Tin Việt Nam – 31/07/2017

Tin Việt Nam – 31/07/2017

Nghi vấn xung quanh vụ Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Kính Hòa RFA
Ngày 31 tháng Bảy, 2017, ông Trịnh Xuân Thanh, người bị nã quốc tế suốt một năm nay ra đầu thú cơ quan công an tại Hà Nội.
Trước đó 1 ngày, Tướng Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công An nói với báo chí rằng ông không biết gì về chuyện này cả.
Ông Bùi Thanh Hiếu, hay blogger Người Buôn Gió, người sống tại Đức và trước đây có một số bài viết về nhân nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nói với đài RFA rằng ông gặp ông Trịnh Xuân Thanh lần cuối cùng vào tháng ba năm nay, 2017, tại Đức. Lúc đó ông Trịnh Xuân Thanh có nói ý định của mình là về Việt Nam để ra tòa.
Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ, để ông ấy tranh luận làm rõ cái vụ 3300 tỉ ấy.”
Theo trình bày của ông Bùi Thanh Hiếu thì ông Thanh không có ý định định cư ở nước ngoài ngay từ đầu, hành động trốn ra nước ngoài của ông vào năm 2016 là để tránh bị bắt rồi bị xử bất công.
Trong thời gian một năm qua, có nhiều tin đồng rằng ông Trịnh Xuân Thanh sống ở vài nước khác nhau. Ông Bùi Thanh Hiếu xác nhận rằng ông Thanh có sống ở Đức, và đã gặp ông Hiếu. Ngay sau khi có tin ông Thanh trốn khỏi Việt Nam, blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu viết rất nhiều bài về ông Trịnh Xuân Thanh, dựa trên những thông tin được cho là do ông Thanh cung cấp.
Ngày 30 tháng bảy năm 2017, tin ông Trịnh Xuân Thanh về nước được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, bắt nguồn từ facebook của nhà báo Huy Đức.
Nhà báo Phạm Chí Dũng hiện sống tại Sài Gòn nói về những tin tức trái ngược nhau trong ngày 30 tháng bảy:
“Cùng ngày 30 tháng bảy tôi lại ngỡ ngàng đọc cái bài trên báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, phỏng vấn ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, hỏi về thông tin cho rằng cơ quan điều tra đã di lý ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam rồi. Ông Bộ trưởng Bộ công an lại nói như phân bua là đến giờ vẫn chưa có thông tin gì. Thế là có người kêu lên rằng tôi biết tin vào ông Huy Đức hay ông Tô Lâm đây. Chẳng lẽ một bộ máy khổng lồ của Bộ Công an, cơ quan công an Việt Nam giỏi như thế, giỏi nhất thế giới, lại thua một cá nhân nhà báo Huy Đức. Mới hôm qua đây công an đã huy động bắt giữ bốn người bất đồng chính kiến của Hội anh em dân chủ, mà tại sao Huy Đức biết trước (vụ ông Thanh bị bắt) mà Bộ Công an lại không biết gì?”
Theo ông Phạm Chí Dũng thì những tin tức mà nhà báo Huy Đức đưa ra trong thời gian gần đây là đáng tin.
Ông Thanh thì cứ muốn về rồi ra tòa, thế nọ thế kia, xử công khai rồi có giám sát quốc tế các thứ.
-Blogger Bùi Thanh Hiếu.
Khi được hỏi về khả năng chính công an Việt Nam đã ra nước ngoài bắt giữ ông Trịnh Xuân Thanh rồi đưa về Việt Nam, ông Bùi Thanh Hiếu cho rằng không có điều đó:
Chuyện cơ quan công an ra nước ngoài bắt ông Thanh là không thể được. Thứ nhất là ông ấy có luật sư ở đây. Muốn bắt ông ấy thì phải ra tòa, rồi căn cứ theo các luật của người ta để phán quyết là không chấp nhận đơn của luật sư, trục xuất ông ấy về, rồi mới tới thủ tục bàn giao cho công an Việt Nam để công an Việt Nam đưa ông Thanh về.”
Trong suốt thời gian một năm qua, từ khi có tin ông Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, các vị đại diện cơ quan pháp luật Việt Nam thường khẳng định rằng sẽ di lý ông Thanh về Việt Nam để xử tội dù ông đang ở đâu.
Nhà báo Phạm Chí Dũng kết luận về diễn biến ra đầu thú của ông Trịnh Xuân Thanh:
Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước. Tôi có cảm giác như đang xem những cuốn phim Nguyễn Bá Thanh 2014, Phùng Quang Thanh 2015, chiếu lại. Có cái gì kỳ bí giống như trong một màn sương mù, có những bàn tay nhớp nhúa thò ra đạo diễn giống như lên đồng.”
Ông Nguyễn Bá Thanh nguyên là Trưởng Ban Nội chính trung ương, cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam có trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng tại Việt Nam, đi nước ngoài vào năm 2014. Lúc ấy nhiều tin đồn trên mạng xã hội nói rằng ông mắc bệnh hiểm nghèo, thậm chí bị đầu độc, nhưng truyền thông Việt Nam im tiếng. Sau đó tin ông Nguyễn Bá Thanh mất cũng được mạng xã hội đưa tin trước khi nhà nước Việt Nam xác nhận rằng ông mất.
Ông Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng sang Pháp trị bệnh vào năm 2015 cũng dấy lên rất nhiều đồn đoán về bệnh tình của ông, nhưng cơ quan truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không bình luận gì.
Nhìn vào sự khác biệt của lời phủ nhận của tướng Tô Lâm về tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, và tin chính thức xác nhận của Bộ Công an sau đó chỉ có 1 ngày rằng ông Thanh đã đầu thú, nhà báo Phạm Chí Dũng đặt nghi vấn rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã gặp một ai đó có quyền lực trước khi đến đầu thú tại cơ quan công an.
Có cái gì đó rất khó hiểu trong việc ông Trịnh Xuân Thanh đi đầu thú. Vừa khó hiểu, vừa kịch tính, vừa hài hước.
-Nhà báo Phạm Chí Dũng.
Ông Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Vụ thất thoát số tiền 3300 tỉ đồng tại tổng công ty này được cho là diễn ra dưới thời ông Thanh chịu trách nhiệm đứng đầu. Nhưng sau khi rời Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí, ông Trịnh Xuân Thanh lại trúng cử đại biểu quốc hội, rồi làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Khi ông làm việc tại tỉnh này thì tin tức về những vụ tham nhũng có liên quan đến ông được báo chí Việt Nam đưa tin vào khoảng giữa năm. Sau đó ông trốn ra nước ngoài, và bị chính phủ Việt Nam truy nã quốc tế.

Nữ Thứ trưởng Bộ Công thương VN ‘sẽ mất chức’?

Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam kỷ luật cảnh cáo và đề nghị miễn nhiệm chức vụ với Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.
Cơ quan điều tra của Đảng ra thông cáo ngày 31/7 nói bà Kim Thoa có vi phạm, khuyết điểm “nghiêm trọng”.
Vi phạm của bà Kim Thoa liên quan thời gian bà giữ các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004-5/2010).
Thông cáo nói ủy ban này “kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay” của bà Hồ Thị Kim Thoa.
Trước đó hôm 3/7, Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng ra thông cáo đề xuất kỷ luật bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công thương.
Nguyên là một doanh nhân, bà Kim Thoa là là chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang từ 2004 đến 2010 trước khi được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm làm thứ trưởng công thương năm 2010.
Trong số các vi phạm được nêu, bà Kim Thoa bị cho là đã “vi phạm trình tự, thủ tục trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp”.
Bà cũng bị nói là đã “mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của Điều lệ của công ty”.
Bà đã “nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định về kê khai tài sản, thu nhập, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm”.
Việc điều tra bà thứ trưởng xuất phát từ yêu cầu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau khi có các bài báo đề cập việc kê khai tài sản của bà.
Hồi tháng Hai, một số báo đăng tin nói bà Thoa và gia đình “sở hữu khối tài sản trăm tỷ” nhờ có lượng lớn cổ phần ở Công ty bóng đèn Điện Quang.
Theo truyền thông Việt Nam, năm 2016, các thành viên gia đình bà Kim Thoa sở hữu gần 35% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang, tương đương 700 tỷ đồng tính theo thị giá hiện tại.
Riêng bà Kim Thoa nắm gần 1,7 triệu cổ phiếu, tương đương gần 100 tỷ đồng.

Lĩnh vực đất đai chiếm hơn 95% đơn khiếu nại

Trong tổng số hơn 1.500 lượt đơn khiếu nại trong nửa đầu năm 2017, có đến hơn 95% liên quan đến vấn đề đất đai.
Đó là thông tin được Thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường công bố ngày 31/7.
Trong số những đơn khiếu nại này có 44% trùng nhau và không đủ điều điện được giải quyết. Số còn lại phải xử lý liên quan đến hơn 860 vụ việc trong đó có 16 vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, 25 vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ và đến hơn 85% thuộc thẩm quyền của các địa phương.
Cũng theo Bộ Tài nguyên – Môi trường trong 6 tháng đầu năm nay Bộ này đã tiếp 182 lượt người khiếu nại , giảm 20 lượt so với cùng kỳ năm ngoái. Theo nội dung báo cáo thì việc tiếp công dân được thực hiện đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
Thanh tra Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng cho biết các nội dung chủ yếu được khiếu nại liên quan đến thu hội đất đai, bồi thường, hỗ trợ về đất, cấp giấy chững nhận quyền sở hữu đất, tranh chấp đất đai,…
Hiện nay tại các cơ quan tiếp công dân của Trung ương đảng và chính phủ luôn có những đoàn người khiếu kiện vì đất đai bị thu hồi không đúng pháp luật, vụ việc bị đùn đẩy kéo dài không được giải quyết.

Hội Anh em Dân chủ

lên tiếng về việc bắt giữ 4 nhà hoạt động ôn hòa

Hội Anh em Dân chủ vào ngày 31 tháng 7 lên tiếng phản đối về việc bắt giữ bốn cựu tù nhân lương tâm vào ngày 30 tháng 7 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Bản Lên tiếng của Hội Anh em Dân chủ nêu ra bốn thành viên của hội bị bắt gồm Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà báo tự do Trương Minh Đức, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển.
Theo Hội Anh em Dân chủ thì đây là một tổ chức xã hội dân sự độc lập với tôn chỉ hoạt động là đấu tranh bảo vệ và thực thi các quyền con người được Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế ghi nhận; vận động xây dựng một xã hội dận chủ, tiến bộ, công bằng và văn minh.
Hội Anh em Dân chủ lên án và phản đối việc đàn áp, bắt giam, khởi tố 4 thành viên của Hội như vừa nêu, cũng như tình trạng bắt bớ và cầm tù bị Hội này gọi là ‘tràn làn’ gồm nhiều trường hợp khác như Lê Đình Lượng, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh, Hoàng Đức Bình, Trần Văn Hoàng Phúc…
Qua Bản Lên tiếng, Hội Anh em Dân chủ đòi hỏi Nhà nước Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho những người bị bắt giữ mà theo hội này là ‘một cách tùy tiện’ trong ngày 30 tháng 7; cũng như tất cả những nhà hoạt động và tù nhân lương tâm khác.
Hội Anh em Dân chủ cũng kêu gọi người Việt trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội dân sự độc lập cùng chính phủ các nước, các tổ chức của Liên hiệp Quốc, các tổ chức bảo vệ quyền con người, các hãng thông tấn lên tiếng về những trường hợp được cho là bị đàn áp ở Việt Nam.
Quyết tâm đàn áp phong trào dân chủ
Ủy ban Quyền Con người Việt Nam, trụ sở tại Paris, vào ngày 31 tháng 7 ra thông cáo báo chí lên án mạnh mẽ việc bắt giữ hôm 30 tháng 7 đối với 4 người được đánh giá là những nhà hoạt động vì quyền con người nổi bật tại Việt Nam.
Theo chủ tịch Ủy ban Quyền Con người Việt Nam thì biện pháp bắt giữ đối với bốn ông Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức, tiếp sau những bản án nặng tuyên cho hai nhà hoạt động nữ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, cho thấy quyết tâm đàn áp phong trào nhân quyền của chính phủ Việt Nam.
Ủy Ban Quyền Con người Việt Nam cho rằng bốn cựu tù chính trị bị bắt do những hoạt động cho quyền con người theo điều luật mơ hồ ‘an ninh quốc gia’.
Đợt bắt bớ mới được cho là đánh dấu độ cao mới trong những tháng gần đây về tình trạng gia tăng đáng báo động biện pháp đàn áp đối với những nhà bảo vệ quyền con người, các bloggerts, các nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, và những tín hữu các giáo phái độc lập tại Việt Nam.
Truyền thông Nhà nước nói về việc bắt giữ 4 người
Truyền thông của Nhà nước Việt Nam vào ngày 30 tháng 7 loan tin noái Cơ quan Điều Tra Bộ Công an thông tin đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam sáu đối tượng trong vụ án Nguyễn Văn Đài cùng những người khác hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam.
Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Nguyễn thị Thu Hà bị bắt vào tháng 12 năm 2015 cho đến nay vẫn chưa được đưa ra xét xử.
Tuy nhiên theo thông tin từ Cơ quan Điều tra, Bộ Công an Việt Nam vào ngày 30 tháng thì cơ quan này tiến hành khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Đài, bà Lê thu Hà, ông Phạm Văn Trội. Cả ba đều cư trú ở Hà Nội. Rồi ông Nguyễn Trung Tôn ở Thanh Hóa, và hai ông Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức ở thành phố Hồ Chí Minh

Thị trưởng người Việt tại Mỹ

nói gì về những trường hợp người Việt bị trục xuất?

Thanh Trúc, RFA
Từ một vài tháng nay hàng trăm người Việt ở Mỹ, vì phạm pháp trong thời gian đầu nên không được nhập tịch, đã bị ICE Cơ Quan Di Trú và Hải Quan Hoa Kỳ bắt giữ rồi trục xuất về Việt Nam theo pháp lệnh hành chính mà tổng thống Donald Trump  đã ký hồi tháng Hai.
Nhân dịp ghé qua vùng Đông Bắc Hoa Kỳ hôm 26 vừa qua, thị trưởng thành phố Westminster thuộc quận Cam miền Nam California, ông Tạ Đức Trí, trình  bày những điều ông biết về vấn đề vừa nêu:
Ông Tạ Đức Trí: Chúng tôi cũng có nghe nói tới vấn đề này trên báo chí cũng như các cơ quan truền thông và truyền hình. Riêng cá nhân chúng tôi thì chúng tôi không được biết có trường hợp nào xảy ra ở thành  phố Westminster hay không. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi thì sau khi tổng thống đã ký quyết định như vậy thì không chỉ riêng cộng đồng Việt mà tất cả các cộng đồng khác tại Mỹ, nếu trong vấn đề đến Mỹ mà chưa có quốc tích và có dính dáng đến vấn đề phạm pháp thì  chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, đưa đến việc bị trục xuất. Riêng trong trường hợp người Việt chưa có quốc tịch Mỹ vì phạm pháp thì chúng tôi nghĩ phải kiếm những luật sư am tường vấn đề di trú cũng như luật liên bang liên quan tới di trú thì mới có thể can thiệp được.
Thanh Trúc: Đài Á Châu Tự Do cũng có một hai lần đưa những bản tin về trường hợp những người Việt qua trước 1995 thì không nằm trong diện bị trục xuất cho dù có chuyện gì xảy ra, nhưng sau 1995 thì họ là đối tượng bị trục xuất nếu phạm pháp và không có giấy tờ. Chúng tôi nhận thấy có nhiều tổ chức bên ngoài tìm cách giúp đỡ những người Việt Nam đó. Thưa ông thị trưởng ông thấy là cần làm gì thêm để hỗ trợ giúp đỡ cho những đối tượng bị bắt và nằm trong diện bị trục xuất như vậy?
Ông Tạ Đức Trí: Nếu những người này không phạm tội nhưng vì lý do nào đó có nguy cơ bị trục xuất thì quan trọng nhất vẫn cần những luật sư giỏi về di trú, giỏi về luật liên bang. Những luật sư này sẽ phải gởi thơ sẽ phải tiếp xúc với các vị chánh án cấp liên bang của Tòa Liên Bang mới có thể giải quyết chuyện này được.
Đa số người rời khỏi Việt Nam đều muốn hưởng một thể chế tự do dân chủ, nếu bây giờ trở về Việt Nam thì vấn đề là sự đối xử của nhà cầm quyền đối với những người này có được cân bằng hay không.- Thị trưởng Tạ Đức Trí
Thanh Trúc: Thực xa vấn đề trục xuất đã được Cơ Quan Di Trú Và Hải Quan Hoa Kỳ nói đến từ lâu, thế nhưng những người trong diện trục xuất thì vẫn ở trong tù vì Việt Nam không nhận. Nhưng bắt đầu từ tháng Năm Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết một MOU để nhận những người bị trả về, ông thấy điều này có thỏa đáng không?
Ông Tạ Đức Trí: Điều này nếu trong trường hợp những người mà không phạm  pháp mà cũng nằm trong danh sách có khả năng bị trục xuất  và phía bên Việt Nam sẵn sàng nhận thì sẽ tạo ra khó khăn cho những người này tại vì đa số người rời khỏi Việt Nam đều muốn hưởng một thể chế tự do dân chủ, nếu bây giờ trở về Việt Nam thì vấn đề là sự đối xử của nhà cầm quyền đối với những người này có được cân bằng hay không. Sau 42 năm nhà cầm quyền Việt Nam tới giờ này vẫn có những vi phạm về nhân quyền và tự do tôn giáo, thành ra việc đưa người vể sẽ tạo cho họ rất  nhiểu khó khăn thử thách cho những người đó.
Thanh Trúc: Xin bước sang một điểm khác, theo số liệu từ Hiệp Hội Quốc Gia Về  Địa Ốc của Hoa Kỳ thì người Việt Nam đã bỏ ra trên 3 tỷ để mua nhà ở đây. Đó là thống kê của 2016, như vậy chắc có lẽ ông thị trưởng cũng biết có nhiều người mới đến đây mà đã mua nhà…
Ông Tạ Đức TríNgười từ Việt Nam qua mà mua bất động sản tại Hoa Kỳ, riêng về thành phố Westminster cũng như  những thành phố trong quận Cam thì rất là nhiều. Chuyện này đưa tới vấn đề là gía nhà lên cao một cách không thể tưởng tượng được, bây giờ mua một căn nhà ở thanh phố Westminster là chuyện vô cùng khó khăn, nhiều khi những người mua phải cạnh tranh với nhau, phải sẵn sàng mua cao hơn giá mà người bán đưa ra. Chuyện này đẩy tới tình trạng là nhiều khi những người đi  làm, giới trung lưu tại Hoa Kỳ, tại thành phố Westminster, không có khả năng mua nhà, còn người từ Việt Nam qua mua nhà rất nhiều và sẵn sàng trả tiền mặt.
Chuyện này cũng cho thấy người trong Việt Nam không muốn  ở lại Việt Nam nữa, họ làm bất cứ cái gì để ra khỏi Việt Nam.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn ông Thị trưởng Tạ Đức Trí.

Tài trợ quốc tế giảm,

phòng chống SIDA ở Việt Nam khó khăn hơn

Hội nghị quốc tế về SIDA ( IAS 2017 ) diễn ra tại Paris từ ngày 23/07 đến 26/07/2017 đã là dịp để hơn 6000 bác sĩ và nhà nghiên cứu tổng kết những thành quả mới nhất về phòng chống SIDA, cũng như những trở ngại vẫn tồn tại trên con đường đi đến diệt trừ hoàn toàn dịch bệnh này. Một trong những trở ngại đó chính là vấn đề tài chính, vì nhiều nước giàu như Mỹ và Pháp dự trù cắt giảm nguồn tài trợ cho nghiên cứu và phòng chống SIDA.
Fin publicité dans 21 s
Điểm đáng ghi nhận đầu tiên đó là trong những năm gần đây, thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ trong cuộc chiến chống SIDA : từ năm 2005 đến năm 2016, số người chết vì SIDA đã giảm phân nửa, chỉ còn 1 triệu người. Đó chính là nhờ việc điều trị bằng thuốc kháng HIV ( ARV ) ngày càng phổ biến, giúp ngăn chận sự phát triển của virus HIV, cũng như ngăn chận sự lây nhiễm.
Nhưng trong năm ngoái, vẫn có thêm 1,8 triệu người bị lây nhiễm. Con số lây nhiễm mới này đúng là có giảm đều đặn, nhưng còn quá chậm để đạt đến mục tiêu 500 ngàn ca lây nhiễm mới vào năm 2020, đủ để kềm chế dịch bệnh. Tại những khu vực như Đông Âu, Trung Á, châu Phi cận Sahara và một số nước như Venezuela, dịch SIDA thậm chí lại có chiều hướng tăng rất đáng ngại.
Hiện giờ các nhà khoa học vẫn nỗ lực tìm ra một loại vaccin ngăn chận lây nhiễm virus HIV và đã đạt được một số kết quả khả quan. Về điều trị thì các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm chích thuốc cho bệnh nhân mỗi tháng một lần thay vì cho uống thuốc mỗi ngày suốt đời. Việc phòng ngừa lây nhiễm cũng đạt được nhiều tiến bộ, với việc dùng thuốc kháng HIV ( ARV ) cho những người đồng tính có nguy cơ lây nhiễm cao.
Vấn đề gay go nhất thật ra chính là về mặt tài chính, vì không có tiền thì các nhà khoa học không thể tiếp tục nghiên cứu về SIDA được, thế mà nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu này lại đang bị nhiều nước giàu cắt giảm, nhất là Hoa Kỳ, quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất. Điều này sẽ gây tác hại cho cho công cuộc phòng chống SIDA tại những nước nghèo như Việt Nam. Đó là điều mà bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ sau hội nghị quốc tế về SIDA, mà bản thân bà đã tham dự:

Nhận xét

  1. Xin chào
    Tên tôi là Bridget James...
    Tôi muốn để làm chứng về làm thế nào Dr.MULI JONATHAN sử dụng của mình truyền thống châu Phi thảo dược để chữa tôi về vi rút HIV
    Tôi đã dạy cho cuộc sống của tôi đã đi đến một kết thúc như tôi được chẩn đoán nhiễm HIV 4 năm trước
    Tôi đã nói với các bác sĩ rằng khả năng miễn dịch của tôi đã bỏ kết quả là một mùa thu của tôi đếm CD4 và tôi đã được đặt trên anti - retroviral ma túy trị liệu nhưng điều này đã không một giải pháp cuối cùng để bệnh của tôi
    Tôi là một người bối rối cho đến khi một người bạn giới thiệu tôi để Dr MULI JONATHAN tôi liên lạc với anh ta và ông đã gửi cho tôi của ông thảo dược với các hướng dẫn trên làm thế nào để đưa họ
    Sau khi uống các loại thuốc cho những ngày yêu cầu tôi đi trở lại bệnh viện để lặp lại thử nghiệm của tôi...
    Behold tôi đã được thử nghiệm HIV tiêu cực
    Tôi rất hạnh phúc
    Bạn cũng có thể liên hệ với anh ta
    mulijonathanherbal@Gmail.com
    WhatsApp: +2349038544302

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?