Ý kiến nói mở các câu lạc bộ thể thao có thể giúp sinh viên, học sinh VN rèn luyện

  • Hoàng Ngọc Anh
  • Viết cho BBC từ London
Phụ nữ Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Sau thời kỳ 90 năm qua, các hoạt động của Đoàn Thanh niên Việt Nam là những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển đất nước ghi dấu ấn của thanh thiếu niên.

Nguyễn Huy Thiệp: 'Vàng lửa', 'Kiếm sắc' là những cảnh giác với xã hội

Tuy nhiên thời gian đã thay đổi nhiều thứ, các chương trình trên lớp đang ngày dày đặc đối với các em học sinh, từ mô hình 10 lớp cho chương trìnhgiáo dục phổ thông nay đã thành 12 năm.

Đi kèm với nó là nhiều chương trình từ bậc đại học trước kia nay cũng đẩy xuống cho chương trình trung học phổ thông.

Hoạt động Đoàn trường cần sự sáng tạo phù hợp với sự thay đổi thực tiễn để hỗ trợ và giúp đỡ các học sinh tiếp thu được những kiến thức xã hội một nhẹ nhàng và kĩ năng cơ bản như làm việc nhóm, quản lý thời gian.

Thực tế, dường như tư tưởng theo lối cũ và tư duy cứng nhắc đã đè nặng lên trí óc của những người đượ bầu là bí thư Đoàn trường, khiến những hoạt động do Đoàn trường phát động hầu như mang giá trị hình thức mà chưa mang đến những giá trị thực tế đến các em học sinh.

Ví dụ cụ thể, những chương trình kế hoạch nhỏ như nuôi lợn đất, hay gom giấy vụn, các học sinh chỉ biết đóng tiền, hay về nhà gom giấy vụn nộp cho giáo viên với một nhận thức đơn giản cần làm tốt theo yêu cầu của thầy, cô giáo mà thôi.

Tương tự, về mặt phát triển thể chất và phát hiện tài năng thể thao ở Việt Nam còn rất khó khăn và hạn chế. Một năm mới tổ chức Hội khỏe Phù Đổng một lần, trước đó vài tuần, một số em có năng lực mới được giáo viên thể dục xin thêm giờ để tập riêng.

Tân binh nhập ngũ

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Tân binh nhập ngũ

Tại sao học sinh, sinh viên cần những câu lạc bộ?

Giáo dục trên toàn cầu đã và đang thay đổi, trẻ em không chỉ cần những kiến thức chuyên môn, mà còn là những kĩ năng, tâm lý để bước ra thế giới đang thay đổi từng giây bởi sự bùng nổ của công nghệ.

Bên cạnh đó, xã hội ngày nay không chỉ cần những kĩ sư, bác sĩ, hay giáo viên; còn cần những chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hay những vận động viên, diễn viên và ca sĩ ở lĩnh vực giải trí khi chất lượng cuộc đang dần được nâng cao và nhu cầu đang ngày một nhiều.

Những con số không biết nói dối, thống kê cho thấy hơn 120.000 cử nhân thất nghiệp trong năm 2019. Thứ nhất bởi các cử nhân đó ngoài thiếu đi kiến thức chuyên môn còn là những kĩ năng cơ bản mà không hề được giảng dạy tại trường. Bên cạnh đó là cung vượt cầu ở một số ngành nghề, trong khi đó nhiều lĩnh vực đang thiếu hụt lao động.

Ảnh chụp ở Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Vậy đâu là nơi để học sinh hoàn thiện những kĩ năng mềm đó cũng như khám phá ra đam mê của mình để phát triển.

Theo tôi nhận thấy từ khi du học ở Anh, một trong những nơi đó chính là các câu lạc bộ (CLB) tại trường học.

Đây là nơi học sinh, sinh viên khám phá ra đam mê bản thân, cũng như phát triển những kĩ năng hay sở thích với những club chuyên cho hùng biện, tiếng Anh, âm nhạc, pháp luật, đầu tư chứng khoán.

Thực sự những hoạt động tại của các club ở các trường đại học đã mở ra những cơ hội và hướng đi mới cho nhiều sinh viên. Như hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, người mẫu Tiêu Ngọc Linh đã từng là thành viên của club MC & Thời Trang của trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Họ đã từ những sinh viên chuyên ngành kinh tế, thương mại nhưng nay đi theo con đường nghệ thuật với thành công và được sống với đam mê của mình.

Sinh viên ở Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sinh viên ở Việt Nam

Nhìn xa hơn nữa, đã rất nhiều vận động viên thế giới nổi lên từ thể thao học đường. Phải kể đến những cái tên như tay vợt John Insner của Mỹ, Kevin Anderson của Nam Phi, hay chân sút Gue-sung của tuyển U23 Hàn Quốc.

Và thực tế, ai cũng thấy Singapore được xem là nước đi đầu về giáo dục ở Đông Nam Á cũng như châu Á đã triển khai mô hình các lớp học ngoại khóa mang lại rất nhiều lợi ích cho các học sinh.

Theo số liệu tôi tìm hiểu về Singapore, giờ học trên lớp được kết thúc sớm từ khoảng 3 giờ 30 chiều, sau đó các em được khuyến khích tham gia ít nhất một club về thể thao, nghệ thuật hay sở thích đặc biệt.

Nhà trường cũng thường tổ chức các buổi cắm trại hay học tập ngoài trời cho các em học sinh. Thông qua các hoạt động đó các em đã được rèn luyện kĩ năng quản lý bản thân và làm chủ các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

Rõ ràng, những club tại các trường đại học, cao đẳng đã góp phần không nhỏ vào hoàn thiện kĩ năng cho sinh viên và thậm chí thay đổi và định hình sự nghiệp cho nhiều thanh niên.

Thực tế vào lúc này, hoạt động club tại các trường đại học vẫn còn hạn chế, trừ những trường đại học có truyền thống phát triển club như Đại học Ngoại Thương, FPT, Kinh tế Quốc dân.

Các hoạt giao lưu giữa các trường như giải bóng đá sinh viên hay giữa các club trong trường vẫn diễn ra, nhưng tổ chức còn nhỏ lẻ và chưa thực bài bản.

Tương tự, các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, giao lưu văn hóa cũng chỉ bó hẹp trong một số trường đại học nhất định có liên kết với nước ngoài như Đại học Hà Nội, Ngoại thương, Xã hội & Nhân văn hay Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nên mở rộng hoạt động club cho cả học sinh

Club chính là nơi phát hiện và ươm mầm nhiều tài năng cho thế hệ thanh, thiếu niên nhưng đang không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Đoàn trường và các tổ chức xã hội.

90 năm một chặng của Đoàn thanh niên đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho thế hệ thanh niên Việt Nam. Tuy nhiên, đây là lúc clubs là sự thay thế và cánh tay nối dài cần thiết cho Đoàn thanh niên hỗ trợ thế hệ trẻ tốt hơn.

Tôi tin rằng cần sự chung tay của các hội phụ huynh, giáo viên cần thúc đầy mở rộng phát triển các club tại các trường trung phổ thông, và đây sẽ là nơi ươm mầm để phát triển kĩ năng và định hướng cho thiếu niên trong tương lai.

Bởi lẽ, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay không chỉ cần trang bị những kiến thức chuyên ngành, mà còn cần đến những kĩ năng mềm và thái độ làm việc chuyên nghiệp để bắt nhịp với môi trường lao động quốc tế.

Đồng thời hãy cho học sinh có cơ hội khám phá mình và dấn thân theo đuổi đam mê, để không còn thấy những tình trạng những thanh niên tuổi 20 vẫn còn mông lung về đâu là mục tiêu, đâu ước mơ và sự nghiệp mình sẽ theo đuổi và gắn bó lâu dài.

Bài thể hiện quan điểm riêng của Hoàng Ngọc Anh, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương, HN, hiện nghiên cứu sau đại học ở London, Anh Quốc. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?