Tổng thống Mỹ đến Miến Điện : chuyến viếng thăm lịch sử


Đường phố Rangun vẽ hình ông Obama nhân dịp tổng thống Mỹ thăm Miến Điện (Reuters)

Đường phố Rangun vẽ hình ông Obama nhân dịp tổng thống Mỹ thăm Miến Điện (Reuters)


Anh Vũ / Tú Anh

Hôm nay 19/11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama được hàng chục ngàn dân Miến Điện nồng nhiệt tiếp đón như một nhân vật "huyền thoại". Chỉ cách nay ba năm, Hoa Kỳ còn bị xem là đế quốc thù địch. Giời đây, Air Force One đã đáp xuống phi trường quốc tế sơn phết lại mới tinh khôi trong rừng cờ sọc xanh, sao trắng.


Sau khi hội kiến với Tổng thống Thein Sein, người hùng của chính sách cải cách dân chủ thân tây phương, Tổng thống Mỹ dùng cơm tối với lãnh đạo đối lập, bà Aung San Suu Kyi tại tư gia của giải Nobel Hòa bình 1991. Trước khi lên đường sang Phnom Penh dự Thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Obama đọc một bài diễn văn tại đại học Rangun, kêu gọi toàn dân Miến Điện đoàn kết dân chủ hóa đất nước. Từ Rangun, đặc phái viên Arnaud Dubus tường thuật :

Trước các nhân vật quan trọng mà đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Barack Obama đã có một bai phát biểu có chừng mực một cách tinh tế, trong đó ông vừa đề cao những cố gắng cải cách của chính phủ hiện nay đồng thời ca ngợi cuộc đấu tranh lâu dài và « nhân cách mãnh liệt » của bà Aung San Suu Kyi cũng như của đối lập chống lại chế độc độc tài quân sự .

Phần đầu bai diễn văn tổng thống Mỹ nhấn mạnh « Tôi chìa bàn tay hữu nghị nhằm giúp tạo lập cơ hội cho nhân dân của đất nước này ». Bài diễn văn kéo dài chưa đầy nửa giờ đồng hồ đã đề cập đến nhiều chủ đề nhạy cảm từ việc các tù nhân chính trị còn bị giam giữ cho đến căng thẳng xung đột cộng đồng giữa người Hồi giáo Rohingya và người Rakhine theo đạo Phật ở miền tây Miến Điện cũng như về cuộc xung đột kéo dài giữa quân chính phủ và lực lượng nổi dậy người Kachin ở khu vực miền đông bắc đất nước.

Tổng thống Mỹ đã được hoan hô nhiệt liệt khi ông nói rằng « tiến trình dân chủ không thể thành công nếu không có hòa hợp dân tộc ». Một lần nữa ông Obama tỏ ra không ngần ngại đề cập đến hồ sơ người Hồi giáo Rohingya. Một số người có đầu óc dân tộc dưới sự dẫn dắt của các nhà sư đã nhiều lần biểu tình tỏ thái độ chống lại người Rohingya. Tổng thống Mỹ nói : « Người Rohingya có quyền phải được tôn trọng như quý vị và tôi », sau đó ông có nhắc lại chuyện xưa kia ở nước Mỹ , người da màu đã bị cấm đi bỏ phiếu ».

Một gia đình người Miến Điện theo dõi bài diễn văn của tổng thống Mỹ qua truyền hình đã vỗ tay nhiệt liệt . Họ nói phát biểu của tổng thống Mỹ đã mang lại hy vọng cho đất nước . Một thành viên trong gia đình này nói : « Phần còn lại là xem thực tế sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. Có thể sẽ phải mất hai thế hệ để Nhà nước pháp quyền thực sự cắm rễ tại Miến Điện ».

Từ sáng sớm, chính quyền đã phong tỏa giao thông toàn bộ khu phố dẫn đến trường Đại học Rangoon, tòa đại sứ Mỹ và nhà riêng của bà Aung San Suu Kyi. Mặc dù vậy hơn 10 nghìn người miến Điện vẫn đi bộ hàng chục km để được đến đón chào đoàn xe của tổng thống Mỹ, cùng với lá cờ Mỹ, chân dung của ông Obama chân dung bà Aung San Suu Kyi và của cả ông Thein Sein.

Một người dân khoảng sáu chục tuổi, trên tay cầm lá cờ Mỹ đứng trước nhà bà Aung San Suu Kyi nói : « Tôi cảm thấy tự hào. Ông Obama có quan hệ rất thân thiết với bà Aung San Suu Kyi và như vậy ông có thể giúp đất nước chúng tôi thực hiện dân chủ hóa ».

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?