Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng

Ðức Giáo Hoàng và Tổng thống Obama trao đổi quà tặng tại Vatican, ngày 27/3/2014.

Ðức Giáo Hoàng và Tổng thống Obama trao đổi quà tặng tại Vatican, ngày 27/3/2014.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang có mặt ở Italia để hội kiến Đức Giáo hoàng Phanxicô và thảo luận với các nhà lãnh đạo Ý về vấn đề Ukraine và Nga. Các cuộc thảo luận diễn ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Mỹ gặp gỡ các giới chức của liên minh NATO và Liên hiệp Châu Âu tại Brussels và tuyên bố rằng phương Tây không có kế hoạch sử dụng sức mạnh chống lại Nga ở Crimea.

Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết những vấn đề liên quan tới Ukraine và việc Nga thôn tính bán đảo Crimea của nước này là đề tài hàng đầu của các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Obama với các nhà lãnh đạo ở Rome ngày hôm nay.

Hôm qua, ông Obama đã gặp gỡ các giới chức của liên minh NATO và Liên hiệp Châu Âu tại Brussels và tuyên bố rằng các nước phương Tây không có kế hoạch sử dụng sức mạnh chống lại Nga ở bán đảo Crimea. Nhưng ông nói thêm rằng không phải chỉ vì Nga có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Ukraine mà Moscow có quyền định đoạt tương lai của Ukraine và xâm phạm nước láng giềng này một cách thô bạo như vậy.

"Chúng tôi muốn người dân nước Nga được sống trong an ninh, thịnh vượng và phẩm giá như tất cả những người khác, và cảm thấy hãnh diện về lịch sử của nước mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là Nga có thể xâm phạm một cách thô bạo các nước láng giềng của mình."

Tổng thống Obama cũng cho biết khu vực năng lượng của Nga có thể là mục tiêu sắp tới của các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ và Châu Âu. Ông nói rằng những gì đã xảy ra ở Crimea cho mọi người thấy rõ là Châu Âu cần tìm kiếm một nguồn cung ứng nhiên liệu khác để thay cho khí đốt của Nga.

Trước đó trong ngày thứ tư, Tổng thống Obama đã họp với các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu để bàn về những biện pháp nhằm cô lập Nga và giúp đỡ Ukraine.

Trong cuộc họp với Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ khẳng định Washington sẽ thực thi các nghĩa vụ để bảo vệ các nước đồng minh trong khối NATO, giữa lúc nhiều người tiếp tục lo lắng về những bước kế tiếp mà Nga có thể thực hiện.

Hiện chưa có đề nghị nào để Ukraine gia nhập liên minh NATO, và sự hỗ trợ quân sự dành cho NATO lúc này chỉ giới hạn trong việc thực hiện một số cuộc thao dượt ở Trung Âu.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama nói rằng các nước đồng minh cần có sẵn những kế hoạch phòng hờ trong khi ngân sách quốc phòng của nhiều nước đang hạ giảm.

"Một việc mà tôi đã đề nghị với các vị nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo chính phủ của những nước hội viên NATO là chúng tôi cần kiểm tra các kế hoạch đó để bảo đảm là chúng được cập nhật. Tôi cũng đề nghị làm nhiều hơn nữa để bảo đảm cho sự hiện diện thườøng trực của NATO tại các nước cảm thấy dễ bị tổn thương. Tôi nghĩ rằng có những cách thức để chúng tôi đạt được những mục tiêu đó với những nguồn lực hiện có."

Cũng trong ngày hôm qua, một bản phúc trình của Ngân hàng Thế giới cho biết nếu vụ giằng co giữa Moscow với các nước phương Tây về vấn đề Crimea gia tăng cường độ, nền kinh tế Nga có thể bị co cụm gần 2% trong năm nay. Phúc trình này cũng dự báo là các nhà đầu tư có thể rút 150 tỉ đô la ra khỏi nước Nga.

Một cuộc thăm dò do Trung tâm Levada ở Nga thực hiện mới đây cho thấy sự ủng hộ của công chúng dành Tổng thống Vladimir Putin đã tăng mạnh tới mức 80% trong tuần vừa qua. Nhưng lãnh tụ đối lập Boris Nemtsov, người từng giữ chức Phó Thủ tướng Nga, nói với đài VOA rằng sự ủng hộ đó có thể hạ thấp khi người Nga bắt đầu cảm nhận những cái giá phải trả cho việc xâm chiếm Crimea. Ông Nemtsov nói rằng “khi người dân biết rõ là họ phải lấy tiền từ trong túi của mình để chi trả cho cuộc phiêu lưu này thì họ sẽ bắt đầu tỉnh táo”.
  • Tổng thống Obama hội kiến Ðức Giáo Hoàng Francis tại Vatican, ngày 27/3/2014.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?