Tình báo Đan Mạch bị cáo buộc giúp Mỹ do thám các quan chức châu Âu

BBC

Angela Merkel bị cho là mục tiêu của tình báo Mỹ

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Angela Merkel bị cho là mục tiêu của tình báo Mỹ

Cơ quan mật vụ Đan Mạch đã giúp Mỹ theo dõi các chính trị gia châu Âu, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel từ năm 2012 đến năm 2014, truyền thông Đan Mạch đưa tin.

Cơ quan Tình báo Quốc phòng (FE) đã phối hợp với Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) để thu thập thông tin, theo báo cáo của đài phát thanh Đan Mạch.

Theo đài này, thông tin tình báo về các quan chức khác từ Đức, Pháp, Thụy Điển và Na Uy đã được thu thập.

Các cáo buộc tương tự cũng đã nổ ra hồi năm 2013.

Lúc đó, bí mật do Edward Snowden, một người tố giác người Mỹ rò rỉ, đã cáo buộc NSA nghe lén điện thoại của thủ tướng Đức.

Khi những cáo buộc đó được đưa ra, Nhà Trắng không phủ nhận hẳn, nhưng nói điện thoại của bà Merkel không bị nghe lén vào thời điểm đó và sẽ không bị nghe lén trong tương lai.

Đức là một đồng minh thân cận của Mỹ.

Trong một báo cáo mới được chia sẻ với một số hãng thông tấn châu Âu, NSA được cho là đã truy cập tin nhắn qua văn bản và qua điện thoại của một số người nổi tiếng, bằng cách truy cập vào đường cáp internet của Đan Mạch trong một hợp tác với FE.

Theo đài phát thanh Đan Mạch, hoạt động bị cáo buộc là được thiết lập để dò thám này có tên mã là "Chiến dịch Dunhammer", cho phép NSA lấy dữ liệu bằng cách sử dụng số điện thoại của các chính trị gia làm thông số tìm kiếm.

Báo cáo theo sau một cuộc điều tra của đài phát thanh bao gồm các cuộc phỏng vấn với chín nguồn tin, tất cả đều được cho là đã tiếp cận với thông tin mật do FE nắm giữ.

Cùng với bà Merkel, Bộ trưởng Ngoại giao Đức là Frank-Walter Steinmeier và lãnh đạo phe đối lập lúc bấy giờ là Peer Steinbruck cũng được cho là mục tiêu bị nhắm vào.

Cả Bộ Quốc phòng Đan Mạch và đại diện của FE vẫn chưa bình luận về các báo cáo mới nhất.

Sau bản tin hôm Chủ nhật, ông Snowden cáo buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden "dính dáng sâu đến vụ bê bối nghe lén này trong lần đầu". Ông Biden là phó tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm cuộc dò thám diễn ra.

"Cần có một yêu cầu rõ ràng về việc phải tiết lộ công khai đầy đủ không chỉ từ Đan Mạch, mà cả từ đối tác cấp cao của họ," Edward Snowden tweet.

Năm 2013, ông Snowden - một cựu nhà thầu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) - tiết lộ cho giới truyền thông chi tiết về các hoạt động do thám trên mạng và điện thoại của tình báo Mỹ.

Sau đó, Mỹ kết tội ông trộm cắp tài sản của chính phủ, đưa tin trái phép các bí mật quốc phòng và cố ý làm lộ thông tin tình báo mật.

Edward Snowden sau đó tìm cách tị nạn ở Nga.

Trước khi Edward Snowden vạch trần những bằng chứng này, các quan chức tình báo hàng đầu của Mỹ công khai khẳng định rằng NSA chưa từng có chuyện thu thập dữ liệu từ những cuộc gọi điện thoại cá nhân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?