Biển Đông: VN theo sát tàu TQ gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông ngày 2332023

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc gần đảo Thị Tứ ở Biển Đông ngày 9/3/2023

Một tàu Việt Nam đã bám sát để theo dõi một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc khi tàu này tiến tới gần một mỏ khí đốt do Nga khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Đông của Việt Nam, theo Reuters.

Các cuộc tuần tra trên biển tương tự của Trung Quốc đã kéo dài trong hơn một năm qua.

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã tiến thẳng tới các lô thăm dò dầu khí do các công ty Nga điều hành hoặc sở hữu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam khoảng 40 lần kể từ tháng 12/2022, theo dữ liệu theo dõi tàu thuyền từ tổ chức phi chính phủ South China Sea Chronicle Initiative (SCSCI), tức Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Gạc Ma 35 năm nhìn lại: Với tân chủ tịch nước, VN có thay đổi gì trong chính sách?

Trung Quốc coi khu vực này là một phần trong yêu sách lãnh thổ mở rộng của nước này ở Biển Đông, được đánh dấu bằng "Đường chín đoạn", một ranh giới mà Tòa Trọng tài Thường trực phán quyết vào năm 2016 là không có cơ sở pháp lý.

Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo và sân bay trên một số rạn san hô và đảo nhỏ trên biển, khiến các nước trong khu vực và Hoa Kỳ quan ngại.

Cả Việt Nam và Indonesia đều yêu cầu Trung Quốc tránh xa các khu vực này trong vùng đặc quyền kinh tế của mình - mặc dù các khu vực này không phải là lãnh hải và không hạn chế đi lại theo luật pháp quốc tế. Các cuộc tuần tra như vậy cho thấy hoạt động của Cảnh sát biển Trung Quốc ở nhiều vùng khác trên Biển Đông nhằm khẳng định những yêu sách lãnh thổ.

BBC

Ian Storey, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, cho biết: "Trung Quốc đang khẳng định quyền tài phán đối với các nguồn năng lượng dưới đáy biển và (đã) sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển của mình để gây áp lực lên các quốc gia trong khu vực".

Các bản đồ do SCSCI thiết lập và được Reuters phân tích, sử dụng tín hiệu của Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) từ các tàu đó, cho thấy các tàu Trung Quốc năm ngoái đã đi theo các tuyến đường gần như giống hệt nhau ít nhất 34 lần từ Bãi Tư Chính, một thực thể chìm gần ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Indonesia (EEZ), đến hai lô dầu khí do Nga kiểm soát cách 50 hải lý (92 km) - đôi khi tiến gần tới các giếng dầu chính ở khoảng cách chỉ một hải lý.

Tập đoàn nhà nước Nga, Zarubezhneft là nhà điều hành và là cổ đông của một trong hai lô dầu khí, 06-01; Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga (GAZP.MM) là cổ đông của lô dầu khác, 05-03, được điều hành bởi một công ty con của PetroVietnam, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington.

Tàu Trung Quốc vào thứ Bảy 25/03 đã đi qua cả hai lô dầu khí này và hai lô khác. Dữ liệu cho thấy tàu Kiểm Ngư 278 của Việt Nam, do một cơ quan thực thi pháp luật thủy sản điều hành, đã theo dõi con tàu này, có lúc chỉ cách khoảng cách vài trăm mét.

Từ các lô đó, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 630 hải lý, các tàu Trung Quốc thường quay trở lại trên tuyến đường tới Bãi Tư Chính, theo dữ liệu được Reuters xem xét. Thay vào đó, tàu Trung Quốc hôm thứ Bảy đã đi đến vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Cảnh sát biển Trung Quốc thực hiện các cuộc tuần tra trong các khu vực thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông trong khi vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời nói rằng Trung Quốc không biết về các cuộc tuần tra trong các lô dầu khí do công ty Nga điều hành.

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Sáu 24/03 cho biết Việt Nam hành động ở Biển Đông "để bảo vệ các quyền hợp pháp của mình".

Zarubezhneft, Gazprom, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Nga tại Hà Nội đã không trả lời các yêu cầu bình luận của Reuters

Vùng đặc quyền kinh tế thường mở rộng 200 hải lý (370 km) tính từ đường cơ sở của một quốc gia. Theo luật quốc tế, lãnh hải của một quốc gia - nơi quốc gia đó có thể kiểm soát mọi hoạt động - thường kéo dài khoảng 12 hải lý tính từ đường bờ biển của quốc gia đó. Xung đột có thể phát sinh khi các nước có các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Đảo ThiTu

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Đảo ThiTu nằm ở chuỗi đảo Spratly (phía Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ nằm ở quần đảo Trường Sa) là một tiền đồn lớn nhất và quan trọng nhất về mặt chiến lược của Manila trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố phần lớn chủ quyền

Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei nằm trong số các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông.

Các mỏ giàu khí đốt do các công ty Nga khai thác nằm trong số những mỏ xa bờ biển Việt Nam nhất và gần ranh giới chiến lược với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, và gần các khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Ít nhất là từ tháng 11/2022, các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã mở rộng lộ trình, di chuyển qua lô 12-11 do Zarubezhneft và PetroVietnam đồng khai thác, trên đường tới mỏ dầu khí 12W do Công ty Harbour Energy của Anh thăm dò, theo dữ liệu của SCSCI hiển thị.

Các cuộc tuần tra của tàu Trung Quốc trong khu vực do Harbor Energy điều hành bắt đầu ngay trước khi Indonesia và Việt Nam ký thỏa thuận vào tháng 122022 xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của họ ở Biển Đông, mở đường cho các thỏa thuận khí đốt.

Harbor Energy từ chối bình luận về sự việc với Reuters.

Harbor Energy và Zarubezhneft đang phát triển mỏ khí đốt Tuna gần đó trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, từ đó Jakarta có kế hoạch xuất khẩu khí đốt sang Việt Nam thông qua một đường ống bắt đầu từ năm 2026. Dự án hiện đang bị đình chỉ do lệnh trừng phạt của Phương Tây do cuộc chiến tại Ukraine nhằm vào một số công ty liên quan.

Các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã tuần tra khối Tuna; vào tháng Giêng, Indonesia đã triển khai một tàu chiến để theo dõi một tàu Trung Quốc ở đó.

Xem thêm:

Philippines nói tàu Trung Quốc xuất hiện gần hòn đảo tranh chấp trên Biển Đông 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?