Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2012

TQ Hối Thúc Hãng BP, Exxon Rời Các Mỏ Dầu Đã Ký Với VN; Mỹ: Hoa Kỳ cần duy trì quan hệ tốt với TQ vì hòa bình, thịnh vượng

Hình ảnh
Biển Đông không ngừa sóng gió: Đặc biệt RFI cho biết rằng TQ hối thúc các hãng dầu quốc tế rút khỏi hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam. Hôm 28-6-2012, bản tin VOA ghi theo tin của Tân Hoa Xã, cho biết phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói rằng Trung Quốc phản đối bất kỳ hành động khiêu khích quân sự nào của Việt Nam phát xuất từ những hoạt động tuần tiễu trên không mà Việt Nam thực hiện ở quần đảo Nam Sa. Đây là quần đảo mà Việt Nam gọi là Trường Sa và đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei. Phát biểu tại cuộc họp báo thường lệ ở Bắc Kinh hôm thứ năm, ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận, và phản đối mọi hành động khiêu khích quân sự. VOA ghi thêm, rằng Ông Cảnh Nhạn Sinh đưa ra tuyên bố vừa kể hai ngày sau khi chính phủ ở Hà Nội lên tiếng phản đối việc Trung Quốc mời thầu quốc tế cho 9 lô dầu khí trong vùng biển mà Việt N

VỊ THẾ VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA HOA KỲ

Quách vĩnh Niên Sau đệ nhị thế chiến lịch sử thế giới đã đổi sang một trang mới, đồng thời Việt Nam lại rơi vào thảm kịch kéo dài đến ngày nay. Có thấy được nguyên nhân , chúng ta mới tìm được đáp số của vấn đề Việt Nam và từ đó mới có thể có hành động đúng hướng hầu sớm giành được độc lập dân tộc, phục hồi tự do hạnh phúc, phục hồi mọi giá trị tinh thần dân tộc đã bị băng hoại. Trước tiên và cũng trong phạm vi bài viết nầy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân nào khiến Việt Nam chìm đắm trong khói lửa và bất hạnh kể từ sau thế chiến thứ hai đến ngày nay. Câu trả lời là Việt Nam nằm tại vị trí tối quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Hoa kỳ. Bằng kỷ xảo,Hoa kỳ đã hất chân Pháp ra khỏi Việt Nam qua trận Điện Biên Phủ. Hoa kỳ dùng Trung cộng hất chân Liên sô khỏi Việt Nam bằng sự hứa hẹn giao Biển Đông cho Trung Cộng và hôm nay là tiến trình cuối Hoa kỳ sẽ lấy lại Biển Đông trong lúc Trung cộng chưa làm chủ hoàn toàn Biển Đông, đất nước Trung Hoa sẽ thay đổi thể chế, cùng lúc với việc

An ninh Biển Đông được bàn thảo tại Mỹ - CSIS

Hình ảnh
Tin Washington - Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) sẽ tổ chức hội thảo thường niên lần thứ hai về An ninh Hàng hải tại Biển Đông với sự tham gia của các diễn giả quan trọng. Biển Đông có vị trí quan trọng trong chính sách quân sự mới của Mỹ, với việc chuyển dịch dần trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình dương. Ảnh minh họa: CSIS Hội thảo lần này được tổ chức trong bối cảnh có những vấn đề quan trọng và phức tạp về Biển Đông. Nó diễn ra chỉ một tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới thủ đô Phnom Penh của Campuchia để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị sau hội nghị Bộ trưởng (PMC). Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Á - Thái Bình dương, ông Kurt Campbell sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị trong ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Thượng nghị sĩ Mỹ kiêm Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình dương của Thượng viện Mỹ, Jim Webb cũng có một bài diễn thuyết vào ngày mai. Nhiều chuyên gia từ châu Á và Mỹ cũng sẽ góp mặt tại h

Mỹ tiếp tục điều tàu ngầm hạt nhân tới Philipines

- Theo nguồn tin của Manila, một tàu ngầm trang bị hạt nhân của Mỹ đã cập bến vịnh Subic của tỉnh Zambale hôm nay, 25/6, trong bối cảnh những căng thẳng giữa Trung Quốc và Philipines xung quanh bãi Hoàng Nham/Scarborough không ngừng gia tăng. CĂNG THẲNG CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO GIỮA PHILIPPINES - TRUNG CỘNG  Đại sứ quán Hoa Kì tại Philipines, tuyên bố chuyến dừng chân này sẽ cho phép tàu ngầm USS Louisville nạp nhiên liệu và  thủy thủ có cơ hội được nghỉ ngơi. Đại sứ quán Hoa Kì cũng cho rằng chuyến thăm này làm thúc đẩy hơn nữa “mối liên kết quân sự lịch sử giữa hai quốc gia”. Đây là tàu ngầm chiến đấu thứ hai của Mỹ sau tàu USS North Carolina thực hiện chuyến thăm Philipines, kể từ sau khi Washington tuyên bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện ở Châu Á Thái Bình Dương.  Chuyến thăm của USS Louisville diễn ra trong lúc Trung cộng và Philipines xảy ra tranh chấp về lãnh thổ xung quanh bãi Hoàng Nham/Scarborough, nằm cách căn cứ Zambales của Philipines 124 hải lý. Tuy nhiên, quân đội Philp

Quan hệ Hà Nội - Washington

Huỳnh Ngọc Tuấn (Danlambao) - Từ lúc Hoa kỳ công bố quyết định chuyển hướng chiến lược từ Âu Châu - Đại Tây Dương sang Á Châu - Thái Bình Dương để “cân bằng” sức mạnh đang lên của Trung Cộng tại vùng này, chúng ta thấy có những nỗ lực ngoại giao dồn dập để thực hiện chiến lược này. Hãy còn quá sớm để hiểu được những bước đi và tính toán cụ thể của Mỹ, nhưng những gì đã diễn ra trong thời gian gần đây cho thấy ngoại giao và lòng người thật khó lường. Biển Đông là nơi xảy ra tranh chấp giữa Trung Cộng và Việt Nam - Philippin. Nhưng tranh chấp của 3 nước này chỉ là phần nổi của tảng băng, phần chìm của tảng băng này mới thực sự là bản chất của vấn đề biển Đông, đó là sự cạnh tranh và đối đầu của các thế lực lớn: Trung Cộng - Mỹ - Nhật. Trong một thời gian ngắn vừa qua, Mỹ đã gởi đến VN những phái đoàn hùng hậu với những “ông lớn” trên chính trường Mỹ quốc như phái đoàn Thượng nghị sĩ Mỹ do ông John Mc Cain dẫn đầu, sau đó là phái đoàn của Trợ lý bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

Không hy vọng thì chết mất!

Hình ảnh
Hồ Trung Tú Viết từ TP. HCM Một số cây bút bày tỏ hy vọng về những bình luận của Chủ tịch Trương Tấn Sang Bài phỏng vấn chủ tịch nước TrươngTấn Sang trên báo Tuổi Trẻ ngày 25/6 vừa qua đã làm nức lòng nhiều người. Các blogger nổi tiếng như Nguyễn Quang Lập, Thùy Linh, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Thông, hay Trương Duy Nhất cũng đều có những thán từ như “quá đã”, “hy vọng”, với niềm hứng khởi đặc biệt. Tui cũng hứng khởi như vậy, như hồi nghe ông nói về chuyện không phải một con sâu mà là một bầy sâu trong nồi canh. Nhưng khi đọc đến đoạn “Do vậy, nhất định phải làm trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác” thì tui hết hứng khởi. Bộ máy này còn có thể làm cho trong sạch được ư? Thì ừ, cứ cho là đem chém hết rồi tuyển bộ máy khác đi thì cái cơ chế nào để bộ máy mới lại không nhiễm bẩn tiếp tục? Vấn đề là cái cơ chế nào để giám sát bộ máy chứ không phải làm cho trong sạch bộ máy. Tìm ra cơ chế Thực lòng tui, chứ không dám nói là toàn dân, chờ ôn

Từ chủ trang trại điển hình phải trở về tay trắng

Hình ảnh
B ọn c ư ớp ng ày CSVN th ẳng tay c ư ớp  đo ạt s ản nghi ệp c ủa ng ư ời d ân lao  đ ộng l ư ơng thi ện  đ ể l àm gi àu phi ph áp, b ất nh ân tr ên m ồ h ô i x ư ơng m áu c ủa  đ ồng b ào ta. Minh Nh ân Mai Quốc Ấn SGTT.VN – Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi. Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của mình. Như bao vụ giải toả khác,

Nhận xét ban đầu về Luật Biển Việt Nam

Hình ảnh
Dương Danh Huy Gửi cho BBC từ Oxford, Anh quốc Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các luật và tuyên bố trước đây Luật Biển 2012 có vẻ toàn diện và và kỹ lưỡng hơn các văn bản và tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền và chế độ pháp lý các vùng biển. Có lẽ ba yếu tố đã dẫn đến điều đó. Thứ nhất, sau khi Công ước Luật Biển của LHQ ra đời cách đây 30 năm thì trật tự đại dương trên thế giới ngày càng trở thành rõ ràng hơn. Vì Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước năm 1996, Việt Nam cũng phải có luật pháp thích hợp cho việc hoàn thành những nghĩa vụ của mình đối với Công ước và để bảo đảm sự tôn trọng đối với Công ước. Thứ nhì, Việt Nam ngày càng hội nhập hơn với thế giới, cho nên phải áp dụng luật quốc tế nhiều hơn, và chắc chắn là khả năng của Việt Nam trong lãnh vực luật quốc tế ngày càng được phát triển hơn. Thứ ba, trong bốn năm qua, các động thái của Trung Quốc, bắt đầu từ việc gây áp lực với BP, đã làm cho tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đ

Mệnh lệnh của nhân dân

Thùy Linh  Theo blog Thùy Linh Lâu lắm mới nghe được một câu nói có tính an ủi từ miệng một lãnh đạo cao nhất của đất nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng, phải thành công trong việc chống tham nhũng vì đó là “mệnh lệnh của nhân dân”. Mới chỉ là an ủi vì từ câu nói này đến thực tế còn xa lắm. Mà cũng chỉ là toa thuốc xoa bóp lúc cơn đau hành hạ, chứ còn để chữa lành căn bệnh ung thư di căn phải cần đến phép màu. Nhưng thực tế vẫn có người khỏi bệnh ung thư đó thôi? Vậy vẫn còn hy vọng được chăng? Có con đường nào cho Việt Nam? Bây giờ ai tìm ra con đường đó dám chắc được giải nobel lắm? Nhìn vào cuộc sống thì mệt mỏi lắm rồi, kiệt quệ lắm rồi. Đất đai, tiền bạc bị ăn cắp, ăn cướp, cái đói nghèo như bệnh kinh niên. Kinh tế giờ đây như chiếc xe lao xuống dốc không phanh. Bao giờ thì vực dậy để có ấm no, hạnh phúc? Tôn giáo cũng vẽ nên một thiên đường chưa ai thấy. Nhưng tôn giáo bảo đảm cho mọi người một khán chiếu vào thiên đường đó bằng đạo hạnh, hướng thiện. Còn thiên đườn

Chủ tịch nước phê bình vụ Vinalines

Hình ảnh
 thứ hai, 25 tháng 6, 2012 Nhiều nhà quan sát nói có một cuộc chiến 'ngầm' giữa hai vị lãnh đạo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói người ký quyết định bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải “phải chịu trách nhiệm”. Ông Sang phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn đặc biệt dành cho tờ Tuổi Trẻ, nhân dịp ông vào TP. HCM để gặp cử tri. Câu hỏi cuối cùng trong bài phỏng vấn đặt vấn đề “nhiều cử tri rất than phiền” về giải thích của Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng rằng quy trình bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải là đúng. Vị chủ tịch nước trả lời: “Quy trình được xây dựng là để lựa chọn những con người có đức, có tài, không phải để chọn những con người hư hỏng.” “Ở đây cũng cần xem thấu đáo có phải do không biết các sai phạm trước đó hay do bao che nhau.” Ông nói tiếp: “Ðương nhiên người ký quyết định bổ nhiệm trường hợp như thế phải chịu trách nhiệm.” Bấm Giới quan sát cho rằng bình luận này thực ra nhắm vào Thủ tướng Ng

Thư gửi ông Lê Thăng Long

Hình ảnh
Nguyễn Huỳnh Nam (Danlambao) Kính gửi Ông Lê Thăng Long Xin cám ơn ông đã lên tiếng trả lời một số thắc mắc của một số người có quan tâm đến "Phong Trào Con Đường Việt Nam" (do ông thay mặt ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định còn đang ngồi tù phát động) nói chung và độc giả Dân Làm Báo nói riêng. Tôi, với cả hai tư cách nêu trên, xin được gửi đến ông vài ý kiến của riêng cá nhân tôi, sau khi đọc "thư giải trình này". Thú thật tôi đã thất vọng vì những giải trình cũng như nội dung văn bản "Con Đường Việt Nam" này, vì nó không đi vào trọng tâm của những thắc mắc, cũng như không đáp ứng được nỗi khát khao của người dân Việt Nam hôm nay. Để thư này không quá dài làm mất thì giờ của ông, xin được dẫn ra đây ba hồi đáp (response) về "Con Đường Việt Nam" mà theo tôi là tiêu biểu: 1) Bài "Ngây thơ và cạm bẫy" của Hà Sĩ Phu 2) Bài "Chọn Đường" của Nguyễn Thị Hoài 3) Bài "Đối Lập Trung thành" của Châu

“Con đường Việt Nam” mua vũ khí… Mỹ

Hình ảnh
Hiệu Minh - Kiểu buôn bán trao tay của cao bồi buôn ngựa và nông dân xứ văn minh lúa nước sông Hồng kiêm lái trâu luôn như thế. Ông đưa cái giò, bà thò chai rượu, cả hai phải có lợi mới nói chuyện tiếp.  Chả hiểu khi Panetta về nước thế nào mà bên ta tha tù anh Lê Thăng Long. Anh ra vài ngày đã lên BBC tuyên bố “Con đường Việt Nam”, kèm theo danh sách các vị được mời, gây nhiều nghi ngờ và tranh cãi... * Thấy các bloggers bàn về “Con đường Việt Nam” theo nhiều góc độ khác nhau. Nhưng không ai nghĩ “Con đường” lại có thể mua vũ khí… Mỹ. Tổng Cua từng viết về những “đòn gió” tháng 8-2009 khi TNS Jim Webb đến Hà Nội. Hôm Jim đến thì buổi tối VTV1 phát những lời trên video “thú tội và xin khoan hồng” của mấy anh Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim và Lê Công Định. Video “nhận tội” được chiếu cho 85 triệu người Việt Nam xem trước sự chứng kiến của Jim, Đại sứ Michalak, cả hai thạo tiếng Việt, không phải ngẫu nhiên. Từng là nhà báo trước khi thành chính

Ông Lý Tống bị kết án sáu tháng tù - sẽ chỉ ở thêm 54 ngày trong tù ở quận Santa Clara

Ông Lý Tống bị kết án sáu tháng tù, thay vì mức án tối đa ba năm tám tháng, vào hôm thứ Sáu 22/6 vì vụ tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng. Do ông đã bị giam giữ một thời gian, ông sẽ chỉ ở thêm 54 ngày trong tù ở quận Santa Clara, tiểu bang California. Ông sẽ chịu ba năm quản chế, theo quyết định của thẩm phán Andrea Y. Bryan. Đến thứ Năm tuần này, một thỉnh nguyện thư có 6,778 chữ ký được gửi cho thẩm phán với hy vọng giảm án cho ông Lý Tống. Hồi tháng Năm, bồi thẩm đoàn ở phiên tòa tại San Jose kết luận ông Lý Tống phạm bốn tội danh. Nhân vật chống Cộng lâu năm bị bồi thẩm đoàn tuyên bố phạm hai trọng tội (sử dụng hơi cay, và đột nhập với ý đồ gây án), và hai tội nhẹ hơn (hành hung và chống lại lệnh bắt giữ). Ông được xóa tội nặng nhất là tội tấn công bằng vũ khí chết người. Đây là tội bị ghép vào luật 'Bất quá tam" ở bang California, mà nếu bị ba lần có thể phải tù chung thân. Tấn công Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng đã bị tấn công trong khi đang biểu d

Phi công Syria lái chiến đấu cơ đào tẩu

Hình ảnh
Một thượng tá không quân Syria hôm qua lái máy bay sang nước láng giềng Jordan và được chấp nhận tị nạn chính trị tại đây. Chiếc MiG-21 mà phi công Syria dùng để đào tẩu được nhìn thấy tại căn cứ King Hussein ở Marfaq, Jordan, hôm qua. Ảnh: AFP Viên phi công này đã cho chiếc MiG-21 cất cánh với tốc độ cao rồi bay thấp hơn tầm radar để vượt qua biên giới một cách an toàn, AFP đưa tin. Chiếc phi cơ sau đó hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ King Hussein ở Mafraq, Jordan và gần biên giới Syria. Truyền hình nhà nước Syria thì cho biết chiếc máy bay ở gần khu vực biên giới khi tín hiệu liên lạc bị cắt. Chỉ vài giờ sau khi tới Jordan, phi công Syria đã được tiếp nhận. "Hội đồng bộ trưởng vừa quyết định chấp nhận cho viên phi công, thượng tá Hassan Merei al-Hamade, được tị nạn chính trị", Bộ trưởng Thông tin Jordan, Samih Maaytah nói. Đây là trường hợp đào tẩu đầu tiên từ một trong những binh chủng tinh nhuệ nhất của Syria. Theo phe đối lập mang tên Hội đồng Q

Mối quan hệ giữa nhà báo và chính khách

Hình ảnh
David Brewer (Hoàng Lãng Tử dịch) - Nhà báo chân chính tự do với mọi mối dây đảng phái, có sự toàn vẹn và không bị ràng buộc vào cảm xúc khi thông báo/ gây ra những thảo luận cộng đồng, tìm kiếm sự thật, tường trình khách quan và công bằng và bao gồm cả những quan điểm đa dạng ngay cả khi chúng có thể khiến gây suy yếu mạch truyện. Họ sẵn sàng điều tra tất cả những gì họ thân cận, mật thiết. Họ nhìn nhận rằng không có bất cứ ai được phép loại trừ ra khỏi sự hổ thẹn và đó là thực tế về bản chất tự nhiên của con người. Nhà báo chân chính luôn tìm kiếm chân lý!... * Mối quan hệ giữa truyền thông và giới chính khách có thể có một tác động rất đáng kể đến sự hoạt động của một xã hội bình đẳng và công lý. Các chính khách ra quyết định và hành động thay mặt cho cộng đồng. Một trong những vai trò của nhà báo là rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng lại những quyết định của giới chính khách và báo cáo ý nghĩa, tầm ảnh hưởng của chúng cho cộng đồng biết. Mối quan hệ ấy lại hóa ra thật là