Tướng tá thời nay


Ngô Minh

Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chụp ảnh với các nhà văn quê Quảng Bình ( Ngô Mịnh đứng bên phải)
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chụp ảnh với các nhà văn quê Quảng Bình ( Ngô Mịnh đứng bên phải)
Tuổi thơ ở làng, hễ đứa nào bặm trợn, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha” đến nhà chơi, mẹ tôi hay nói :” Thằng ấy tướng tá lắm”. Đó là một lời khen. Lớn lên đọc sách, rồi trải nghiệm chiến tranh tôi mới hiểu : Tướng tá là những người chỉ huy quân sự giỏi giang, đánh thắng địch, được binh lính và nhân dân yêu mến, truyền tụng.
Thời nhỏ, tôi cũng đã thuộc tên và vô cùng yêu mến những vị tướng tài ba một thời của đất nước như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Văn Tiến Dũng, Đồng Sỹ Nguyên, Chu Huy Mân, Hoàng Minh Thảo, Trần Văn Trà, Chu Văn Tấn, Song Hào, Đinh Đức Thiện, Hoàng Cầm, Nguyễn Bình, Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Sơn, Trần Đại Nghĩa.v.v…SSặc biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng tài nhất mọi thời đại. Tự hào lắm chứ. Tôi là lính trực tiếp của trung tướng Lê Nam Phong , năm 1973-1975, lúc đó ông mới cấp tá, là tư lệnh sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Tôi đã ở trong hầm chỉ huy của ông ở mặt trận Xuân Lộc 4-1975, tôi thấy ông chỉ huy tác chiến rất linh hoạt, tự tin, và hài hước, được cấp dưới tin tưởng, kính trọng. Có lần ông điện thoại cho chính trị viên Tiểu đoàn 2 tên là Đình đang ở cửa mở Xuân Lộc:” Tôi lệnh cho anh đêm nay phải ăn được cái lồn trâu ấy. Nếu anh không ăn được cái lồn ấy , mai tôi cách chức!”. Tôi cũng đã từng tiếp xúc với Thượng tướng Hoàng Cầm, năm 1975, ông là thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 4, trong trận giải phóng thị xã Phước Long đầu năm 1975. Tôi rất kính phục ông, chỉ huy thắng trận mà lúc nào cũng cười cười, vui vẻ cham cốc với lính…Hay ông Trần Sự, trong kháng chiến chống Mỹ, ông cấp bậc thiếu tá, tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Bình. Ông đã chỉ huy hàng ngàn trận chống trả máy bay, tàu chiến Mỹ, vận tải hàng ra tiền tuyến của bộ đội, dân quân , thanh niên xung phong trên địa bàn tỉnh, nơi chiến tranh ác liệt nhất. Hay nhà tình báo chiến lược lừng danh Phạm Xuân Ẩn, mới được phong thiếu tướng năm 1990…Tướng tá như thế ai mà không phục !
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đến năm 1975, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có 3 đại tướng ( Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng), 3 thượng tướng là Chu Văn Tấn, Trần Văn Trà, Song Hào, 17 trung tướng . Bây giờ, sau gần 40 năm hòa bình, thì số lượng đại tướng, thượng tướng, trung tướng, thiếu tướng của ngành quân đội đã lên tới 300 người, tăng gấp hàng chục lần. Riêng ngành công an chỉ mấy năm thôi đã có 2 đại tướng là Lê Hồng Anh ( phiên ngang) và Trần Đại Quang. Bây giờ, riêng tại Bộ Công An đã hơn 180 vị tướng và hơn 200 đại tá . Chỉ riêng năm 2012, có 34 đại tá công an được thăng cấp thiếu tướng, 14 thiếu tướng lên trung tướng, thượng tướng bộ trưởng Trần Đại Quang lên đại tướng – tổng cộng tất cả có 49 vị tướng. Giám đốc Công an cấp tỉnh đã là thiếu tướng ( xin mở ngoặc: ngành cảnh sát ở các nước như Mỹ, Canada là ngành dân sự, không bao giờ có tướng cảnh sát cả ). Đội trưởng, đội phó một đội cảnh sát giao thông tỉnh, phường thôi cũng đã là thượng tá, trung tá. Đến chị cấp dưỡng cũng có cấp bậc trung tá. Mừng lắm chứ. Vì tướng ta đông đảo, trẻ trung. Bọn muốn cướp nước ta thấy quân đội, công an nhiều tướng tá. Chúng cũng sợ chứ. Cầu mong các tướng tá của chúng ta sẽ trung với nước, chặn tay bọn xâm lược Bắc Kinh khi chúng xâm lấn biên cương hải đảo ta một lần nữa.
Nhưng ngẫm thực tế tôi lại thấy buồn. Hóa ra lên tá, lên tướng bữa nay chẳng bom rơi đạn nổ, vào sinh ta tử gì. Cứ 3 năm “gọi dạ, bảo vâng” là lên một “hột”… Chuyện phong tướng tá quá nhiều, quá tràn lan làm cho giá trị, sự linh thiêng của chữ “tướng tá” không còn nữa. Người dân nghe giới thiệu “ông thiếu tướng, giám đốc Công an tỉnh” cũng bình thường, như ông giáo viên cấp 3, giáo viên đại học vậy. Ở nơi tôi ở còn có ông tướng giám đốc Công an tỉnh dính scandan lình xình, làm đề tài bêu xấu cho những người buôn chuyện. Nghe tên tướng tá bây giờ, người dân cứ tỉnh bơ , không hào hứng, tin tưởng náo nức như thời chiến tranh ở Quảng Bình, người dân nghe xã thông báo “Thiếu tá Trần Sự, tỉnh đội trưởng sắp về xã mình !”. Nói thế sẽ làm cho nhiều tướng ta giỏi giang bậc bội, tôi vô cùng áy náy.
Chuyện buồn nữa là nghe nói cứ một ông lên được Chủ tịch nước hay Thủ tướng mới , tức khắc trong nhiệm kỳ của mình, lại phong các “tướng lĩnh mới của mình” để làm vây cánh, mặc dù tài năng đức độ không hơn ai. Còn tướng lĩnh “của ông trước” thì cho nghỉ hưu, hoặc chuyển sang làm những việc không quan trọng. Cứ như thế, chất lượng tướng tá ngày càng đi xuống. Đó là nghe nói thế, không biết hư thật ra sao. Lên được một sao thì lương tăng lên cao hơn. Lương của trung tá, thượng tá ( tức ngang trưởng phòng bộ ) bên ngành công an, quân đội cao gần gấp rưỡi người cùng chức vụ bên các bộ khác. Lương cao như thế nên tướng tá xứ ta bây giờ “há miệng mắc quai”.
Có một chuyện điển hình cho chất lượng, trình độ nhận thức của tướng ta hiện nay. Đó là ngày 16 tháng 12/2012, có buổi “lên lớp” về Biển Đông của đại tá, phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh (của Học viện quân sự), nghĩa là một bậc thầy trong làng chính trị quân sự, đã truyền giảng lập trường chính trị cho các lãnh đạo đảng ủy khối, lãnh đạo đảng, tuyên giáo, hiệu trưởng các trường đại học, cộng tác chính trị, quản lý sinh viên, đoàn, hội thanh niên các trường đại học cao đẳng tại Hà Nội rằng, “Tôi đi giảng cho tất cả các đối tượng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa hiện nay có rất nhiều nội dung, một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta, đó là bảo vệ cái sổ hưu ( NM nhấn mạnh) cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu!” . Nghĩa là lý tưởng Chủ nghĩa công sản, chủ nghãi xã hội, Trung với Đảng… của của tướng tá bây giờ ( mà giáo sự Trần Đăng Văn Thanh là đại diện) chỉ là cái sổ hưu ! Chao ôi, tướng tá mà nói thế thì nhân dân xin ngã mũ “bai bai…”.
Thời nào cũng vậy, tướng tá sinh ra là để cầm quân bảo vệ toàn vẹn biên cương lãnh hải , vùng trời đất nước . Nhưng tướng tá bây giờ “chỉ bảo vệ cái sổ hưu” như đại tá Thanh nói, thế nên bạn bành trướng Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma năm 1988, tiếp tục lấn dần toàn tuyến biên giới phía Bắc từ sau cuộc xâm lược 2-1979, mà không ai lên tiếng, không ai cầm quân xông ra dẹp giặc, là có lý quá ?. Hay tướng tá nhiều thế nhưng ngư dân nước ta đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa,Trường Sa thân thuộc của Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc bắt bớ, đòi tiền chuộc, cướp bóc…cũng chẳng ai bảo vệ, cũng có lý. Ngày nào cũng có hàng trăm, ngàn tàu cá Trung Quốc vào đánh cá ở vùng biển của nước ta, thậm chí chúng chỉ cách bờ vài chục hải lý, ngư dân muốn các tướng lĩnh phải chỉ huy quân lính bắt các tàu cá khốn nạn đó để hỏi tội. Nhưng chẳng ai làm điều đó. Chưa hết. Vì cái sổ hưu đó mà đại tá ca, giám đốc Công an Hải Phòng đã coi việc trấn áp, phá nhà anh Vươn, một người nuôi trồng thủy sản hợp pháp , là “một trận đánh đẹp” ! Vì cái sổ hưu đó mà rất nhiều cấp tá công an đã tham gia vụ trấn áp nông dân Văn Giang một cách tàn bạo để cho bọn nhà giàu cướp đất, làm giàu. Thật đau xót cho lý tưởng “Trung với nước hiếu với dân” mà Cụ Hồ đã dạy !.
Các tướng lĩnh ơi. Tôi không vơ đữa cả nắm. Nhiều tướng lĩnh căm giận, muốn nổi khùng trước bọn bành trướng Đại Hán lắm, nhưng đã không được làm. Chỉ số rất ít tướng lĩnh dính đến nhưng điều tôi nói trên, Nhưng không phải một con sâu làm rầu nồi canh, mà đã nhiều con sâu như ông Trương Tán Sang , chủ tịch nước đã nói. Nếu không bảo vệ được chủ quyền quốc gia, không bảo vệ được ngư dân đánh cá trên biển của mình, không bảo vệ được “người cày có ruộng”, mục tiêu tối thượng của Đảng, thì mình mang lon tướng tá mà làm gì ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?