Huế 1968: 'Trận đẫm máu trong cuộc chiến Việt Nam'

BBC
30 tháng 4 2017


Cảnh tại Huế ngày 15/3/1968Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCảnh tại Huế ngày 15/3/1968
Tổng tiến công Tết Mậu Thân, được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lúc đó lấy tên Đảng Lao động Việt Nam), thông qua tháng Giêng 1968.
Đêm 30, rạng ngày 31/1/1968, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân bắt đầu. 
Huế, với 25 ngày nổ súng, là một trọng điểm của biến cố này.
Năm 2017, một cuốn sách tiếng Anh, Huế 1968 - A Turning Point of the American War in Vietnam, sắp ra mắt.
Ông Mark Bowden, tác giả cuốn sách, nổi tiếng nhất với cuốn Black Hawk Down được đạo diễn Ridley Scott dựng thành phim năm 2001.
Tin tức cho biết cuốn Huế 1968 có thể sẽ được chuyển thể thành loạt phim truyền hình, với đạo diễn Michael Mann.
Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Mark Bowden cho biết vì sao ông lại viết cuốn sách về trận đánh ở Huế.
Mark Bowden: Trận đánh ở Huế là đẫm máu nhất, quyết liệt nhất trong giai đoạn cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Phần nào đó, đây là trận trung tâm trong đợt tấn công Tết Mậu Thân, diễn ra vào lúc cao điểm trong sự ủng hộ của người Mỹ dành cho cuộc chiến. Trước Tết Mậu Thân (và trước trận đánh ở Huế), sự phản đối chiến tranh ở Mỹ chỉ nằm ở ngoài rìa chính trị quốc gia. Các phong trào phản chiến tương đối nhỏ, được dẫn dắt bởi những lãnh đạo tôn giáo và đạo đức có khuynh hướng cứ chiến tranh là chống đối vì nguyên tắc. 
Tôi tin rằng Tổng thống Johnson và đa số trong nội các (nhiều người đã đẩy Mỹ vào chiến tranh), đã mất đi mong muốn tiến hành cuộc chiến sau Mậu Thân. Chính Johnson thôi không tái tranh cử và cố gắng nhưng thất bại để tiến hành đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh. Sau Tết Mậu Thân, phong trào phản chiến lan nhanh vào dòng chủ lưu. Đến giữa năm 1968, cả nước Mỹ đã bị chia rẽ sâu sắc giữa những người ủng hộ chiến tranh và những người phản đối.
Lúc đó, tôi còn là một thiếu niên, học trung học. Tôi quan tâm chiến tranh và lần đầu tiên đọc nhiều sách thời sự, trong đó có sách về Việt Nam, và báo chí. 
Vì vậy, cơ hội được tự điều tra về Trận đánh ở Huế là dịp quay về với đam mê trí thức đầu đời của tôi - đam mê đó đã dẫn tôi đến nghề báo và viết lách.
Để viết về một sự kiện lớn như Chiến tranh Việt Nam, cách tôi muốn là chỉ tập trung vào một chương sống động. Tôi tin rằng kể lại chuyện ở Huế là cách hiệu quả để nói về một câu chuyện to lớn hơn. Toàn bộ các yếu tố của câu chuyện rộng hơn đều nằm ở đó. 
BBC:Theo giới thiệu, ông đã vào các kho tư liệu ở Mỹ, Việt Nam, phỏng vấn những người tham dự cả hai chiến tuyến. Quá trình nghiên cứu này đã thay đổi quan điểm của ông thế nào?
Trước lúc tôi bắt đầu tìm hiểu, tôi không biết nhiều về cả cuộc chiến lẫn trận đánh.
Huế ngày 13/3/1968Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHuế ngày 13/3/1968
Tôi đã học được nhiều vì sao hai phía đánh nhau. Tôi có sự tôn trọng lớn đối với lòng yêu nước và khả năng chiến đấu của quân đội Bắc Việt cũng như quân Giải phóng miền Nam (mà người Mỹ gọi là VC - Việt Cộng). Tôi hiểu hơn họ là ai. 
Cũng tương tự, tôi trân trọng hơn lý tưởng (tuy đặt nhầm chỗ, bị dùng sai) của người Mỹ, nhất là những người tình nguyện ra trận. 
Nhưng tôi cũng học được thêm về những sai lầm của hai phía.
Người Mỹ ít hiểu Việt Nam. Họ để đánh giá của mình bị chi phối chủ yếu bởi ý thức hệ cứng nhắc chứ không phải thực tế. Trong quá nhiều trường hợp, họ tỏ ra chẳng quan tâm cho chính những người mà về lý thuyết họ đang giúp bảo vệ quyền lợi. Người Mỹ cũng đánh giá quá thấp khả năng quân sự của kẻ thù, cũng như tầm mức ủng hộ của dân địa phương dành cho phong trào dân tộc. 
Nhưng tôi cũng biết thêm rằng chính quyền Bắc Việt lại đánh giá thổi phồng về sự ủng hộ của dân chúng dành cho họ tại Huế và những nơi khác ở miền Nam Việt Nam. Sự hăm hở của họ, và rồi là thất vọng với phản ứng của dân chúng, khiến họ phải chịu nhiều phần trách nhiệm cho các hậu quả bi thảm xảy ra sau đó.
BBC:Cuốn sách này hơn 600 trang. Ông có thể tóm tắt một số kết luận của mình?
Có vẻ như thường dân chiếm đa số trong số người thương vong vì trận đánh, chủ yếu là vì quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đánh bom và nã pháo. 
Phía Mỹ mất nhiều người vì các chỉ huy không chịu tin rằng quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đến thành phố Huế với số lượng lớn, đầy đủ vũ khí. Nó phản ánh tư tưởng đánh giá quá thấp đối phương của Mỹ.
Mặt trận đã cố gắng kéo dài trận chiến đến tối đa, nhưng không hẳn vì những lý do mà sau này người ta gán cho: rằng sự đẫm máu sẽ làm suy giảm ủng hộ của dân chúng ở Mỹ dành cho chiến tranh. (Dĩ nhiên điều này có nhưng không hẳn là được tiên đoán trước.) Theo tôi, cố gắng kéo dài của Mặt Trận có lý do lớn hơn là vì họ mong hoàn thành giấc mơ có chiến thắng nhanh chóng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?