Trương Nhân Tuấn – Vụ giàn khoan, BBC & Hayton thắng Reuteurs : 1-0.


29/07/2017
Phát ngôn nhân BNG Việt Nam đã trả lời câu hỏi của báo chí liên quan vụ TQ đe dọa sử dụng vũ lực nếu VN không rút khỏi lô 136-03 (mà giàn khoan của Repsol đang thăm dò). Dầu không trả lời thẳng câu hỏi nhưng ta viết ngay rằng BBC-Hayton đã thắng Reuteurs 1-0.
Bill Hayton. SCREENGRAB from YouTube video/BBC
Ông  Bill Hayton
Tức là những gì Bill Hayton viết trên BBC (24-7) là có căn cứ :
“giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò.”
Về vụ hăm họa sử dụng vũ lực (chiếm các đảo TS) theo ông Carle Thayer:
“có tin được nêu rằng Trung Quốc chuyển lời đe dọa tới Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ngày 14/07 để đồng ý ngưng khoan dầu khí”.
Nhưng nhiều nguồn tin khác cho rằng lời đe dọa đến từ tướng Phạm Trường Long. Ông này sau khi khuyến cáo các lãnh đạo VN rút giàn khoan (nhưng thất bại) nên đã vội vã ra về bỏ ngang chương trình thăm viếng hữu nghị hồi 18/19 tháng sáu 2017. Theo tin tức báo chí, ông này nhắc lại việc các đảo HS và TS đã thuộc về TQ từ “thời thượng cổ”.
Nội dung buổi họp của Bộ chính trị ngày 14 tháng bảy, Bill Hayton tiết lộ (nhưng không thể kiểm chứng) trên BBC 28 tháng bảy rằng 17/19 ủy viên BCT đồng ý VN khai thác tiếp tục. 2 ủy viên chủ trương rút giàn khoan là Nguyễn Phú Trọng và Ngô Xuân Lịch.
Theo Reuteurs, đến nay thì giàn khoan của Repsol vẫn còn nguyên vị trí.
Bill Hayton biện luận rằng giàn khoan còn nguyên vị trí là vì phải mất thời gian “trét lỗ khoan” lại. Theo ông này, giàn khoan thăm dò tuy chưa khoan đến độ sâu dự kiến nhưng đã khám phá ra mỏ khí khá quan trọng.Tức là giàn khoan còn ở đó là do vấn đề kỹ thuật.
Nhưng có thể suy diễn rằng giàn khoan còn nguyên vị trí cũ và nó vẫn tiếp tục hoạt động, theo như quyết định đa số áp đảo của BCT 17/19.
Điều này xảy ra thì Reuteurs sẽ gỡ huề 1-1 với BBC-Hayton.
Hôm 26 tháng bảy ông Ngô Xuân Lịch có cuộc gặp gỡ với đại sứ Mỹ Ted Osius. Nội dung gặp gỡ, theo VOA thì nội dung bàn về “hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ”. Việc này tôi có đọc trên facebook của Ted Osius hôm qua. Không có lời nào nói về vụ Repsol rút dù hay về lời đe dọa dùng vũ lực của TQ.
Bài báo trên VOA cũng viết rằng :
“Bộ Chính trị Việt Nam đã họp khẩn ngay khi Trung Quốc cho tàu thăm dò HYSY 760 tiếp cận khu vực mà công ty Repsol đang thực hiện dự án, và trong cuộc họp ngày 26/7, phía Việt Nam đã thông báo tình hình cho đại sứ Mỹ Osius.”
Ý kiến này không nói rõ BCT “họp khẩn” vào ngày nào ?
Nếu cuộc họp là ngày 14-7, như ý kiến dẫn trên của Carle Thayer, thì vấn đề còn phức tạp hơn, tin tức càng “rối loạn” hơn.
Tức là, nếu VN rút, (vì bị TQ hăm dọa đánh), như ý kiến của BBC-Hayton, thì Repsol không rút lui “chiến thuật”.
Bởi vì TQ đưa giàn khoan HYSY 760 vào đây không phải là để “dạo mát”. Nó sẽ cắm ở nơi Repsol vừa rút và se “trụ” luôn ở đó.
Còn nếu Repsol vẫn “trụ”, chắc chắn sẽ đưa đến “xung đột”, kiểu giàn khoan HD 981 cắm ở thềm lục địa VN khu vực cận đảo Tri tôn vào đầu tháng năm năm 2014. Nhưng kỳ này sẽ không ngừng ở “phun nước” hay chèn tàu qua lại mà súng sẽ nổ.
Phạm Bình Minh , bộ trưởng BNG, (chắc lây bịnh “tuýt” của Trump) vừa “tuýt” hôm 28-7 rằng đang yêu cầu Indonesia làm rõ vụ tàu cá của VN bị bắn trong khu vực gây thương tích cho hai người.
Indonesia hôm rồi lên tiếng khẳng định rằng nước này không liên quan gì đến vụ tài cá VN bị bắn trong khu vực. Nếu điều này đúng, có khả năng lớn là do phía TQ nổ súng.
Mâu thuẩn VN-TQ vì vậy đã sắp lên tới “đỉnh”.
Không biết bao nhiêu lần tôi cảnh báo rằng nếu có xung đột với TQ, nếu chính sách 3 không của VN tiếp tục, thì VN sẽ chống TQ một mình.
Đến nay Mỹ, Nhật, cũng như các cường quốc có quyền lợi (qua lại) ở Biển Đông đều “im lặng” trước sự việc này.
VN không thể “la làng” ở khu vực này khi bị TQ bức hiếp.
Bởi vì nếu ta xét các tuyên bố chung VN-TQ thời Lê Khả Phiêu và các tuyên bố chung VN-TQ thời Nguyễn Phú Trọng (tuyên bố chung 2011), VN đã có những hứa hẹn với TQ (về khả năng khai thác chung ở những khu vực không thể giải quyết bằng thương nghị).
Các bản tuyên bố này, lần nào cũng vậy, tôi đều có phản biện rằng nó làm tổn thương đến chủ quyền của VN. Đặc biệt các bản tuyên bố chung do tổng bí thư đảng CSVN ký.
Các bản tuyên bố chung dưới thời TBT Lê Khả Phiêu và Nguyễn Phú Trọng, ở vấn đề Biển Đông, đã đưa VN vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Khi hứa hẹn “khai thác chung” với TQ thì đã nhìn nhận tính chính đáng các yêu sách về biển của TQ trong vùng kinh tế độc quyền của VN.
Nếu VN “thất hứa”, khai thác với đối tác khác (như với Replol của Tây Ban Nha hiện giờ), TQ có cớ để “đánh” VN.
Không biết bao nhiêu lần tôi cảnh báo rằng chức vụ TBT đảng, do không có tuyên thệ trung thành với tổ quốc VN, vì vậy các hoạt động của TBT không hẵn là vì lợi ích của đất nước và dân tộc VN.
Thông cáo chung VN-TQ tháng giêng năm 2017 đặc biệt nguy hiểm cho nền độc lập của VN. Điều này tôi đã cảnh báo đôi ba lần trên báo chí.
Sự việc ngày hôm nay, VN rút giàn khoan Repsol (và nhường chỗ cho HYSY 760 của TQ) là do hệ quả của thông cáo chung tháng giêng 2017.
Vì vậy Nguyễn Phú Trọng mới ủng hộ việc rút giàn khoan.
www.tienbo.org/2017/07/truong-nhan-tuan-vu-gian-khoan-bbc.html

Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?