Liên Hiệp Châu Âu: bèo dạt, hoa trôi

21/4/2021

 Đại-Dương: Sau khi ổn định và thoát khỏi đói nghèo và đang trên con đường phát triển kinh tế thì Liên Hiệp Châu Âu (EU) nuôi hy vọng đóng vai trò cường quốc thứ ba làm trọng tài cho cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Hoa Kỳ-Liên Sô theo công thức.

“Hoa Kỳ Tư bản – Liên Âu Xã hội Chủ nghĩa – Liên Sô Cộng sản”.

Từ đó, Liên Hiệp Châu Âu đã sớm rơi vào cảnh bèo dạt hoa trôi, ngày càng mất phương hướng.

EU chưa dứt bầu sữa Mỹ

Mỹ và EU khởi động tìm lối thoát cho bất đồng thương mại | Thời Báo Tài Chính

Mô hình Xã hội Chủ nghĩa của EU có an ninh và phát triển nhờ dựa vào sự bảo vệ vô-điều-kiện của Hoa Kỳ. Điều bất-hợp-lý này trở thành đương nhiên mà người Châu Âu vẫn làm ngơ!

Năm 1966, Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle rút lực lượng quân sự khỏi Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và trục xuất Bộ Tư lệnh của Tổ chức này khỏi đất Pháp do không thoả mãn đòi hỏi: Pháp, Anh, Mỹ luân phiên điều khiển Quân đội NATO. De Gaulle muốn Liên Sô công nhận Pháp là một siêu cường bị Mạc Tư Khoa từ chối. Các hội viên EU khác gắn bó với Hoa Kỳ hơn do cần an ninh sống còn. Năm 2009, Tổng thống Pháp, Francois Sarkozy tái gia nhập hoàn toàn vào NATO.

Ngày 05/11/2018, Tổng thống Pháp, Emmanuel Marcron kêu gọi thành lập Quân đội riêng để bảo vệ Châu Âu vì “NATO đã chết lâm sàng” được Tể tướng Đức, Angela Merkel đồng ý. Nhưng, ý tưởng trẻ con đó cũng trôi theo thời gian!

Macron lập luận Nga và Trung Cộng không phải là “địch thủ” của NATO

Trước kỳ họp lần thứ 70 của NATO tại Luân Đôn ngày 04/12/2019, ngay khi tới phi trường của Anh Quốc, Tổng thống Donald Trump đã phát biểu “Bình luận của ông Macron là thô bỉ, xúc phạm và thiếu tôn trọng”.

Một số Tổng thống Mỹ than phiền các thành viên NATO đã không đóng đủ chi phí cho Tổ chức này mà Trump gay gắt và quyết liệt nhất.

Thống kê của SIPRI ghi nhận chi phí quân sự theo GDP của Mỹ là 5.3% (năm 2019) so với 1.7% (năm 2012) của EU. Đức chỉ đóng 1.2%.

NATO đồng ý tăng chi phí lên 2% GDP sau khi Nga sáp nhận Bán đảo Crimea năm 2014. Nhưng, chỉ có 8 trong số 29 quốc gia đóng đủ hoặc nhiều hơn. Đức cam kết sẽ đóng 2% GDP vào năm 2030 theo một cam kết đã có từ trước chỉ để ve vãn Tổng thống Vladimir Putin đồng ý xây dựng đường ống dẫn khí đốt tới Đức.

Do đó, căng thẳng gia tăng khi Tổng thống Trump cương quyết thắt lưng buộc bụng nhằm đủ khả năng đối phó với sự trỗi dậy hung dữ của Trung Cộng và cơ hội phục thù của Nga.

Trump's UN speech triggered laughs: Is US leadership still serious? | KATV

Phát biểu tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc liên tiếp trong hai năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump vạch trần sự tác hại của Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xã hội rồi kêu gọi loài người  loại bỏ chúng làm cho Tây Âu, Nam Âu, Bắc Âu vô cùng giận giữ như bị sỉ nhục.

Các quốc gia then chốt của EU đã dùng mọi thủ đoạn bêu xấu Tổng thống Trump với hy vọng có một nhân vật mới sẽ coi EU như một siêu cường ngang hàng.

Lấy lý do NATO thành hình nhằm đối phó với Liên Sô nên EU không có trách nhiệm tham gia vào các tranh chấp với Trung Cộng. Tổng thống Pháp, Francois Hollande và Thủ tướng Anh, Tony Blair đã gài độ để Tổng thống Barack Obama tham gia vụ tấn công vào Libya, can dự vào Syria nhằm tiêu diệt nguồn gốc khủng bố lăm le nhắm vào Châu Âu. Obama đã công khai với dư luận về vụ này để chạy tội vì cho tới nay Libya vẫn hỗn loạn, chưa thành một quốc gia bình thường.

Tổng thống Trump đưa Hoa Kỳ thoát khỏi vũng lầy Trung Đông mà nhiều vị tiền nhiệm đã sa vào đến độ khó rút chân. Ông đã kéo năm quốc gia Trung Đông ký Hiệp ước Hoà bình với Israel vào năm 2020 mà 71 năm qua chưa ai làm được dù đã tổ chức quá nhiều hội nghị quốc tế.

Bây giờ EU xúi Tổng thống Joe Biden quay trở lại Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) mà Obama lấy quyền Hành pháp ký với Iran theo sự dẫn đạo của Tể tướng Merkel đã không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn. Iran là mỏ dầu hoả và con đường trở lại Trung Đông của Châu Âu. EU cũng muốn Hoa Kỳ phê chuẩn Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) nhằm làm ăn dễ dàng hơn với Trung Cộng.

Nhiều chuyên gia quốc tế đã chỉ trích hai Thoả ước này bất lợi cho an ninh thế giới và nguy cơ thực sự tới tầng ozone nếu Trung Cộng, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển độc quyền sử dụng than đá (tạo nhiều khí thải nhất) cho tới năm 2030. Giới tài phiệt thế giới coi hai Thoả ước đó như cơ hội bằng vàng để ghi tên vào Câu lạc bộ Tỷ phú Thế giới. Chuyện Iran thủ đắc vũ khí có gì quan trọng vì đã có 9 quốc gia nguyên tử rồi; Trung Cộng có 1.4 tỷ người chẳng phải là thị trường màu mỡ lắm sao?

EU bất lực trước Coronavirus Vũ Hán

Liên Âu : Từ cuộc chiến chống Covid-19 đến cuộc chiến giữ vac-xin

Sau khi Cộng đồng Quốc tế phát hiện một chứng bệnh giống Hội chứng hô hấp cấp tính nặng Hồng Kông (SARS-CoV) xuất phát từ Thành phố Vũ Hán thuộc Tỉnh Hồ Bắc nên gọi Virus Vũ Hán. Lập tức, Bắc Kinh và Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Tedros Ghebreyesus phản đối vì mang tính cách kỳ thị đã được một số cơ quan truyền thông quốc tế phụ hoạ nên đổi thành Covid-19.

Từ trước, dư luận thế giới vẫn gọi Hội chứng hô hấp cấp tính nặng Hồng Kông (SARS-CoV) năm 1968-69, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012, Bệnh dịch Ebola Tây Phi năm 2014, Đại dịch Cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Như thế, danh xưng “Coronavirus Vũ Hán” chỉ nơi xuất phát hoàn toàn chính xác và thoả đáng, chẳng mang ý nghĩa kỳ thị dân tộc theo kiểu “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Trung Cộng làm mọi cách để phủi trách nhiệm che đậy Coronavirus Vũ Hán (SARS-CoV-2) từ khi bùng phát được tay sai Tedros đổi thành Covid-19. WHO bị áp lực thế giới mà sau một năm bùng nổ mới cử 10 chuyên gia (được Bắc Kinh chấp thuận) đến Vũ Hán để điều tra. Phái đoàn chỉ được gặp chuyên gia Trung Cộng trao các tài liệu được soạn sẵn và bị ngăn chặn (kể cả báo chí) bén mảng tới các hang dơi. Hiện chưa có bản phúc trình chính thức và Tổng giám đốc Tedros tuyên bố cần một đợt điều tra khác. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Tập Cận Bình và Tedros làm cho Virus Vũ Hán hoành hành khắp thế giới, chưa có dấu hiệu suy giám đáng kể.

Khi Tổng thống Trump biết tin Virus Vũ Hán lây từ người bèn ra lệnh cấm hành khách từ Trung Cộng đến không được nhập vào Hoa Kỳ. Tổng giám đốc WHO, Ứng viên Joe Biden, Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi và guồng máy tuyên truyền của Phe Tả khắp thế giới nhất tề tố cáo Trump kỳ thị chủng tộc. EU, không kể Đông và Trung Âu, phụ hoạ hết mình.

Chỉ vài ngày sau, các quốc gia trong EU cũng đóng cửa biên giới nghiêm ngặt hơn!

EU không tiếc lời chê bai, sỉ nhục khi Tổng thống Trump cấm du khách EU vào Mỹ vì biết Virus Vũ Hán đang hoành hành ở Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha. EU chê trách Hoa Kỳ thiếu mặt nạ, máy trợ thở làm nhiều người chết. Thực tế, tỷ lệ tử vong ở EU cao hơn Mỹ.

Trump không hạ mình để năn nỉ Trung Cộng bán dụng cụ chống dịch mà trực tiếp bàn bạc, thoả thuận  với các công kỹ nghệ gia dành ưu tiên sản xuất cấp tốc đủ dụng cụ chống dịch trong một thời gian ngắn mà chưa có quốc gia nào làm được.

Ngược lại, Đức cấm cung cấp thiết bị theo yêu cầu của các quốc gia EU và từng nước phải thương lượng mua sản phẩm của Trung Cộng, Bây giờ mới lộ có ít nhất hai chính trị gia Đức đã lợi dụng chức vụ để mua mặt nạ của Trung Cộng để kiếm lời. Nhiều nước khác cũng không hiếm trường hợp như thế.

Khi Tổng thống Trump đã thảo luận và đặt cọc cho nhiều nhà sản xuất thuốc chủng ngừa để cuối năm 2020 bắt đầu tiêm. Lập tức, Phe Tả khắp thế giới và nhiều chuyên gia y tế chế nhạo và đánh cược lời tuyên bố của Trump như từ một tên ngông cuồng. Chúng câm như hến khi hai loại thuốc chủng ngừa áp dụng phương pháp chưa có từ trước (mRNA) đã được tiêm từ lúc Trump còn điều hành Hoa Kỳ.

Anh Quốc đã rời EU nên không bị Brussels kiềm kẹp mới có cơ hội sản xuất vắc xin AstraZeneca đầu tiên, kế tiếp Hoa Kỳ đã có hai loại Vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna. Chúng được bào chế bằng phương pháp tiên tiến nhất thế giới.

Trong khi đó, EU chẳng bào chế được loại vắc xin loại nào và mạnh nước nào chạy mua của Nga, của Trung Cộng, của Mỹ và vẫn phải chờ vì đặt hàng quá trễ. EU tự hào có nền y tế hàng đầu thế giới khiến nhân loại khó nén tiếng cười.

Vì thiếu cạnh tranh nên nền y tế Xã hội Chủ nghĩa độc quyền. Họ bám ghế, kéo bè kết cánh nên chẳng ai cần tìm tòi, nghiên cứu làm chi cho mệt xác. Cuối cùng thì dân chúng đành chịu thiệt thòi.

Do không bào chế được vắc xin chống Virus Vũ Hán nên EU phải dựa vào các Hãng dược phẩm của của Anh Quốc, Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nga đã tạo ra vụ hỗn loạn về tiêm chủng.

Brussels để cho các quốc gia thành viên chạy đôn, chạy đáo tìm mua thuốc vắc xin chống SARS-CoV-2 vì thế tỷ lệ tiêm chủng rất thấp trong khi Pháp có 556 các ca nhiễm trùng trên một triệu người so với 622 ở Síp và 587 ở Thuỵ Điển, 25 ở Anh Quốc. Số liệu từ Our World in Data của Đại học Oxford.

Khoảng cách tiêm chủng giữa Hoa Kỳ và EU ngày càng mở rộng. Hoa Kỳ có 36% người được tiêm một mũi và 22% hai mũi so với 17% một mũi ở EU.

EU ngưng sử dụng vắc-xin AstraZeneca khi có báo cáo 6 trong 7 triệu người tiêm bị cục máu đông, tiếp theo, vắc xin của Johnson & Johnson chế tạo ở Mỹ đã bị Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ra lệnh tạm ngưng sử dụng tại Hoa Kỳ vì cục máu đông. Thực sự, cục máu đông có phải là do vắc xin của Johnson & Johnson hay không?

Quyết định của EU bảo vệ thiểu số vô cùng ít trong khi quên tuyệt đại đa số dân chúng đang đứng trước nguy cơ lây nhiễm Virus Vũ Hán?

Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cho biết sẽ khuyến nghị về vắc xin của Johnson & Johnson vào tuần tới, nhưng, họ tiếp tục tin rằng lợi ích của loại vắc xin này lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ.

Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết “rõ ràng là” các trường hợp J&J “rất giống” với các trường hợp AstraZeneca. Không có trường hợp đông máu tương tự nào được báo cáo khi người được tiêm Moderna hoặc Pfizer/BioNTech.

Vắc xin Moderna hoặc Pfizer/BioNTech đã sử dụng một công nghệ khác để bào chế Vắc xin trong khi Anh Quốc, Trung Cộng, Nga, Ấn Độ … v…v  vẫn theo phương pháp cũ. Công nghệ RNA thông tin mRNA lấy một phần mã di truyền của virus corona để tiêm vào cơ thể, lần đầu tiên trên thế giới.

Vắc xin J&J và AstraZeneca đều sử dụng adenovirus – một loại virus cảm lạnh vô hại – làm véc tơ để cung cấp các chỉ dẫn cho tế bào trong người để sản xuất một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của coronavirus, thúc đẩy hệ thống miễn dịch nhận ra và tấn công virus thực sự.

Trump berates NATO leaders for underspending on defense, warns of repercussions | The Times of Israel

Trong bối cảnh tuyệt vọng về chiến dịch tiêm chủng của EU, người đứng đầu Ủy ban Liên Hiệp Châu Âu, Ursula von der Leyen đã thông báo sẽ bắt đầu đàm phán để mua 1.8 tỷ liều vắc-xin Pfizer-BioNTech cho đến năm 2023. Uỷ ban quyết định không gia hạn hợp đồng vắc xin vào năm tới với AstraZeneca và J&J.

Nhật báo Le Monde viết “Về phía các nước dùng vac-xin Trung Cộng không giúp ích gì tại Hung Gia Lợi, Ba Tây, Thổ Nhĩ Kỳ. Hung Gia Lợi tuy đạt tỉ lệ tiêm chủng trên 30%, nhưng, lại nằm trong số những nước có tỉ lệ tử vong nhiều nhất Châu Âu: mỗi ngày có khoảng 250 nạn nhân thiệt mạng vì con virus corona từ Vũ Hán.

Hôm 12/04/2021, Ngoại trưởng Trung Cộng, Vương Nghị khoe đã cung cấp vắc xin chống Covid-19 cho trên 160 nước và tổ chức quốc tế. Nhưng, hôm 10/04/2021 Giám đốc Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Trung Cộng, Gao Fu (Cao Phú) tuyên bố “vac-xin của Sinopharm và Sinovac hiệu quả không cao và ca ngợi các loại vắc xin RNA” khiến cho nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh “cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh, coi vắc-xin là tài sản chung của thế giới” trở thành công cốc.

Các nước chậm tiến và lạc hậu bắt buộc bám vào Vắc xin chống Covid-19 của Trung Cộng và Nga mặc dù chưa hề được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận, cũng không được tạp chí khoa học nào công nhận. Thế nhưng đứng trước dịch bệnh, một số quốc gia trong EU phải sử dụng do sự bất lực của Chủ nghĩa Xã hội khi đối diện với các biến cố quan trọng.

Brussels phải dẹp bỏ Chủ nghĩa Xã hội mới khỏi dựa vào kẻ khác để giải quyết những vấn đề căn bản quan trọng của EU mà đi bằng đôi chân của mình.

Đại-Dương

Liên Hiệp Châu Âu: bèo dạt, hoa trôi – Báo Thế Giới Mới (baotgm.net)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?