Vì sao vaccine Covid-19 được làm ra nhanh chóng?

 

Anh Quốc và các nước khác bắt đầu tiến hành chiến dịch tiêm chủng đại trà lớn nhất trong lịch sử.

Nhưng vì sao tiến trình sản xuất vaccine lẽ ra cần tới 10 năm lần này lại được rút ngắn trong vòng 1 năm?

Phóng viên y tế của BBC, Laura Foster, giải thích:

Lý do khiến vaccine Covid-19 được làm ra nhanh như vậy là bởi đã có rất nhiều tiền và nguồn lực được đổ vào.

Thường cần ít nhất 10 năm để hoàn tất, nhưng với Covid, trình tự này đã được làm trong chưa tới một năm.

Cũng như mọi loại y dược khác, vaccine cần trải qua việc thử nghiệm rộng khắp và quyết liệt trước khi được chuẩn thuận, đưa ra sử dụng rộng rãi trong dân chúng.

Trước khi tiến hành thử trên người, vaccine được thử trên động vật ở phòng thí nghiệm.

Với Covid-19, vaccine đã được thử nghiệm trên cả chồn sương, chuột nhắt và khỉ.

Đó là bởi các loài vật này tương tự như con người về mặt sinh lý và sinh học.

Nếu hiệu quả và an toàn trên động vật, vaccine sẽ được thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm Giai đoạn I

Giai đoạn I gồm có thử vaccine trên một nhóm nhỏ các tình nguyện viên khỏe mạnh, từ 20 đến 50 người.

Lúc này, vaccine sẽ được nghiên cứu độ an toàn, khả năng tạo phản ứng miễn dịch, và liều lượng thích hợp.

Thử nghiệm Giai đoạn II

Các thử nghiệm được thực hiện trên vài trăm tình nguyện viên, nhằm tìm hiểu mức hiệu quả của vaccine trên người.

Nhóm được thử nghiệm gồm người trưởng thành ở mọi độ tuổi, giới tính, và tốt nhất là thuộc mọi sắc tộc.

Thử nghiệm Giai đoạn III

Các thử nghiệm trong Giai đoạn III tương tự như ở Giai đoạn II nhưng được thực hiện trên hàng ngàn tình nguyện viện.

Vaccine vẫn được nghiên cứu về mức độ hiệu quả, nhưng trên quy mô lớn hơn nhiều.

Thường thì các thử nghiệm lâm sàng diễn ra từng lần một, cách quãng nhau, để có thể đánh giá được độ an toàn, hiệu quả và ổn định của vaccine, và để có thể ra quyết định về việc liệu có thể tiếp tục tiến hành thử nghiệm hay không.

Nhưng do tính nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, các giai đoạn này có lúc được thực hiện chồng lên nhau, thậm chí trong một số trường hợp là kết hợp làm chung, nhưng tất cả đều được kiểm tra đầy đủ.

Các nước rất nóng lòng muốn tìm giải pháp, cho nên đã bỏ tiền vào các tổ chức để có thêm nhiều khoa học gia làm việc liên tục, và tuyển dụng thêm nhân viên để công tác tìm tình nguyện viên diễn ra nhanh chóng hơn.

Và bởi Covid-19 lây lan trên diện rộng, việc tìm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine dễ hơn so với các thử nghiệm khác.

Khi được thu thập đủ, dữ liệu sẽ được nộp cho các cơ quan quản lý cấp nhà nước để xin phê chuẩn.

Các chuyên gia khoa học và lâm sàng xem xét tính hiệu quả, an toàn, ổn định, chất lượng của vaccine, và kiểm tra việc sản xuất, lưu trữ vaccine xem có đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chính sách y tế công hay không.

Tại Anh, đây là công việc của Cơ quan Quản lý Y Dược, Ủy ban Dược phẩm, và thậm chí công chúng cũng được hỏi ý kiến.

Thường thì điều này xảy ra sau khi toàn bộ các thử nghiệm đã kết thúc, nhưng với Covid-19 thì cơ quan quản lý ở Anh được trao nộp dữ liệu ngay trong quá trình thử nghiệm.

Việc này được gọi là 'Rà soát cùng lúc với việc thử nghiệm'.

Nếu được phê chuẩn, vaccine đó sẽ được đưa ra dùng rộng rãi trong dân.

Nhưng các nhà quản lý tiếp tục theo dõi hồ sơ y tế và dữ liệu của những người được tiêm phòng, giống như với bất kỳ loại vaccine hay dược phẩm nào khác.

Mọi lô vaccine được sản xuất ra đều được kiểm tra độ tinh khiết và chất lượng trước khi được gửi đi bất kỳ đâu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?