Doanh nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang rất khó khăn vì không bán được hàng

Chính phủ đã đề ra một loạt các giải pháp để giúp đỡ các doanh nghiệp hiện đang trong tình trạng ngoắc ngoải có thể sống sót qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Các giải pháp này đã được phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu ra tại buổi họp giao ban trực tuyến của toàn bộ nội các cùng với lãnh đạo các địa phương trên cả nước dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm thứ Ba ngày 25/12.


Báo chí trong nước dẫn lời Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tính đến cuối tháng 10 trong năm nay đã có gần 52.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất.

Theo ông Vinh thì nguyên nhân của tình trạng này là ‘do sức cầu yếu’ và ‘tiếp cận vốn ngân hàng khó khăn’.

Giảm thuế

Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết có tiêu đề là ‘Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm tồn kho và nợ xấu’ được ông Hải trình bày tại phiên họp nội các này phần lớn chỉ là những giải pháp chung chung như ‘đẩy nhanh’, ‘tăng cường’, nâng cao’, ‘thiết thực’, ‘hiệu quả’ vẫn thường thấy trong các văn bản, nghị quyết của chính phủ.

Điểm nhấn trong gói giải pháp này là kế hoạch miễn, giảm và giãn các loại thuế cho doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ sẽ gia hạn 6 tháng cho tiền thuế thu nhập phải nộp trong quý 1 và 3 tháng cho tiền thuế thu nhập trong quý 2 và quý 3 năm sau cho các doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu hành năm không quá 20 tỷ đồng, các doanh nghiệp gia công, chế biến, các công ty xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội và các doanh nghiệp đầu tư-kinh doanh nhà ở.

Ngoài ra, thuế giá trị gia tăng trong ba tháng đầu năm 2013 cũng được gia hạn thêm 6 tháng trong khi phí hạn chế xe cá nhân được bãi bỏ còn phí trước bạ đối với ô-tô khách dưới 10 chỗ cũng được giảm.

Tiền thuê đất của Nhà nước cũng được giảm đến một nửa trong hai năm 2013 và 2014.

Tăng tín dụng


Lạm phát giảm là cơ sở để Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất.

Ngoài giải pháp thuế, Chính phủ cũng dùng thêm công cụ tín dụng ngân hàng để cứu các doanh nghiệp.

Theo đó, Chính phủ sẽ ‘tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát’ và tìm cách tăng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Hệ thống ngân hàng cũng được khuyến khích cho vay đối với các đối tượng có thu nhập thấp để mua nhà ở nhà rẻ và các doanh nghiệp đầu tư nhà ở giá rẻ. Ngân hàng Nhà nước sẽ dành ra từ 20.000 cho đến 40.000 tỷ đồng để bơm vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay theo mục đích này.

Thời hạn cho vay vốn cũng được kéo dài từ 12 lên 15 năm cho các dự án hạ tầng có quy mô lớn và từ 1 năm lên 3 năm cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, thủy sản.


Cứu bất động sản

Còn về thị trường bất động sản mà hiện nay gần như đang đóng băng, Chính phủ sẽ xem xét mở rộng đối tượng và tạo điều kiện thuận lợi hơn người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam.

Đồng thời, Chính phủ cũng cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại hiện không bán được thành nhà tái định cư, nhà cho các đối tượng thu nhập thấp hoặc chuyển chức năng thành các công trình dịch vụ công ích như bệnh viện, trường học, khách sạn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?