ĐIỂM TIN THẾ GIỚI :25//3/2023
Ông Biden tiếp tục không mời Hungary tham dự ‘Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ’
Tổng thống Joe Biden tiếp tục loại bỏ Hungary khỏi “Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ” được Mỹ tổ chức thường niên với sự tham gia của 120 quốc gia.Ông Biden trong hai lần tổ chức “Hội nghị Thượng đỉnh vì Dân chủ” gần nhất cũng đã không mời Hungary. Thổ Nhĩ Kỳ lần này cũng bị chính quyền Biden loại khỏi danh sách khách mời.Năm 2020, ông Biden đã gọi chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban tại Hungary là “chế độ độc tài”. Ông Biden khi đó cho hay: “Quý vị hãy xem những gì đang xảy ra từ Belarus tới Ba Lan và Hungary và sự trỗi dậy của các chế độ độc tài trên thế giới”.Theo Just the News, Hungary cũng như Ba Lan hiện không công nhận hôn nhân đồng tính và có luật hạn chế những người thuộc cộng đồng LGBT+ nhận con nuôi.Hungary cũng bị cô lập trong Liên minh châu Âu, đặc biệt từ khi Bộ trưởng Tư pháp Judit Varga cam kết sẽ đấu tranh tại Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để bảo vệ đạo luật mà Hungary ban hành từ năm 2021 trong đó có quy định cấm việc khuyến khích đồng tính luyến ái và chuyển giới tại trường học.Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi phát biểu tại Ủy ban Hành động Chính trị Bảo thủ ở Mỹ hồi năm ngoái đã nói rằng: “Chúng ta phải lấy lại các cơ quan cầm quyền tại Washington và Brussels. Nói tóm lại, phụ nữ là mẹ, đàn ông là cha, và hãy để bọn trẻ của chúng ta được yên, chấm hết, kết thúc thảo luận tại đây”.Ông Orban đã công khai lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine nhưng luôn tránh trực tiếp chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin.Ông Orban cũng từ chối cho phép các quốc gia phương Tây khác chuyển vũ khí vào Ukraine qua Hungary và mạnh mẽ phản đối các chế tài nhắm vào ngành năng lượng Nga.Mới đây, chính quyền của ông Orban cũng đã tuyên bố rằng Hungary sẽ không bắt giữ Tổng thống Nga Putin nếu ông ta nhập cảnh vào nước này, theo Reuters đưa tin.Trước đó, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) mà Hungary là thành viên đã ra lệnh bắt giữ ông Putin vì phạm tội ác chiến tranh tại Ukraine.'Các ngân hàng đang tan ra': Elon Musk gửi cảnh báo tới ông Joe Biden trong bối cảnh tiền ảo biến động dữ dội
Trong khi các ngân hàng đang vỡ ra, Tổng thống Joe Biden vẫn say sưa kể về thành tựu chống biến đổi khí hậu. Tỷ phú Elon Musk nhắc nhở Nhà trắng nên quay về với vấn đề thực tại và cấp bách hơn: 'các ngân hàng đang tan ra', bắt đầu từ các ngân hàng thân thiện với tiền mã hoá. Chỉ số giá đồng tiền mã hoá đình đám nhất thị trường là Bitcoin (BTC), đã đột ngột tăng trở lại 17,28% trong tháng qua khi cuộc khủng hoảng ngân hàng do Ngân hàng Thung lũng Silicon dẫn đầu. Không chỉ Bitcoin tăng, hai đồng tiền mã hoá có vị trí thứ hai và thứ ba trong bảng xếp hạng của thị trường này là Ether và Binance cũng lần lượt tăng 7,1% và 5,2%. Mặc dù vậy, so với cùng kỳ 2022, cả 3 đồng tiền đình đám nhất này đã lần lượt mất tới -38%, -44% và -25%, bảng số liệu cập nhật theo thời gian của Trading Economics cho thấy. Lý lẽ của thị trường tiền mã hoá tăng trở lại khi hệ thống NHTM đang sụp đổ bởi dính líu đến tiền mã hoá được Forbes bình luận rằng do thị trường lo ngại siêu lạm phát. Thực ra, lạm phát đã bắt đầu suy giảm sau chính sách tiền tệ diều hâu của Fed. Điều thị trường lo ngại không phải là lạm phát mà là lãi suất khiến các tài sản đầu cơ, các khoản vay trở thành gánh nặng cho các nhà đầu tư và nền kinh tế. Lúc này, bán tháo tài sản, vỡ nợ và sụp đổ ngân hàng là tất yếu. Việc tiền mã hoá đột ngột tăng trở lại khi ngân hàng khủng hoảng có thể do tâm lý thị trường lo ngại về sự đổ vỡ sâu rộng hơn khiến các đồng tiền mạnh trở nên suy yếu do phải vay nợ để giải cứu. Ngoài ra, sự đổ vỡ của 3 ngân hàng thương mại vừa và nhỏ của Mỹ cũng làm dấy lên kỳ vọng Mỹ sẽ chậm lại đà tăng lãi suất hoặc xoay chiều chính sách lãi suất năm 2022; điều này có lợi cho các thị trường đầu cơ như tiền ảo. Và kỳ vọng này đã làm thị trường tiền ảo hưng phấn trong tuần qua. Ngày 22/3 vừa qua, Hội đồng tiền tệ mở liên bang Hoa Kỳ FMOC đã phát đi thông điệp tiếp tục tăng lãi suất 0,25%, mức tăng nhẹ hơn như kỳ vọng của thị trường. Dù vậy, đây không phải là một quyết định ngừng tăng hay xoay chiều chính sách tiền tệ như thị trường kỳ vọng. Bởi vậy, đà sụt giảm của tiền ảo và sự mong manh của nó trước các quyết định chính sách của chính phủ Mỹ vẫn là một câu hỏi ngỏ. Giờ đây, tỷ phú Tesla, Elon Musk, đã nhúng tay vào cuộc tranh luận, gửi lời cảnh báo tới tổng thống Mỹ Joe Biden sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất trở lại. “Các ngân hàng đang bị tan ra”, ông Musk đã bình luận vào một bài đăng trên Twitter của ông Biden đề cập đến những thành tựu về biến đổi khí hậu của chính quyền ông trong năm đầu tiên ông nắm quyền. Chính quyền ông Biden đã quan tâm tới thành tích biến đổi khí hậu mà lờ đi cuộc khủng hoảng đang lao và tâm bão; cuộc khủng hoảng mà được nhiều nhà đầu tư, nhà kinh tế học khẳng định rằng nó sẽ "lớn chưa từng có". Lời nhắc nhở của tỷ phú Elon Musk chỉ muốn kéo chính quyền tổng thống Joe Biden trở về với thực tại, các vấn đề thiết yếu hơn mà thôi Ba ngân hàng Hoa Kỳ—Ngân hàng Thung lũng Silicon, Ngân hàng Signature Bank và Ngân hàng Silvergate —đều đã sụp đổ trong tháng này, một phần do lãi suất tăng làm mất giá trị trái phiếu mà họ nắm giữ. Cả Silvergate và Signature đều thân thiện với các công ty bitcoin và tiền điện tử, điều này thúc đẩy suy đoán rằng sự sụp đổ của các ngân hàng này bằng cách nào đó được kích hoạt bởi sự tham gia của họ vào không gian tiền điện tử. Cổ phiếu Ngân hàng First Republic Bank FRC -6% đã rớt 90% giá trong tháng trước, giảm một lần nữa trong tuần này do các báo cáo rằng có thể cần phải huy động thêm vốn, họ đang được các đối thủ lớn hơn ném một chiếc phao cứu sinh trị giá 30 tỷ USD. Ở châu Âu, Credit Suisse trong tình trạng căng thẳng dài hạn đã được bán vội vàng cho đối thủ UBS trong một thỏa thuận định giá cho ngân hàng này chỉ bằng một phần nhỏ so với giá trị của nó chỉ vài tuần trước. Tuần này, phát biểu sau khi Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp, chủ tịch Jerome Powell đã mô tả ngân hàng Thung lũng Silicon là "ngoại lệ" và hệ thống tài chính nói chung vẫn mạnh mẽ. Thị trường bitcoin và tiền điện tử đã sụp đổ cùng với thị trường chứng khoán kể từ khi Fed cho biết vào cuối năm 2021 rằng họ sẽ bắt đầu tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tiền tệ để làm chậm lạm phát. Giá bitcoin đã giảm từ mức cao nhất gần 70.000 USD/BTC xuống mức thấp dưới 20.000 USD, trong khi giá ethereum và các loại tiền điện tử lớn khác cũng chứng kiến sự sụt giảm tương tự. “Sau sự sụp đổ của Silvergate , Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature Bank, Fed đã giảm bớt những lời lẽ hung hăng, đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường tài chính mặc dù cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh”, ông Ilya Volkov, giám đốc điều hành của nền tảng fintech quốc tế YouHodler có trụ sở tại Thụy Sĩ, cho biết trong các bình luận gửi qua email cho Forbes khi thêm rằng giá bitcoin và tiền điện tử đã tăng tốt trong thời gian gần đây. "Tác động tích cực cũng được thấy rõ trên thị trường trái phiếu. Chênh lệch lợi tức giữa trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm, chỉ số chính cho các chuyên gia tài chính, đã giảm đáng kể trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc Fed tăng 25 điểm cơ bản trong tương lai là đã sẵn sàng về mặt giá cả", ông Volkov viết.Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố: Triều Tiên sẽ phải trả giá sau loạt vụ thử tên lửa khiêu khích liều lĩnh
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ngày 24/3 tuyên bố sẽ buộc Triều Tiên phải trả giá vì những hành động thử tên lửa khiêu khích liều lĩnh với mật độ chưa từng thấy.
Ông Suk-yeol phát biểu được Yonhap dẫn lời: “Triều Tiên đang phát triển vũ khí hạt nhân từng ngày và tiến hành các vụ thử tên lửa khiêu khích liều lĩnh với mật độ chưa từng thấy. Tôi chắc chắn Triều Tiên sẽ phải trả giá cho những hành động này”.
Cảnh báo trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Triều Tiên thông báo vừa tiến hành một vụ thử thiết bị không người lái dưới nước có khả năng tấn công hạt nhân. Thiết bị này lặn sâu 80-150m trong vòng hơn 59 giờ đồng hồ và kích nổ ở vùng biển phía đông.
Hãng thông tấn KCNA cho biết, Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên đã chỉ đạo cuộc diễn tập “nhằm cảnh báo kẻ thù về một cuộc khủng hoảng hạt nhân thực sự và xác minh độ tin cậy của lực lượng phòng vệ hạt nhân”.
Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm vũ khí mới trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày Lá chắn Tự do, kết thúc hôm 23/3. Đây là cuộc tập trận chung lớn nhất giữa hai nước 5 năm qua.
Mỹ lo ngại Nga ủng hộ Trung Quốc phát triển hạt nhân
Chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden ngày càng lo ngại về khả năng Nga đang hỗ trợ Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân bằng cách cung cấp uranium được làm giàu cao cho nước này.
Ngoại trưởng Antony Blinken nói trong phiên điều trần trước quốc hội hôm thứ Tư: “Sự hỗ trợ ngoại giao, hỗ trợ chính trị của họ và ở một mức độ nào đó hỗ trợ vật chất cho Nga chắc chắn đi ngược lại lợi ích của chúng tôi trong việc chấm dứt cuộc chiến này. Họ đã nói về một quan hệ đối tác không có giới hạn”.
Lĩnh vực quan tâm mới mà chính quyền Tổng thống Joe Biden bày tỏ bắt nguồn từ hợp tác hạt nhân giữa Nga và Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, Nga đã xuất khẩu một khối lượng lớn uranium được làm giàu cao sang Trung Quốc.
Theo Bloomberg, uranium được dùng để làm nhiên liệu cho một lò phản ứng sinh sản nhanh ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong năm nay.
John Plumb, trợ lý bộ trưởng quốc phòng giám sát chính sách vũ trụ và hạt nhân của Mỹ, cảnh báo nguy cơ việc Nga cung cấp uranium làm giàu có thể dẫn đến việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
Ông cho biết tại một phiên điều trần vào đầu tháng 3: “Thật đáng lo ngại khi thấy Nga và Trung Quốc hợp tác về vấn đề này”.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo Nikkei: “Các quốc gia hạt nhân có trách nhiệm không nên đưa vật liệu phân hạch vào các chương trình hạt nhân của Trung Quốc mà không hiểu tiềm năng leo thang, không hiểu bản chất gây bất ổn, không hiểu hậu quả của việc chuyển giao đó”.
Quan chức này nói rằng Mỹ đã đạt được rất ít hoặc không đạt được tiến bộ nào trong việc thiết lập đối thoại với Trung Quốc về năng lực hạt nhân và kêu gọi Bắc Kinh đưa ra sự minh bạch hơn về các chương trình hạt nhân của mình.
Tại Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, dân biểu Mike Turner và hai thành viên cấp cao khác của Đảng Cộng hòa đã gửi một bức thư ngỏ tới Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của Tòa Bạch Ốc, cảnh báo ông rằng “Sự hợp tác hạt nhân của Nga và Trung Quốc sẽ đi rất xa, xa hơn là chỉ các dự án dân sự”.
“Chính quyền nên sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để ngăn chặn sự hợp tác nguy hiểm của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga Rosatom và Trung Quốc”, bức thư khuyến nghị.
Chính quyền Biden đã phát hiện ra rằng Trung Quốc đang mở rộng đáng kể khả năng hạt nhân của mình. Trong một báo cáo thường niên được công bố vào tháng 11 năm ngoái, Ngũ Giác Đài ước tính rằng Trung Quốc sẽ tăng gấp ba kho dự trữ lên 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035.
Jacob Stokes, một thành viên cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu về An ninh mới của Mỹ có trụ sở tại Washington, cho biết: “Một hạn chế lịch sử đối với kho vũ khí của Bắc Kinh là thiếu vật liệu phân hạch để chế tạo vũ khí mới. Các chuyến hàng của Nga cung cấp cho Trung Quốc uranium, với quá trình xử lý bổ sung, có thể đi vào đầu đạn hạt nhân mới, do đó giảm bớt hạn chế đó.”
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với Mỹ về số lượng đầu đạn và quân đội Trung Quốc đang xây dựng khả năng tấn công lục địa Mỹ. Có vẻ như Trung Quốc đang tìm cách triển khai một kho vũ khí có khả năng tấn công Mỹ nhằm nỗ lực tạo ra hiệu ứng răn đe ngăn cản các lực lượng Mỹ tham gia vào một cuộc khủng hoảng bùng phát ở Biển Đông hoặc Đài Loan.
Lyle Morris, thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội Châu Á và là cựu giám đốc quốc gia về Trung Quốc tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết việc chuyển giao uranium đã được làm giàu là “một vấn đề khá lớn” và rằng “hai nước đã trở nên thân thiết như thế nào trong lĩnh vực quân sự và vũ khí hạt nhân.”
Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin trong chuyến thăm cấp nhà nước vào đầu tuần này. Hai nhà lãnh đạo đã ra tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược, cùng với tuyên bố chung về kế hoạch hợp tác kinh tế đến năm 2030.
Patrick M. Cronin, chủ tịch an ninh châu Á-Thái Bình Dương của Viện Hudson, nhấn mạnh rằng “Putin sử dụng các nguồn lực chiến lược để buộc Trung Quốc đứng về phía mình, trong khi Tập khai thác sự tuyệt vọng của Nga để trói buộc Putin và nới lỏng năng lượng, hạt nhân giá rẻ, nhiên liệu và các lợi ích an ninh khác.”
Ryan Hass, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings, nói rằng nếu sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc tăng lên, Matxcova có thể hỗ trợ các bước đột phá của Trung Quốc ở Bắc Cực hoặc để Bắc Kinh tiếp cận các căn cứ quân sự do Nga sử dụng ở những nơi khác trên thế giới. Ông cũng nêu ra khả năng hợp tác phát triển tàu ngầm hoặc chia sẻ thông tin tình báo tiên tiến và sâu hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét