Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2015

Bão tố nổi lên rồi!

Tác giả Trần Nhơn, nguyên là Thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, đã làm bài thơ "Bão tố nổi lên rồi" vào tháng 9 năm 2013. Bài thơ này đến nay đầu năm 2015 vẫn còn gữ nguyên giá trị để phác họa chân dung của đảng cộng sản đang thống trị đất nước. Đảng đã có công đưa bọn lãnh đạo tham nhũng vào dinh thự dát vàng thời phong kiến, còn đa số dân chúng, nông dân, công nhân phải lùi lại thời kỳ bao cấp, thời của khố rách áo ôm. Dân Quyền     Một thời Đảng cuốn hút hồn tôi, Đảng ấy dường như biến mất rồi!? Dân chủ, tự do dìm xuống vực, Độc tài toàn trị phất lên ngôi.   Con cừu, cháu thỏ tranh tài lộc, Mặt ngựa, đầu trâu cướp thịt xôi. Văn hiến bốn ngàn năm tuột dốc, Lòng dân bão tố nổi lên rồi!   Không phải ngày xưa Đảng tuyệt vời, Chẳng qua chưa bị lộ mà thôi. Lừa công nông ngụy xưng giai cấp, Gạt đảng phái giành trọn ghế ngôi.   Tín dụng niềm tin chết ngắc ngoải, Ngân hàng đạo đức sống cầm hơi. Bôn sê vích lầm đường lạc lối, Đảng Lê nin chố

NGA

Hình ảnh
Lê Minh Nguyên dịch 28/2/2015 Nga là một quốc gia trong tình trạng suy thoái, nhưng nó vẫn không ngừng lại được sự suy thoái và không có cách nào để làm được việc này. Điều này làm cho nó cực kỳ nguy hiểm. Nga có thể thất bại trong một số các vai trò quan trọng nhất của một đại cường, nhưng nó vẫn có vũ khí hạt nhân; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú; khả năng tình báo hiệu quả (và thường bị đánh giá thấp); có chiến tranh tin học cùng các năng lực mạng; và hiện đang được dẫn dắt bởi một tổng thống tinh ranh chiến thuật, tung ra đấm nặng hơn sức mạnh của mình. Nếu đánh giá dựa trên việc sẵn sàng sử dụng sức mạnh, Nga sẽ đứng cao trong danh sách các đại cường thế giới; việc xâm lăng Ukraine năm nay làm cho nguời ta không còn bất kỳ ảo tưởng nào về những gì ông Vladimir Putin sẽ làm để củng cố vị trí của Nga trên thế giới, và bằng mọi giá có thể, để đảo ngược lại những gì mà ông xem là bi kịch lớn nhất của thế kỷ 20: sự sụp đổ của Liên Xô. Trường hợp

Có ai đánh đâu, họ tự lao đầu vào gậy đấy chứ”

Hình ảnh
Bùi Hải Khổ cho cái đảng chuyên nói dối với dân, hèn hạ với giặc    "Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào". Cả một đám người cầm gậy lao vào vụt nhau ở Hội Gióng, có ảnh và video chứng thực hẳn hoi, nhưng dưới con mắt của ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, bỗng dưng trở nên bình thường. "Sự việc trên là bình thường, bởi đây là phong tục của hội" – ông Mạnh khẳng định. Ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch HN cũng "hoàn toàn đồng tình" với nhận xét của ông phó huyện: "Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào. Những người cầm gậy chỉ là dân làng đi bảo vệ kiệu". Hỗn chiến kinh hoàng tại Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn. Ảnh: Zing Dù đã rất tế nhị, nhưng GS. TS Trần Ngọc Thêm, GĐ Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, vẫn phải gọi "hàn

MỘT HIỆN TƯỢNG ĐÁNG LO NGẠI

Đào Tiến Thi   Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói của Tản Đà) của xã hội làng quê truyền thống. Ngoài những sự tranh giành, chém giết mà báo chí thường nêu, tôi thấy hiện tượng này mới thực sự đáng lo ngại: ĂN NHẬU và VUI TRÀN CUNG MÂY (tạm gọi như vậy) đến phát sợ. Có thể kể một số biểu hiện sau: 1. Đám ma, đám cưới, khao thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến tướng mới. Ví dụ: đám ma kéo dài thêm thời gian quàn thi thể người chết để làm được nhiều các trò cúng tế; đám cưới thì cưới hai lần cho những người sinh vào các năm Đinh, Nhâm, Quý, để tránh phải đi “hai lần đò” [1] ,… 2. Ngày càng có thêm các cuộc gặp gỡ để ăn nhậu: hội đồng niên, hội đồng ngũ, hội những gia đình ba con, năm con,… Có gia đình riêng mùa cưới hỏi giỗ chạp năm nay đã phải bán đi 7 tạ thóc để chi cho việc đi ăn cỗ. 3. Lượng rượu, bia uống mỗi ngày một

Vì đâu mà "hung hãn và hèn nhát" hả anh Tuấn Khanh

Hình ảnh
Huỳnh Ngọc Chênh Theo Blog Huỳnh Ngọc Chênh 28/02/2015   Người ta phê nhiều về cụ Khiêu là không phải để phê cụ Khiêu vì nụ hôn không đúng cách, vì câu đối bậy bạ chôm của Lý Bạch làm người ta liên tưởng Hoa hậu Việt Nam như một Dương Quý Phi nô lệ tình dục của bọn vua quan thời phong kiến, mà người ta muốn nói đến chính sách đãi ngộ nhân tài rất sai trái hiện nay. Người ta chê trách sự xa hoa kệch cỡm của ông cựu tổng bí thư là nhằm nói đến sự phá sản của chủ trương chống tham nhũng, sự khủng hoảng trong chính sách tuyển chọn nhân sự cho bộ máy cầm quyền lãnh đạo đất nước. Tác giả Tuấn Khanh có một bài viết nói về sư Hung hãn và Hèn nhát nêu ra hiện tượng đang rất phổ biến ở xã hội Việt Nam hiện nay là mọi người rất hung hăng cuồng nhiệt vào những chuyện tầm phào nhưng lại tỏ ra hèn nhát tránh né những chuyện quốc gia đại sự. Ngoài vài chuyện cụ thể như chuyện về ông gs Khiêu như tôi nêu ở trên là chưa đúng lắm, còn hầu hế

Vì sao thói hung hãn lên ngôi?

Hình ảnh
Anh Vũ, thông tín viên RFA 2015-02-28           Hình ảnh minh họa Courtesy photo Your browser does not support the audio element. Trong dịp Tết Ất Mùi đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm hơn 6.000 người phải nhập viện do tai nạn đánh nhau và 15 người đã tử vong. Vì sao những ngày tết là thời điểm an lành nhất lại có những những “bùng nổ” bất thường như thế? Những con số khủng khiếp Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong dịp Tết Ất Mùi vừa qua đã xảy ra hàng ngàn vụ bạo lực, đánh lộn gây thương tích trong nhân dân, làm 6.207 người phải nhập viện do tai nạn đánh nhau, ngày cao nhất với 900 trường hợp và 15 người tử vong. Những con số khủng khiếp đó cho thấy, đây là vấn đề nghiêm trọng của xã hội Việt Nam, vì nó phản ánh một tâm thế rối loạn nào đó của tâm lý đám đông, nó chứa chất những dồn nén không bình thường trong những con người vốn bình thường. Đúng ra ngày Tết là thời điểm người ta thường nghĩ tới và l

Cái chết của sự hiền lành

Hữu Chơn Theo báo Tuổi Trẻ  28/02/2015   “Cần phải thổi hồi còi báo động về thói hung hãn đã và đang bùng phát ở một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là thanh niên nông thôn”. Tâm tư nói trên là của anh Trần Kiến Xương - chánh văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM, sau khi anh kể cho người viết nghe những vụ án “ngang xương” mà cơ quan anh thụ lý. Không phải chỉ những ngày tết vừa qua, mà thói hung hãn đó như một đốm lửa âm ỉ trong lòng mỗi người bởi nhiều lý do, rồi men rượu, sự xúc phạm của người khác như một mồi xăng và kết cục là... chất hiền lành trong những thanh niên ấy chết ngay lập tức! Trai làng hiền lành đã tuyệt chủng? Con số hơn 6.200 người vì đánh nhau mà phải nhập viện trong mấy ngày tết thật sự đáng báo động. Nhưng cái đáng báo động hơn lại chính là phần chìm của tảng băng nổi có tên “6.200 người đánh nhau” kia. Anh Trần Kiến Xương cho biết: “Chúng tôi thụ lý nhiều vụ đâm chém nhau mà xót xa trong lòng. Các cháu chỉ bằng tuổi c

Hung hãn và hèn nhát

Hình ảnh
Khung cảnh xô bồ tại Lễ Hội Blog RFA Tuấn Khanh 26-02-2015 Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook… đâu đâu người ta cũng bàn tán về đề thời sự mới nhất. Một ông già hom hem ngấu nghiến hôn cô gái trẻ được báo chí ghi lại, lập tức trở thành quốc sự. Nền dân chủ lý sự tầm ruồng phất cao ngọn cờ ngời sáng với 2 phe: một bên thì đập ngực đem tất cả vốn liếng đạo đức để chỉ trích, một bên thì chống nạnh, viện dẫn mọi tư duy cấp tiến để nói rằng đó là chuyện bình thường, thậm chí đáng yêu. Quốc sự về nụ hôn của một cụ già trỗi máu xuân tình dĩ nhiên không quên bàn về nước dãi của cụ còn để lại trên gò má căng phính lông tơ của cô gái trẻ. Quốc sự về hình ảnh đó cũng có đủ mọi lời bả

Crimée, cái gai trong quan hệ giữa Nga và phương Tây

Hình ảnh
    Tàu chiến Nga tại cảng Sébastopol - Crimée. Ảnh ngày 09/05/2014. REUTERS/Stringer     Theo RFI Thanh Hà 27-2-2015   Sự kiện Nga thôn tính bán đảo Crimée, thu tóm lại thành phố cảng Sébastopol tháng 2/2014 gây ra một cuộc khủng hoảng lớn nhất trong quan hệ giữa Matxcơva với các nước phương Tây từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Với cảng Sébastopol, hải quân Nga tăng cường hiện diện ở Hắc Hải và dễ tiếp cận với Địa Trung Hải hay Trung Đông. Ngày 18/03/2014 tổng thống Putin ký hiệp định lịch sử, thâu tóm bán đảo Crimée của Ukraina. Crimée và nhất là cảng Sébastopol, mở ra những vùng biển ấm áp cho các hạm đội của Nga, vốn liên tục hiện diện trong vùng từ thế kỷ thứ XVIII. Crimée nổi tiếng là một vùng đất thanh bình, trù phú, với những thành phố ven biển đã đi vào huyền thoại, như Yalta. Đây chính là nơi các nhà lãnh đạo của Liên Xô, Mỹ và Anh năm 1945 đã từng định đoạt vận mệnh của châu Âu sau Thế Chiến thứ Hai. Năm 1954 chủ nhân điện Kremli Nikita Khrouchtch

Nhà hoạt động khiếm thị đi bộ xuyên Việt để quyên sách cho trẻ em

Hình ảnh
Anh Nguyễn Quang Thạch trong chuyến đi bộ xuyên Việt   Theo VOA Trà Mi-VOA 28.02.2015 Trong khi mọi người đang đua nhau đi hành hương, đi trẩy hội, đi du xuân trong những ngày đầu năm Tết Ất Mùi, một thanh niên từ phía Bắc đơn độc khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt để quyên sách tặng người nghèo. Đó là cuộc hành trình có một không hai của anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng hệ thống thư viện dân sự ‘Sách hóa Nông thôn Việt Nam’, một chàng trai bị hỏng mắt nhưng nhiều năm nay đã phấn đấu hiện thực hóa ước mơ khai sáng dân trí, xóa mù tri thức cho các cộng đồng nông thôn chiếm đa phần dân số Việt Nam. Sau 8 năm áp dụng tại nông thôn, sáng kiến ‘Sách hóa nông thôn’ của anh Thạch đã giúp xây dựng hàng ngàn tủ sách các loại gồm Tủ sách Dòng họ, Tủ sách Phụ huynh, Tủ sách Giáo xứ, Tủ sách hậu phương-quê hương chiến sĩ, và Tủ sách lớp em tại nhiều địa phương từ Bắc chí Nam. Từ năm 2010, anh đã đứng ra thành lập Trung tâm Hỗ trợ tri t