Các quốc gia châu Á: nói nhiều, làm ít

 Dại Dương: –Tại Hội nghị Tương lai Châu Á do The Nikkei tổ chức ở Tokyo và trực tuyến 21/05/2021 tuần trước, đã bộc lộ thái độ ích kỷ của từng quốc gia trong mối quan hệ quốc tế.

Cambodia: Free Forcibly Returned Critic of Hun Sen | Human Rights Watch

Mở màn, Thủ tướng Cambodia, Hun Sen biện minh cho sự lệ thuộc quá gắn bó vào Trung Cộng  khi đặt câu hỏi: “Không dựa vào Trung Cộng  thì tôi sẽ dựa vào ai? Nếu không nhờ Trung Cộng thì tôi hỏi ai?”.

Thực tế, sau khi Nam Vang thoát khỏi vòng tay Hà Nội thì được Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản bắt đầu viện trợ kinh tế, đồng thời cố gắng giúp Cambodia xây dựng nền chính trị dân chủ, kinh tế thị trường mà Hun Sen vẫn bám vào Trung Cộng.

Hun Sen truy sát Đảng Cứu nguy Dân tộc Cambodia, đảng chính trị đối lập mạnh nhất mà cứ biện minh đất nước vẫn dân chủ vì có hơn 20 đảng chính trị nhỏ, tay sai của Hun Sen!

Vấn đề mấu chốt mà các quốc gia tham dự Hội nghị Tương lai Châu Á đều nêu lên một cách hằn học: Các nước giàu mà ích kỷ, không chia sẻ vắc-xin chống Covid-19 và đòi hỏi Tây Phương phải huỷ bỏ chế độ bản quyền, chuyển giao phát minh, kỹ thuật sản xuất vắc-xin SARS-CoV-2 cho mọi quốc gia.

Lập luận này chứa nhiều phi lý:

(1) Nguồn gốc SARS-CoV-2 xuất phát từ Vũ Hán vào khoảng cuối năm 2019, nhưng, mãi tới nay (24/05/2021) Bắc Kinh vẫn ngăn cản chuyên gia vi trùng học khắp thế giới tới điều tra tại chỗ. Không biết nơi xuất phát mầm bệnh nên chẩn đoán và điều trị chỉ cầu may. Vậy mà, chẳng có đại diện quốc gia nào dự Hội nghị đề cập tới Trung Cộng.

(2) Số tử vong vì Virus Vũ Hán tính đến ngày 24/05/2021: Hoa Kỳ 604,000. Liên Âu 826,000. Ba Tây 449.000. Ấn Độ 304,000. Trung Cộng  4,600. Ưu tiên cho vùng bị dịch nặng nhất là giải pháp sai trong y học và y tế cộng đồng?? Tổng thống Donald Trump đã đặt mua 500 triệu đến 800 triệu liều chủng ngừa SARS-CoV-2 trong khi dân số chỉ có 331 triệu người. Phải chăng chuẩn bị phân phối cho các nước có nhu cầu?

Bản tin về virus corona mới ngày 4.2.2020: Người Việt mắc viêm phổi Vũ Hán tiếp tục tăng - YouTube

(3) Bản quyền là yếu tố duy nhất thúc đẩy tài năng và sự phát triển xã hội, tạo công bình, cạnh tranh, tiến bộ cho nhân loại, triệt tiêu tính ỷ lại. Không có bản quyền thì tình trạng sao chép bừa bãi để làm “thuốc giả” gây chết người đồng loạt, khó đối phó.

Trách nhiệm của Trung Cộng  và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đối với Đại dịch SARS-CoV-2 ngày càng bị cộng đồng khoa học thế giới lên án:

(1) Bắc Kinh toa rập với WHO để tạo cơ hội cho Virus Vũ Hán lan tràn khắp thế giới. Hôm 30/04/2021, Bức thư ngỏ của 30 Nhà Nghiên cứu công bố đã chỉ trích Bản Phúc trình mới nhất của WHO sau chuyến điều tra 28 ngày ở Vũ Hán hồi đầu tháng 2/2021 vì đã loại bỏ giả thuyết SARS-CoV-2 xuất phát từ Viện Vi trùng học Vũ Hán (WIV) và không được tiếp cận các tài liệu gốc của Trung Cộng.

(2)  Tháng 4/2020, Luc Montagnier, Khôi nguyên Nobel Y tế năm 2008 đã nêu giả thuyết SARS-CoV-2 không do thiên nhiên mà từ WIV.

(3) Hôm 14/05/2021 khoảng 20 nhà khoa học khác đã đăng bức thư trên Tạp chí Science của Mỹ kêu gọi xem xét nghiêm cẩn hơn về giả thuyết SARS-CoV-2 xuất phát từ sự sơ sẩy trong WIV.

(4) Khôi nguyên Nobel Y học năm 2018,  Bác sĩ Tasuku Honjo, người Nhật, từng làm việc tại WIV trong 4 năm xác định SARS-CoV-2 không do  tự nhiên vì:

(a) Virus tự nhiên không thể tác động cùng một lúc ở hai khu vực nóng và lạnh.

(b) Sau tai nạn Corona, tôi đã gọi tất cả các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm này, nhưng, điện thoại của họ đã chết trong 3 tháng nên hiểu rằng họ đã chết.

(c) 100% rằng Corona không phải tự nhiên mà có. Nó không đến từ loài dơi. Trung Cộng  đã làm ra nó.

(d) Nếu tôi nói sai, Chính phủ có thể thu hồi giải Nobel dù khi tôi đã chết.

Nhật báo Le Monde 14/05/2021 cho rằng đã có 3 luận án liên quan đến các cuộc nghiên cứu về dơi của WIV được bảo vệ vào các năm 2014, 2017, 2019 mà chưa hề công bố.

Giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV) dẫn đầu suốt hơn một thập niên đến các hang động ở Vân Nam cách xa Vũ Hán 1,600 km để bẫy bắt dơi, lấy mẫu phân và đưa về Phòng Thí nghiệm tại Vũ Hán. Giáo sư Thạch cho biết một mẫu virus corona thu thập tại Vân Nam rất gần với Sars-CoV-2 được đặt tên RaTG13 giống Covid-19 đến 96%.

Các quốc gia Châu Á lặng thinh trước một số ý kiến của các nhà khoa học thế giới nghi ngờ Covid-19 xuất phát từ WIV được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu lên 15/01/2021 trước ngày Joe Biden nhậm chức.

Nhật báo The Epoch Times này ngày 21/05/2021 loan tin PolitiFact lặng lẽ tháo nhãn hiệu “Ngụy thuyết Âm mưu” khi Nhà virus học Hồng Kông, Diêm Lệ Mộng trả lời phỏng vấn của Đài Fox News 15/09/2020: “có bằng chứng khoa học vững chắc rằng, căn bệnh COVID-19 do virus Corona Vũ Hán được tạo ra trong phòng thí nghiệm mà không phải từ thiên nhiên”.

Các trang web mạng xã hội như Facebook và Instagram có hợp tác với PolitiFact đã gắn nhãn “sai” lên các bài đăng chứa tuyên bố của Tiến sĩ Diêm.

WIV đã tiến hành các thí nghiệm đối với chủng virus corona ở loài dơi ít nhất là từ năm 2016. Viện này cũng đã thực hiện “thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm” cho quân đội Trung Cộng  từ năm 2017 nên một số nhà nghiên cứu trong WIV đã bị bệnh vào mùa thu năm 2019.

Trong bài “Pompeo: Chinese Still Doing Disease Research Like Before COVID” trên Đài Newsmax hôm 24/05/2021, Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo tố cáo Trung Cộng tiếp tục tiến hành nghiên cứu dịch bệnh trong phòng thí nghiệm giống như đã làm trước đại dịch COVID-19.

Tại phiên điều trần Thượng viện Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci thừa nhận:

(1) Không tin” COVID-19 được phát triển một cách tự nhiên.

(2) Hoa Kỳ đã tham gia và giúp tài trợ cho các nhà khoa học Trung Cộng  trong việc nghiên cứu các coronavirus.

Take It From an Expert: Fauci's Hierarchy of Safety During COVID | Kaiser Health News

Tại một sự kiện ảo “United Facts of America: A Festival of Fact-Check” của Politifact, Fauci nói “Tôi  không bị thuyết phục về việc COVID-19 có nguồn gốc tự nhiên”.

Vì lý do nào mà các chính trị gia Châu Á “ngậm miệng” trước biến cố “giết người hàng loạt” do Trung Cộng  thực hiện. Tới lúc nào, giới chính trị gia Châu Á mới bỏ tật xấu “nằm chờ sung rụng”?

Dù bước vào thế kỷ thứ 21, nhưng, một số chính trị gia ở Á Châu vẫn ôm tham vọng “con vua rồi lại làm vua” đã cản bước chân của dân tộc.

Bà Sara Duterte-Carpio, Thị trưởng Thành phố Davao của Phi Luật Tân đã dẫn đầu hai lần thăm dò dư  luận nhằm thay thế cho Tổng thống Rodrigo Duterte trong khi Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. con trai của Tổng thống qua đời Ferdinand Marcos đứng hạng hai. Phi Luật Tân từng có hai nữ tổng thống đều là con của Tổng thống.

Thủ tướng Cambodia, Hun Sen đã dọn được kế vị cho con trai Hun Manet, Tướng 4 sao Tư lệnh Lục quân từng tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point. Hun Sen cũng bổ nhiệm Hun Manet vào  Ban Chấp hành Trung ương Thường trực Đoàn thanh niên CPP. Kiểu cha truyền, con nối vẫn hữu hiệu tại một số quốc gia muốn duy trì hệ thống chính trị độc quyền.

Việt Nam dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản vẫn duy trì chế độ độc tài, đảng trị dưới sự bảo kê của Trung Cộng. Độc lập, tự chủ, tự do, dân chủ, hoà hợp chỉ dùng để cán bộ viết khẩu hiệu và hô hào!!!

Sau Đệ nhị Thế chiến, Ấn Độ, Nam Tư, Indonesia đồng tổ chức Phong trào Phi-liên-kết nhằm đứng giữa hai khối Cộng sản và Tư bản đang đối đầu. Phong trào chính thức hoạt động từ năm 1961 với 116 quốc gia hội viên. Tuy hô hào hoà bình, nhưng, chiến tranh vẫn diễn ra giữa các quốc gia thành viên vì nghiêng dần về phía cộng sản.

Đảng Cộng sản Indonesia do Bắc Kinh tài trợ đã đảo chánh nên bị Trung tướng Suharto phản đảo chánh gây nên vụ tàn sát hơn 500,000 đảng viên Cộng sản và thành phần thiên-Cộng.

Lãnh tụ Trung Cộng, Đặng Tiểu Bình dạy cho Cộng sản Việt Nam một bài học bằng cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 mở đầu giai đoạn Việt Nam phải cắt đất và biển cho Trung Cộng.

Trong phần kết luận, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã trình bày tham vọng kết nối các quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Châu Á Thái Bình Dương nhằm duy trì an ninh, hoà bình và phát triển khu vực  bao gồm các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khí hậu, đại dịch.

Trong lần gặp mặt đầu tiên với Tổng thống Mỹ, Joe Biden thì Thủ tướng Yoshihide Suga biết rõ “Biden chỉ nói theo kiểu hô khẩu hiệu mà không có cam kết cụ thể cứ như sẵn sàng nhượng bộ Tập Cận Bình. Vì thế, Suga mới tìm cách liên kết với các nước láng giềng để cùng nhau bảo vệ quyền lợi hợp pháp được quy định trong Công pháp Quốc tế.

Tổng thống Đại Hàn, Moon Jae-in cũng bắt được làn sóng này nên đang cố đấu dịu về vấn đề bồi thường cho phụ nữ Đại Hàn bị bắt phục vụ tình dục cho lính Nhật hồi Đệ nhị Thế chiến.

Từ trước Nhật Bản lẫn Đại Hàn đều tin tưởng tuyệt đối vào việc được Hoa Kỳ bảo vệ an ninh tuyệt đối, dù có tranh cãi về số tiền đóng góp chi phí.

Mặc dù vậy, Tokyo và Hán Thành cũng có kinh nghiệm 8 năm dưới thời Obama-Biden “nói nhiều làm ít” đã tạo điều kiện cho Tập Cận Bình ngày càng lộng hành cho đến lúc bị Tổng thống Donald Trump ép trên nhiều mặt trận khác nhau buộc phải phòng thủ.

Tại cuộc họp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ-Trung tại Alaska ngày 18/03/2021, Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trung ương Đảng đã đáp lễ Ngoại trưởng Mỹ, Anthony Blinken 16 phút thay vì 2 phút đã quy định để buộc tội Hoa Kỳ “trịch thượng, bắt nạt, phân biệt chủng tộc và đạo đức giả”.

Bây giờ, chuyện Hoa Kỳ bảo vệ tuyệt đối khá mong manh trong khi Bắc Kinh ngày càng mạnh và hung dữ nên Tokyo và Hán Thành phải tìm một giải pháp bổ sung.

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Pompeo: Chinese Still Doing Disease Research Like Before COVID (Newsmax)

PolitiFact Quietly Retracts Fact Check Labeling COVID-19 Lab Origin Theory as ‘Debunked Conspiracy’ (Epoch Times)

Fauci Admits He’s ‘Not Convinced’ COVID-19 Is Natural (Newsmax)

Cambodia’s Hun Sen: ‘If I don’t rely on China, who will I rely on?’ (Nikkei)

Navy destroyer makes freedom-of-navigation pass through South China Sea (Stars & Stripes)

Các quốc gia châu Á: nói nhiều, làm ít  – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?