Tin Biển Đông – 26/11/2016
‘Mỹ tuần tra Biển Đông,
đe dọa chủ quyền của Trung Quốc’
Các tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ đã tiến hành hơn 700 cuộc tuần tra trên Biển Đông trong năm 2015, biến Trung Quốc trở thành mục tiêu theo dõi số một của Hoa Kỳ, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Biển Đông của nhà nước Trung Quốc.
Theo phúc trình này, các cuộc tuần tra đã đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Tài liệu lần đầu tiên được Trung Quốc công bố này cảnh báo rằng các hoạt động tuần tra nhắm mục tiêu của Mỹ có thể dẫn đến quân sự hóa ở vùng Biển Đông.
Tài liệu lần đầu tiên được Trung Quốc công bố này cảnh báo rằng các hoạt động tuần tra nhắm mục tiêu của Mỹ có thể dẫn đến quân sự hóa ở vùng Biển Đông.
“Trung Quốc có thể thiết lập một Vùng Nhận dạng Phòng không ở Biển Đông nếu Mỹ tiếp tục gia tăng tuần tra và trinh thám tầm thấp trong khu vực”, ông Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch viện nghiên cứu trên nói với phóng viên ở Bắc Kinh.
Căng thẳng trong khu vực đã gia tăng sau khi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo với đường băng và các ngọn hải đăng trên các rạn san hô mà quốc gia này tuyên bố chủ quyền.
Ông Donald Trump, người chuẩn bị nhậm chức tổng thống Mỹ vào tháng Giêng, đã cáo buộc Bắc Kinh xây dựng một pháo đài quân sự trên các rạn san hô. Ông nói hồi tháng Ba rằng các lãnh đạo Trung Quốc “cố tình làm như vậy vì họ không tôn trọng tổng thống và đất nước chúng ta”.
Ông Ngô nói: “Rất có khả năng Tổng thống tân cử Donald Trump triển khai thêm tàu ở Biển Đông”. Ông cho biết thêm rằng xảy ra xung đột trong khu vực “rất nhỏ”.
Một phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Honolulu đã không đưa ra bình luận ngay lập tức báo cáo này.
Tài liệu có tên “Báo cáo về Quân đội Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” cũng cho biết Nhật Bản “mạnh mẽ ủng hộ Hoa Kỳ ở Biển Đông”. Nhật Bản đã đụng độ với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông.
Theo bản báo cáo, các cuộc tập trận hải quân do Mỹ, Nhật Bản và Úc thực hiện “rõ ràng nhắm vào Trung Quốc”. Ba quốc gia này đã thực hiện các cuộc tập trận đầu tiên vào tháng 7 năm 2015 tại nhiều khu vực xung quanh Úc và các cuộc tập trận khác hồi tháng Tư ở biển Java.
Việc dự kiến triển khai hệ thống tên lửa tối tân của Mỹ tại Hàn Quốc sẽ làm suy yếu lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc và khu vực, báo cáo cho biết.
Trung Quốc cũng từng cảnh báo Hoa Kỳ và Ấn Độ rằng việc tập trận hải quân chung ở Biển Đông của những quốc gia bên ngoài khu vực có thể đe dọa hòa bình và ổn định.
Theo Bloomberg, Reuters
Trung Quốc: Ông Trump vẫn ôm mộng ‘bá chủ’ ở Biển Đông
Một nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump không có nghĩa là Mỹ sẽ rút ra khỏi Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục theo đuổi giấc mộng “bá chủ khu vực”, các học giả Trung Quốc, những người đã soạn thảo một phúc trình cho một viện nghiên cứu có ảnh hưởng của chính phủ, bình luận hôm thứ Sáu.
Đảm bảo việc “kiểm soát tuyệt đối” ở Biển Đông là điểm mấu chốt của chiến lược quân sự Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương, theo bản báo cáo được các tác giả cho biết là lần đầu tiên công khai đánh giá về sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực, được công bố hôm thứ Sáu ở Bắc Kinh.
“Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông”, ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.
“Sẽ không có sự thay đổi đột ngột chính sách của Mỹ ở biển Đông”, ông Ngô Sĩ Tồn, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của Trung Quốc, nói. Viện có ảnh hưởng nằm ở Hải Nam này là nơi soạn ra phúc trình trên.
Ông Trump hiếm khi nhắc đến Biển Đông trong chiến dịch vận động tranh cử, nhưng tập trung vào quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đe dọa sẽ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và đánh thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc.
Ông Ngô nói thêm rằng các cam kết của Hoa Kỳ đối với đồng minh cũng như lập trường bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông sẽ không thay đổi. Ông còn cho rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông có khả năng gia tăng đồng thời với sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm đối phó với việc hạn chế tự do hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Bắc Kinh nổi giận và làm dấy lên lo ngại xung đột quân sự.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã gọi một cuộc tuần tra của tàu chiến Hoa Kỳ hồi tháng 10 là “bất hợp pháp” và “khiêu khích”.
Báo cáo cho biết “Theo quan điểm của Hoa Kỳ, các hoạt động xây dựng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông đã khẳng định sự nghi ngờ của Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có ý định thực hiện chiến lược ngăn tiếp cận đối với vùng biển này”.
Sẽ có “sự tiếp diễn hơn là thay đổi” trong chính sách quân sự của ông Trump ở châu Á-Thái Bình Dương, ông Chu Phong, giám đốc Trung tâm Biển Đông thuộc Đại học Nam Kinh, cho biết tại buổi ra mắt báo cáo.
Ông Trump có thể không dùng thuật ngữ “tái cân bằng” khu vực nhưng có thể ông sẽ giữ lại hầu hết các chính sách, ông Chu cho biết thêm.
Các học giả đều nhất trí rằng có khả năng cao trong việc gia tăng cho tiêu quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dưới thời tổng thống Trump.
Chính quyền của ông Trump sẽ “không phải là ngoại lệ” so với các chính quyền thuộc Đảng Cộng hòa khác và sẽ gia tăng chi tiêu quân sự, ông Chu nói.
Nhận xét
Đăng nhận xét