Tại sao 2023 là một năm không mấy dễ chịu với Phương Tây?
- Frank Gardner
- Phóng viên an ninh của BBC
Trong vòng 12 tháng qua, Mỹ, châu Âu và các nền dân chủ lớn khác trên chính trường quốc tế đã gánh chịu một số bất lợi, dù chưa tạo nên thảm họa nào, cho đến ngày nay. Nhưng chúng lại khiến cán cân quyền lực đang dịch chuyển khỏi vị trí thống lĩnh của Mỹ, cùng các giá trị Phương Tây đã ngự trị trong nhiều năm qua.
Trên nhiều mặt trận, gió đang thổi ngược chiều liên quan đến những lợi ích của Phương Tây. Sau đây là lý do tại sao, và lợi ích nào vẫn có thể đạt được từ những thay đổi đang diễn ra:
Ukraine
Mặc dù đạt được một số thành công gần đây tại Biển Đen, diễn biến cuộc chiến tranh vẫn không có lợi cho phía Ukraine. Vì vậy, điều này đồng nghĩa, cuộc chiến này sẽ diễn ra theo hướng bất lợi cho Nato và EU, vốn đã viện trợ cho các nỗ lực chiến đấu của Ukraine lên đến mức hàng chục tỷ USD.
Vào cùng thời điểm này, năm ngoái, trong Nato có một niềm hy vọng lớn về việc, nếu được cung cấp các vũ khí quân sự hiện đại và tăng cường huấn luyện, quân đội Ukraine sẽ tiến công với lợi thế đã đạt được vào mùa thu và đẩy quân xâm lược Nga ra khỏi phần lớn lãnh thổ đã bị đánh chiếm. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra.
Một vấn đề là về thời gian. Các quốc gia Nato đã để mất rất nhiều thời gian để ra quyết định về việc liệu có dám gửi cho Ukraine những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại như Challenger 2 của Anh và Leopard 2 của Đức, e rằng sẽ có khả năng khiến Tổng thống Vladimir Putin ban bố những màn trả đũa mang tính bất chấp.
Cuối cùng thì Phương Tây cũng chuyển giao xe tăng cho Ukraine, Tổng thống Putin không làm gì. Nhưng trước khi những xe tăng này được triển khai trên chiến trường vào tháng Sáu, các tư lệnh của Nga đã nhìn vào bản đồ và đoán trúng được Ukraine sẽ triển khai phản công chủ yếu tại nơi đâu.
Ukraine, như họ tính toán, sẽ muốn tiến công về phía nam qua vùng Zaporizhzhia hướng về Biển Azov, tạo thành một mũi nhọn xuyên qua các tuyến quân sự của Nga, cắt đôi những tuyến này và chia tách Crimea.
Quân đội Nga có lẽ đã có màn phô diễn cực kỳ kém cỏi khi ra sức chiếm Kyiv vào năm 2022, nhưng lại giỏi trong việc phòng vệ. Vào thời điểm đó, các lữ đoàn của Ukraine được huấn luyện tại Anh và các nơi khác trong nửa đầu năm 2023, và trong khi các xe tăng được chuyển theo hướng đông đến tiền tuyến, Nga cũng thiết lập một tuyến chiến lũy phòng vệ có quy mô lớn nhất, và trải dài nhất trong lịch sử thời chiến tranh hiện đại.
Mìn chống tăng, mìn chống bộ binh, boong-ke, chiến hào, bẫy chống tăng, drone và đạn pháo đã cùng được kết hợp để ngăn chặn những kế hoạch của Ukraine. Cuộc phản công được mong đợi từ lâu bị thất bại.
Đối với Ukraine và Phương Tây, các chỉ số gần như đang theo sai hướng. Ukraine thiếu hụt nghiêm trọng nguồn đạn pháo và binh sĩ. Quốc hội đang trì hoãn những nỗ lực của Nhà Trắng trong việc thông qua gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD cho Ukraine. Hungary cũng đang hoãn gói viện trợ 50 tỷ USD.
Một hay hai gói viện trợ này cuối cùng có thể được thông qua, nhưng có khả năng đã quá muộn màng. Các lực lượng của Ukraine đã chuyển sang thế phòng thủ. Trong khi đó, Moscow lại đặt nền kinh tế vào phục vụ cho cuộc chiến, dành một phần ba trong ngân sách quốc gia cho nền quốc phòng trong khi đẩy hàng ngàn binh sĩ và hàng ngàn đạo pháo đến vùng tiền tuyến của Ukraine.
Rõ ràng tình hình này đang khiến Ukraine thất vọng sâu sắc, vốn trước đó Kyvi đã hy vọng đảo chiều cuộc chiến theo hướng có lợi cho mình. Thế nhưng vì sao chuyện này lại quan trọng cho Phương Tây?
Điều này quan trọng bởi vì Tổng thống Putin, người đã đích thân ra lệnh tiến hành cuộc xâm lược cách đây hai năm, cần phải nắm giữ vùng lãnh thổ đã bị đánh chiếm (khoảng 18% của Ukraine) để tuyên bố một chiến thắng.
Nato đã vét kho vũ khí và đạn dược và cam kết mọi thứ nhưng không tham chiến để hỗ trợ cho đồng minh, Ukraine. Tất cả điều này kết thúc trong một dạng thất bại nhằm đảo ngược cuộc xâm lược của Nga.
Trong khi đó, các nước vùng Baltic - Estonia, Latvia và Lithuania và tất cả các quốc gia thành viên Nato - đang cho rằng nếu Putin thành công tại Ukraine, những nước này sẽ tới lượt bị Putin nhắm đến trong 5 năm tiếp theo.
Vladimir Putin
Tổng thống Nga là người đàn ông bị truy nã. Theo lý thuyết.
Hồi tháng 3/2023, ông ta đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague phát lệnh truy nã, cùng với Ủy viên Tổng thống về Quyền của Trẻ em tại Nga, liên quan đến các tội ác chiến tranh nhằm vào trẻ em Ukraine.
Phương Tây hy vọng điều này sẽ khiến ông ta bị cô lập trong cộng đồng quốc tế và bị mắc kẹt ở quốc gia của mình, không thể đi lại vì sợ bị bắt và trục xuất đến The Hague. Thế nhưng điều này đã không xảy ra.
Kể từ sau lệnh truy nã đó, ông Putin đã đến Kyrgyzstan, Trung Quốc, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi, được chào đón thảm đỏ mỗi lần đi đến đó. Ông cũng tham gia họp qua mạng tại Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi.
Hết đợt trừng phạt này đến đợt trừng phát khác của Liên minh châu Âu nhằm khiến nền kinh tế Nga suy yếu, buộc Putin phải đảo ngược cuộc xâm lược. Thế nhưng Nga vẫn tỏ ra đủ sức chống chọi được với những lệnh trừng phạt này, xuất khẩu nhiều hàng hóa qua các quốc gia khác như Trung Quốc và Kazakhstan. Đúng là Phương Tây phần lớn đang tách dần sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và khí đốt từ Nga, nhưng Nga cũng tìm được những khách hàng 'nhiệt thành' khác, mặc dù với mức giá thấp hơn.
Sự thật là khi cuộc xâm lăng của Putin và chiếm đóng bạo tàn Ukraine, đối với với các nước Phương Tây là tồi tệ, xét về mặt đạo đức, nhưng không phải phần lớn thế giới đều nhận thấy như vậy. Nhiều quốc gia xem đây là vấn đề của châu Âu, một số nước đổ lỗi cho Nato, và cho rằng chính liên minh này đã khiêu khích Nga bằng việc mở rộng quá nhiều về phía cực đông. Điều khiến những người dân Ukraine thất vọng đó là, những quốc gia này dường như đã quên về những vụ hành hạ và xâm hại quy mô rộng, do các binh lính xâm lược của Nga tiến hành.
Gaza
Các bộ trưởng các nước Ả Rập nói với tôi trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Riyadh rằng, Phương Tây đang có chuẩn mực kép. "Các chính phủ của quý vị là những kẻ đạo đức giả," tôi đã được nghe họ nói như vậy. Họ hỏi tôi, tại sao quý vị lại mong chúng tôi lại lên án Nga về việc đã giết dân thường Ukraine trong khi quý vị lại bác bỏ một lệnh ngừng bắn tại Gaza, nơi hàng ngàn dân thường bị thiệt mạng?
Cuộc chiến giữa Israel và Hamas rõ ràng là một thảm họa cho tất cả người dân tại Gaza, và đối với những người Israel chịu tác động từ cuộc tấn công chết chóc của Hamas nhằm vào miền nam Israel vào ngày 7/10. Điều này tồi tệ cho Phương Tây.
Điều này đã chuyển hướng quan tâm toàn cầu ra khỏi đồng minh của Nato là Ukraine, khi quốc gia này phải chống chọi trong việc ngăn chặn bước tiến công của Nga vào mùa đông năm nay. Cuộc chiến Gaza đã khiến nguồn đạn pháo của Mỹ được chuyển ra khỏi Kyiv sang hỗ trợ cho Israel.
Nhưng hầu hết, trong mắt của nhiều người Hồi giáo và người khác tên thế giới, điều này khiến Mỹ và Anh dường như đồng lõa trong việc phá hủy Gaza khi bảo vệ Israel tại Liên Hiệp Quốc. Nga, quốc gia đã cử không quân ném bom rải thảm tại thành phố Aleppo tại Syira, đã hưởng lợi tại Trung Đông kể từ ngày 7/10.
Cuộc chiến này đã lan đến Biển Đỏ phía nam, nơi lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn phóng các drone mang theo thuốc nổ và tên lửa nhằm vào các tàu hàng, đẩy giá hàng hóa tăng cao trong bối cảnh các công ty vận chuyển đường biển lớn của thế giới buộc phải chuyển hướng di chuyển quanh cực nam của châu Phi.
Iran
Iran bị tình nghi phát triển một loại vũ khí hạt nhân, và quốc gia này đã bác bỏ. Mặc dù gánh chịu các lệnh trừng phạt của Phương Tây, Iran không bị cô lập, đã mở rộng chân rết quân sự qua Iraq, Syria, Lebanon, Yemen và Gaza thông qua lực lượng binh lính ủy nhiệm được tài trợ, huấn luyện và cung cấp vũ khí.
Năm nay đã chứng kiến Iran siết chặn một liên minh gắn kết với Moscow chưa từng có, điều này mang đến một nguồn hỗ trợ các loại drone Shahed dường như nhiều vô kể, để được dùng tại các thành phố và thị trấn của Ukraine.
Được một số quốc gia Phương Tây xem là mối đe dọa thù địch, Iran đã hưởng lợi từ cuộc chiến tranh Gaza bằng cách tự định vị ở Trung Đông như một nhà vô địch vì cuộc đấu tranh của người Palestine.
Vùng Sahel ở châu Phi
Từng quốc gia một trong vùng Sahel ở Tây Phi đã không thể chống trả trước các cuộc đảo chính quân sự, khiến các lực lượng của châu Âu giúp tham chiến chống lại cuộc nổi dậy của phong trào thánh chiến jihad trong khu vực, bị trục xuất.
Các quốc gia thuộc địa cũ của Pháp, Mali, Burkina Faso và Cộng hòa Trung Phi đã chống lại châu Âu khi hồi tháng Bảy, một cuộc đảo chính khác khiến một tổng thống thân Phương Tây ở Niger bị lật đổ. Đội quân Pháp cuối cùng đã rời khỏi quốc gia này, mặc dù 600 binh sĩ Mỹ vẫn còn lưu lại ở hai căn cứ.
Thay thế lực lượng của Pháp và quốc tế là những lính đánh thuê của tập đoàn Wagner, vốn vẫn còn sống dựa trên những hợp đồng kinh doanh béo bở mặc dù thủ lĩnh Yevgeny Prigozhin, đã chết một cách bí ẩn trong một vụ tai nạn máy bay hồi tháng Tám.
Trong khi đó, Nam Phi, từng được xem là một đồng minh của Phương Tây, đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với các tàu chiến của Nga và Trung Quốc.
Bắc Hàn
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được cho đang gánh chịu các lệnh trừng phạt nghiêm khắc liên quan đến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bị cấm của mình.
Thế nhưng vào năm nay, Bắc Hàn đã ngày càng thắt chặt mối gắn kết với Nga, khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un đến thăm một trạm không gian của Nga, theo sau thông tin Bắc Hàn chuyển một triệu viên đạn cho lực lượng Nga đang giao chiến tại Ukraine.
Bắc Hàn đã tiến hành phóng thử nghiệm một vài tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, một số được cho có khả năng bay đến tận vùng lục địa của Mỹ.
Trung Quốc
2023, ở mức độ nào đó, đã chứng kiến sự hạ nhiệt căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, với một cuộc họp thượng đỉnh rất thành công giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập ở San Francisco.
Nhưng Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu nào sẽ nhượng bộ trong các tuyên bố chủ quyền liên quan đến hầu hết khu vực trên Biển Đông, đưa ra một bản đồ "chuẩn" gia tăng lãnh thổ tuyên bố kéo dài đến bờ biển của một vài nước trong châu Á-Thái Bình Dương.
Hay quốc gia này cũng không từ bỏ các tuyên bố liên quan đến Đài Loan, vốn đã cam kết sẽ "lấy lại", bằng vũ lực nếu cần thiết.
Lý do nào để lạc quan?
Mặc dù bối cảnh không mấy sáng sủa cho Phương Tây, có lẽ thật khó khăn để tìm thấy những tia hy vọng. Về khía cạnh tích cực cho Phương Tây, liên minh Nato rõ ràng đã tìm lại được mục đích phòng vệ, được thúc đẩy từ cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine. Sự đồng lòng của Phương Tây cho đến nay đã khiến nhiều người ngỡ ngàng, mặc dù một số rạn nứt hiện đang bắt đầu lộ diện.
Nhưng tại Trung Đông, nơi vẫn có tiềm năng rất lớn để cải thiện. Điều này một phần bởi quy mô diễn biến kinh hoàng cho cả hai phía bên biên giới giữa Gaza và Israel.
Trước cuộc tấn công ngày 7/10, cuộc tìm kiếm một giải pháp cho một câu hỏi về tương lai của một nhà nước Palestine tương lai đã phần lớn bị bỏ qua. Một dạng cảm giác thỏa mãn nhất định đã len lỏi vào các thỏa thuận của Israel với người Palestine, vấn đề có thể bị kiểm soát thông qua các biện pháp an ninh theo các cách thức nào đó, mà không phải đưa ra bất kỳ những bước đi nghiêm túc nào, mang đến tình trạng nhà nước cho chính họ.
Công thức này đã cho đến nay cho thấy là một sai lầm chết chóc. Hết lãnh đạo thế giới này tới người khác đã tuyên bố những người Israel sẽ không thể sinh sống trong nền hòa bình và an ninh mà họ có được, trừ phi người Palestine có thể làm điều tương tự.
Tìm một giải pháp thích đáng và bền vững, kéo dài trong lịch sử, sẽ vô cùng khó khăn, và cuối cùng sẽ bao gồm các thỏa hiệp và hy sinh đau đớn cho cả đôi bên nếu thành công. Nhưng cuối cùng, thì đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của cả thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét