Mỹ chia sẻ 60 triệu liều vaccine AstraZeneca

 

NguồnBBC Tiếng ViệtNgày đăng: 2021-04-27
ỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ chia sẻ tới 60 triệu liều vaccine AstraZeneca của mình với các quốc gia khác khi có sẵn hàng.
Các liều vaccine có thể được xuất khẩu trong vài tháng tới sau cuộc đánh giá về tính an toàn của liên bang.
Hoa Kỳ có một kho dự trữ vaccine dù các cơ quan quản lý nước này vẫn chưa cho phép sử dụng nó cho công chúng.
Các nhà phê bình cáo buộc chính phủ Mỹ tích trữ vaccine, trong khi các quốc gia khác đang rất cần.
Tháng trước, Tổng thống Joe Biden cam kết chia sẻ khoảng 4 triệu liều vaccine AstraZeneca với Mexico và Canada - hai nước đều đã phê duyệt loại vaccine này.
Cuộc khủng hoảng ở Ấn Độ cũng gây áp lực lên chính quyền Biden trong việc chia sẻ các nguồn lực y tế của Mỹ.
Hôm thứ Hai, Nhà Trắng nói họ dự kiến rằng khoảng 10 triệu liều vaccine AstraZeneca có thể được tung ra khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) hoàn thành việc phê duyệt trong những tuần tới.
Nhà Trắng nói rằng 50 triệu liều nữa đang trong các giai đoạn sản xuất khác nhau.
Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết các quan chức FDA sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng liều vaccine trước khi chúng được xuất khẩu.
"Đội ngũ của chúng tôi sẽ chia sẻ thêm chi tiết về kế hoạch của mình và ai sẽ nhận vaccine, nhưng chúng tôi đang trong quá trình lập kế hoạch tại thời điểm này", bà nói thêm.
Mỹ đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà sản xuất vaccine của Ấn Độ khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng nghiêm trọng về số ca nhiễm bệnh.
Trong một cuộc điện thoại "nồng nhiệt và tích cực" với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm thứ Hai, Tổng thống Biden hứa sẽ hỗ trợ khẩn cấp hơn nữa "gồm các nguồn cung cấp liên quan đến oxy, nguyên liệu vaccine và phương pháp điều trị", một tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
Washington cũng đang xem xét việc cung cấp oxy, xét nghiệm Covid, thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và thuốc kháng virus remdesivir cho dịch vụ y tế của Ấn Độ.
Cho đến nay, FDA đã cấp phép cho ba loại vaccine Covid- 19 - Pfizer BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson (Janssen). Các chuyên gia cho rằng có vẻ như những thứ này sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của đất nước và có thể không cần đến vaccine AstraZeneca.
Theo số liệu mới nhất, cho đến nay, hơn 53% người trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều vaccine.
Mỹ chớp lấy cơ hội 'ngoại giao vaccine'



Hoa Kỳ xử lý đại dịch virus corona còn nhiều thiếu sót, nhưng chuyện sản xuất vaccine không phải là một trong những khuyết điểm. Chính quyền Biden có dồi dào liều tiêm và bây giờ họ đang chia sẻ sự dư dả đó với các quốc gia khác.
Quyết định vận chuyển tới 60 triệu liều vaccine AstraZeneca - vẫn chưa được chấp thuận sử dụng ở Mỹ - được đưa ra vào thời điểm quan trọng, khi các nước láng giềng của Mỹ là Canada và Mexico tiếp tục gặp khó khăn và Ấn Độ đang đối mặt với sự gia tăng nghiêm trọng về số ca nhiễm.
Điều này mang lại cho chính quyền Biden cơ hội tham gia vào cuộc "ngoại giao vaccine" - sử dụng các chuyến hàng để gây áp lực buộc các quốc gia khác phải tuân theo đồng thời tạo những thiện cảm có thể giúp thúc đẩy các ưu tiên chính sách đối ngoại khác của Hoa Kỳ.
Ít nhất thì việc này cũng giúp cho Joe Biden khỏi bị những lời chỉ trích rằng Mỹ đã quay lưng lại với thế giới khi họ giữ hàng triệu liều thuốc không thực sự cần - hoặc không muốn - trong khi chúng có thể cứu mạng người.
Rủi ro trong nước đối với tổng thống dường như là tối thiểu, miễn là nguồn cung của Mỹ vẫn được duy trì. Việc này báo hiệu sự tự tin ngày càng tăng của chính quyền rằng thách thức nội bộ của nước Mỹ trước mắt không phải là có đủ liều tiêm hay không, mà là thuyết phục tất cả người Mỹ nhận các loại vaccine đã có sẵn.
----------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?