Tin Khắp Nơi – 30/5/21

 Tin Khắp Nơi – 30/5/21

* Tin trong nước trưa 29/5: Việt Nam xuất hiện biến chủng COVID-19 lai hoàn toàn mới, có tốc độ lây nhanh trong không khí
* Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin về chủng virus “lai tạo” giữa Ấn Độ và Anh tại Việt Nam
* Vì sao truyền thông Trung Quốc bôi nhọ hình ảnh Đặng Lệ Quân?
* Miến Điện : “Chính phủ trong bóng tối” hợp tác với một lực lượng nổi dậy để chống quân đội
* Biên giới Hoa Kỳ khủng hoảng trước làn sóng di cư mới

Tin trong nước trưa 29/5: Việt Nam xuất hiện biến chủng COVID-19 lai hoàn toàn mới, có tốc độ lây nhanh trong không khí

Hiểu Minh 

Ảnh tổng hợp.

Thêm 56 ca COVID-19

Bộ Y tế trưa 29/5 ghi nhận 56 ca dương tính COVID-19, trong đó 49 ca ghi nhận trong nước và 7 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

56 ca mắc mới được ghi nhận từ số 6658-6713, trong đó 49 ca trong nước tại Bắc Giang 46, Tây Ninh, Điện Biên và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 đều một

Việt Nam xuất hiện biến chủng COVID-19 lai hoàn toàn mới

– Một biến chủng virus mới, lai giữa biến chủng Ấn Độ và Anh, có tốc độ lây nhanh, phát tán mạnh trong không khí, đang được ghi nhận ở Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết như trên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống Covid-19, sáng 29/5.

Ông Long cho biết hiện nay giải trình tự gene virus trên các bệnh nhân ở Việt Nam cho thấy có hai biến chủng thường thấy là Ấn Độ và Anh. Trong đó, chủng từ Ấn Độ phổ biến nhất, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội… Chủng Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế phát hiện một chủng mới có sự lai tạo giữa hai biến chủng trên. Trên chủng Ấn Độ có những đột biến gene của chủng Anh.

“Bộ Y tế sẽ công bố chủng này trên bản đồ gene thế giới”, ông Long nói.

Theo Bộ trưởng Long, đặc điểm của đợt dịch lần này là lây nhanh, virus phát tán rộng và mạnh trong không khí. Mức độ đào thải mầm bệnh cũng rất nhanh.

Khi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và môi trường ngoài, nồng độ virus trong dịch hầu họng tăng rất nhanh và phát tán rất mạnh trong môi trường không khí. Do đó, số ca mắc đợt này tăng rất nhanh và lan rộng trong thời gian ngắn.

Như tại công ty Hosiden Bắc Giang, môi trường không khí hạn hẹp, thông khí kém, đông người, có tới gần 1.000 người nhiễm trong số 4.800 công nhân. Đây là ví dụ điển hình của lây lan nhanh. Vòng lây nhiễm của chủng virus này chỉ 1-2 ngày, tức là sau từng ấy ngày đã có một tầng F nữa nhiễm bệnh. Số ca nhiễm có thể lây theo cấp số nhân.

“Đây là một trong những lý do dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh khó kiểm soát dù đã thực hiện nhiều biện pháp chống dịch rất quyết liệt”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của nCoV, gồm: B.1.222, B.1.619, D614G, B.1.1.7 (biến chủng Anh), B.1.351, A.23.1 và B.1.617.2 (biến chủng Ấn).

TP.HCM lập ‘danh sách đỏ’ người phải cách ly tập trung

– Khuya 28/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố (HCDC) thông báo thay đổi mức độ giám sát y tế, từ cách ly tại nhà thành cách ly tập trung, với hai địa điểm. Đó là tầng 6 tòa nhà Concentrix, Công viên phần mềm Quang Trung ở quận 12 và nhà thờ của Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng, đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp.

Thời gian cách ly tập trung là 21 ngày, theo dõi tại nhà thêm 7 ngày. Tổng số lần lấy mẫu xét nghiệm nCoV ít nhất là 5.

Bên cạnh đó, HCDC thêm 5 địa điểm liên quan Covid-19 vào danh sách phải cách ly tại nhà 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm, gồm:

– Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, quận Phú Nhuận, từ 9h-11h ngày 27/5.

– Hẻm 80 Lưu Chí Hiếu, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.

– 23C Lũy Bán Bích, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú.

– Lô B, Chung cư Sen Xanh (Lotus Garden) số 36 Trịnh Đình Thảo, phường Hòa Thạnh, quậnTân Phú.

– Điểm bầu cử trường đại học Công nghệ thông tin, quận Tân Phú, từ 17h-17h30 ngày 23/5.

Tây Ninh tạm đóng cửa Núi Bà Đen, phong tỏa nhiều nơi vì ca COVID-19

– 1 Bệnh nhân dương tính với COVID-19 cùng chồng và con về Tây Ninh, sau đó đi bầu cử, tham quan núi Bà Đen và ăn uống nhiều nơi trước khi trở về TP.HCM.

Liên quan trường hợp ca dương tính với COVID-19 lui tới nhiều nơi tại Tây Ninh, đêm 28-5, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh tổ chức họp đột xuất, triển khai công tác khoanh vùng, truy vết các trường hợp F1, F2 liên quan.

Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế TP.HCM, từ ngày 22-5 đến 25-5, nữ bệnh nhân, 27 tuổi cùng chồng và con về Tây Ninh, ngụ tại nhà ở ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, thị xã Hoà Thành.

Chị có đi bầu cử tại điểm bầu cử số 598 (tại Trường mẫu giáo Long Thành Nam); tham quan Khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen và ăn uống ở nhiều nơi.

Sau khi trở về TP.HCM, ngày 27-5, D. được xét nghiệm sàng lọc, có kết quả dương tính. Đến ngày 28-5, bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định dương tính.

Qua sàng lọc, xét nghiệm xác định con của D. cũng cho kết quả dương tính.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch thị xã Hoà Thành đã tiến hành truy vết, khoanh vùng, bước đầu xác định 11 trường hợp F1 và đã cho cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm.

Đối với điểm bầu cử số 598, có 21 thành viên trong tổ bầu cử được cho cách ly theo quy định và truy xuất khung giờ đối với các cử tri đến bầu cử trùng với F0.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tỉnh Tây Ninh, yêu cầu tỉnh chuyển từ trạng thái phòng dịch sang chống dịch ở mức độ cao nhất.

Rời khu cách ly tập trung, 23 người không về nhà cách ly mà đi… ăn nhậu

– Tối 28/5, một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị đang tiến hành xác minh rõ sự việc và tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh này xử lý vụ việc 23 người không thực hiện đúng quy định về phòng dịch Covid-19.

Trước đó, vào ngày 27-5, Bệnh viện Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Trị (đóng tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) trao giấy xác nhận hoàn thành cách ly tập trung cho các trường hợp cách ly phòng dịch Covid-19 tại đây.

Quá trình trao giấy chứng nhận, các y bác sĩ đã hướng dẫn, yêu cầu các trường hợp trên tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 7 ngày. Tuy nhiên, khi rời bệnh viện có 23 trường hợp không về nhà, mà đến khu phố An Hòa 2 (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh) để ăn nhậu.

Nắm được sự việc, Bệnh viện Y học Cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu nhân viên ở quán nhậu có tiếp xúc với đoàn người trên tự cách ly tại nhà; đồng thời tiến hành phun hóa chất khử trùng tại quán.

Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, 23 trường hợp không chấp hành quy định về phòng chống dịch Covid-19 phần lớn ngụ tại thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị). Các trường hợp này là F1 của ca bệnh Covid-19 số 3211 nên đưa đi cách ly tập trung.

Hà Nội gỡ lệnh phong tỏa tòa Park 11 – Times City

– Ngày 29/5, trên kết quả xét nghiệm gần 4.000 hộ dân thuộc Khu đô thị Times City, UBND phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã ban hành quyết định gỡ phong tỏa tòa nhà Park 11 – Park Hill.

Trước đó, căn cứ kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 do Bộ Y tế công bố với BN5242, BN5243 (có địa chỉ tại căn P1509 tòa Park 11) và đề xuất của chính quyền sở tại, UBND quận Hoàng Mai đồng ý gỡ lệnh phong tỏa đối với tòa chung cư Park 11.

Thay vào đó, cơ quan y tế sẽ thiết lập vùng cách ly y tế tại địa chỉ tầng 15, tòa Park 11 kể từ ngày 23/5 đến hết ngày 6/6 (14 ngày).

Đà Nẵng tái lập 12 chốt chặn “gác” dịch nơi cửa ngõ

– Ngày 28/5, 12 chốt ở 12 khu vực cửa ngõ ra vào Đà Nẵng được thiết lập. Các chốt kiểm soát gồm: đường Tạ Quang Bửu, đường Hoàng Văn Thái (gần bãi rác Khánh Sơn, thuộc quận Liên Chiểu); đường Nguyễn Tất Thành nối dài (đường dẫn hầm Hải Vân), QL 14B (bên cạnh Trạm CSGT Hòa Nhơn), QL1A (gần trạm CSGT Hòa Phước), QL 14B (gần quán Dê 89), đường 14G (chân Núi Thần Tài), Tỉnh lộ 605 (thuộc huyện Hòa Vang); dự án Cocobay (đường Trường Sa), điểm cuối đường Trần Đại Nghĩa (thuộc quận Ngũ Hành Sơn); bến xe Trung tâm thành phố (quận Cẩm Lệ); ga đường sắt Đà Nẵng (quận Thanh Khê).

“Các tỉnh khác đã thực hiện việc kiểm soát người ra vào rất chặt chẽ từ đầu đợt bùng phát dịch. Bởi vậy, tôi thấy Đà Nẵng tái lập các chốt kiểm soát là rất cần thiết, nhất là khi tình hình dịch bệnh ở thành phố đã được kiểm soát. Đây là biện pháp cần thiết để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả”, người dân cho hay.

Người Việt uống bia nhiều hơn dù thu nhập giảm trong đại dịch

– Mặc dù thu nhập bị giảm đi vì đại dịch, nhưng một cuộc khảo sát gần đây cho thấy người Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều bia hơn so với trước đây.

Theo kết của của cuộc khảo sát về mức sống dân cư năm 2020 do Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước năm 2020 vào khoảng 4,2 triệu đồng (182 USD), giảm khoảng 2% so với năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, mức tiêu thụ bia, rượu bình quân đầu người năm ngoái là 1,3 lít/tháng so với mức 0,9 lít/tháng vào năm 2018. Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người lại tăng từ 1,8 kg/tháng trong năm 2010 lên 2,3 kg/tháng vào năm ngoái.  Trứng cũng có mức tiêu thụ tăng lên trong đại dịch vì đây được xem là loại thực phẩm ưa chuộng của người Việt Nam

Riêng mức tiêu thụ gạo lại giảm xuống, bình quân 9,7 kg/người/tháng năm 2010 xuống còn 8,1 kg/người/tháng năm 2018 và chỉ còn 7,6 kg/người/tháng vào năm 2020.

Khảo sát của Cục Thống kê cũng cho biết năm 2020 là năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID -19, và điều này thể hiện trong mức chi tiêu tăng chậm hơn so với thời kỳ trước. Theo đó, các hộ gia đình thành thị có mức chi tiêu bình quân 3,8 triệu đồng/người/tháng, trong khi các hộ nông thôn chỉ ở mức 2,4 triệu đồng/người/tháng, chênh lệch 1,6 lần.

Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin về chủng virus “lai tạo” giữa Ấn Độ và Anh tại Việt Nam

Tuấn Minh•Chủ Nhật, 30/05/2021

Báo chí quốc tế vào sáng Chủ nhật (giờ Việt Nam) đồng loạt đưa tin về chủng virus mới phát hiện ở Việt Nam, được cho là lai tạo giữa chủng Ấn Độ – Anh và “rất nguy hiểm.”
Tuấn Minh •Chủ Nhật, 30/05/2021

Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế Việt Nam. (Ảnh: suckhoedoisong.vn)

Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long cho biết các nhà khoa học đã phát hiện ra biến thể mới khi đang kiểm tra cấu trúc gen của virus COVID-19 trên các bệnh nhân mới nhiễm, Reuters dẫn lại thông tin từ Vnexpress. Ông Long cho biết biến thể mới này dường như có khả năng lây truyền cao [qua không khí] và có thể lây lan dễ dàng hơn các chủng khác.

“Việt Nam đã phát hiện một biến thể COVID-19 mới kết hợp các đặc điểm của hai biến thể lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ và Anh”, ông Long cho biết hôm thứ Bảy, theo Reuters.

“Chủng mới là một biến thể của Ấn Độ với các đột biến ban đầu thuộc biến thể của Vương quốc Anh, nó rất nguy hiểm,” ông nói trong một cuộc họp của chính phủ.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về biến thể mới cho thấy virus này có thể tự nhân lên rất nhanh. Ông Long nói rằng điều đó có thể giải thích lý do tại sao Việt Nam lại bùng phát dịch nhanh đến vậy trong thời gian gần đây, với trên 30 tỉnh thành có ca nhiễm, Associated Press đưa tin.

Mặc dù những thay đổi nhỏ về gen đối với virus COVID-19 là phổ biến, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới chỉ đưa ra lưu ý về 4 biến thể virus, hai trong số này là biến thể B117 (biến thể ở Anh) và cùng với B16172 (biến thể lần đầu tiên được tìm thấy ở Ấn Độ). Hai chủng còn lại lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi và Brazil.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng cả các biến thể của Anh và Ấn Độ có thể lây truyền nhanh hơn tới 50% so với các chủng  khác.

Hôm thứ Bảy, một quan chức của WHO nói với Newsweek rằng tổ chức này vẫn chưa đưa ra đánh giá liên quan đến biến thể mới của Việt Nam.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng nhiều biến thể sẽ tiếp tục được phát hiện khi virus phát tán và tiến hóa, đồng thời với việc năng lực giải mã trình tự gen được nâng cao trên toàn thế giới”.

Bà Van Kerkhove nói rằng mỗi biến thể cần phải được cơ quan này đánh giá thích hợp.

“Văn phòng quốc gia của chúng tôi đang làm việc với Bộ Y tế Việt Nam và chúng tôi mong chờ sẽ sớm có thêm thông tin. Từ những gì chúng tôi hiểu, biến thể mà họ phát hiện là biến thể B16172 có thể có thêm một đột biến, tuy nhiên chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin sau ngay sau khi chúng tôi nhận được,” bà Van Kerkhove nói thêm.

Việt Nam cho đến nay đã phát hiện ít nhất 7 biến thể virus corona, theo Reuters. Chúng bao gồm: B1222, B1619, D614G, B117 (biến thể từ Anh), B1351, A231 và B16172 (biến thể từ Ấn Độ).

Mặc dù Việt Nam đã duy trì thành công tương đối trong việc chống lại đại dịch, nhưng quốc gia này đã chứng kiến ​​hơn 3.500 trường hợp nhiễm virus mới trong những tuần gần đây.

Việt Nam đã ban bố lệnh cấm trên toàn quốc đối với tất cả các sự kiện tôn giáo sau khi ít nhất 93 người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus tại một Hội thánh ở TP. HCM, theo AP. Trên khắp các khu vực đô thị lớn, chính quyền đã cấm tụ tập đông người, đóng cửa các công viên công cộng và ngừng hoạt động của các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và spa.

Cho đến nay, Việt Nam đã tiêm 2,9 triệu liều vắc-xin COVID-19 và hiện đang đàm phán với các đối tác để có đủ vắc-xin tiêm cho 80% dân số.

Tính đến thứ Bảy, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 6.396 ca nhiễm và 47 ca tử vong kể từ khi bắt đầu đại dịch, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Tuấn Minh (t/h) 

Vì sao truyền thông Trung Quốc bôi nhọ hình ảnh Đặng Lệ Quân?

San San | DKN 18/04/2021

Đặng Lệ Quân được mệnh danh là “Diva châu Á”, giọng ca được nhiều thế hệ người châu Á mến mộ (Ảnh chụp màn hình YouTube).

Tận mắt chứng kiến truyền thông đỏ bóp méo bôi nhọ hình ảnh Đặng Lệ Quân, tôi lấy làm tiếc nhưng cũng không cảm thấy kinh ngạc. Bởi vì, dù sao tôi cũng đã sống ở Trung Quốc Đại Lục 23 năm. Tiếng hát của Đặng Lệ Quân đã cùng tôi đi từ Núi Nga Mi đến sông Rhine, thoáng chốc đã hơn 30 năm trôi qua…

Đặng Lệ Quân – Teresa Teng (1953 – 1995) trở thành người Đài Loan nổi tiếng nhất Đại Lục từ cuối những năm 1970 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, mãi đến sau khi qua đời được hai ngày, bà mới được các kênh truyền thông chính thống của Đại Lục đưa tin lần đầu. Sau đó, các phương tiện truyền thông Đại Lục bắt đầu đưa tin một cách rầm rộ rằng nàng Đặng Lệ Quân không đánh mà thắng được Đặng Tiểu Bình. Sau này, có không ít thế hệ ca sĩ học theo phong cách của cô, nhưng tiếc là không ai trong số họ hát những ca khúc về Dân Quốc khiến tôi nghe nhiều nên thuộc lời như những ca khúc “Hoa mai”, “Nhà tôi ở bên sườn núi”, “Ngợi ca Trung Hoa Dân quốc”, “Đài Loan tốt đẹp”… mà Đặng Lệ Quân đã hát. 

Tận mắt chứng kiến truyền thông đỏ bóp méo bôi nhọ hình ảnh Đặng Lệ Quân, tôi lấy làm tiếc nhưng cũng không cảm thấy kinh ngạc. Bởi vì, dù sao tôi cũng đã sống ở Trung Quốc Đại Lục 23 năm. Tiếng hát của Đặng Lệ Quân đã cùng tôi đi từ Núi Nga Mi đến sông Rhine, thoáng chốc đã hơn 30 năm trôi qua.

Người Đại Lục

Khi sức mạnh mềm mại của Đặng Lệ Quân đột phá được bức màn sắt của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tiến vào Đại Lục, tôi vẫn còn là một học sinh trung học.

Đặng Lệ Quân (ảnh: Wikipedia).

Ngay từ đầu, các cấp lãnh đạo đã cố gắng cấm đoán Đặng Lệ Quân, người mà họ coi là đại diện cho những “ca khúc nhạc vàng”, thế nhưng phần lớn người dân trải qua gió tanh mưa máu của cuộc vận động đấu tranh giai cấp lại khao khát được vỗ về an ủi. Sau khi ĐCSTQ cướp đoạt chính quyền, mặc dù người dân mất nhân quyền, nhưng cái chủ nghĩa “dị hợm” vốn được du nhập từ Tây phương mà chính quyền Bắc Kinh theo đuổi khó có thể chinh phục được lòng dân. Dân chúng Đại Lục bị nhốt trong “Ngôi nhà sắt” của ĐCSTQ đã được an ủi và thổ lộ hết nỗi lòng qua tiếng hát ngọt ngào của Đặng Lệ Quân. Mặc dù nhà độc tài đã ban hành một “tài liệu đỏ” và tung ra một loạt các ca sĩ hát mô phỏng thậm chí còn biến lời ca Đặng Lệ Quân ghép trên nền nhạc đỏ. Thế nhưng, người dân vẫn như xưa, vẫn ủng hộ đài phát thanh hải ngoại vốn đang bị cấm và can nhiễu, đồng thời dần dần phổ cập dùng máy ghi âm để đối phó với sự phê phán Đặng Lệ Quân của chính quyền. Tôi đã mua một chiếc máy ghi âm của Nhật để học tiếng Anh, ghi lại thông tin phát ra từ đài phát thanh của Hồng Kông, cũng từ đó tôi đã quen với bản tình ca của nàng ca sĩ họ Đặng. 

Trước khi Mao Trạch Đông chết, thế hệ Bức tường Dân chủ (hay còn gọi là thế hệ thanh niên trí thức) đã bắt đầu chống lại chế độ độc tài. Sau khi Mao chết, họ quyết tận sức đến Bắc Kinh để tranh giành. Sau khi Ngụy Kinh Sinh, người nổi bật nhất trong nhóm bị bắt vào nhà tù đỏ, thế hệ 1989, học sinh sinh viên mới trưởng thành đã khởi xướng phong trào Thiên An Môn. Khi ấy, những bài hát nhạc vàng hay tuyệt cũng vẫn chân thật hơn những bài hát nhạc đỏ mà “Trại súc vật” dùng để tẩy não người dân. Cho nên, dù không biết Orville, chúng tôi cũng chọn cách chống lại những kẻ cầm quyền đối nghịch bằng bản năng. Một trong những biểu hiện đó là nghe những bài hát bị cấm và đọc những cuốn sách bị cấm. Trong biển tình yêu được tạo ra bởi giọng ca Đặng Lệ Quân, chúng tôi giương buồm ra khơi, tạo nên những con thuyền nhỏ theo đuổi tự do. 

Năm 1983, Đặng Lệ Quân trong trang phục cổ trang đã bình luận và hát 12 bài thi ca. Với dáng vẻ xinh đẹp mềm mại cùng âm nhạc hiện đại, cô đã cất lên lời ca ngọt ngào thể hiện “tình yêu nhẹ nhàng êm đềm” của văn hóa Trung Hoa. Năm đó, tôi hát bài “Ngọt ngào” của Đặng Lệ Quân và đỗ vào chuyên ngành tiếng Đức của Đại học Nghiên cứu Quốc tế Tứ Xuyên. Lúc Tống Học Đạo đang theo học tại Học viện Quân sự Hoàng Phố, khi đó tôi còn trẻ, ông đã nghe được bài hát “Thiên ngôn vạn ngữ” của Đặng Lệ Quân từ đài phát thanh nước ngoài, “khổ nạn và sầu bi mà ông chịu đựng suốt bao năm đã dần tan biến theo tiếng ca đó”. Năm anh Tống vừa bước sang tuổi 21 thì Tứ Xuyên bị rơi vào tay giặc, trải qua đủ loại hãm hại, cuối cùng anh Tống cũng trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ, nhưng anh đã bị lỡ dở việc xây dựng gia đình. Thời khắc nghe được tiếng hát “Thiên ngôn vạn ngữ” của Đặng Lệ Quân, anh đã dành hết tâm huyết để sưu tầm những thứ liên quan đến nàng ca sĩ này.

Năm 1989, Đặng Lệ Quân đeo băng rôn “Nền dân chủ muôn năm” trên đầu và khẩu hiệu “Phản đối quân đội quản chế” trước ngực, tham gia một cuộc biểu tình ở Hồng Kông ủng hộ người dân Đại Lục theo đuổi dân chủ, thể hiện lương tâm và chính khí của siêu sao ca nhạc. Sau khi Tượng Nữ thần Tự do dựng ở Quảng trường Thiên An Môn bị xe tăng của “Quân Giải phóng Nhân dân” đè bẹp, Đặng Lệ Quân tự nhiên trở thành điểm tựa tinh thần của các tù nhân Đại Lục và là hiện thân của tự do dân chủ.

Năm 2005, Tống tiên sinh tặng cho Đặng Lệ Quân danh hiệu “người phụ nữ hoàn hảo nhất”, nói rằng: “Có nàng làm bạn, tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn”. Đây không phải chuyện “mai thê hạc tử” thời hiện đại. Bản thân là một người phụ nữ, tôi cũng coi Đặng Lệ Quân là hình mẫu của Chân Thiện Mỹ. Tính cách và sự chính trực của cô không thua chị kém em mà đủ để lấn át hàng loạt người đoạt giải Nobel. Nhưng thật tiếc, cô đã vì danh mà mệt mỏi, vì tình mà chịu tổn thương. Điều này khiến con người thế gian hiểu được rằng: nên coi nhẹ danh lợi và thoát ra khỏi lưới tình. 

Đặng Lệ Quân không chỉ sử dụng những nhân vật và tác phẩm kế thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa để nuôi dưỡng thế hệ người Trung Quốc mới lớn lên dưới chế độ chuyên chế đỏ, an ủi những người Trung Hoa Dân Quốc di dân, mà còn kết nối người hoa ở Trung Quốc Đại Lục vốn đã bị chia rẽ bởi Đảng Cộng sản và người Hoa lưu vong trên toàn thế giới do thảm họa đỏ. Thậm chí, có người còn nói: “Ở châu Á vốn đầy rẫy những mâu thuẫn và đối đầu, Đặng Lệ Quân gần như là ‘Di sản văn hóa chung của châu Á’ duy nhất có thể khiến người Hoa khắp nơi trên thế giới tĩnh tâm lại và gửi gắm niềm thương nhớ. Chỉ có điều, người ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lại không có cùng cảm thụ và nhận thức về Đặng Lệ Quân”.

Các tác phẩm liên quan đến Đặng Lệ Quân trên thị trường cũng bị trộn lẫn với những thứ giả mạo. Điều đáng nói là, người cùng thời với Đặng Lệ Quân ở Đài Loan, Khương Kiệt đã xuất bản cuốn “Soundless: Forever Teresa Teng” (Tuyệt âm: Đặng Lệ Quân vĩnh hằng). Khi độc giả tìm hiểu về Đặng Lệ Quân, đặc biệt là những việc thiện mà cô không muốn cho mọi người biết, ví dụ như chăm sóc con cháu đơn độc ở miền bắc Thái Lan, giúp 200 vạn binh lính và dân thường ở các tỉnh khác nhau chạy sang Đài Loan theo Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc gây dựng sự nghiệp lịch sử. Đáng tiếc, các chương liên quan đến Phong trào ngày 4 tháng 6 (sự kiện Lục Tứ) và úy lạo quân đội của cô đã bị xóa khỏi phiên bản Đại Lục, khiến độc giả khó biết rằng Đặng Lệ Quân đã thực hiện theo lời giáo huấn của cổ nhân “Không đội trời chung với Hán tặc”.

Quê gốc của Đặng Lệ Quân

Mẹ của Đặng Lệ Quân vốn xuất thân trong gia đình giàu có, tên là Triệu Tố Quế (1926 -2004). Trong cuộc chiến tranh xâm lược giữa Nhật Bản và Trung Quốc, lúc đó bà 14 tuổi và được cha mẹ hứa hôn với Trung úy Đặng Khu, người tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoàng Phố, sau đó kết hôn khi bà 16 tuổi. Khi Đại Lục rơi vào tay giặc, bà dẫn hai con theo chồng di cư đến sinh sống tại khu phía Nam Đài Loan và trở thành ‘thân quyến của quân bại trận’, nơi họ sinh sống gọi là ‘làng tạm thời của gia đình quân bại trận’. 

Khi mẹ của Đặng Lệ Quân mang thai lần thứ 4, bà đã hứa sau khi sinh sẽ tặng con cho một người bạn, bởi vì sinh được 3 cậu con trai khiến bà không đủ sức nuôi. Tuy nhiên, khi người con thứ 4 chào đời lại là con gái khiến cha của Đặng Lệ Quân vô cùng vui mừng, còn mẹ của cô lại khóc lóc thảm thiết vì thất hứa. Bạn của bà mang lễ vật đến tặng rồi thất vọng quay về. Điều này cho thấy cuộc sống sinh hoạt của gia đình ‘quân bại trận’ khó khăn như thế nào sau khi rút về Đài Loan. Tuy nhiên, người dân trong các ngôi làng thân quyến này vẫn đối đãi với nhau một cách nồng hậu thấm đẫm tình người.

Vì là con gái của người chạy loạn đến Đài Loan, từ nhỏ Đặng Lệ Quân đã nuôi dưỡng cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”. Lúc tiếp nhận cuộc phỏng vấn của Khương Tiệp, mẹ Đặng Lệ Quân nói: “Không hiểu tại sao, từ nhỏ con gái đã rất quan tâm đến sự việc ở Đại Lục, rồi hỏi chúng tôi rằng tại sao lại rời khỏi Đại Lục mà đến Đài Loan? Theo lẽ tự nhiên! Nàng muốn quay lại và xem. Đó không phải là đi biểu diễn buổi hòa nhạc và kiếm nhiều tiền. Nàng không có suy nghĩ đó, mà chỉ muốn quay lại và xem. Quay lại và xem, tôi nghĩ, đây có lẽ là một sự hối tiếc suốt đời bởi giấc mộng chưa tròn… “. Tôi nghĩ điều này có liên quan mật thiết với sự giáo dục của bậc cha mẹ. Cha mẹ Đặng Lệ Quân đã tuân thủ nghiêm ngặt các giá trị truyền thống, gia giáo nghiêm khắc và yêu thích hí kịch, vì vậy mà con cái cũng tự nhiên bị ấn tượng. Trời sinh Đặng Lệ Quân đã yêu thích biểu diễn và ca hát. Cô được một người chơi Hồ cầm của ban nhạc Không quân dạy từ khi còn rất nhỏ. Đồng thời cô cũng theo người thầy dạy nhạc đi khắp nơi biểu diễn.

Đặng Lệ Quân khi học Phổ thông trung học năm 1967 (ảnh: Wikipedia).

Khi Đặng Lệ Quân 14 tuổi, cô lựa chọn nghỉ học để đi ca hát, dưới sự chăm sóc của gia đình và dìu dắt của bậc tiền bối, cô bước đi trên con đường minh tinh đầy gập ghềnh, trước sau không có một ai. Những người sống ở Đại Lục mà cùng thời với cô đều bị ép thôi học, vì Mao Trạch Đông mà lao động, dưới hình thức biến tướng của cải tạo lao động của ĐCSTQ, hầu hết họ đều mất đi sự phát triển lành mạnh và cơ hội tự do phát triển.

Năm 1981, Đặng Lệ Quân dù đã nổi tiếng ở Đại Lục nhưng cô vẫn liều mình đứng mũi chịu sào chèo thuyền ra tuyến đầu chống lại ĐCSTQ và hát tặng cán bộ, chiến sĩ đồn trú trên đảo nhỏ suốt hai tiếng đồng hồ. Đặng Lệ Quân đã vui mừng khi tham gia bảo vệ Đài Loan khỏi bị ĐCSTQ xâm lược bằng các buổi biểu diễn từ thiện trong các doanh trại quân đội Quốc gia. Vì vậy cô được biết đến như là “người tình mãi mãi trong trong lòng quân” và “nghệ sĩ yêu nước”.

Giấc mơ Trung Hoa

Khi ĐCSTQ không thể ngăn cấm được dân chúng truyền bá tiếng hát của Đặng Lệ Quân, họ liền muốn lợi dụng tình cảm đối với quê hương để thực hiện “Mặt trận Thống nhất”. Họ mời cô tham dự “Dạ tiệc Lễ hội mùa xuân” để tẩy não khán giả. Chi nhánh Tân Hoa Xã tại Hồng Kông là một trong những cơ quan gián điệp của ĐCSTQ cũng đã thiết lập mối liên hệ với Đặng Lệ Quân.

May mắn thay, cuộc thảm sát tại Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989 đã đánh thức Đặng Lệ Quân. Cô chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn như thế này: “Từ nay về sau sẽ chủ yếu dùng hình thức ghi âm… Sau khi sự kiện Thiên An Môn qua đi, tôi không muốn tổ chức sự kiện hòa nhạc nữa”.

Sự kiện Lục Tứ tàn sát hàng loạt dân chúng trong thành Bắc Kinh khiến nhiều người chọn cách lưu vong sang nước ngoài, kể cả Đài Loan. Tại Paris cũng có khu dân cư người Trung Quốc lưu vong. Đặng Lệ Quân cũng sống ở Paris sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn và tiếp xúc với không ít người lưu vong, mời họ ăn cơm và tụ họp cùng họ. 

Khi những người dân lưu vong tại Paris tổ chức lễ kỷ niệm tròn 1 năm sự kiện Lục Tứ, Đặng Lệ Quân đã hát “Vết thương của lịch sử” và hy vọng rằng mọi người “đừng thỏa hiệp với chế độ chuyên chế, đừng khuất phục trước chính sách tàn bạo”. 

Năm 1991, Đặng Lệ Quân đã thực hiện chuyến đi cuối cùng của mình đến Kim Môn, mảnh đất tự do nơi tuyến đầu để thăm hỏi quân đội và thực hiện chương trình phát thanh trên bờ biển hướng về Đại Lục: “Tôi hy vọng rằng đồng bào ở Đại Lục cũng có thể được hưởng nền dân chủ và tự do như chúng tôi. Chỉ trong môi trường sống tự do, dân chủ và thịnh vượng thì mới có thể có cơ hội thực hiện được lý tưởng cá nhân. Chỉ khi tất cả thanh niên đều được tự do thể hiện tài trí của mình, thì tương lai của đất nước mới tràn đầy ánh sáng và hy vọng”.

Đặng Lệ Quân không chỉ tham gia các hoạt động kỷ niệm sự kiện Lục Tứ được tổ chức 3 lần tại Paris, mà còn tự mình bỏ tiền tổ chức sự kiện ở đây để gây quỹ cứu giúp người dân Đại Lục. Cùng thời điểm đó, cô tiếp tục trở lại Đài Loan, hát và biểu diễn cho sự kiện diễn tập của các binh lính quân đội quốc gia. Trên sân khấu, cô tỏ vẻ từ chối đặt chân lên mảnh đất đau thương nơi xảy ra vụ thảm sát ngày 4 tháng 6. Đặng Lệ Quân cúi đầu trước các sĩ quan và binh sĩ của quân đội Quốc gia rồi hát bài “Ca dao Trường Thành”, nói rằng: “Tôi ngày đêm thầm nghĩ muốn trở về cố hương” và hy vọng “giải phóng đồng bào Đại Lục khỏi khổ đau”!

Những người đồng hương Đại Lục mà Đặng Lệ Quân quan tâm đã không làm cô thất vọng. Họ tận dụng mọi cơ hội để bày tỏ tình yêu với cô. Chính vào lúc mừng kỷ niệm 60 năm thành lập ĐCSTQ, trong chương trình bình chọn “Nhân vật văn hóa có ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc”, Đặng Lệ Quân đã dẫn đầu với hơn 8,54 triệu phiếu ủng hộ, chiếm 35,7% tổng số phiếu của cư dân mạng. Suốt đời, Đặng Lệ Quân chống lại ĐCSTQ và hết mình yêu Trung Hoa Dân Quốc, cô chưa bao giờ thừa nhận mảnh đất rơi vào tay giặc gọi là “Trung Quốc Mới”. Cô cũng nói rõ trong một cuộc phỏng vấn với RFI rằng: “Nếu Trung Quốc Đại Lục duy trì ‘chế độ một đảng chuyên chính’… thì không có gì để hy vọng nữa, càng không có tương lai, hơn nữa đối với thế giới mà nói, đó còn là một thảm họa”. Điều này cho thấy, bài hát và nhân phẩm của Đặng Lệ Quân đều đặt ở mức rất cao. 

Vì lý do này, một số cơ quan ngôn luận đã từng muốn đưa cô vào “Mặt trận Thống nhất” đã tuyên bố rằng Đặng Lệ Quân không trở lại Đại Lục để biểu diễn. Bởi vì “Năm 1993 … cô đã trở nên mập mạp già nua đến không thể nhận ra”. Thế nhưng một năm sau đó người dân Đại Lục đã đột phá phong tỏa Internet xem Đặng Lệ Quân biểu diễn từ thiện kỷ niệm 70 năm thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Đài Bắc, không ai có thể phủ nhận rằng cô vẫn duyên dáng và giữ nguyên phong độ. 

“Ngày tôi trở lại Đại Lục hát chính là ngày Chủ nghĩa Tam dân thống nhất Trung Quốc” là Giấc mộng Trung Hoa chưa tròn của Đặng Lệ Quân. Đây là cô đã để lại cho thế hệ sau một lý tưởng đáng để cho cộng đồng người Hoa trong và ngoài Trung Quốc tiếp bước. 

Theo Vision Times – San San biên dịch

Miến Điện : “Chính phủ trong bóng tối” hợp tác với một lực lượng nổi dậy để chống quân đội

Ảnh minh họa: Một vùng của bang Chin, nơi có đông người sắc tộc thiểu số Chin, theo Cơ đốc giáo, miền Tây Miến Điện. Ảnh chụp ngày 17/12/2013.
Ảnh minh họa: Một vùng của bang Chin, nơi có đông người sắc tộc thiểu số Chin, theo Cơ đốc giáo, miền Tây Miến Điện. Ảnh chụp ngày 17/12/2013. AP – Gemunu Amarasinghe

Thùy Dương3 phút

Tại Miến Điện, « Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia », hôm qua 29/05/2021, ra thông cáo về thỏa thuận hợp lực với một tổ chức nổi dậy để lật đổ chế độ quân sự độc tài. Chính phủ này gồm các nghị sĩ đã rút vào hoạt động bí mật nhằm phản đối tập đoàn quân sự cầm quyền sau vụ đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Tổ chức nổi dậy mà « Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia » hợp tác để lật đổ chế độc tài và thiết lập hệ thống dân chủ liên bang là Mặt Trận Quốc Gia Chin, lực lượng đại diện cho sắc tộc thiểu số Chin, chủ yếu là người theo Cơ đốc giáo sống ở bang Chin, miền tây Miến Điện. Theo thông cáo, các bên đã cam kết « công nhận lẫn nhau » và tôn trọng « sự bình đẳng với tư cách là đối tác » của nhau.

Mặt Trận Quốc Gia Chin đã ký một lệnh ngừng bắn với quân đội Miến Điện hồi năm 2015 và trong những năm gần đây quân số đã giảm. Trả lời AFP, Richard Horsey, cố vấn chính về Miến Điện của tổ chức phi chính phủ International Crisis Group, nhận định do Mặt Trận Quốc Gia Chin không có lực lượng quân sự thực sự, nên thỏa thuận hợp lực nói trên chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn có vai trò quan trọng đối với tiến trình hòa bình bởi họ có nhiều lãnh đạo chính trị lưu vong rất được tôn trọng.

AFP nhắc lại « Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia » hay còn được gọi là chính phủ trong bóng tối, được thành lập để chống lại các tướng lĩnh quân đội, tìm cách tập hợp những người bất đồng chính kiến và các phong trào nổi dậy của các sắc tộc khác nhau để thành lập một quân đội nhằm chống tập đoàn quân sự cầm quyền.

« Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia » cũng đã thành lập « lực lượng dân phòng » của riêng họ để bảo vệ dân thường trước quân đội. Hôm thứ Sáu 28/05, « Chính Phủ Đoàn Kết Quốc Gia » đã cho phát hành một video cho thấy hàng trăm tân binh đang được huấn luyện.

RFI

Biên giới Hoa Kỳ khủng hoảng trước làn sóng di cư mới

Vũ Dương | DKN 4 giờ trước

Làn sóng di cư mới tràn vào Hoa Kỳ (ảnh: Youtube/DKN.TV).

Theo một báo cáo từ Axios, hàng chục nghìn người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia xa xôi hơn đang tràn vào biên giới phía nam Hoa Kỳ nhằm cố gắng nhập cư lậu vào nước Mỹ, trang The Plaze cho hay. 

Thông thường, những người di cư bị bắt gặp ở biên giới phía nam Hoa Kỳ đều đến từ Mexico và các nước Tam giác Bắc Trung Mỹ, bao gồm Guatemala, Honduras và El Salvador. Tuy nhiên, gần đây, đã có sự gia tăng đáng báo động về những người di cư từ các quốc gia khác đến biên giới Hoa Kỳ

Cụ thể, vào tháng Tư, có hơn 33.800 người di cư từ các quốc gia khác ngoài Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador bị Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Số lượng người di cư lậu không đến từ các quốc gia thông thường đang bùng nổ trong cuộc khủng hoảng biên giới. Theo dữ liệu của Bộ An ninh Nội địa, tổng số người nhập cư lậu vào Mỹ từ các quốc gia không điển hình năm 2021 trong tháng 4 cao gấp 25 lần so với tháng 4/2020. 

New York Times đưa tin, các nhân viên nhập cư Mỹ đã bắt gặp những người di cư đến từ hơn 160 quốc gia. Cơ quan về nhập cư cho biết “Hơn 12.500 người Ecuador đã bị bắt vào tháng 3, tăng từ mốc hơn 3.500 người trong tháng 1. Gần 4.000 người Brazil và hơn 3.500 người Venezuela đã bị chặn lại, tăng lần lượt từ mốc 300 và 284 người hồi tháng 1. Con số trong những tháng tới dự kiến ​​sẽ cao hơn”.

Tờ Times cho biết, một số người di cư còn đến từ Ấn Độ và những nơi khác ở châu Á. Họ bắt xe buýt đến một thành phố lớn, như Mumbai. Sau đó, họ lên máy bay đến Dubai, đi qua Moscow, Paris và Madrid, cuối cùng bay đến Thành phố Mexico. Từ đó, họ bắt đầu đi xe buýt hai ngày để đến biên giới Mexico-Hoa Kỳ. 

Theo dữ liệu của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ, đã có hơn 2.200 người Romania bị cơ quan này bắt giữ tại biên giới phía Nam kể từ đầu năm tài chính 2021, bắt đầu từ tháng 10 năm 2020. Trong khi đó, chỉ có hơn 260 người Romania bị bắt tại biên giới trong năm tài chính 2020 và hơn 280 người trong năm tài chính 2019. 

Các nhân viên Tuần tra Biên giới đã bắt giữ hơn 178.600 người di cư đang cố gắng vào Mỹ bất hợp pháp vào tháng 4. Mối lo ngại về tình hình ở biên giới Hoa Kỳ trong tháng 4 năm nay ở mức cao nhất trong hơn 20 năm qua.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?