Phẫn nộ vì Mỹ lạnh nhạt, người Ấn nhắc lại việc đã giúp khi xưa, TQ liền tranh thủ ra mặt

Soha

Minh Khôi | 

Phẫn nộ vì Mỹ lạnh nhạt, người Ấn nhắc lại việc đã giúp khi xưa, TQ liền tranh thủ ra mặt

Khi Tổng thống Trump yêu cầu hỗ trợ, Ấn Độ đã ngay lập tức đáp ứng thuốc Hydroxychloroquin. Ấn Độ sẽ nhớ những ai đã bệnh cạnh lúc khó khăn, một tài khoản trên Twitter viết.

Người Ấn nhắc lại việc giúp Tổng thống Trump

Tâm lý bài xích Mỹ và phương Tây đang gia tăng trên các mạng xã hội, cùng với đó là những lời chỉ trích nhằm vào chính quyền Tổng thống Biden - Harris khi Washington đang tỏ ra thờ ơ trước tình hình đại dịch nghiêm trọng tại Ấn Độ và Brazil, trong khi đang nắm trong tay số lượng lớn vaccine ngừa Covid-19 chưa sử dụng.

Ngay cả các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách hay đại diện các tổ chức xã hội tại Mỹ cũng chỉ trích chính quyền Washington khi đang duy trì lượng lớn vaccine cho dù nhu cầu sử dụng vaccine trong nước đang giảm dần - một chỉ dấu cho thấy Mỹ vẫn đang giành ưu tiên trước nhất đối với người dân trong nước.

Một số đảng cánh tả tại Ấn Độ đã nêu lại sự so sánh chính quyền Mỹ hiện tại và dưới thời ông Trump, khi cho rằng sự ủng hộ của cựu tổng thống Trump đối với New Delhi trên một loạt vấn đề thể hiện sự khác biệt lớn với những gì mà Biden và Harris đang làm, cho dù chính ông Trump là người khởi xướng chính sách nước Mỹ là trên hết, bao gồm trong cả nỗ lực chống dịch.

"Có ai còn nhớ về thuốc Hydroxychloroquin )hoạt chất từng được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19)? Khi Tổng thống Trump yêu cầu hỗ trợ, Ấn Độ đã ngay lập tức đáp ứng, cho dù lúc đó chúng ta còn không đủ để sử dụng trong nước. Những lời nói là không đủ. 1,3 tỷ người Ấn Độ sẽ nhớ những ai đã ở bên lúc khó khăn", một tài khoản trên Twitter viết.

Mỹ thừa vaccine nhưng làm ngơ, Trung Quốc ra mặt giúp đỡ

Theo một báo cáo từ Trung tâm Sức khoẻ toàn cầu Duke, Mỹ dự kiến dư thừa khoảng 300 triệu liều vaccine hoặc hơn vào tháng 7 - tính cả các vaccine của AstraZeneca và Johnson & Johnson hiện không được sử dụng tại Mỹ - trong khi nhiều quốc gia đang phát triển phải chờ hàng năm trời để có vaccine tiêm phòng cho người dân trong nước.

Trong khi đó, gần một nửa, khoảng 48%, tổng số vaccine được tiêm trên toàn cầu đã được sử dụng cho chỉ 16% dân số thế giới tại các nước thu nhập cao, qua đó cho thấy sự thiếu hiệu quả trong nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm phân phối vaccine một cách công bằng.

Bất chấp điều này, khi được truyền thông hỏi về việc liệu Mỹ có ưu tiên tiêm phòng người dân trong nước thay vì đáp ứng yêu cầu của Ấn Độ về cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất vaccine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn cho rằng "chúng tôi có trách nhiệm đặc biệt đối với người dân Mỹ," đồng thời việc người dân Mỹ được tiêm phòng vaccine cũng sẽ "mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới", một tuyên bố dường như đã làm rõ câu hỏi đâu là ưu tiên cao nhất hiện nay của Washington.

Trong một động thái gây ngạc nhiên trước cáo buộc đặt lợi ích nước Mỹ lên trước tiên, Phòng Thương mại Mỹ vào cuối tuần qua đã khuyến nghị chính quyền cần ngay lập tức gửi vaccine tới những quốc gia bị ảnh hưởng bởi đại dịch, khi cảnh báo "sẽ không có ai là an toàn trong đại dịch trừ khi tất cả chúng ta đều an toàn".

"Phòng Thương mại Mỹ khuyến nghị Washington gửi hàng triệu liều vaccine AstraZeneca đang lưu trữ, cũng như các trợ giúp nhân đạo khác, tới Ấn Độ, Brazil và nhiều quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid", Phó Giám đốc điều hành Myron Brillian nói. "Những liều vaccine này sẽ sớm không còn cần thiết tại Mỹ, khi ước tính các nhà sản xuất vaccine sẽ có thể sản xuất đủ số lượng cho toàn bộ người dân Mỹ vào đầu tháng 6".

Trên mạng xã hội Twitter, Cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Obama Nisha Biswal cũng lên tiếng khuyến cáo điều tương tự: "làn sóng lây lan hiện tại ở Ấn Độ cần sự trợ giúp từ Mỹ và cộng đồng quốc tế. Ấn Độ đã luôn hỗ trợ các nước khi cần thiết và đây là thời điểm chúng ta cần ra tay vì quốc gia này".

Ngoài ra cũng đang xuất hiện nhiều chỉ trích nhằm vào Mỹ trong việc đặt lợi ích kinh tế từ các bằng sáng chế vaccine trên việc cứu sống mạng người ở những thời điểm nguy cấp. Trước đó, Oxfam đã công bố bức thư được kí bởi hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới và những người từng đoạt giải Nobel, kêu gọi Tổng thống Biden từ bỏ các quy định về sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa Covid-19. Theo đó, bức thư nhấn mạnh việc "đặt lợi ích chung vì an toàn của tất cả mọi người trên lợi ích độc quyền thương mại của một số ít".

Trong khi đó, Trung Quốc đã nhanh chóng có tuyên bố về việc sẽ trợ giúp Ấn Độ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết Trung Quốc đã nhận thấy sự gia tăng gần đây của các ca mắc Covid-19 ở Ấn Độ và sẵn sàng hỗ trợ cần thiết để giúp Ấn Độ kiểm soát đợt bùng phát gần đây.

Ấn Độ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng khi mỗi ngày ghi nhận khoảng hơn 300.000 ca mắc mới Covvid-19.

Các bệnh viện trên khắp miền bắc và miền tây Ấn Độ, bao gồm cả thủ đô New Delhi, đã đưa ra thông báo cho biết họ chỉ còn đủ oxy trong vài giờ để giữ cho bệnh nhân COVID-19 sống sót.

"Các bệnh nhân đang phải vật lộn để có được giường trong các bệnh viện COVID-19. Tình trạng thiếu oxy đặc biệt nghiêm trọng", bác sĩ Kirit Gadhvi, chủ tịch hiệp hội y tế ở thành phố Ahmedabad, nói với Reuters.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?