Tin tổng hợp 27/4/2021

 Tin tổng hợp 27/4/2021

* Miến Điện: Phong trào chống đảo chính kêu gọi tiếp tục chiến dịch « bất tuân dân sự »
* Khủng hoảng Miến Điện: Thỏa thuận của ASEAN không đủ để mang lại lối thoát
* Phiến quân Karen chiếm một căn cứ của quân đội Miến Điện
* Điều tra dân số: Texas giành thêm ghế Quốc hội, California lần đầu thất thế
* ‘Hai tuần nữa sẽ là địa ngục’: Bác sĩ Ấn Độ dự báo về tình hình Covid-19
* Nhà báo Úc: Ông Biden dường như hạ ‘quyết tâm làm suy yếu vị thế của Mỹ và cổ súy cho kẻ thù’

Miến Điện: Phong trào chống đảo chính kêu gọi tiếp tục chiến dịch « bất tuân dân sự »  

Đăng ngày: 26/04/2021 – 16:09

Tiếp tục biểu tình chống đảo chính Miến Điện tại Tarmwe, ngoại ô Rangoon. Ảnh ngày 26/04/2021.

Tiếp tục biểu tình chống đảo chính Miến Điện tại Tarmwe, ngoại ô Rangoon. Ảnh ngày 26/04/2021. STR AFPTrọng Thành5 phút

Giới đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền Miến Điện dường như không mấy tin tưởng vào kết quả của hội nghị cấp cao ASEAN tìm lối thoát cho khủng hoảng Miến Điện, với bản kế hoạch 5 điểm, mà nhiều người cho là một thành công ngoại giao đáng kể. Một ngày sau cuộc họp của ASEAN, hôm nay, 26/04/2021, nhiều nhà hoạt động chống đảo chính đã kêu gọi dân chúng tiếp tục phong trào « bất tuân dân sự ».

Theo Reuters, dân chúng được kêu gọi « ngừng thanh toán hóa đơn tiền điện và các khoản vay nông nghiệp, đồng thời cho con cái nghỉ học », bất chấp việc lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing, vừa đạt được với lãnh đạo các nước ASEAN về một thỏa thuận 5 điểm, nhằm tháo gỡ khủng hoảng chính trị tại Miến Điện, bùng lên sau khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử.

Trong một phát biểu hôm qua, 25/04/2021, tại thành phố miền trung Monywa, nhà hoạt động Khant Wai Phyo cho biết : « Tất cả chúng ta, người dân ở các thành phố, thị trấn, phường xã, khu vực và bang phải đoàn kết cùng nhau thực hiện thành công phong trào tẩy chay chống chính quyền quân sự… Chúng ta không tham gia vào hệ thống của họ, không hợp tác với họ ».

Reuters đã liên lạc với một phát ngôn viên của Quân Đội, nhưng không nhận được hồi đáp về diễn biến mới nói trên của phong trào bất tuân dân sự.

Đầu tháng 2/2021, phong trào Bất Tuân Dân Sự (Civil Disobedience Movement, gọi tắt là CDM) chống đảo chính lan rộng ra khắp xã hội. Xuất phát từ phong trào đình công của giới y tế, phong trào đã lôi cuốn hàng triệu người tham gia, với các cuộc biểu tình trên đường phố, khuyến khích tẩy chay các doanh nghiệp của quân đội hay có vốn của quân đội, và đặc biệt là kêu gọi nhân dân từ chối tuân thủ các mệnh lệnh của quân đội.

Một ngày sau khi tướng Min Aung Hlaing đạt được thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Indonesia hôm thứ Bảy 25/04/2021, biểu tình lại tiếp tục diễn ra rải rác tại một số thành phố lớn của Miến Điện hôm Chủ Nhật. Theo Reuters, việc ASEAN ra một kế hoạch 5 điểm nhằm chấm dứt bạo lực tại Miến Điện, bắt đầu đối thoại giữa các bên, nhưng không bao gồm việc kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho các tù chính trị, gây bất bình trong giới tranh đấu. Nhiều nhà hoạt động đã chỉ trích các lãnh đạo ASEAN quá nhân nhượng tập đoàn quân sự. 

Dự thảo kế hoạch về khủng hoảng Miến Điện đã kêu gọi trả tự do cho tù chính trị

Reuters hôm nay tiết lộ thêm thông tin, cho thấy nội bộ ASEAN đã có nhiều bất đồng xung quanh yêu cầu kêu gọi trả tự do cho các tù chính trị, theo đề xuất của một số quốc gia, như Indonesia hay Singapore. Ba nguồn tin gần gũi với hồ sơ này cho biết, trong một văn bản dự thảo kế hoạch tìm giải pháp cho khủng hoảng Miến Điện, xuất hiện một ngày trước thượng đỉnh 24/04, đã có nội dung yêu cầu trả tự do cho các tù chính trị. Tuy nhiên, trong văn bản cuối cùng, nội dung này đã không được nêu ra.

Hai nguồn tin giấu tên cho Reuters biết là họ rất ngạc nhiên khi thấy nội dung này sau đó đã bị bỏ đi, nhưng không biết vì sao kế hoạch ban đầu đã bị thay đổi. Hiện tại Brunei, quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN, chưa đưa ra bình luận về vấn đề này. Nhiều người cũng hoài nghi về khả năng thực thi bản kế hoạch của ASEAN, do thiếu lộ trình cụ thể.

Luật sư vẫn chưa được gặp Aung San Suu Kyi

Việc kế hoạch 5 điểm tìm lối thoát cho khủng hoảng Miến Điện không bao gồm kêu gọi trả tự do cho các tù chính trị có nguy cơ khiến kế hoạch môi giới tìm giải pháp của ASEAN khó thành công. Theo ông Phil Robertson, phó giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW, việc trả tự do cho các tù nhân chính trị « phải là một bộ phận của bất kỳ giải pháp thương lượng nào cho cuộc khủng hoảng ».

Theo một số nguồn tin, có ít nhất 3.389 nhà tranh đấu hiện đang bị Quân Đội Miến Điện giam giữ, kể từ cuộc đảo chính 01/02/2021. Hôm nay, các luật sư của lãnh đạo chính phủ Aung San Suu Kyi cho biết vẫn chưa được Quân Đội cho phép gặp gỡ thân chủ. Bà Aung San Suu Kyi bị giam giữ tại một nơi bí mật, kể từ cuộc đảo chính.

RFI

Khủng hoảng Miến Điện: Thỏa thuận của ASEAN không đủ để mang lại lối thoát

Đăng ngày: 27/04/2021 – 14:55

Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cuộc họp báo ở Jakarta (Indonesia), ngày 24/04/2021 sau khi kết thúc hội nghi đặc biệt của ASEAN bàn về Miến Điện.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại cuộc họp báo ở Jakarta (Indonesia), ngày 24/04/2021 sau khi kết thúc hội nghi đặc biệt của ASEAN bàn về Miến Điện. AP – Muchlis Jr

Trọng Thành8 phút

Gần 4 tháng từ khi Quân Đội Miến Điện lật đổ chính phủ dân sự, cuối cùng khối ASEAN đã có một hội nghị đặc biệt về khủng hoảng Miến Điện. ASEAN ra « Đồng thuận 5 điểm » tìm giải pháp cho khủng hoảng. Kế hoạch được đánh giá là một thành công của ASEAN, vốn theo nguyên tắc không can thiệp vào nội bộ quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng thỏa thuận này sẽ không mang lại gì đáng kể giúp tìm ra lối thoát cho Miến Điện.

Trong một bài phân tích trên Asialyst, trang mạng chuyên về thời sự châu Á (ngày 26/04/2021), nhà báo Pháp Francis Christophe nhấn mạnh đến các khiếm khuyết lớn của « Đồng thuận 5 điểm » ngày 24/04/2021 này. Đó là thỏa thuận của ASEAN về khủng hoảng Miến Điện (liên quan đến việc chấm dứt bạo lực, đối thoại giữa các bên với sự hỗ trợ của đặc phái viên của ASEAN, trợ giúp nhân đạo…) đã không hề đưa ra lịch trình hành động, cũng không bao gồm các trừng phạt, trong trường hợp tập đoàn quân sự không tuân thủ các điểm đồng thuận đã được đề ra, cụ thể là tiếp tục các đàn áp nhắm vào phong trào chống đảo chính.

Thỏa thuận nói trên cũng đặt giới tướng lãnh đảo chính Miến Điện « ngang hàng » với những nạn nhân của đàn áp đẫm máu từ phía Quân Đội. Bản Đồng thuận chỉ kêu gọi chung chung các bên tại Miến Điện « kiềm chế », cứ như thể là những người phản đối chính quyền quân sự phải chịu cùng trách nhiệm với Quân Đội, về cái chết của ít nhất 750 thường dân thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và mất tích, trong những tháng qua.

Không lộ trình hành động, không đòi hỏi thả tù chính trị

Không có gì trong bản Đồng thuận 5 điểm này cho thấy là chính quyền quân sự Miến Điện sẽ chấp nhận đàm phán với các lãnh đạo phong trào phản kháng, hiện đang bị Quân Đội truy nã vì tội « phản bội ». Nói tóm lại, không gì trong thỏa thuận của ASEAN cho thấy là Hiệp hội này có thể buộc tập đoàn quân sự nỗ lực để khôi phục hòa bình, tái lập dân chủ tại Miến Điện.

Giới quan sát cũng đặc biệt chú ý đến việc nội dung kêu gọi trả tự do cho tù nhân chính trị, vốn có mặt trong bản dự thảo thỏa thuận về Miến Điện của ASEAN, một ngày trước phiên họp chính thức, rút cục đã bị rút khỏi văn bản một cách bí ẩn, theo Reuters. Yêu cầu trả tự do cho tù chính trị là chủ trương rõ ràng của Singapore, Malaysia, và Indonesia, quốc gia có nhiều nỗ lực nhất để vận động tìm giải pháp hòa bình cho khủng hoảng Miến Điện.

Mà việc trả tự do cho tù nhân chính trị, trong đó có nguyên lãnh đạo chính quyền dân sự, bà Aung San Suu Kyi, được nhiều nhà tranh đấu Miến Điện coi là điều kiện tiên quyết để tình hình trở lại bình thường. Nhà báo Sebastian Strangio chuyên về khu vực Đông Nam Á, trong một phân tích trên trang mạng Nhật Bản The Diplomat ngày 27/04/2021 (bài « Đánh giá về các kết quả của hội nghị đặc biệt của ASEAN về Miến Điện »), cũng coi việc không có yêu cầu trả tự do cho tù chính trị là điểm khiếm khuyết đầu tiên, rõ ràng nhất của « Đồng thuận 5 điểm ».

Việc thiếu một lộ trình hành động cụ thể để thực thi các khuyến nghị của Đồng thuận 5 điểm dẫn đến một hệ quả là để cho tập đoàn quân sự Miến Điện hoàn toàn ở thế thượng phong. Phản ứng chính thức đầu tiên của chính quyền quân sự Miến Điện về Đồng thuận 5 điểm của ASEAN được đưa ra hôm nay, 27/04, cho thấy rõ điều này.

Trong một thông báo trên trang mạng Global New Light of Myanmar, của chính quyền, tập đoàn quân sự khẳng định « sẽ xem xét kỹ lưỡng các gợi ý mang tính xây dựng do các lãnh đạo ASEAN đề xuất, một khi tình hình ổn định trở lại ». Chính quyền quân sự Miến Điện cũng cho biết thêm là các đề xuất của ASEAN cũng cần phù hợp với lộ trình hành động « 5 giai đoạn » của chính quyền quân sự. Điều đó có nghĩa là khối ASEAN sẽ còn phải chờ đợi dài.

Tập đoàn quân sự có thể lợi dụng lập trường của ASEAN để câu giờ

Nhà nghiên cứu Joshua Kurlantzick, viện tư vấn Council on Foreign Relations, trong một phân tích hôm qua, mang tựa đề « How the ASEAN Summit on Myanmar Might—or Might Not—Impact the Situation in Myanmar », nhận xét : Tuyên bố chung của ASEAN trên thực tế sẽ chỉ khiến cho khủng hoảng hiện nay tại Miến Điện tiếp tục kéo dài, và bên có lợi chính là tập đoàn quân sự. Trong một bài trả lời phỏng vấn Le Monde (đăng hôm 25/05), người phát ngôn của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc chống tập đoàn quân sự Miến Điện, bác sĩ Sasa, cũng tỏ ra hết sức dè dặt về triển vọng ra khỏi khủng hoảng sau Đồng thuận 5 điểm của ASEAN, cho dù khẳng định nỗ lực của nhiều lãnh đạo ASEAN nhằm tìm lối thoát cho khủng hoảng là đáng ghi nhận.

Xét cho cùng, để ra khỏi khủng hoảng bằng con đường hòa bình, bước đi cần thiết đầu tiên là hai bên xung đột cần chấp nhận đàm phán. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn không tồn tại ở Miến Điện trong giai đoạn hiện nay. Và Đồng thuận 5 điểm của ASEAN cũng chưa hề có nội dung nào làm rõ chuyện này, khẳng định chính thức đối lập chống tập đoàn quân sự là một đối tác không thể thiếu.

« Đồng thuận » ASEAN về Miến Điện để ngỏ một số cơ hội

Tuy nhiên, có vì những khiếm khuyết rất lớn nói trên mà phủ nhận hoàn toàn ý nghĩa của Đồng thuận ASEAN tìm lối thoát cho khủng hoảng Miến Điện hay không ? Lịch sử tồn tại của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á cho thấy ASEAN không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, mà hơn một nửa số thành viên không phải là các chế độ dân chủ đa đảng. Việc ASEAN đạt được một thỏa thuận chung về Miến Điện lần này quả là một thay đổi vượt bậc, sẽ không thể có được nếu không có vai trò đặc biệt của Indonesia, quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị. Chính quyền Indonesia thể hiện thái độ rõ rệt với tập đoàn quân sự Miến Điện, khi không chấp nhận đón tiếp tướng Min Aung Hlaing như nguyên thủ quốc gia, để ngỏ khả năng cho lập trường có thể sẽ cứng rắn hơn với chính quyền quân sự, nếu khủng hoảng tiếp diễn.

Một thái độ đúng mức với tình hình Miến Điện có lẽ là điều cần có. Theo chuyên gia Ben Bland, viện tư vấn Úc Lowy Institute, « thay vì ca ngợi quá mức ASEAN hay chê trách khối này – các phản ứng nhìn chung là sai lầm của nhiều nhà bình luận bên ngoài -, phần còn lại của thế giới cũng cần suy nghĩ xem có thể làm được gì để hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN để mang lại hòa bình và ổn định cho Miến Điện ». Bởi Miến Điện không chỉ là vấn đề của ASEAN. ASEAN cũng là cộng đồng mà nhiều quốc gia, nhiều đối tác chiến lược coi là « kiến trúc an ninh » quan trọng của khu vực, của Ấn Độ – Thái Bình Dương.

RFI

Phiến quân Karen chiếm một căn cứ của quân đội Miến Điện

Đăng ngày: 27/04/2021 – 13:59

Một căn cứ quân sự Miến Điện bên bờ sông Salween, bị cháy sau cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Liên hiệp Dân tộc Karren (KNU). Ảnh cho tổ chức Kawwhoolei Today chụp và công bố ngày 27/04/2021
Một căn cứ quân sự Miến Điện bên bờ sông Salween, bị cháy sau cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Liên hiệp Dân tộc Karren (KNU). Ảnh cho tổ chức Kawwhoolei Today chụp và công bố ngày 27/04/2021 AFP – HANDOUT

Thanh Phương3 phút

Phiến quân sắc tộc Karen, một trong những lực lượng phiến quân chính ở Miến Điện, hôm nay, 27/04/2021, đã chiếm được một căn cứ quân sự ở bang Karen, miền đông nam, gây lo ngại về sự gia tăng xung đột giữa các sắc tộc thiểu số với quân đội.

Căng thẳng giữa tập đoàn quân sự với một số sắc tộc thiểu số ở Miến Điện đã ngày càng dâng cao kể từ sau cuộc đảo chính ngày 01/02 lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi

Từ Bangkok, thông tín viên RFI trong khu vực Carol Isoux tường trình :

« Trong các trận giao tranh xảy ra trước khi trời sáng, lực lượng Karen đã chiếm một trại lính của quân đội Miến Điện, đồng thời dường như đã bắn hạ nhiều binh lính và tịch thu một kho vũ khí.

Kể từ đầu khủng hoảng, lực lượng sắc tộc Karen đã đứng trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống tập đoàn quân sự, thậm chí đã lập các trại để huấn luyện các thanh niên thành thị muốn tham gia chiến đấu trong hàng ngũ phiến quân.

Đây không phải là lần đầu tiên là phiến quân Karen chiếm một căn cứ của quân đội Miến Điện. Trước đó, vào cuối tháng 3, họ đã chiếm một căn cứ khác, hạ sát 10 binh lính. Quân đội Miến Điện lúc đó đã phản công bằng những cuộc không kích vào các cứ điểm của lực lượng này. Cho nên sáng nay, nhiều dân làng đang rất hoảng sợ. Theo ước tính, có gần 25.000 người đã chạy lánh nạn khỏi vùng đang có chiến sự giữa phiến quân Karen và quân đội Miến Điện. Khoảng 3.000 dường như đã vượt biên sang Thái Lan ».

Tập đoàn quân sự sẽ « xem xét » các đề xuất của ASEAN

Hôm nay, tập đoàn quân sự Miến Điện tuyên bố sẽ « chú tâm xem xét các đề xuất mang tính xây dựng » của ASEAN, nhưng khẳng định ưu tiên của họ hiện nay là duy trì « trật tự công cộng » trong nước.

Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Jakarta thứ Bảy tuần trước, các nước ASEAN đã đề ra một kế hoạch gồm 5 điểm nhằm chấm dứt bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa các bên ở Miến Điện.

Cho tới nay, chính quyền quân sự ở Naypyidaw vẫn bất chấp những lời lên án của quốc tế. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc đã ban hành các biện pháp trừng phạt các tướng lãnh cầm quyền và các tập đoàn có liên hệ với họ. Nhưng Trung Quốc và Nga, vốn là đồng minh truyền thống của tập đoàn quân sự, vẫn chống lại mọi biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, như ban hành lệnh cấm vận vũ khí đối với Miến Điện.

RFI

Điều tra dân số: Texas giành thêm ghế Quốc hội, California lần đầu thất thế .

Minh Ngọc•Thứ Ba, 27/04/2021

Theo kết quả điều tra dân số năm 2020 mới công bố hôm thứ Hai (26/4), trọng tâm chính trị của Hoa Kỳ đang dịch chuyển sang miền Nam và miền Tây với ưu thế nghiêng về phía Đảng Cộng hòa. Các tiểu bang Texas, Florida, North Carolina, Colorado, Montana và Oregon đều giành được thêm ghế quốc hội

Do sự thay đổi dân số ở từng tiểu bang nên các ghế quốc hội cũng đã được phân bổ lại (Ảnh chụp màn hình)
Cục điều tra dân số công bố, năm 2020 dân số Hoa Kỳ đã tăng lên 331.449.281 người, tăng 7,4% so với một thập niên trước. Đây là mức tăng chậm thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ, chỉ sau thập niên 1930.

Theo thống kê mới nhất, 4 bang đông dân nhất nước Mỹ là California, Texas, Florida và New York, với tổng cộng hơn 110 triệu người, sẽ chiếm khoảng 1/3 số ghế tại Hạ viện

Tuy nhiên, do sự thay đổi dân số ở từng tiểu bang nên các ghế quốc hội cũng đã được phân bổ lại. Đáng chú ý, lần đầu tiên sau 170 năm, tiểu bang California đã bị mất ghế quốc hội. Nguyên nhân được nhìn nhận là do dòng người di cư đến tiểu bang đông dân nhất của quốc gia đã chậm lại trong vài năm gần đây. 

Bảng điều tra dân số mới đánh dấu sự khởi đầu của cuộc chiến tái phân chia khu vực bầu cử diễn ra 10 năm một lần. Các con số công bố ngày 26/4, cùng với dữ liệu chi tiết hơn dự kiến ​​được đưa ra cuối năm nay, sẽ được cơ quan lập pháp của bang hoặc ủy ban độc lập sử dụng để vẽ lại bản đồ chính trị.

Những sự thay đổi chủ yếu là ở phía Tây. Dân số Colorado, Montana và Oregon đều tăng và mỗi bang giành thêm một ghế trong Hạ viện. Texas là bang chiến thắng lớn nhất, có thêm 2 ghế ở Hạ viện. Trong khi đó, Florida và North Carolina giành được thêm một ghế.

Các bang mất ghế bao gồm Illinois, Michigan, Pennsylvania và West Virginia.

Việc thay đổi bản đồ quốc hội với xu thế chuyển ghế từ các tiểu bang “xanh” sang tiểu bang “đỏ” mang lại cho Đảng Cộng hòa lợi thế. Đảng này sẽ có toàn quyền kiểm soát việc vẽ bản đồ bầu cử ở Texas, Florida và North Carolina.

Như vậy, về cơ bản, tại một số tiểu bang, Đảng Cộng hòa có thể định hình lại từng quận để có thể tối đa hóa ảnh hưởng của các cử tri Đảng Cộng hòa và giành lợi thế lớn trong các cuộc bầu cử sắp tới, và có thể đủ để giành lại quyền kiểm soát Hạ viện Hoa Kỳ.

Ở chiều ngược lại, 7 bang là New York, California, Illinois, Michigan, Ohio, Pennsylvania và West Virginia sẽ mất 1 ghế Quốc hội trước kỳ bầu cử giữa kỳ 2022. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc giữ hay mất ghế Quốc hội đôi khi rất mong manh, ví dụ  New York sẽ có thể giữ lại ghế nếu như có thêm 89 dân.

Giá nhà đất và sinh hoạt cao đã đóng góp phần nào vào làn sóng rời khỏi California đến các tiểu bang miền Tây khác. Nhưng về dài hạn, vẫn chưa rõ liệu việc di cư có phải là tin tốt đối với Đảng Cộng hòa hay không. Một số tiểu bang dân số tăng trưởng nhanh nhất hiện nay lại chính là tiểu bang chiến địa cạnh tranh, mà số người mới đến chủ yếu là thanh niên và người da màu, trong một một số thời điểm nhất định có thể mang lại lợi thế cho Đảng Dân chủ.

Đơn cử, việc di cư giúp đã khiến Colorado và Nevada thành các tiểu bang Dân chủ, trong khi Arizona trở nên cạnh tranh hơn. 

Ông William Frey, một nhà nhân khẩu học tại Viện Brookings ở Washington, D.C. nhìn nhận: “Điều đang diễn ra là sự tăng trưởng ở các tiểu bang Sunbelt (các bang phía Tây và Tây Nam như Florida, Arizona) đang theo xu hướng Dân chủ hoặc sẽ sớm theo xu hướng Dân chủ.”

Điều đó có nghĩa là Đảng Cộng hòa có thể bị hạn chế về số lượng ghế có lợi mà họ có thể giành được khi thành viên Đảng Dân chủ dịch chuyển đến lãnh thổ của họ.

Minh Ngọc (Theo AP)

‘Hai tuần nữa sẽ là địa ngục’: Bác sĩ Ấn Độ dự báo về tình hình Covid-19

Nguyễn Sơn • 16:55, 27/04/21

'Hai tuần nữa sẽ là địa ngục': Bác sĩ Ấn Độ dự báo về tình hình Covid-19

Tình hình dịch Covid ở Ấn Độ có thể sẽ rất nghiêm trọng. Cảnh hoả táng ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty Images).

Bác sĩ Sachdev cho biết: “Tình hình hiện đang rất nguy cấp. Đại dịch này là điều tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay. Hai tuần tới sẽ là địa ngục đối với chúng tôi”.

Làn sóng Covid thứ hai của Ấn Độ đang tàn phá đất nước do một chủng virus “lây nhiễm mạnh hơn và có thể nguy hiểm hơn nhiều”, đẩy các bệnh viện vào tình trạng khủng hoảng chỉ trong vài tuần, một chuyên gia y tế hàng đầu cho biết.

Tiến sĩ Zarir Udwadia, một bác sĩ ở thành phố Mumbai và là cố vấn chính phủ Ấn Độ, cho biết một biến thể của Covid-19 đã khiến số ca mắc và tử vong tăng vọt nước này.Một khu chợ vắng vẻ ở Beawar (Ấn Độ) sau khi chính quyền địa phương thực hiện lệnh giới nghiêm từ cuối tuần qua. (Ảnh: Getty)

Biến thể mới của Covid-19 đang bao vây Ấn Độ

Ông nói với chương trình Today của đài BBC: “Đối với tôi cũng như bất kỳ bác sĩ nào, đều cho rằng làn sóng này, có lẽ là do biến thể có khả năng lây lan cao hơn và có thể gây chết người nhiều hơn so với làn sóng đầu tiên”.

“Tôi thấy những bệnh nhân trẻ hơn bị đau đớn, tôi chứng kiến hai người 35 tuổi qua đời vào hôm qua, một người chồng và một người vợ khi họ đang thở máy”.

Mô tả cảnh tượng ở Mumbai – thành phố đầu tiên của Ấn Độ bị dịch tấn công – bác sĩ Udwadia cho biết ông chứng kiến ​​”hết khu vực này đến khu vực khác đầy những bệnh nhân đang vật lộn để thở”.

Năm ngày liên tiếp số ca nhiễm dịch ở Ấn Độ phá kỷ lục trên 350.000 ca. Con số giảm nhẹ trở lại mức 323.144 vào ngày hôm nay (26/4), nhưng các chuyên gia cảnh báo đó không phải là dấu hiệu về làn sóng đang chậm lại.

Phát biểu trong chương trình Today của BBC, Tiến sĩ Udwadia đã tóm tắt tình hình bằng cách nói: “Nó đã vượt quá điểm khủng hoảng”.

“Một đất nước 1,4 tỷ dân đang nằm trong vòng vây của loại virus này”, ông nói thêm.Cảnh một khu vực hoả táng các thi thể bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty Images)

Khi được hỏi thế giới có thể làm gì để giúp đỡ, Tiến sĩ Udwadia gợi ý rằng Mỹ có thể gửi 30 triệu liều vaccine AstraZeneca đang có trong kho dự trữ để trợ giúp cho Ấn Độ.

Tình hình ở Ấn Độ rất nguy cấp

Phát biểu với Sky News , bác sĩ Sachdev cho biết: “Tình hình hiện đang rất nguy cấp. Đại dịch này là điều tồi tệ nhất mà chúng tôi từng thấy cho đến nay. Hai tuần tới sẽ là địa ngục đối với chúng tôi”.

Chỉ vào một phụ nữ trẻ đang thở máy, ông nói: ‘Người phụ nữ đó nên ở trong phòng cấp cứu. Nhưng cô ấy đã ở đây hai ngày vì không có giường trong phòng chăm sóc đặc biệt.”

Đất nước gần 1,4 tỷ dân này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chỗ thường xuyên cho các khoa chăm sóc đặc biệt. Các bệnh viện đang gặp tình trạng thiếu oxy và nhiều người buộc phải chuyển sang các nơi tạm bợ để chôn cất và hỏa táng hàng loạt khi các dịch vụ tang lễ ở Ấn Độ trở nên quá tải.

Trong nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu giường, chính quyền Ấn Độ đang chuyển hướng sang các toa tàu, vốn đã được chuyển đổi thành các khu biệt lập. Ấn Độ cũng đã bắt đầu vận chuyển các tàu chở oxy đến các bang có nhu cầu.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe Ấn Độ đã phải vật lộn để đối phó với sự gia tăng lớn các ca bệnh, khiến người nhà bệnh nhân phải cầu cứu trên mạng xã hội và thủ đô New Delhi buộc phải gia hạn tình trang phong toả nghiêm ngặt.

Chôn người chết trong vườn, lò hoả táng quá tải

Làn sóng Covid thứ hai đang dâng cao của Ấn Độ đã tràn ngập các lò hỏa táng đến nỗi các gia đình đau buồn buộc phải thiêu nạn nhân trong chính khu vườn của họ.

Tại thủ đô Delhi, 348 người chết được ghi nhận vào thứ Sáu, cứ 4 phút lại có một người chết. Ở bang Karnataka, miền Nam Ấn Độ, chính phủ buộc phải cho phép các gia đình hỏa táng hoặc chôn cất các nạn nhân trong trang trại, đất đai hoặc vườn của họ.Cảnh hoả táng bệnh nhân Covid-19 ở Ấn Độ. (Ảnh: Getty Images)

Một doanh nhân xây dựng từ Bangalore nói với The Straits Times  rằng gia đình anh ta đã phải đào bãi cỏ của họ để chôn cất cha anh trong tuần này.

Bảy lò hỏa táng của Bangalore đã hoạt động 24 giờ một ngày vì khối lượng công việc tăng gấp bốn lần bình thường.

Một lò thiêu điện thậm chí đã bị hỏng và phải sửa chữa do sử dụng quá nhiều, trong khi một ống khói trong lò khác bị nứt do nhiệt độ tăng cao liên tục.

Sẽ có nửa triệu ca nhiễm mới mỗi ngày?

Có những lo ngại rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn nữa trong những ngày tới. Các nhà virus học cảnh báo làn sóng Covid thứ hai sẽ đạt đỉnh trong trong hai tuần nữa với 500.000 ca lây nhiễm mỗi ngày.Người Ấn Độ đau đớn khi hoả thiêu người thân của họ bị tử vong vì dịch Covid-19. (Ảnh: Getty Images)

Shahid Jameel, Trưởng khoa sinh học tại Đại học Ashoka, cho biết các mô hình virus cho thấy số ca bệnh sẽ tiếp tục tăng bất chấp những nỗ lực tiêm chủng.

Tỷ lệ tử vong hiện tại của Ấn Độ là 1,14%. Như vậy, nếu quốc gia đạt đến mức cao nhất theo dự đoán, thì sẽ có 5.700 bệnh nhân tử vong mỗi ngày.

Tại Bệnh viện Sir Ganga Ram, khoảng 25 bệnh nhân Covid-19 đã chết vào hôm thứ Năm do nguồn cung cấp oxy thấp.

Những hình ảnh từ một lò hỏa táng tạm thời ở New Delhi hôm thứ Bảy đã minh họa mức độ của đại dịch ở Ấn Độ. Phóng viên Alex Crawford của Sky News mô tả tình hình chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi” trong khi cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều.

https://www.ntdvn.com/suc-khoe/hai-tuan-nua-se-la-dia-nguc-bac-si-an-do-du-bao-ve-tinh-hinh-covid-19-172852.html

Nhà báo Úc: Ông Biden dường như hạ ‘quyết tâm làm suy yếu vị thế của Mỹ và cổ súy cho kẻ thù’

Nguyên Hương • 08:19, 27/04/21

Nhà báo Úc: Ông Biden dường như hạ ‘quyết tâm làm suy yếu vị thế của Mỹ và cổ súy cho kẻ thù’

Nguồn ảnh: Kevin Lamarque Pool/Getty Images

Người dẫn chương trình Sky News của Úc James Morrow đã chỉ trích những động thái gần đây của Tổng thống Joe Biden. Ông nói rằng, ít nhất là trên bề mặt, ông Biden dường như đang làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ, trong khi kẻ thù của Mỹ và Úc đang ngày càng hung hăng và tăng cường gây hấn.

Ông Morrow đã đưa ra lời phát biểu hôm thứ Bảy (24/4) – Ngày Anzac – ngày người Úc tưởng nhớ những quân nhân Úc đã hy sinh vì quyền tự do của đất nước

Ông Morrow nói, trong Ngày Anzac hôm nay, ngày nước Úc tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh cho nền dân chủ của nước Úc, những người đã sánh vai chiến đấu cùng những binh sĩ Hoa Kỳ. Điều này khiến chúng ta hôm nay cảm thấy thật buồn và lo lắng khi phải chứng kiến những gì đang xảy ra với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden. Ông Biden, vì một lý do nào đó, dường như đang hạ quyết tâm làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ, quân đội Hoa Kỳ, và cổ xúy cho kẻ thù của Hoa Kỳ và cũng là của nước Úc. Những gì ông Biden đang làm là chế nhạo sự hy sinh của hai nước đã cùng nhau trong suốt một thế kỷ.

Ông Morrow tiếp tục nói, giờ đây, tất cả chúng ta đã nhìn thấy khía cạnh ngớ ngẩn trong tư thế chiến binh sinh thái xanh của ông Joe Biden, thấy bộ dạng kỳ lạ của tổng thống Hoa Kỳ đeo khẩu trang để tiến hành cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo thế giới qua Zoom về Thỏa thuận khí hậu. Cảnh tượng này đã khiến các nhà lãnh đạo thế giới [không đeo khẩu trang] ai cũng phải ngạc nhiên.

Ông Morrow đã dập tắt nỗ lực của chính quyền Biden để trở nên “xanh” và thức tỉnh mọi người rằng Trung Quốc tiếp tục đà tăng như vũ bão.

Ông Morrow cảnh báo, ông Putin và ông Tập chắc hẳn đang cười, nhiều hơn là lo lắng. Kể từ khi ông Biden nhậm chức, cả hai ông Putin và Tập Cận Bình đều tìm cách gây hấn và thăm dò thái độ của ông Biden, đánh vào những điểm yếu của ông Biden vốn không chỉ là việc ông ấy không thể nói ra một câu mạch lạc và trôi chảy. Trung Quốc thể hiện ngày càng bất chấp trong vấn đề Đài Loan. Đồng thời. Nga đang tiến hành một đợt tăng cường quân sự chưa từng có ở biên giới Ukraine. Những động thái của Bắc Kinh và Moscow dù có dẫn đến xung đột thực sự hay không, đều cho thấy về triển vọng ông Biden sẽ đáp trả hay không đáp trả thế nào, ông Morrow nhận định.

Ông kết luận: “Bây giờ, thế yếu của ông Biden khiến ông Trump nhận ra rằng, những kẻ hành ác như Tập Cận Bình và Putin đều giao tiếp bằng ngôn ngữ vũ lực và rằng, là những kẻ bắt nạt, họ sẽ cảm thấy kích động bởi sự yếu đuối. Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo gần đây đã tweet rằng ‘Sức mạnh ngăn cản kẻ xấu, sự yếu kém sẽ dẫn đến chiến tranh’.

“Trong ngày tưởng nhớ và tôn vinh những người lính đã hy sinh của chúng ta hôm nay, hãy hy vọng rằng ông Joe Biden sẽ rút kinh nghiệm để tránh những hy sinh tương tự trong tương lai”, ông James Morrow kết thúc.

Dưới đây là toàn văn lời phát biểu của người dẫn chương trình Sky News Australia James Morrow:

Hôm nay là Ngày Anzac, ngày chúng ta tưởng nhớ tất cả những người đã hy sinh mạng sống của mình để chiến đấu cho quyền tự do của chúng ta, những người luôn vai sát vai chiến đấu với những chiến binh Hoa Kỳ. Đó là lý do tại sao hôm nay, chúng ta thật buồn và lo lắng khi nhìn thấy những gì đang xảy ra với Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden, người dường như, vì bất cứ lý do gì, đang quyết tâm làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ, quân đội của Hoa Kỳ và cổ súy cho kẻ thù của Hoa Kỳ và cũng là của chúng ta. Điều này đang chế nhạo sự hy sinh chung đáng giá của một thế kỷ.

Bây giờ, tất cả chúng ta đã thấy khía cạnh ngớ ngẩn trong tư thế chiến binh sinh thái xanh của ông Joe Biden trong tuần vừa qua, bao gồm cảnh tượng kỳ lạ của Tổng thống Hoa Kỳ đeo khẩu trang trong một cuộc họp trên Zoom để thảo luận về các cuộc đàm phán khí hậu, khiến cho các nhà lãnh đạo thế giới phải nhìn vào màn hình một cách ngạc nhiên. Nhưng gần đây có một khía cạnh nghiêm trọng hơn của tư thế này, liên quan đến việc biểu tượng Đại bàng của Hải quân Hoa Kỳ cũng đeo khẩu trang. Chính là vấn đề này. Việc chính quyền Biden thúc đẩy hành động xanh và buộc các bạn bè và đồng minh của họ như Úc cũng phải làm như vậy, ngay cả khi Trung Quốc được phép tiếp tục phát triển và phát triển không ngừng. ‘Hành động xanh’ cũng sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong việc thể hiện sức mạnh trên toàn thế giới. Và đó là tin xấu cho tất cả chúng ta. Theo một phân tích gần đây, Lầu Năm Góc hiện đang xem xét chuyển sang điều được gọi là “quá trình điển hình’ ưu tiên các nhà cung cấp thực phẩm nhất định tham gia các hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp tái sinh, ưu tiên các nhà thầu ‘sản xuất thép xanh và bê tông xanh, và thậm chí kết hợp sợi carbon tái chế trong các nền tảng quốc phòng’.

Bây giờ, khi kẻ thù vây quanh, ông Biden cũng đang đề xuất cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ, và những cải tiến lớn nhất được gọi là ‘quân đội Hoa Kỳ dưới thời Biden’. Vâng, đảm bảo rằng Bộ Chỉ huy Họat động Đặc biệt của quân đội Hoa Kỳ có một người đứng đầu về sự khác biệt, mặc dù điều đó đã nổ ra như một cái bẫy lừa đảo của Wile E. Coyote khi bị tiết lộ rằng vị tân Sa hoàng đã dành thời gian rảnh rỗi để so sánh Trump với Hitler trên Twitter.

Tôi phải nói rằng, ông Putin và ông Tập chắc là đang cười, nhiều hơn là đang sợ. Bởi vì, kể từ khi ông Biden nhậm chức, cả hai người đều tìm cách gây hấn và thăm dò phản ứng của ông Biden cũng như những điểm yếu của ông ta, điều vượt xa hơn rất nhiều so với việc ông không thể nói ra một câu mạch lạc trôi chảy. Trung Quốc ngày càng thể hiện thái độ hung hăng khi nói đến Đài Loan, trong khi Nga đang tiến hành một đợt tăng cường quân sự chưa từng có ở biên giới Ukraine, những hành động dù có dẫn đến xung đột thực sự hay không, đã làm dấy lên triển vọng về việc ông Biden sẽ đáp trả như thế nào. Giờ đây, sự yếu kém của ông Biden đã khiến ông Donald Trump hiểu rằng, những kẻ hiếu chiến như ông Tập và ông Putin nói bằng ngôn ngữ vũ lực và rằng, là những kẻ bắt nạt, họ sẽ bị kích động bởi sự yếu đuối. Như cựu Ngoại trưởng của Trump Mike Pompeo đã tweet vào ngày hôm trước rằng ‘Sức mạnh ngăn cản kẻ xấu, sự yếu đuối sẽ dẫn đến chiến tranh’. Khi chúng ta tôn vinh những người lính đã hy sinh trong Ngày Anzac, chúng ta hãy hy vọng rằng ông Biden sẽ rút ra bài học kinh nghiệm để tránh những hy sinh tương tự trong tương lai.

Nguyên Hương – Theo Daily Wire

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?