Australia quan ngại về các 'cô dâu' Nhà nước Hồi giáo
Ngày càng có nhiều quan ngại về các thiếu nữ ủng hộ các tổ chức Hồi Giáo cực đoan đến Syria và Iraq để trở thành 'các cô dâu thánh chiến’.
26.02.2015
SYDNEY— Các giới chức Australia ngày càng lo ngại về những thiếu nữ ủng hộ các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Các bộ trưởng cảnh báo là một số công dân Australia đã đến Syria và Iraq để trở thành 'các cô dâu thánh chiến’. Thông tín viên đài VOA Phil Mercer tường thuật từ Sydney.
Chính phủ Úc tin có khoảng từ 30 đến 40 phụ nữ Úc tham gia những cuộc tấn công khủng bố hay ủng hộ mạng lưới khủng bố Nhà nước Hồi Giáo. Trong khi một số người có những hành động tích cực trong nước, những người khác đã đi Trung Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop nói với Quốc hội là con số ngày càng tăng các phụ nữ Úc đã đến Iraq hay Syria để cùng chồng chiến đấu với Nhà nước Hồi Giáo hay kết hôn với một phần tử hiếu chiến.
Tuy nhiên bà cảnh báo những người vừa được Nhà nước Hồi Giáo tuyển mộ rằng thái độ của tổ chức này đối với phụ nữ là “hết sức khủng khiếp” và nói rằng nếu họ đến Trung Đông thì sẽ không phải là một “cuộc phiêu lưu lãng mạn.” Bà cảnh báo rằng phụ nữ nước ngoài cuối cùng trở thành những nô lệ tình dục và trong một vài trường hợp thành những tay đánh bom tự sát.
Chủ nghĩa cực đoan phát triển ngay trong nước đã trở thành mối lo ngại ngày càng tăng của các cơ quan an ninh Australia và các giới chức lo sợ về những gì có thể xảy ra nếu những phụ nữ bị cực đoan hoá trở về nước. Có khoảng 90 thanh niên Úc được cho là đang chiến đấu với Nhà nước Hồi Giáo tại Syria và Iraq.
Bà Bishop nói với các địa biểu Quốc hội rằng phụ nữ chiếm khoảng 20% trong tổng số các phần tử thánh chiến nước ngoài tại Syria và Iraq và con số người Úc gia nhập hàng ngũ của Nhà nước Hồi Giáo là một dấu hiệu đáng lo ngại.
“Đang có hiện tượng cô dâu thánh chiến này, và nó có nghĩa là những thiếu nữ hoặc là bị thu hút bởi một nam chiến binh khủng bố nước ngoài, họ đi cùng với đồng bạn nam giới đến Syria và Iraq- hay trong một vài trường hợp họ đang thực sự tìm một người bạn trai và được cho biết trên mạng là có nhiều cơ hội cho họ tại Syria và Iraq. Những người khác chỉ ủng hộ một tổ chức khủng bố vì họ bị cực đoan hoá, hoặc qua một tổ chức hoặc qua mạng Internet.”
Trong khi đó, có tin là một người đàn ông Úc chiến đấu với các phần tử chủ chiến người Kurd chống lại Nhà nước Hồi Giáo đã bị giết tại miền bắc Syria.
Hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Tony Abbott loan báo các luật lệ chống khủng bố mới siết chặt những qui định về quốc tịch và di trú cùng với việc truy lùng những tổ chức xúi giục hận thù tôn giáo và chủng tộc.
Tháng 9 năm ngoái, Canberra đã nâng mức báo động về đe dọa khủng bố trong nước từ trung bình lên đến mức cao.
Chính phủ Úc tin có khoảng từ 30 đến 40 phụ nữ Úc tham gia những cuộc tấn công khủng bố hay ủng hộ mạng lưới khủng bố Nhà nước Hồi Giáo. Trong khi một số người có những hành động tích cực trong nước, những người khác đã đi Trung Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop nói với Quốc hội là con số ngày càng tăng các phụ nữ Úc đã đến Iraq hay Syria để cùng chồng chiến đấu với Nhà nước Hồi Giáo hay kết hôn với một phần tử hiếu chiến.
Tuy nhiên bà cảnh báo những người vừa được Nhà nước Hồi Giáo tuyển mộ rằng thái độ của tổ chức này đối với phụ nữ là “hết sức khủng khiếp” và nói rằng nếu họ đến Trung Đông thì sẽ không phải là một “cuộc phiêu lưu lãng mạn.” Bà cảnh báo rằng phụ nữ nước ngoài cuối cùng trở thành những nô lệ tình dục và trong một vài trường hợp thành những tay đánh bom tự sát.
Chủ nghĩa cực đoan phát triển ngay trong nước đã trở thành mối lo ngại ngày càng tăng của các cơ quan an ninh Australia và các giới chức lo sợ về những gì có thể xảy ra nếu những phụ nữ bị cực đoan hoá trở về nước. Có khoảng 90 thanh niên Úc được cho là đang chiến đấu với Nhà nước Hồi Giáo tại Syria và Iraq.
Bà Bishop nói với các địa biểu Quốc hội rằng phụ nữ chiếm khoảng 20% trong tổng số các phần tử thánh chiến nước ngoài tại Syria và Iraq và con số người Úc gia nhập hàng ngũ của Nhà nước Hồi Giáo là một dấu hiệu đáng lo ngại.
“Đang có hiện tượng cô dâu thánh chiến này, và nó có nghĩa là những thiếu nữ hoặc là bị thu hút bởi một nam chiến binh khủng bố nước ngoài, họ đi cùng với đồng bạn nam giới đến Syria và Iraq- hay trong một vài trường hợp họ đang thực sự tìm một người bạn trai và được cho biết trên mạng là có nhiều cơ hội cho họ tại Syria và Iraq. Những người khác chỉ ủng hộ một tổ chức khủng bố vì họ bị cực đoan hoá, hoặc qua một tổ chức hoặc qua mạng Internet.”
Trong khi đó, có tin là một người đàn ông Úc chiến đấu với các phần tử chủ chiến người Kurd chống lại Nhà nước Hồi Giáo đã bị giết tại miền bắc Syria.
Hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Tony Abbott loan báo các luật lệ chống khủng bố mới siết chặt những qui định về quốc tịch và di trú cùng với việc truy lùng những tổ chức xúi giục hận thù tôn giáo và chủng tộc.
Tháng 9 năm ngoái, Canberra đã nâng mức báo động về đe dọa khủng bố trong nước từ trung bình lên đến mức cao.
Nhận xét
Đăng nhận xét