Đặc phái viên Myanmar: "Nếu không hành động ngay lập tức, đó là sự sỉ nhục cho cả Nga và Trung Quốc"

 Soha

Tất Đạt | 

Đặc phái viên Myanmar: "Nếu không hành động ngay lập tức, đó là sự sỉ nhục cho cả Nga và Trung Quốc"
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với những người biểu tình chống đảo chính trong cuộc biểu tình tại Đại sứ quán Myanmar ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Peerapon Boonyakiat / SOPA / Sipa USA / AP

Đặc phái viên Myanmar tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra tuyên bố cứng rắn và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Các biện pháp trừng phạt đối với quân đội Myanmar cần phải trở nên cứng rắn hơn khi quân đội tiếp tục khiến bạo lực leo thang - tiến sĩ Sasa, đặc phái viên của Myanmar tại Liên Hợp Quốc, nói.

Ông Sasa tuyên bố: "Cộng đồng quốc tế áp dụng ngay lập tức các biện pháp trừng phạt có mục tiêu, có phối hợp và cứng rắn hơn, cả về kinh tế và ngoại giao".

Ngoài các biện pháp trừng phạt trừng phạt, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng cần gửi một "thông điệp thống nhất và mạnh mẽ" để ngăn chặn "tội ác chống lại loài người" ở Myanmar, ông Sasa nói.

Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội đảo chính, giành chính quyền từ chính phủ được bầu cử dân chủ vào ngày 1/2. Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình phản đối cuộc đảo chính trong nhiều tuần. Tới nay, các thông tin thống kê cho biết hơn 500 người Myanmar đã tử vong trong các cuộc bạo động.

Các quốc gia trên thế giới đã lên án tình trạng bạo lực. Mỹ và Châu Âu đã trừng phạt các cá nhân hoặc công ty liên quan đến quân đội Myanmar.

"Sự sỉ nhục" đối với cộng đồng quốc tế

Ông Sasa cũng kêu gọi Nga và Trung Quốc ngừng bán vũ khí cho quân đội Myanmar.

"Rõ ràng là họ nên ngừng bán vũ khí cho các tướng lĩnh quân đội Myanmar", ông nói với CNBC. "Những gì họ đang làm là khủng bố 54 triệu người dân Myanmar hàng ngày, hàng giờ, hàng giây.

Ông cho rằng Trung Quốc và Nga có năng lực ngăn chặn tình trạng bạo lực.

"Họ cần đưa ra quyết định ngay lập tức," Sasa nói. "Nếu không, đó là sự sỉ nhục cho hai nước này, cộng đồng quốc tế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc".

Trung Quốc và Nga, cùng với Ấn Độ, tới nay chưa lên tiếng chỉ trích quân đội Myanmar.

"Lịch sử sẽ đánh giá chúng ta, chắc chắn là như vậy", ông Sasa nói thêm. "Họ phải đưa ra quyết định. Họ sẽ phải sống với quyết định mà họ đưa ra."

Áp lực kinh tế

Khi được hỏi tại sao ông tin rằng quân đội sẽ chịu áp lực, Tiến sĩ Sasa cho biết các lệnh trừng phạt quốc tế sẽ cắt giảm nguồn thu nhập của quân đội Myanmar.

Đặc phái viên Myanmar cho biết quân đội đang lấy tiền từ các công ty quốc gia để mua đạn và vũ khí. Các các hạn chế kinh tế sẽ đồng nghĩa với việc ít tiền hơn, ít vũ khí hơn và số dân thường tử vong do bạo lực sẽ ít hơn.

Sasa cũng cho biết một chính phủ đoàn kết dân tộc sẽ được thành lập trong những ngày tới và "sẽ không nghỉ ngơi" cho đến khi nền dân chủ và tự do được khôi phục ở Myanmar.

"Chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ trên phương diện song phương. Chúng tôi sẽ làm việc rất chặt chẽ với bạn bè và (đồng minh) của chúng tôi trên toàn thế giới", ông nói và nói thêm rằng sẽ "sẽ không có tương lai" cho các tướng lĩnh quân đội cho tới khi đất nước giành lại được dân chủ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?