Campuchia hãy ra khỏi phòng họp!

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: internet

Posted by adminbasam on 30/07/2016
28-7-2016
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: internet
Đó là động từ mạnh mà giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia dành cho đại diện Campuchia tại Hội nghị Ngoại trưởng 10 quốc gia ASEAN vừa qua  tại Vientiane, Lào. 
Giáo sư Carl Thayer nói: “Bằng cách phá hoại ASEAN, Hun Sen đang làm mất lòng hoặc nhiều hoặc ít đối với Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam”. Cái mớ lý luận cùn của Thủ tướng Campuchia rằng, phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc không liên quan gì đến Phnom Penh, sẽ là miệng hố sâu có thể kéo Hun Sen xuống đó bất kể lúc nào. Bởi vì, nếu không liên quan thì ông ta nên im lặng, đừng có quấy rối. Hãy nói  một cách thẳng thắn và tuân theo các quyết định của số đông.
Trong khi tại Hội nghị Ngoại trưởng, hầu hết các thành viên đều nhất trí đưa nội dung kêu gọi các nước tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, chống quân sự hóa Biển Đông vào dự thảo tuyên bố chung, thì Campuchia ngang nhiên bác bỏ mọi ý kiến liên quan đến phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Người phát ngôn chính phủ Campuchia  Phay Siphan nói với The Cambodia Daily: “Chúng tôi gần gũi với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là chúng tôi là một con rối của Trung Quốc, và chúng tôi cũng không thể là một con rối của Mỹ”.
Không thể chịu nổi thói đành hanh ấy, một nhà ngoại giao Indonesia lên tiếng: “Ngôi nhà chung của chúng tôi đang là một mớ hỗn độn”. 
Không ai lạ gì cái sự “gần gũi” ấy. Chẳng qua nhiều năm nay , Trung Quốc với chính sách ngoại giao bằng những tấm séc đã “mua đứt bán đoạn” các nhà cầm quyền Campuchia. Mới đây nhất, hôm 15-7 Trung Quốc đã cam kết viện trợ gần 600 triệu USD cho Campuchia. Nhận được món tiền từ trên trời rơi xuống Hun Sen hí hửng cho hay, khoản tiền 600 triệu USD đó sẽ được dùng cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế và bầu cử của đất nước. Đổi lại, Campuchia sẽ luôn ủng hộ Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế. Bởi không chỉ có bây giờ, Trung Quốc mới được xem là đối tác then chốt của Campuchia. Khoảng một thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã viện trợ và đầu tư cho Campuchia hàng trăm triệu USD, miễn thuế hàng trăm mặt hàng thương mại và xóa nợ nhiều khoản kếch xù.
Biết thế cho nên bạn bè trong khối ASEAN chẳng ai lạ gì ông Hun Sen “bốn mặt”. Những tấm sẽ ấy không chỉ đổ sang Campuchia, mà còn sang Lào, khiến cho Lào cũng phải dễ dàng từ chối, đúng như ông Đặng Tiểu Bình đã dạy các đàn em: “Mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn là bắt được chuột”. Cứ có nhiều tiền, có “lợi ích cho dân tộc” thì người ta sẵn sàng bất chấp phải trái, giẫm đạp lên luật pháp quốc tế.
Lại nhớ về những trang lịch sử được viết bằng máu trong quan hệ Việt Nam- Campuchia.
Trong thế kỷ 20 nhân loại đã chứng kiến một chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Campuchia cũng như thế giới, đó là Campuchia Dân chủ, thường được gọi là Angkar (tổ chức) do Pol Pot đứng đầu.  Trong vòng hơn ba năm từ 1975-1978, Tập đoàn Pol Pot này đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia, bằng 1/3 dân số đất nước thời bấy giờ.  Người dân bị xử tử bất cứ lúc nào nếu bị nghi là phản động hay gián điệp. Nhiều hình thức tra tấn cực hình  như thời trung cổ được áp dụng.  
Khi người dân Campuchia đang rên xiết, tuyệt vọng trong địa ngục trần gian do Angkar dựng lên, họ đã vô cùng hạn phúc được bộ đội Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam đến cứu thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”. Chiến thắng 7/1/1979 đã xóa bỏ chế độ diệt chủng. Nếu không có ngày 7/1 ấy, nhân dân Campuchia sẽ không có được  một Vương quốc như ngày nay. Không ai khác, Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc này.
Bây giờ Việt Nam trong mắt của Hun Sen ra sao? Vẫn là những lời nói trên đầu môi chót lưỡi về tình hữu nghị thủy chung, nhưng phía sau là sự phản trắc. Ngồi ở bàn đàm phán Hun Sen nói:  quan hệ Việt Nam-Campuchia đó ngày càng phát triển bền vững theo phương châm đã được lãnh đạo hai bên thông qua là: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.” Còn ở bất cứ đâu ngoài Việt Nam, ngay cả trên Facebook cá nhân Hun Sen ngả hẳn về Trung Quốc, nghĩa là Biển Đông là của Trung Quốc, đương nhiên Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Trung Quốc tha hồ tôn tạo đảo, đá treenbieenr, tha hồ các hoạt động quân sự hóa trên biển. Các nước không nên làm phức tạp thêm tình hình…
Họ đã quên tình bạn rất nhanh khi mà có kẻ đang đổ tiền vào nhà mình. Hãy nghe Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: “Trung Quốc vô cùng tán dương lập trường ủng hộ lẽ phải, duy trì chính nghĩa của Campuchia về vấn đề biển Đông”.Ông này cũng cho rằng, “lập trường của Campuchia là đúng đắn, có lợi cho sự duy trì đoàn kết, vị thế chủ đạo của ASEAN trong khu vực cũng như giúp ích trong mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc”.
Kẻ tung người hứng. Nhưng ngó đi ngó lại vẫn chỉ có hai anh em nhà ấy.
Các nước khác phản đối kịch liệt.
Các nước khác, nhất là Nhật Bản, Indonesia, Philippines (đương nhiên)… cùng hô lớn: Campuchia hãy ra khỏi phòng họp!


Đọc thêm:


TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ VIỆC TRUNG QUỐC TĂNG

 CƯỜNG ẢNH HƯƠNG TẠI LÀO VÀ CAMPUCHIA?

Posted by adminbasam on 07/03/2014
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Ba, ngày 04/03/2014
(Đài RFI 27/2)
Vào lúc Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng, đặt toàn bộ Biển Đông dưới quyền khống chế của Bắc Kinh, phớt lờ chủ quyền được tuyên bố của Việt Nam đối với hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trên đất liền cũng diễn ra một tình hình đáng ngại khác cho Việt Nam: Trung Quốc càng lúc càng tăng cường thế lực tại Lào và Campuchia – hai nước láng giềng cho đến nay là đồng minh truyền thống, nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là uy thế ngày càng lớn của Trung Quốc tại Lào và Campuchia, phải chăng đang trở thành một mối đe dọa cho Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh, vì nếu Lào và Campuchia thực sự rơi vào quỹ đạo của Bắc Kinh thì rõ ràng Việt Nam đã lọt vào trong gọng kìm của Trung Quốc.
Phải nói là trong thời gian qua, Trung Quốc đã không ngừng gia tăng các khoản viện trợ và đầu tư vào Lào và Campuchia. Các khoản trợ giúp của Bắc Kinh cho Phnom Penh từng được nói nhiều tới từ cách đây 2 năm, sau khi Campuchia không ngần ngại chiều theo quan điểm của Trung Quốc, và đối kháng với Việt Nam và Philippines trong hồ sơ Biển Đông. Riêng những khoản đầu tư của Trung Quốc vào Lào ít được nói tới dù rất đáng kể.
Cuối 2013, Trung Quốc vượt qua Việt Nam để thành nhà đầu tư số một ở Lào
Ngày 30/1/2014, Đại sứ Trung Quốc tại Lào Quan Hòa Bình cho biết tổng trị giá đầu tư cua Trung Quốc tại Lào vào cuối năm 2013 đã đạt mức 5,1 tỷ USD, vượt qua Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào. Cho đến giữa năm 2013, Việt Nam vẫn còn là nhà đầu tư số một tại Lào với khoảng 5 tỷ USD, theo sau là Thái Lan với 4,8 tỷ USD còn Trung Quốc chỉ đứng thứ ba với 4 tỷ USD.
Việc Trung Quốc vượt qua Việt Nam, trong vai trò nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, không phải là điều đáng ngạc nhiên trong bối cảnh từ hơn 10 năm nay Bắc Kinh không ngừng nỗ lực dùng lá bài kinh tế để chiêu dụ các nước Đông Nam Á nói chung, và hai nước Lào và Campuchia nói riêng.
Trong một công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Trung Quốc với Lào và Campuchia vừa được viện nghiên cứu thống nhất quốc gia của Hàn Quốc tại Seoul công bố, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã nêu bật một số lý do chính thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường đầu tư cả về kinh tế lẫn chính trị vào hai nước Đông Nam Á này. Ông Carl Thayer cho biết: “Trung Quốc làm như vậy chủ yếu vì lý do kinh tế. Họ tìm cách tiếp cận vào các sản phẩm nông nghiệp và nguôn tài nguyên thiên nhiên rất cần cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của họ, đồng thời tìm cách phát triển một thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của nước này. Đa phần viện trợ phát triển và đầu tư của Trung Quốc được hưởng vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lượng và công nghiệp khai khoáng ở cả Lào lẫn Campuchia”.
Mặt khác, theo Giáo sư Thayer, Trung Quốc cũng muốn hội nhập tỉnh Vân Nam vào khu vực Đông Nam Á, do đó đầu tư và viện trợ của Bắc Kinh cũng tập trung vào việc xây dựng mạng lưới giao thông từ miền Nam Trung Quốc tỏa xuống khu vực Đông Nam Á.
Động cơ chính trị: Thông qua Lào và Campuchia để tác động lên ASEAN
Bên cạnh quyền lợi kinh tế, theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh cũng có động CO’ chính trị. Ông Thayer giải thích: “Trung Quốc tìm cách phát triển mối quan hệ thân thiện với Lào và Campuchia để thu hút sự ủng hộ cho một loạt chính sách quan trọng của Bắc Kinh. Ví dụ, tất cả các thỏa thuận hợp tác song phương dài hạn mà Trung Quốc đã ký kết với các thành viên ASEAN trong những năm 1999-2000 đều có điều khoản liên quan đến chính sách ‘Một nước Trung Quốc’.
ASEAN đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Yếu tố đó đã nâng cao tầm quan trọng của Lào và Campuchia trong một khuôn khổ đa phương. Lợi ích của Trung Quốc là làm sao có được quan hệ tốt với Lào và Campuchia (và với tất cả các thành viên ASEAN khác) để họ làm cầu nối cho ảnh hưởng chính trị và kinh tế của Trung Quốc.
Trong năm 2012, khi Canipuchia giữ chức Chủ tịch ASEAN, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng của mình đối với Chính quyền Phnom Penh để tác động đến cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông trong khối ASEAN. Campuchia đã được khen thưởng vì đã hợp tác .Sắp tới đây, vào năm 2016, Lào sẽ giữ chức Chủ tịch ASEAN”.
Theo Giáo sư Thayer, dù rất hữu hảo với Trung Quốc để tranh thủ các quyền lợi về kinh tế, nhưng Lào và Campuchia vẫn cố gắng duy trì quyền độc lập tự chủ của mình. Trong lĩnh vực này, Lào có vẻ thành công hơn Campuchia. Giáo sư Thayer phân tích: “Lào dường như đã thành công hơn Campuchia trong việc duy trì quyền tự chủ của mình nhờ sự hiện diện mạnh mẽ về kinh tế của Thái Lan và Việt Nam… Campuchia thì gặp nhiều khó khăn hơn vì quan hệ với Thái Lan đã bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp biên giới, trong lúc bang giao với Việt Nam lại là một vấn đề chính trị gây tranh cãi trong nước. Chính quyền của Đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen đã không theo đuổi được một chính sách cân bằng mà đã bị phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Anh hưởng không ngừng gia tăng của Trung Quốc tại hai nước láng giềng ở phía Tây và Tây Nam phải chăng là một mối đe dọa đối với nền an ninh của Việt Nam? Trả lời phỏng vấn của RFI bằng thư điện tử, Giáo sư Thayer cho rằng trong lĩnh vực an ninh thuần túy , xu thế đó không phải là điều đáng ngại đối với Việt Nam.
Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
– Giáo sư có nghĩ rằng việc quan hệ được tăng cường giữa Trung Quốc với Campuchia và Lào đang là hoặc sẽ là một mối đe dọa đối với an ninh của Việt Nam hay không?
+ Quan hệ song phương của Trung Quốc với Campuchia và Lào không tạo thành mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Cả Campuchia lẫn Lào đều tìm cách bảo đảm cho mình quyền tự do hành động nhất định. Quan hệ giữa Campuchia với Lào và Trung Quốc trong một chừng mực nào đó cũng sẽ được điều hòa thông qua khối ASEAN.
Hai mục tiêu của Bắc Kinh tại Campuchia và Lào
Trung Quốc tìm kiếm lợi ích kinh tế tại Campuchia và Lào. Riêng tại Lào, Trung Quốc phải cạnh tranh với Thái Lan và Việt Nam.
Bắc Kinh cũng hy vọng sẽ không có nước nào đề ra chính sách đối ngoại thiếu thân thiện và chống lại lợi ích của Trung Quốc. Cho đến giờ, không có bằng chứng nào cho thấy Bắc Kinh đã gây áp lực để buộc Phnom Penh hay Viêng Chăn phải chọn lựa giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Quan hệ quân sự giữa Trung Quốc với Campuchia và Lào rất hạn chế, do đó không tạo thành một mối đe dọa cho Việt Nam. Sĩ quan quân đội Trung Quốc có mặt trên cả lãnh thổ Campuchia lẫn Lào để quản lý các chương trình hợp tác quốc phòng, nhưng số lượng không đông lắm nên không có gì đáng ngại cho Việt Nam.
Trong thực tế, Việt Nam có mối quan hệ hợp tác quốc phòng tương đối mạnh mẽ với cả hai nước Lào và Campuchia, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo sĩ quan.
Lào giữ một vị trí đặc biệt trong mối quan hệ an ninh với Trung Quốc bởi vì hai bên chia sẻ một đường biên giới chung và đều phải đối phó với các mối đe dọa xuyên quốc gia. Tuy nhiên, đấy cũng là tình hình giữa Lào và Việt Nam.
Campuchia đang hướng trở lại Việt Nam
Ngoại trừ thời kỳ cách đây 2 năm, khi Campuchia với tư cách là Chủ tịch ASEAN, đã tìm cách không đề cập đến vấn đề Biển Đông trong Thông cáo chung của các Ngoại trưởng ASEAN, hiện Campuchia không còn bị Trung Quốc sử dụng như một con tốt chính trị nhằm gây thiệt hại cho Việt Nam.
Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc bắt đầu giữ khoảng cách với Thủ tướng Hun Sen do kết quả kém cỏi của Đảng Nhân dân Campuchia trong cuộc bầu cử Quốc hội mới đây. Bắc Kinh không muốn tình trạng bất ổn tại Campuchia lan rộng và đe dọa các lợi ích kinh tế của Trung Quốc.
Bắc Kinh như đang kín đáo điều chỉnh sách lược để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp Đảng Nhân dân Campuchia bỏ rơi ông Hun Sen, hay trong trường hợp lãnh tụ đang đối lập Sam Rainsy lật đổ chế độ của Đảng Nhân dân Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen dường như đã nhận thấy sự thay đổi đó, và đã chuyển hướng quay sang tìm kiếm một quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản và tăng cường quan hệ trở lại với Việt Nam.
– Nhiều người cho rằng Trung Quốc hiện đang áp dụng một chính sách ép Việt Nam từ hai phía, trên biển là từ Biển Đông, còn trên bộ là củng cố thế lực tại hai nước sát cạnh Việt Nam là Lào và Campuchia. Giáo sư có ý kiến gì về vấn đề này?
+ Vấn đề thực sự nghiêm trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên tại khu vực Biển Đông. Không thấy có dấu hiệu là Trung Quốc đang tìm cách kiềm chế Việt Nam, trái lại, Bắc Kinh còn đẩy mạnh thêm quan hệ với Hà Nội. Trung Quốc thường tìm cách làm dịu các chính sách hay hành động nào của Việt Nam mà có thể ảnh hướng tiêu cực đến lợi ích của họ.
Mục tiêu lớn của Bắc Kinh là làm sao kết nối các tỉnh miền Nam Trung Quốc với khu vực lục địa Đông Nam Á. Trung Quốc lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình và mong muốn cả ba nước Lào, Campuchia và Việt Nam phát triển để thực hiện mục tiêu trên.
Tuy nhiên trong phương trình đó lại có sự tồn tại của Mỹ với tư cách là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam và Campuchia.
Phản ứng bất bình của nguời dân trước cung cách làm ăn của Trung Quốc
– Giáo sư đánh giá thế nào về phản ứng của Việt Nam trước đà vươn lên của Trung Quôc tại Lào và Campuchia?
+ Việt Nam nhận thức rất rõ về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Campuchia và Lào. Thế nhưng, ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gia tăng khắp nơi, và Việt Nam hiểu rõ xu thế đó.
Đối với Lào, Việt Nam vẫn duy trì các mối quan hệ hữu nghị giữa hai đảng cầm quyền. Các tầng lớp chính trị ở Lào cũng tìm cách duy trì mối quan hệ lịch sử với Việt Nam, cho dù trong đảng Nhân dân Cách mạng Lào có một số quan điểm cho rằng đất nước này sẽ có lợi nhiều hơn nếu đứng hẳn về phía Trung Quốc, nhưng các thành phần này đã không thắng được phía chủ trương tìm kiếm một sự cân bằng trong mối quan hệ với Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Cũng cần phải lưu ý rằng hiện đang có một làn sóng ngầm, hoặc một phản ứng đi ngược lại của một bộ phận quan trọng trong dân chúng ở cả Lào lẫn Campuchia chống lại công việc kinh doanh của người Trung Quốc tại hai quốc gia này.
  • Nguyên nhân bắt nguồn từ cung cách làm ăn thô bạo của các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có việc lấy đất của người dân, và đưa lao động Trung Quốc đến làm việc ở các nước đó.
Việt Nam có vai trò đối trọng với thế lực Trung Quốc tại Lào và Campuchia
– Hiện Việt Nam có mức độ quan trọng như thế nào tại hai nước láng giềng Lào và Campuchia?
+ Việt Nam rất quan trọng đối với Lào và Campuchia về phương diện kinh tế vì lẽ Việt Nam là một đối tác kinh tế lớn trong khu vực. Gần đây, lượng hàng hóa Việt Nam đổ vào Campuchia đã tăng vọt sau cuộc khủng hoảng biên giới giữa Campuchia và Thái Lan.
Việt Nam cũng rất quan trọng đối với hai láng giềng trên bình diện an ninh do các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia dọc theo đường biên giới chung giữa hai bên.
Sau cùng, Việt Nam quan trọng đối với Lào và Campuchia trong vai trò một đối trọng tiềm tàng cho hai nước này trước Trung Quốc.
Suy cho cùng, cả ba nước đều là thành viên của ASEAN và đã xây dựng một kiểu liên minh đặc biệt (bao gồm cả Myanmar), để vận động toàn khối dành cho họ một cách đối xử đặc biệt, với tư cách là các nước kém phát triển trong khối ASEAN.
Cả ba nước đều chia sẻ một mối quan tâm chung đối với tình trạng ở vùng hạ nguồn sông Mekong, và sự phát triển của khu vực được gọi là Tiểu vùng sông Mekong mở rộng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?