước sâu của nước láng giềng này, để có thể khai thác nguồn năng lượng dưới vùng Siberia.
Về mặt chính thức, lãnh đạo Nga vẫn muốn thực hiện chuyến thăm Tokyo dự kiến vào tháng 9, để ký kết một hợp đồng như vậy. Nhưng sau đó, ông lại cho tiến hành một cuộc tập trận mà tác dụng là phá vỡ chuyến đi Nhật Bản cũng như quan hệ vừa chớm nở với Tokyo ».
Theo thông tín viên của báo The Straits Times, quả là những người yếu tim không thể chịu đựng nổi nhịp độ lúc này lúc khác đó của ngành ngoại giao Nga. Tuy vậy, nhà báo cũng nhận thấy một logic nhất định trong đường lối ngoại giao lộn xộn đó của Nga.
« Nga cho rằng một sự cạnh tranh mang tính chất sử thi giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đặc trưng của châu Á trong những năm tới đây. Người Nga cũng tin rằng châu Á sẽ không phát triển được một cấu trúc an ninh chặt chẽ hơn trong khu vực. Hai giả định đó đã đưa Mátxcơva đi đến kết luận rằng Nga có thể đóng một vai trò chiến lược độc nhất vô nhị, và rốt cuộc thì nước quan trọng nào ở chấu Á cũng cần đến Nga, và họ có thể dùng nước này chống lại nước kia.
Việc Nga bán vũ khí cho Ấn Độ và Việt Nam không chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, mà còn có vai trò một lời cảnh báo gián tiếp gởi đến Trung Quốc, yêu cầu nước này đừng dấn thân quá sâu vào vùng Trung Á hay các khu vực khác nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga.
Tương tự như vậy, việc liên kết chặt chẽ giữa Nga với Hàn Quốc và Nhật Bản không chỉ nhằm thu hút đầu tư vốn rất cần thiết vào nền kinh tế Nga, mà cũng có tác dụng là một lời nhắc nhở Bắc Kinh rằng nước Nga có nhiều lựa chọn khác ở châu Á.
Nhưng để hai nước như Hàn Quốc hay Nhật Bản đừng tưởng lầm là có thể vĩnh viễn dựa vào Nga, Mátxcơva đã sẵn sàng đi nước cờ Bắc Triều Tiên để chống lại Seoul, hoặc nước cờ quần đảo Kuril để chống lại Nhật Bản. Cuộc tập trận gần đây nhất tại vùng Kuril đã được tổ chức để cảnh cáo Nhật Bản là không nên tham gia chiến dịch trừng phạt kinh tế chống lại Nga do Mỹ dẫn đầu. »
Đối với Jonathan Eyal, các chuyên gia phân tích phương Tây, vốn quen thuốc với trò chơi ngoại giao phức tạp tương tự như vậy của Nga ở châu Âu thường xem nhẹ những gì mà Mátxcơva đang làm ở châu Á.
Theo các phân tích gia này, suy cho cùng, Nga không có sức nặng kinh tế hoặc năng lực quân sự lâu dài để có thể thành tác nhân chủ chốt trong bàn cờ tại châu Á. Thậm chí, nguồn dầu khí của Nga mà nhiều nước đang rất cần, cũng chưa phát sinh tác dụng vì cần phải có thể nhiều nguồn đầu tư lớn, trong nhiều năm trời để thiết lập các đường ống dẫn dầu khi có giá trị chiến lược đối với Nga.
Tuy nhiên, theo Jonathan Eyal, những gì mà Nga đang làm không phải là không có tác dụng, vì các hành động của Nga có thể làm phức tạp các thỏa thuận an ninh châu Á.
Trong bài phân tích khá dài này có đoạn nói về chính sách Nga đối với Biển Đông trong tương quan với Việt Nam và Trung Quốc.
« Trên những hồ sơ an ninh thiết yếu tại vùng Châu Á, Mátxcơva thường gạn lọc những gì có lợi cho mình. Trong hồ sơ gai góc là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông chẳng hạn, Nga ủng hộ việc đàm phán đa phương - một điều làm hài lòng Việt Nam hay Philippines - nhưng đồng thời lại lập luận rằng bản thân từng quốc gia phải đàm phán riêng lẻ với Trung Quốc, điều khiến Bắc Kinh rất thỏa mãn. Trong thực tế, Nga tìm cách được cả chì lẫn chài ».
Theo Jonathan Eyal chủ trương có thể gọi là ăn cả hai đầu đó của Mátxcơva cũng được thấy trong quan hệ song phương của Nga với từng nước châu Á.
« Nga cung cấp vũ khí cho Trung Quốc và hy vọng sẽ bán được nhiều hơn. Tuy nhiên, họ cũng là nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho Ấn Độ và Việt Nam, những nước mua các loại vũ khí đó chủ yếu là để đối phó với những gì mà hai nước này cho là mối đe dọa đến từ Trung Quốc.
Ông Putin cũng không ngớt lời ca ngợi về Hàn Quốc và giương cao các hợp đồng năng lượng mới với Seoul, trong đó có một dự án đường ống dẫn dầu khí tuyệt vời nhưng mà sẽ không bao giờ được xây dựng. Tuy nhiên đồng thời, ông Putin lại xóa bỏ toàn bộ các khoản nợ mà Bắc Triều Tiên còn thiếu Nga, và tự phô trương mình trong tư cách là người bảo vệ mới của Bắc Triều Tiên, ngay vào lúc Trung Quốc bắt đầu gây sức ép kinh tế trên Bình Nhưỡng hồi đầu năm nay.
Quan hệ với Nhật Bản thậm chí còn trồi sụt nhiều hơn nữa. Một mặt, ông Putin thường xuyên thể hiện một mối quan tâm gần như là thèm khát đối với tiền mặt đến từ Nhật Bản và công nghệ khoan nước sâu của nước láng giềng này, để có thể khai thác nguồn năng lượng dưới vùng Siberia.
Về mặt chính thức, lãnh đạo Nga vẫn muốn thực hiện chuyến thăm Tokyo dự kiến vào tháng 9, để ký kết một hợp đồng như vậy. Nhưng sau đó, ông lại cho tiến hành một cuộc tập trận mà tác dụng là phá vỡ chuyến đi Nhật Bản cũng như quan hệ vừa chớm nở với Tokyo ».
Theo thông tín viên của báo The Straits Times, quả là những người yếu tim không thể chịu đựng nổi nhịp độ lúc này lúc khác đó của ngành ngoại giao Nga. Tuy vậy, nhà báo cũng nhận thấy một logic nhất định trong đường lối ngoại giao lộn xộn đó của Nga.
« Nga cho rằng một sự cạnh tranh mang tính chất sử thi giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ là đặc trưng của châu Á trong những năm tới đây. Người Nga cũng tin rằng châu Á sẽ không phát triển được một cấu trúc an ninh chặt chẽ hơn trong khu vực. Hai giả định đó đã đưa Mátxcơva đi đến kết luận rằng Nga có thể đóng một vai trò chiến lược độc nhất vô nhị, và rốt cuộc thì nước quan trọng nào ở chấu Á cũng cần đến Nga, và họ có thể dùng nước này chống lại nước kia.
Việc Nga bán vũ khí cho Ấn Độ và Việt Nam không chỉ nhằm mục đích kiếm tiền, mà còn có vai trò một lời cảnh báo gián tiếp gởi đến Trung Quốc, yêu cầu nước này đừng dấn thân quá sâu vào vùng Trung Á hay các khu vực khác nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga.
Tương tự như vậy, việc liên kết chặt chẽ giữa Nga với Hàn Quốc và Nhật Bản không chỉ nhằm thu hút đầu tư vốn rất cần thiết vào nền kinh tế Nga, mà cũng có tác dụng là một lời nhắc nhở Bắc Kinh rằng nước Nga có nhiều lựa chọn khác ở châu Á.
Nhưng để hai nước như Hàn Quốc hay Nhật Bản đừng tưởng lầm là có thể vĩnh viễn dựa vào Nga, Mátxcơva đã sẵn sàng đi nước cờ Bắc Triều Tiên để chống lại Seoul, hoặc nước cờ quần đảo Kuril để chống lại Nhật Bản. Cuộc tập trận gần đây nhất tại vùng Kuril đã được tổ chức để cảnh cáo Nhật Bản là không nên tham gia chiến dịch trừng phạt kinh tế chống lại Nga do Mỹ dẫn đầu. »
Đối với Jonathan Eyal, các chuyên gia phân tích phương Tây, vốn quen thuốc với trò chơi ngoại giao phức tạp tương tự như vậy của Nga ở châu Âu thường xem nhẹ những gì mà Mátxcơva đang làm ở châu Á.
Theo các phân tích gia này, suy cho cùng, Nga không có sức nặng kinh tế hoặc năng lực quân sự lâu dài để có thể thành tác nhân chủ chốt trong bàn cờ tại châu Á. Thậm chí, nguồn dầu khí của Nga mà nhiều nước đang rất cần, cũng chưa phát sinh tác dụng vì cần phải có thể nhiều nguồn đầu tư lớn, trong nhiều năm trời để thiết lập các đường ống dẫn dầu khi có giá trị chiến lược đối với Nga.
Tuy nhiên, theo Jonathan Eyal, những gì mà Nga đang làm không phải là không có tác dụng, vì các hành động của Nga có thể làm phức tạp các thỏa thuận an ninh châu Á.
Nhận xét
Đăng nhận xét