François Fillon thân Nga, Angela Merkel lo ngại
Monday, November 28, 2016
Tú Anh
Theo RFI
Theo RFI
Ông Francois Fillon - lúc còn làm thủ tướng Pháp, và thủ tướng Đức Angela Merkel, trong cuộc họp báo tại Berlin, ngày 10/03/2010 - Reuters |
Viễn cảnh François Fillon đắc cử tổng thống Pháp gây ra nhiều lo lắng tại Berlin. Những chủ trương cải cách kinh tế bằng liều thuốc đắng của ứng cử viên cánh hữu Pháp thích hợp với Đức nhưng lập trường thân Nga của ông sẽ làm cho thủ tướng Angela Merkel không được an tâm, theo phân tích của chính khách và chuyên gia Đức.
Theo nhận định của AFP, tin cựu thủ tướng Pháp François Fillon loại đối thủ Alain Juppé trong vòng bầu chọn sơ bộ, thay mặt cánh hữu tranh ghế tổng thống 2017, đã làm cho Berlin vừa nhẹ nhỏm, nhưng cũng vừa lo âu.
Thở phào vì Pháp là đồng minh số một của Đức trong Liên Hiệp Châu Âu trong bối cảnh khắp nơi phe dân túy co cụm và cực hữu bài ngoại trổi dậy. « Bất cứ nhân vật nào đắc cử tổng thống Pháp, trừ Marine Le Pen, chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia, đều là tin vui đối với chính phủ Đức ». Người đưa ra nhận xét này là Stefani Weiss, nhà phân tích chính trị thuộc viện Bertelsmann.
Trong bối cảnh trên chính trường Pháp, đảng Xã Hội nói riêng và phe tả nói chung bị phân hóa trầm trọng, ông François Fillon, với tài năng lật ngược thế cờ, được chứng tỏ qua bầu cử sơ bộ, sẽ có nhiều xác xuất vào điện Elysée trong năm tới.
Kinh tế : Ja
Những lời hứa cải cách kinh tế, quyết tâm giảm chi phí Nhà nước, nới lỏng luật lao động rất được nhiều bộ trưởng Đức tán dương. Nếu tại Pháp, giới kinh tế xem ông François Fillon là thủ tướng bảo thủ của Anh, Magaret Thatcher ( nhiệm kỳ 1979-1990) thứ hai, thì tại Đức ông được coi là « Gerhard Schroder ». Vị thủ tướng đảng Dân Chủ Xã Hội vào thập niên 2000 là người thực hiện những cải cách vực dậy kinh tế mất lòng dân và làm thành phần lao động Đức lâm hoàn cảnh nghèo khó tăng vọt.
Với nhận định này, chuyên gia Barbara Kunz, thuộc Ủy ban nghiên cứu quan hệ Pháp Đức (Cerfa) cho rằng tuy không ai nói ra nhưng người Đức thích ông Alain Juppé hơn.
Một lãnh đạo của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo lý giải : thị trưởng Bordeaux là người chừng mực, do vậy rất hợp ý với thủ tướng Angela Merkel.
Thân Putin : Nein
Trong quan hệ đối ngoại, chính sách thân Nga của François Fillon có nguy cơ gây phiền phức với Đức. Vì sao ông bị chỉ trích quá thân thiết, dễ dãi với tổng thống Nga Vladimir Putin ?
François Fillon tuyên bố, nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ thúc đẩy bỏ lệnh cấm vận nước Nga, được ban hành từ sau vụ Matxcơva lấy quần đảo Crimée của Ukraina.
Vì nhu cầu diệt khủng bố Daech, ông ủng hộ Nga can thiệp quân sự hỗ trợ cho chế độ độc tài Bachar al Assad. Hai lập trường này đi ngược lại chính sách chung của Paris, Berlin và Liên Hiệp Châu Âu.
Thủ tướng Đức đang lo Hoa Kỳ đã có một nhân vật « muốn xích lại gần » Nga sắp vào Nhà Trắng, năm tới có thêm « một người bạn của Putin » ở điện Elysée thì làm cách nào duy trì đường lối cứng rắn đối với Matxcơva, nhân danh bảo vệ biên giới bất di bất dịch tại châu Âu. Vấn đề biên giới là nổi ám ảnh của nước Đức do bài học máu xương, Hitler xâm lăng láng giềng, gây ra Thế chiến thứ hai.
Theo nhận định của Norbert Rottgen, chủ tịch tiểu ban ngoại giao Quốc Hội Đức, thì chắc chắn có sự « khác biệt rất lớn » giữa ứng cử viên có cơ may làm tổng thống Pháp với thủ tướng Đức.
Sự khác biệt này rất quan trọng do không phải chỉ vì quyền lợi của Ukraina mà còn tác động đến số phận châu Âu : muốn đoàn kết thành một khối hay trở lại quá khứ với một phe bị ảnh hưởng Nga và một phe thuộc thế giới tự do ? Nếu không trừng phạt thì người Nga sẽ lầm tưởng rằng lý lẽ nằm trong tay kẻ mạnh.
Theo nhận định của AFP, tin cựu thủ tướng Pháp François Fillon loại đối thủ Alain Juppé trong vòng bầu chọn sơ bộ, thay mặt cánh hữu tranh ghế tổng thống 2017, đã làm cho Berlin vừa nhẹ nhỏm, nhưng cũng vừa lo âu.
Thở phào vì Pháp là đồng minh số một của Đức trong Liên Hiệp Châu Âu trong bối cảnh khắp nơi phe dân túy co cụm và cực hữu bài ngoại trổi dậy. « Bất cứ nhân vật nào đắc cử tổng thống Pháp, trừ Marine Le Pen, chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia, đều là tin vui đối với chính phủ Đức ». Người đưa ra nhận xét này là Stefani Weiss, nhà phân tích chính trị thuộc viện Bertelsmann.
Trong bối cảnh trên chính trường Pháp, đảng Xã Hội nói riêng và phe tả nói chung bị phân hóa trầm trọng, ông François Fillon, với tài năng lật ngược thế cờ, được chứng tỏ qua bầu cử sơ bộ, sẽ có nhiều xác xuất vào điện Elysée trong năm tới.
Kinh tế : Ja
Những lời hứa cải cách kinh tế, quyết tâm giảm chi phí Nhà nước, nới lỏng luật lao động rất được nhiều bộ trưởng Đức tán dương. Nếu tại Pháp, giới kinh tế xem ông François Fillon là thủ tướng bảo thủ của Anh, Magaret Thatcher ( nhiệm kỳ 1979-1990) thứ hai, thì tại Đức ông được coi là « Gerhard Schroder ». Vị thủ tướng đảng Dân Chủ Xã Hội vào thập niên 2000 là người thực hiện những cải cách vực dậy kinh tế mất lòng dân và làm thành phần lao động Đức lâm hoàn cảnh nghèo khó tăng vọt.
Với nhận định này, chuyên gia Barbara Kunz, thuộc Ủy ban nghiên cứu quan hệ Pháp Đức (Cerfa) cho rằng tuy không ai nói ra nhưng người Đức thích ông Alain Juppé hơn.
Một lãnh đạo của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo lý giải : thị trưởng Bordeaux là người chừng mực, do vậy rất hợp ý với thủ tướng Angela Merkel.
Thân Putin : Nein
Trong quan hệ đối ngoại, chính sách thân Nga của François Fillon có nguy cơ gây phiền phức với Đức. Vì sao ông bị chỉ trích quá thân thiết, dễ dãi với tổng thống Nga Vladimir Putin ?
François Fillon tuyên bố, nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ thúc đẩy bỏ lệnh cấm vận nước Nga, được ban hành từ sau vụ Matxcơva lấy quần đảo Crimée của Ukraina.
Vì nhu cầu diệt khủng bố Daech, ông ủng hộ Nga can thiệp quân sự hỗ trợ cho chế độ độc tài Bachar al Assad. Hai lập trường này đi ngược lại chính sách chung của Paris, Berlin và Liên Hiệp Châu Âu.
Thủ tướng Đức đang lo Hoa Kỳ đã có một nhân vật « muốn xích lại gần » Nga sắp vào Nhà Trắng, năm tới có thêm « một người bạn của Putin » ở điện Elysée thì làm cách nào duy trì đường lối cứng rắn đối với Matxcơva, nhân danh bảo vệ biên giới bất di bất dịch tại châu Âu. Vấn đề biên giới là nổi ám ảnh của nước Đức do bài học máu xương, Hitler xâm lăng láng giềng, gây ra Thế chiến thứ hai.
Theo nhận định của Norbert Rottgen, chủ tịch tiểu ban ngoại giao Quốc Hội Đức, thì chắc chắn có sự « khác biệt rất lớn » giữa ứng cử viên có cơ may làm tổng thống Pháp với thủ tướng Đức.
Sự khác biệt này rất quan trọng do không phải chỉ vì quyền lợi của Ukraina mà còn tác động đến số phận châu Âu : muốn đoàn kết thành một khối hay trở lại quá khứ với một phe bị ảnh hưởng Nga và một phe thuộc thế giới tự do ? Nếu không trừng phạt thì người Nga sẽ lầm tưởng rằng lý lẽ nằm trong tay kẻ mạnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét