Tin khắp nơi – 29/10/2019

Tin khắp nơi – 29/10/2019

Mỹ bác yêu cầu áp trừng phạt

của Trung Quốc trước WTO

Hoa Kỳ hôm thứ Hai 28/10 bác yêu cầu của Trung Quốc đòi áp thuế phạt đối với lượng hàng hóa trị giá 2,4 tỷ USD của Mỹ nhằm đáp trả việc Hoa Kỳ không tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và như thế đưa vụ tranh chấp lên tòa án trọng tài, một quan chức về thương mại của Geneva cho biết.
Hồi tháng 7, các thẩm phán của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nói Hoa Kỳ đã không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của WTO về thuế quan áp dụng trên các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất như tấm pin mặt trời, tháp gió và xi lanh thép. Các thẩm phán nói Bắc Kinh có thể áp dụng các biện pháp trả đũa nếu Washington không gỡ bỏ các sắc thuế quan đó.
Hôm 28/10 Washington thách thức phán quyết vừa kể tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế giới. Quan chức thương mại trong cuộc cho hay, Washington phản đối số tiền 2,4 tỷ USD mà Trung Quốc đòi được đền bù, và như vậy, đưa vụ tranh chấp lên tòa án trọng tài WTO để định đoạt số tiền trừng phạt.
Vụ kiện đã khởi sự từ thời cựu Tổng thống Barack Obama nêu bật những khiếu nại liên tục của Toà Bạch Ốc về Tổ chức Thương Mại Thế giới – WTO.
https://www.voatiengviet.com/a/my-bac-yeu-cau-ap-trung-phat-cua-tq-truoc-wto/5142765.html

Ông Trump rơi thế kẹt,

thế giới chờ bước ngoặt thương chiến

Giới phân tích tin cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thế kẹt, buộc hai bên phải sớm tìm cách đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm rưỡi qua.
Tính tới thời điểm hiện tại, thương chiến Mỹ – Trung đã trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu hồi tháng 3/2018, khi Tổng thống Trump công bố áp thuế nhập khẩu đợt đầu tiên đối với hàng hóa Trung Quốc.
Giai đoạn 2 ghi dấu bằng động thái “cài đặt lại” tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina hồi tháng 12 năm ngoái, khi ông Trump và ông Tập thông báo ngưng đánh thuế các mặt hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày để thúc đẩy đàm phán song phương. Song, việc “đình chiến thương mại” đó
đã đổ vỡ hồi đầu tháng 5 năm nay khi hai bên đều tố phía bên kia đã yêu sách các thay đổi quan trọng đối với dự thảo thỏa thuận vào phút chót.
Giai đoạn 3 có thể được mô tả là “mùa hè của những bất đồng”. Mỹ áp đợt tăng thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi Bắc Kinh trả đũa bằng động thái tương tự, đồng thời “ăn miếng, trả miếng” việc Washington đưa Huawei và 5 công ty công nghệ khác của Trung Quốc vào “danh sách đen” cấm vận bằng cách lập ra “danh sách các thực thể không đánh tin cậy” đe dọa loại trừ các doanh nghiệp Mỹ.
Với những diễn biến trên, tại sao vẫn có người kỳ vọng vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung tiếp theo sẽ thành công? Viết trên trang Project Syndicate, cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd nêu rõ có nhiều căn cứ cho khả năng này.
Trước hết, cả nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc đều đang lâm vào rắc rối. Ở Mỹ, các số liệu sản xuất và việc làm thấp ở khu vực tư nhân gần đây càng củng cố sự bi quan về các triển vọng của nền kinh tế. Nếu tình cảnh tiếp tục xấu đi, những nỗ lực tái cử chức tổng thống vào tháng 11/2020 của ông Trump chắc chắn sẽ bị đe dọa.
Tương tự, Chủ tịch Tập có thể gặp bất lợi nếu Trung Quốc phải hứng chịu bất kỳ sự giảm tốc nghiêm trọng nào về tăng trưởng trước thềm lễ kỷ niệm 100 năm thành lập của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2021, sự kiện được đánh giá là khúc dạo đầu cho nỗ lực tái cử nhiệm kỳ ba từ năm 2022 của ông.
Cả Washington và Bắc Kinh đều công khai quan điểm rằng, thương chiến đang gây tổn hại nhiều hơn cho phía bên kia. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là, cuộc đối đầu thương mại dai dẳng đã làm cả Mỹ và Trung Quốc tổn thất không nhỏ do nó gây bất ổn các thị trường, phá hủy niềm tin kinh doanh và ngáng trở đà tăng trưởng.
Cả Washington và Bắc Kinh cùng tuyên bố có khả năng phục hồi kinh tế cần thiết để vượt qua một cuộc xung đột kéo dài. Về khía cạnh này, không rõ ai có lý lẽ mạnh mẽ hơn. So với Trung Quốc, Mỹ chắc chắn ít phụ thuộc vào thương mại hơn. Song, dù có dấu hiệu suy yếu vì việc ban hành một số quyết sách yếu kém trong nước trước chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn nắm trong tay các công cụ tài chính, tiền tệ và tín dụng mạnh hơn.
Trong mọi trường hợp, cả hai bên đều nhận ra rằng, họ đang chĩa khẩu súng kinh tế vào đầu bên kia. Do đó, bất chấp các khác biệt về chính trị, cả ông Trump và ông Tập rốt cuộc được tin đều muốn đạt thỏa thuận. Hơn thế nữa, họ cần thỏa thuận đó vào cuối năm nay để ngăn chặn thiệt hại hơn nữa từ việc tăng hàng rào thuế quan dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/12. Thời gian biểu này đòi hỏi chính quyền hai bên phải bắt đầu thực hiện các bước tượng trưng và thực chất ngay lập tức.
Theo cựu Thủ tướng Australia, để đạt được mục tiêu trên, bước đầu tiên, Trung Quốc nên đề xuất một thỏa thuận sử dụng cùng câu chữ như dự thảo 150 trang trước đó, nhưng kèm các sửa đổi để thỏa mãn 3 “lằn ranh đỏ” đối với họ. Cụ thể, Bắc Kinh cần loại bỏ các điều khoản của Mỹ về việc duy trì áp thuế sau khi thỏa thuận được ký kết, và việc đơn phương tái áp đặt hàng rào thuế quan nếu Washington kết luận Trung Quốc không tôn trọng thỏa thuận. Bắc Kinh cũng nên bổ sung cam kết rằng, phía Trung Quốc sẽ thực thi thỏa thuận theo cách “phù hợp với các quy trình lập hiến, lập pháp và hành pháp của mình”.
Thứ hai, Trung Quốc nên cải thiện đề xuất ban đầu về việc giảm 200 tỷ USD thâm hụt thương mại song phương với Mỹ theo thời gian. Điểm đàm phán này đặc biệt quan trọng đối với ông Trump cả về khía cạnh cá nhân và chính trị.
Thứ ba, dù Bắc Kinh muốn tránh việc cấm hoạt động trợ cấp của nhà nước cho các ngành công nghiệp và doanh nghiệp Trung Quốc nhưng họ cần phải giữ lại các điều khoản hiện có trong dự thảo thỏa thuận liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và cấm cưỡng ép chuyển giao công nghệ.
Hơn nữa, có thể cả Mỹ và Trung Quốc sẽ công bố quan điểm riêng về chính sách công nghiệp quốc gia trong thông cáo chính thức kèm theo việc ký kết thỏa thuận. Một tuyên bố như vậy thậm chí có thể nêu chi tiết các cơ chế trọng tài trong nước và quốc tế sẽ được sử dụng để thực thi tất cả các luật liên quan về cạnh tranh trung lập.
Thứ tư, cả hai bên cần tạo ra một bầu không khí chính trị tích cực hơn. Trong những tuần gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy triển vọng này, bao gồm cả những báo cáo Trung Quốc đã nối lại việc mua đậu tương Mỹ vào tháng 9. Mặc dù việc mua hàng vẫn còn dưới mức lịch sử nhưng sự gia tăng này sẽ giúp ông Trump xoa dịu sự phẫn nộ của các nông dân Mỹ. Đáp lại, Mỹ đã hoãn tăng thuế nhập khẩu thêm 5% với hàng hóa Trung Quốc, vốn đáng lẽ có hiệu lực từ ngày 1/10 theo kế hoạch ban đầu. Washington cũng có thể miễn trừ cho một số công ty Mỹ bán các mặt hàng không nhạy cảm cho Huawei.
Thứ năm, cả hai bên nên coi Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương vào tháng 11 sắp tới tại Santiago, Chile là cơ hội cuối cùng để ký kết một thỏa thuận.
Tiếp sau các cuộc đàm phán cấp cao giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer trong tháng này, các vấn đề nổi cộm cần đi đến thống nhất tại Bắc Kinh vào đầu tháng 11.
Hoàn thành thỏa thuận trước Lễ Tạ ơn sẽ rất quan trọng cho việc củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ trong mùa Giáng sinh.
Ông Rudd là một trong số ít các nhà bình luận từng quả quyết cả năm nay rằng, bất chấp các náo loạn trên chính trường, những lợi ích cơ bản của Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập làm cho việc hai bên đạt thỏa thuận khả thi hơn. Song, với việc Hạ viện Mỹ mở cuộc điều tra luận tội lãnh đạo Nhà Trắng mới đây, ông Rudd cho rằng việc đó có thể là một bước cản đối với triển vọng trên. Một tổng thống Mỹ suy yếu có thể cảm thấy thôi thúc phải tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc nhiều hơn vì các lợi ích kinh tế của Mỹ đòi hỏi.
Song, xét một cách công bằng, ông Trump khó có thể chấp nhận rủi ro về cuộc suy thoái năm 2020, đồng nghĩa thỏa thuận Mỹ – Trung vẫn nhiều khả năng xảy ra. Tuy nhiên, việc không kiểm soát được 2 tháng quan trọng tiếp theo vẫn có thể khiến toàn bộ quá trình sụp đổ.
Cả hai bên đã dành nhiều thời gian chuẩn bị kế hoạch B cho năm 2020: để mặc chiến tranh kinh tế bùng nổ, thúc giục tinh thần ái quốc và đổ lỗi cho phía bên kia về thiệt hại sau đó. Nếu kịch bản này xảy ra, nguy cơ suy thoái ở Mỹ, châu Âu và Australia vào năm tới sẽ rất cao, mặc dù Trung Quốc sẽ tìm cách làm dịu đòn giáng trong nước thông qua các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ hơn nữa.
Ông Trump và ông Tập đang phải đối mặt với các lựa chọn khó khăn cho đất nước và tương lai chính trị của họ. Dư luận nín thở chờ những quyết định tạo nên bước ngoặt cho thương chiến Mỹ – Trung và có thể ảnh hưởng không nhỏ tới cả phần còn lại của thế giới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31165-ong-trump-roi-the-ket-the-gioi-cho-buoc-ngoat-thuong-chien.html

Mỹ cân nhắc tiếp tục hoãn áp thuế đối với hàng TQ

Mỹ có thể tiếp tục gia hạn kế hoạch áp thuế 25% đối với 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Hãng Reuters ngày 29.10 đưa tin Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đang cân nhắc khả năng gia hạn quyết định hoãn áp thuế đối với 34 tỉ USD (789.000 tỉ đồng) hàng hóa Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ áp thuế suất 25% kể từ tháng 7.2018. Quyết định hoãn thuế được đưa ra vào tháng 12.2018 và sẽ hết hạn vào ngày
Mỹ có thể tiếp tục gia hạn kế hoạch áp thuế 25% đối với 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Hãng Reuters ngày 29.10 đưa tin Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đang cân nhắc khả năng gia hạn quyết định hoãn áp thuế đối với 34 tỉ USD (789.000 tỉ đồng) hàng hóa Trung Quốc.
Trước đó, Mỹ áp thuế suất 25% kể từ tháng 7.2018. Quyết định hoãn thuế được đưa ra vào tháng 12.2018 và sẽ hết hạn vào ngày 28.12 tới.
USTR cho biết sẽ đưa ra thông tin rõ về đề xuất hoãn thuế trong tháng 11, sau khi đánh giá nỗ lực của các nhà nhập khẩu Mỹ trong việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa từ nước thứ 3.
Trước đó vào ngày 28.10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông dự định sẽ ký kết một thỏa thuận quan trọng với Trung Quốc trước thời hạn, nhưng không nói rõ thời điểm.
“Chúng tôi có lẽ sắp ký trước thời hạn một phần rất lớn của thỏa thuận với Trung Quốc. Chúng tôi gọi đây là giai đoạn 1 nhưng là một phần rất lớn”, ông cho hay.
Giới lãnh đạo 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đang hướng đến thỏa thuận về văn bản “giai đoạn 1” của thỏa thuận thương mại do Tổng thống Trump công bố ngày 11.10. Chủ nhân Nhà Trắng cho biết ông hy vọng sẽ ký kết thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới khi gặp nhau tại Chile.
Tổng thống Trump mới đây đồng ý hủy kế hoạch tăng thuế vào ngày 15.10 đối với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, nhằm đổi lại thỏa thuận xuất khẩu nông sản, tăng cường tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc, cải thiện việc bảo vệ sở hữu trí tuệ và thỏa thuận về tiền tệ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31173-my-can-nhac-tiep-tuc-hoan-ap-thue-doi-voi-hang-tq.html

Trump hy vọng sớm ký thỏa thuận thương mại với TQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/10 tuyên bố ông kỳ vọng ký một phần quan trọng của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trước lịch trình dự kiến, nhưng không nói rõ thời điểm.
“Chúng tôi có lẽ đang trông chờ ký một phần lớn của thỏa thuận với Trung Quốc trước thời hạn dự kiến, chúng tôi gọi đó là Giai đoạn 1 nhưng là một phần rất lớn,” ông Trump cho hay.
Lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cùng làm việc để thống nhất phần văn bản cho thỏa thận thương mại “Giai đoạn 1” mà ông Trump loan báo hôm 11/10. Ông Trump từng tuyên bố hy vọng sẽ ký thỏa thuận với Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc vào tháng sau tại một thượng đỉnh ở Chile.
Tổng thống Mỹ nói phần nội dung trong “Giai đoạn 1” sẽ liên quan đến lợi ích của nông gia và các nhu cầu của khối ngân hàng.
Nông phẩm là lĩnh vực chính của các cuộc thảo luận đôi bên.
Bắc Kinh muốn Mỹ bỏ một số thuế hiện hữu Mỹ đánh lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đổi lại, Bắc Kinh sẽ cam kết tăng cường mua hàng Mỹ như đậu nành, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Hoa Kỳ muốn Trung Quốc cam kết mua các sản phẩm này với giá cả và thời điểm cụ thể, trong khi phía Trung Quốc muốn mua dựa trên các điều kiện của thị trường.
Bắc Kinh và Washington đang tìm cách xoa dịu cuộc thương chiến kéo dài gần 16 tháng.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-hy-v%E1%BB%8Dng-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-1-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-tq-v%C6%B0%E1%BB%A3t-k%E1%BB%B3-h%E1%BA%A1n-/5142944.html

Nguy cơ bùng phát chạy đua hạt nhân

Trong khi đốm lửa hi vọng vừa nhen lên trên bán đảo Triều Tiên, ở nơi khác, những đống than còn chưa tắt hẳn của cuộc đua vũ khí hạt nhân lại chực chờ bùng lại.
Dư luận vẫn kỳ vọng về tiến trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc gặp có rất nhiều nụ cười và cái bắt tay siết chặt vừa qua tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, dẫu thừa hiểu để đạt được một kết quả thực tế, chặng đường trước mắt còn quá xa xôi.
Nhưng dù thế, đó vẫn là nền tảng cụ thể để khởi lên những hi vọng. Nó vẫn tốt hơn nhiều nếu so với những tín hiệu bất ổn về hạt nhân tại các khu vực khác cùng thời điểm này.
Hồi hộp với JCPOA
Ngày 12-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố quyết định của ông về số phận của thỏa thuận hạt nhân từng đạt được giữa nhóm P5+1 với Iran năm 2015 (JCPOA). Ngay lập tức, tuần này, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có một buổi thuyết trình mà ông gọi là tố cáo Iran nói dối về tham vọng hạt nhân của họ.
Đúng như nhiều chuyên gia nhận định, nội dung buổi thuyết trình này của ông Netanyahu không có gì mới, nó thực chất được “thiết kế” theo ý đồ của thủ tướng Israel chỉ nhằm tăng thêm thuyết phục với ông Trump trong việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân.
Có một thực tế rất rõ là những quan điểm bài bác JCPOA đều “nói vống” lên các mục tiêu của nó để “dè bỉu” những thành tựu đã đạt được. Một trong những người đó là ông John Bolton, tân cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump. Ông Bolton phàn nàn là JCPOA đã không ngăn được chuyện Iran phát triển tên lửa đạn đạo và bắt nạt các nước láng giềng.
Nhưng sự thực thì cả hai vấn đề đó đều không nằm trong mục đích của JCPOA. Mục tiêu chính của thỏa thuận này là trong ít nhất 10 năm sẽ chặn đứng lộ trình phát triển bom hạt nhân của Iran và những ý đồ phát triển vũ khí này trong tương lai của họ sẽ bị phát hiện sớm hơn.
Tạp chí Economist cho rằng bất kể ý tứ của ông Netanyahu là gì thì rõ ràng cho tới nay Iran vẫn đang tuân thủ đúng cam kết của họ, trong khi chưa nhận về bao nhiêu các cam kết lợi ích tài chính họ từng được hứa hẹn.
“Cái giá” của mất lòng tin
Việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran chắc chắn sẽ đối mặt với một “cái giá” rất đắt. Trước hết Iran sẽ được tự do tăng tốc quá trình làm giàu uranium và một lần nữa quay trở lại với các dự án phát triển vũ khí.
Khi thỏa thuận hạt nhân với Iran thất bại, “bức tường thành” vững chắc nhất để ngăn ngừa các nước phát triển bom hạt nhân là Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) chắc chắn sẽ lung lay.
Những nước khác như Saudi Arabia và Ai Cập cũng có thể phản ứng bằng cách khởi động lại những kế hoạch trở thành cường quốc hạt nhân của họ. Và đương nhiên, trong tình huống đó, thật khó để ông Trump thuyết phục nhà lãnh đạo Kim Jong Un rằng hãy tin tưởng vào nước Mỹ.
Cùng với đó, quan hệ căng thẳng, mất lòng tin giữa hai cường quốc hạt nhân là Mỹ và Nga đang đe dọa khả năng có thể tiếp tục gia hạn của Hiệp định mới về cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) với cam kết giới hạn số lượng đầu đạn chiến lược của mỗi bên là 1.550.
New START sẽ hết hạn vào năm 2021 trừ khi hai nước đồng thuận gia hạn. Tuy nhiên, với những tuyên bố của ông Trump gần đây nói rằng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ “trở lại vị thế dẫn đầu”, lớn hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, rõ ràng nó đang đi ngược lại với ý đồ cốt lõi của thỏa thuận khi kiềm chế cuộc đua bằng nỗ lực tìm kiếm một định nghĩa chung về sự ngang bằng của New START.
Giữa những “xôn xao” đó cũng xuất hiện trở lại các quan điểm chỉ trích Hiệp ước vũ khí hạt nhân tầm trung (INF). Từng đạt được năm 1987 giữa tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, thỏa thuận này hủy bỏ 2.700 tên lửa hạt nhân có tầm bắn từ 500-5.500km.
Tuy nhiên, hiện cả hai bên đều đang tố nhau vi phạm INF. Ông Bolton và một số người khác nói rằng chỉ nên tiếp tục duy trì hiệp ước này nếu có thêm các nước như Trung Quốc tham gia, một chuyện ai cũng hiểu sẽ không xảy ra.
Một viễn cảnh bi kịch?
Rõ ràng khi thiếu niềm tin với nhau, mọi thỏa thuận đều trở nên vô nghĩa. Và khi các thỏa thuận không được tôn trọng, bất cứ quốc gia nào cũng sẽ tìm cách nâng cao năng lực tự vệ ở mức cao nhất có thể. Ở một viễn cảnh bi kịch trong tương lai, nếu cuộc đua hạt nhân không thể kiểm soát, khi mọi xung đột đều có thể bùng phát thành một cuộc chiến tranh hạt nhân, hậu quả thật ngoài sức tưởng tượng. Với nhân loại, đã hơn 70 năm trôi qua nhưng nỗi đau Hiroshima và Nagasaki vẫn còn như mới hôm qua.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31148-nguy-co-bung-phat-chay-dua-hat-nhan.html

Chú chó anh hùng bị thương trong chiến dịch

Baghdadi của Hoa Kỳ vẫn được ẩn danh

Tin từ WASHINGTON, DC – Một chú chó anh hùng bị thương là một trong số ít thương từ cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ tiêu diệt lãnh đạo ISIS Abu Bakr al-Baghdadi.
Phía quân đội hiện vẫn chưa công bố tên chú chó này. Chú chó này được mô tả là bị thương nhẹ sau khi tham chiến vào hôm Thứ Bảy (26/10). Vào hôm Chủ nhật (27/10), tổng thống Donald Trump ca ngợi chú chó này trong bài phát biểu mô tả trận chiến diễn ra tại khu ẩn náo của ông Baghdadi. Tổng thống Donald Trump cho biết chú chó này “đi vào đường hầm”, nơi ông Baghdadi tự sát bằng một chiếc áo cài bom. Vào Thứ Hai, tổng thống Trump đăng tải một bức ảnh của chú chó anh hùng này lên Twitter, nhưng lại không tiết lộ tên.
Tướng quân đội Hoa Kỳ Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, rất kín tiếng về danh tính của chú chó khi được hỏi trong một cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài vào hôm thứ Hai. Ông Milley bày tỏ sự tự tin về khả năng phục hồi của chú chó. Ông nhấn mạnh rằng chú chó này vẫn cần được ẩn danh trong khi đang thực hiện các nhiệm vụ bí mật. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/chu-cho-anh-hung-bi-thuong-trong-chien-dich-baghdadi-cua-hoa-ky-van-duoc-an-danh/

Mỹ muốn củng cố cuộc chiến chống IS

Hoa Kỳ muốn củng cố liên minh chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Đông Bắc Syria, một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay sau khi thủ lĩnh IS, Abu Bakr al-Baghdadi, thiệt mạng trong chiến dịch đột kích cuối tuần qua.
Lãnh đạo thế giới hoan nghênh trước cái chết của trùm khủng bố Baghdadi nhưng họ cùng với các chuyên gia an ninh khuyến cáo rằng IS, tổ chức thực hiện những tội ác chống lại các nhóm tôn giáo
thiểu số và gây kinh hoàng cho đa số người Hồi giáo, vẫn là một mối đe dọa an ninh ở Syria và hơn thế nữa.
Giới chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói Tổng thống Donald Trump, khi loan báo rút lực lượng Mỹ ra khỏi Bắc Syria hôm 6/10, không ngụ ý rằng Washington bỏ lại sau lưng cuộc chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo.
“Chưa bao giờ có ý tưởng rằng chúng tôi sẽ bỏ sứ mạng truy đuổi ISIS … Đây là nỗ lức chính và vẫn tiếp tục,” giới chức này cho hay.
Ngoại trưởng các nước sẽ họp ở Washington ngày 14/11 để thảo luận về sứ mạng này.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiến hành cuộc đột kích ở Syria, mà qua đó Baghdadi đã tự kết liễu đời mình cùng 3 người con bằng cách kích nổ áo có gài bom tự sát khi bị dồn vào một đường hầm.
Ông Trump hôm 28/10 cho biết ông có thể cho công bố một đoạn video của cuộc đột kích hôm 26/10.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-mu%E1%BB%91n-c%E1%BB%A7ng-c%E1%BB%91-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-ch%E1%BB%91ng-is/5142945.html

Luận tội Trump:

Đảng Dân chủ chuẩn bị bỏ phiếu chính thức

Hạ viện Hoa Kỳ đang chuẩn bị cuộc bỏ phiếu chính thức đầu tiên liên quan tới cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết cuộc bỏ phiếu “phác thảo các quyền tố tụng hợp pháp cho Tổng thống và Luật sư của ông”.
Tổng thống và đồng minh của ông lập luận rằng việc Hạ viện thiếu cuộc bỏ phiếu sẽ làm cho cuộc điều tra không hợp lệ.
Hạ viện đang điều tra cáo buộc rằng ông Trump đã gây áp lực cho một chính phủ nước ngoài để buộc họ điều tra các đối thủ chính trị của ông.
Cuộc bỏ phiếu hôm thứ Năm do bà Pelosi và các dân biểu Dân chủ lên kế hoạch không phải là để luận tội ông Trump, mà là đưa ra các quy tắc cơ bản cho cuộc điều tra của họ.
Bà Pelosi, người nhiều quyền lực nhất của đảng Dân chủ, cho đến nay đã từ chối lời kêu gọi của Cộng hòa về có cuộc bỏ phiếu chính thức.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ: “Dư luận ủng hộ điều tra luận tội Trump”
Điều tra luận tội Trump: Người tố giác thứ hai xuất hiện
Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump
Nhưng trong thư gửi cho các nghị sĩ Dân chủ vào thứ Hai 29/10, nữ dân biểu California đã chỉ ra rằng hiến pháp Hoa Kỳ không đòi hỏi một bước như vậy.
Bà nói rằng động thái này sẽ “xóa bỏ mọi nghi ngờ” về việc Nhà Trắng có thể giữ lại các tài liệu, coi thường trát hầu tòa hay ngăn các nhân chứng đưa ra lời khai. Một số nhân viên hành chính đã không chịu ra làm chứng cho các ủy ban liên quan đến cuộc điều tra.
Bà Pelosi cho biết nghị quyết của Hạ viện cũng sẽ “đảm bảo tính minh bạch và vạch ra một con đường rõ ràng cho cuộc điều tra luận tội”.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham nói rằng cuộc bỏ phiếu này chính là lời ủng hộ cho lập luận của ông Trump “rằng đảng Dân chủ đang tiến hành một cuộc luận tội trái phép”.
Bà nói rằng đảng của bà Pelosi “từ chối trao cho Tổng thống thủ tục tố tụng hợp pháp, và các hoạt động bí mật, mờ ám của họ hoàn toàn bất hợp pháp và không thể đảo ngược”.
Tuần trước, một số đảng viên Cộng hòa – những người cho là có sự thiếu minh bạch trong quá trình tố tụng – đã làm gián đoạn và trì hoãn một phiên điều trần kín.
Hôm thứ Hai, Charles Kupperman, người từng là phó của cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, đã không xuất hiện trước một hội đồng của Hạ viện liên quan đến cuộc điều tra.
Đảng Dân chủ muốn nghe lời khai của ông Kupperman về cuộc điện thoại ngày 25/7 của ông Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Một bản ghi chép sơ sài của cuộc gọi cho thấy ông Trump đã thúc giục Tổng thống Zelensky điều tra cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người đang là ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ cho cuộc tranh cử Tổng thống diễn ra vào năm 2020, cũng như con trai của ông Biden.
Thông tin nhanh về luận tội
Luận tội là phần đầu tiên – các cáo buộc – của một quá trình chính trị gồm hai giai đoạn mà Quốc hội Hoa Kỳ có thể bãi nhiệm một tổng thống.
Nếu Hạ viện bỏ phiếu thông qua các điều khoản luận tội, Thượng viện buộc phải tổ chức một phiên tòa.
Một cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện đòi hỏi đa số 2/3 phải đồng ý kết án – đó là điều được cho là không thể xảy ra trong trường hợp này, do đảng Cộng hòa của ông Trump kiểm soát Thượng viện.
Chỉ có hai tổng thống Mỹ trong lịch sử – Bill Clinton và Andrew Johnson – đã bị luận tội, nhưng cả hai đều không bị kết án và không bị bãi nhiệm.
Tổng thống Richard Nixon đã từ chức trước khi ông có thể bị luận tội.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50217815

Khủng hoảng Chilê:

Cải tổ nội các không làm người dân nguôi giận

Thùy Dương
Sau khi tình trạng khẩn cấp tại Chilê được bãi bỏ vào tối Chủ Nhật và chỉ vài giờ sau khi tổng thống Pinera thông báo thành lập nội các mới, hôm qua 28/10/2019 các cuộc tuần hành, biểu tình quy mô lớn vẫn diễn ra.
Nhiều vụ xô xát, sự cố đã xảy ra ở thủ đô Santiago và một số thành phố trong cả nước, nhất là một vụ hỏa hoạn lớn ngay tại trung tâm thủ đô.
Từ Santiago, thông tín viên RFI Justine Fontaine cho biết thêm chi tiết :
« Khi bãi bỏ tình trạng khẩn cấp và chấp nhận cách chức nhiều vị bộ trưởng bị dân chúng nghi ngờ, chẳng hạn như bộ trưởng Nội Vụ và bộ trưởng Kinh Tế, tổng thống Chilê hy vọng sẽ làm dịu cơn giận dữ của người dân.
Nhưng hôm thứ Hai, hơn 10.000 người lại biểu tình tại Santiago và nhiều thành phố lớn, yêu cầu tổng thống từ chức và chính phủ tiến hành cải cách sâu rộng, chống nạn bất công xã hội vốn rất nghiêm trọng tại Chilê.
Ở Santiago và thành phố Concepcion tại miền nam, cảnh sát đã xịt hơi cay và bắn đạn cao su vào người biểu tình. Nhiều cửa hàng bị cướp phá, nhiều tòa nhà bị phóng hỏa, nhất là các cửa hàng, trung tâm thương mại gần khu dân cư ở trung tâm Santiago.
Tân phát ngôn viên của chính phủ đã chỉ trích các vụ đập phá do một nhóm nhỏ gồm những người thích bạo lực thực hiện.
Người biểu tình, đa phần là ôn hòa, từ nhiều ngày nay nhắc đi nhắc lại rằng họ không muốn mọi thứ trở lại như trước, mà muốn có sự thay đổi. Theo dự kiến, nhiều cuộc tuần hành, biểu tình mới sẽ lại được tổ chức từ hôm nay, thứ Ba ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191029-khung-hoang-chile-cai-to-noi-cac-khong-lam-nguoi-dan-nguoi-gian

Phương Tây kháng cự mạnh

việc TQ bành trướng ở Thái Bình Dương

Động thái bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương của Trung Quốc đang vấp phải sức kháng cự mạnh từ liên minh phương Tây, trong đó Úc và Mỹ là hai nước có lợi ích trực tiếp.
Theo báo The Australian, ông Alex Hawke – bộ trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Úc – mới đây đề ra sáng kiến liên kết các đơn vị quân đội của một số đảo quốc Thái Bình Dương vào Đội hỗ trợ Thái Bình Dương, trực thuộc sư đoàn 1 Lực lượng quốc phòng Úc (ADF), đóng ở Brisbane.
Theo ông Hawke, tuy quân đội Úc chưa có kế hoạch tuyển mộ công dân nước ngoài song cần tính đến tình huống lực lượng quân sự từ các quốc đảo như Fiji, Papua New Guinea… tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, ứng phó thiên tai và khủng hoảng nhân đạo của ADF.
Kháng cự Trung Quốc
Theo nhà báo Úc Rosie Lewis, “chương trình hành động” của Bộ trưởng Alex Hawke báo hiệu triển vọng tăng cường quan hệ quân sự giữa Úc và các quốc đảo Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc tìm mọi cách củng cố sự hiện diện trong khu vực.
Chẳng hạn mới đây, Canberra và nhiều nước phát hoảng khi Quần đảo Solomon công bố ý định cho công ty Trung Quốc Sam Enterprise Group thuê cảng nước sâu chiến lược trên đảo Tulagi đến tận 75 năm.
Sáng kiến hợp tác quân sự được Bộ trưởng Hawke tức tốc đưa ra sau khi bộ trưởng quốc phòng Fiji, ông Inia Seruiratu, kêu gọi Úc cân nhắc thành lập một trung đoàn Thái Bình Dương trực thuộc ADF. Hồi đầu tháng 10, Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng cho biết sẽ bắt tay với Fiji điều lính gìn giữ hòa bình đến cao nguyên Golan ở Trung Đông.
Giới quan sát nhận xét kể từ khi lên nắm quyền tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Úc Morrison chưa đi thăm Trung Quốc lần nào; mặt khác, thái độ của Canberra với Trung Quốc về thương mại càng lúc càng gay gắt hơn, nhất là sau chuyến đi Mỹ của ông Morrison hồi tháng 9.
 Cái bẫy nợ khét tiếng
Không ngạc nhiên khi Mỹ, Úc… vui mừng với quyết định hủy hợp đồng cho Trung Quốc thuê đất của Quần đảo Solomon hồi tuần trước. “Đây là quyết định quan trọng củng cố chủ quyền, sự minh bạch và tính pháp quyền. Nhiều quốc gia Thái Bình Dương đã nhận ra trong muộn màng rằng ảnh hưởng kinh tế, quân sự của Trung Quốc chỉ làm hại dân tộc họ” – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bình luận.
Mỹ và đồng minh Đài Loan trước đó cực lực chỉ trích lợi ích của Trung Quốc ở Quần đảo Solomon, cho rằng Bắc Kinh sẽ chôn vùi đảo quốc này dưới đống nợ xấu.
Trong khi đó, một báo cáo mới công bố của Viện Lowy (Úc) cảnh báo rằng nếu không tăng ngân sách viện trợ kịp thời, Canberra có thể mất đi lợi thế chiến lược ở Thái Bình Dương vào tay Bắc Kinh.
“Trung Quốc chưa áp dụng cái bẫy nợ quen thuộc ở Thái Bình Dương để tránh những lời cáo buộc về ngoại giao bẫy nợ. Tuy nhiên, quy mô cho vay ngày càng tăng của họ cộng với cơ chế bảo vệ yếu của các quốc gia đi vay đồng nghĩa với nguy cơ rõ ràng” – báo cáo của Viện Lowy kết luận.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31149-phuong-tay-khang-cu-manh-viec-tq-banh-truong-o-thai-binh-duong.html

Anh truy nã hai anh em vì vụ 39 người chết

Cảnh sát Anh tuyên bố truy nã hai anh em, bị tình nghi phạm tội ngộ sát liên quan 39 nạn nhân trên xe tải ở Essex, Anh quốc.
Lời kể của phụ nữ Việt ‘mua vé xe tải’ vào Anh
Người Việt di cư bất hợp pháp: Những giấc mơ không thành
Ronan Hughes, 40, và Christopher Hughes, 34, sống ở Bắc Ireland, cũng bị truy nã vì tội buôn người.
Cảnh sát tin rằng hai anh em sống ở Bắc Ireland nhưng có liên hệ với Cộng hòa Ireland.
Người lái xe tải, Maurice Robinson, cũng sống ở Bắc Ireland, đã xuất hiện ở tòa hôm thứ Hai. Người này bị truy tố vì nhiều tội, trong đó có tội ngộ sát 39 người.
Ngoài ra, có ba người khác từng bị tạm giữ nhưng được tạm tại ngoại, gồm một người đàn ông 38 tuổi, 46 tuổi, và một phụ nữ 38 tuổi.
Trước đó, viết trong sổ chia buồn, Thủ tướng Boris Johnson nói thế giới đã “sốc vì bi kịch” này.
Ông viết trong sổ chia buồn: “Cả nước, và đúng là cả thế giới đã sốc trước bi kịch này và sự nghiệt ngã của số phận mà những con người vô tội đã phải chịu khi mong muốn có một cuộc sống tốt hơn ở đất nước này.
Để lên án sự nhẫn tâm của những kẻ gây ra tội ác này, chính phủ Vương quốc Anh chúng tôi quyết tâm làm tất cả trong khả năng của mình để đưa những kẻ phạm tội ra công lý”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50226905

Cảnh sát Anh gặp cộng đồng Việt Nam ở London

về vụ 39 người chết trong xe tải

Cảnh sát Anh hôm 28/10/2019 đã trực tiếp gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại Anh Quốc trong nỗ lực giúp xác định danh tính 39 nạn nhân đã chết trong một thùng xe container ở hạt Essex, Anh Quốc.
Linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng, linh mục Tuyên úy của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Luân Đôn, người tham dự cuộc họp này, nói với Đài Á Châu Tự Do chiều 29 tháng 10 như sau:
Tại vì Sở Cảnh sát muốn được thông tin, những người thân nhân nào có thì cứ lên báo cho họ biết những gì mình biết được.
Thì cứ thông tin cho họ, thông tin càng nhiều thì họ có nhiều dữ kiện để có thể nhận dạng được người chết. Với lại thân nhân ở bên Việt Nam, những người trong số nạn nhân này là người Công
giáo cho nên họ có gọi điện thoại qua cho tôi.
Họ gửi hình và họ gửi những cái gì qua cho mình cần biết thì có được 6 gia đình. Mình chỉ lên nói với cảnh sát là họ đã không liên lạc được với thân nhân, những người này tôi chỉ lên gặp để đưa lên những tin tức, đã được cung cấp bởi người thân của họ tại Việt Nam.
Cũng theo vị Linh mục của Nhà thờ Công giáo Việt Nam ở phía đông Luân Đôn thì Cảnh sát khuyến khích thân nhân của những người bị mất tích có ở Anh có thể ra trình báo và danh tính của họ luôn được bảo đảm và không phải sợ hãi điều gì hết.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/england-police-vn-victims-10292019094026.html

Nghị Viện Anh bỏ phiếu lần 2

về bầu cử trước thời hạn

Mai Vân
Nghị Viện Anh vào hôm nay, 29/10/2019/ lại bỏ phiếu về cuộc bầu cử trước thời hạn theo đề nghị của thủ tướng Johnson. Đây là cuộc bỏ phiếu lần thứ hai, sau khi kế hoạch bầu cử trước thời hạn vào ngày 12/12 đã bị bác vào hôm qua. Hôm nay các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu về một văn kiện tóm gọn hơn.
Đề nghị hôm qua của thủ tướng Anh chỉ được 299 phiếu tán đồng, trong khi phải cần đến 434 phiếu, tức 2/3 đại biểu mới được thông qua. Vào hôm nay, thủ tục bỏ phiếu nhẹ hơn và chỉ cần đa số đơn giản mà thôi.
Cũng hôm qua, 27 thành viên Liên Âu đã chấp thuận dời ngày Brexit đến 31/01/2020, với khả năng Luân Đôn có thể chia tay sớm hơn, 30/11 hay 31/12/2019.
Thời hạn 31/10 mà ông Johnson khẳng định có chết cũng không buông, rốt cuộc đã trở thành vô nghĩa.
Thông tín viên RFI tại Luân Đôn, Murielle Delcroix mô tả cuộc đọ sức căng thẳng giữa thủ tướng Anh và Nghị Viện :
Đây là lần thứ 3 mà các dân biểu nói « không » với ông Johnson. Nhưng không sao, ông lại thử một lần nữa vào hôm nay, thứ Ba, và vẫn đề nghị cùng một việc.
Trong lúc đó thì lãnh đạo Công Đảng đối lập, Jeremy Corbyn, từng đòi tổ chức bầu cử từ nhiều tháng qua, bây giờ thì làm mọi cách để không tổ chức nữa.
Còn cánh tự do dân chủ, mà ưu tiên là một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, thì hiện tại muốn tổ chức bầu cử càng sớm càng tốt, vào đầu tháng 12.
Tình hình ở Nghị Viện Westminster quả thật là rất rắc rối, có thể nói là không lối thoát từ khi thủ tướng Anh thất bại, không rời được Liên Âu vào ngày 31/10.
Bị Nghị Viện dồn ép phải chấp nhận dời ngày Brexit, ông Boris Johnson cố nắm lại tình hình.
Và ngày thứ Ba này, ông lại đề nghị các nghị sĩ chấp nhận bầu cử trước thời hạn vào ngày 12/12/2019.
Và lần này, ông đưa một văn bản dự luật ngắn, chỉ cần đa số đơn giản thông qua. Văn kiện này có thể được một phần đối lập chấp nhận với một số điều kiện.
Cánh tự do dân chủ và cánh chủ trương độc lập cho Scotland của đảng SNP muốn có bầu cử ngày 09/12 và đòi chính quyền từ bỏ ý định đưa ra bỏ phiếu luật về Brexit trước cuộc bầu cử. Những cuộc thương lượng cho thấy trước là sẽ rất gay gắt và kết quả bỏ phiếu sẽ rất khít khao.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20191029-nghi-vien-anh-bo-phieu-lan-2-ve-bau-cu-truoc-thoi-han

Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Pháp có cùng quan điểm

với Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery hôm 25/10 đã nhấn mạnh Pháp có cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề biển Đông là phải đàm phán đa phương dựa trên tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không.
Ngày 25/10, Tân Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã có cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, hai bên đã thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề quốc tế cùng quan tâm hiện nay.
Về quan hệ hai nước, hai bên bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác truyền thống Việt Nam – Pháp phát triển tốt đẹp trong thời gian qua. Với các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, quan hệ với Pháp không ngừng được củng cố, nhiều dự án hợp tác giữa 2 bên đã và đang được triển khai. Hiện Pháp có 250 dự án đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn 260 triệu USD, đứng thứ 15/106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt 855 triệu USD. Đại sứ Nicolas Warnery cho rằng quan hệ Pháp – Việt Nam đang phát triển ở tầm cao mới mà biểu hiện sinh động là nhiều dự án hợp tác giữa 2 nước đang được triển khai. Từng đảm nhiệm chức vụ Tổng lãnh sự Pháp giai đoạn 2004-2007, trong lần trở lại Thành phố Hồ Chí Minh lần này, ông Nicolas Warnery cho biết rất ấn tượng với sự phát triển của Thành phố và khẳng định Pháp luôn theo dõi và mong muốn đồng hành với những bước tiến của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Về hợp tác trong các vấn đề của khu vực và Biển Đông, quan điểm của Pháp về Biển Đông là tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không, tôn trọng luật pháp quốc tế; đồng thời mong muốn Pháp và Liên minh châu Âu tiếp tục ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC). Đại sứ Pháp Nicolas Warnery nhấn mạnh Pháp có cùng quan điểm với Việt Nam về vấn đề Biển Đông là phải đàm phán đa phương dựa trên tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không.
Năm 2019, Pháp là nước có tiếng nói tích cực trong vấn đề Biển Đông. Hôm 29/8, Pháp đã cùng Anh, Đức ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông. Pháp cũng hai nước chủ chốt của Liên hiệp châu Âu kêu gọi “tất cả các quốc gia ven Biển Đông thực hiện các bước và các biện pháp giảm căng thẳng, góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực”. Pháp, Đức và Anh “hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử dựa trên các luật lệ, mang tính hợp tác và hiệu quả, phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông và mong có những tiến bộ để sớm chốt lại Bộ quy tắc.
Cũng trong ngày 29/8, Pháp đã cùng EU ra Tuyên bố của Khối về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Tuyên bố của Người phát ngôn Cơ quan Ngoại giao EU nhấn mạnh, các hành động đơn phương trong những tuần qua tại Biển Đông đã dẫn tới những căng thẳng gia tăng và sự suy thoái môi trường an ninh hàng hải, điều này thể hiện một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế hòa bình của khu vực. Theo EU, điều tối quan trọng đối với tất cả các bên trong khu vực là phải tự kiềm chế, tiến hành các bước cụ thể hướng tới việc trở lại nguyên trạng, tránh quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Các bên, nếu thấy hữu ích, cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp của bên thứ ba dưới hình thức hòa giải hoặc phân xử nhằm tạo thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền. EU sẽ tiếp tục hỗ trợ đầy đủ cho các tiến trình do ASEAN dẫn dắt trong khu vực nhằm thúc đẩy hơn nữa một trật tự khu vực và quốc tế dựa trên các quy tắc, củng cố hợp tác đa phương cũng như sự hợp tác chặt chẽ hơn với các bên thứ ba. EU cam kết đối với một trật tự pháp lý về biển và đại dương dựa trên luật pháp quốc tế, an ninh và hợp tác hàng hải, cũng như quyền tự do hàng hải và hàng không, vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
http://biendong.net/bien-dong/31161-tan-dai-su-phap-tai-viet-nam-phap-co-cung-quan-diem-voi-viet-nam-ve-van-de-bien-dong.html

Kremlin: Nếu al-Baghdadi thực sự đã chết,

đó là ‘công lớn của Trump’

Điện Kremlin hôm 28/10 nói rằng nếu tuyên bố của Mỹ, rằng lãnh tụ ISIS Abu Bakr al-Baghdadi đã chết là sự thực, thì Tổng thống Trump đã có một đóng góp lớn cho cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.
Hôm chủ nhật 27/10, ông Trump loan báo thủ lãnh ISIS Baghdadi đã tự sát trong một cuộc càn quét do các lực lượng biệt kích Mỹ thực hiện tại Syria, và ông ngỏ lời cảm ơn nước Nga cùng một số bên khác, về sự ủng hộ dành cho cuộc tấn công đó.
Người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Hai từ chối trả lời câu hỏi liệu phía Mỹ có thông báo trước cho Nga về chiến dịch tấn công trước khi nó khởi sự hay không. Nhưng người phát ngôn của Nga nói với các nhà báo rằng quân đội Nga đã phát hiện máy bay của Mỹ, kể cả các máy bay không người lái, trong khu vực của Syria nơi mà Washington nói đã phát động cuộc tấn công.
Ông Peskov nói: “Nếu thông tin này (về cái chết của al-Baghdadi) được kiểm chứng, thì chúng ta có thể nói đến đóng góp đáng kể của Tổng thống Mỹ cho cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.”
Tuy nhiên Bộ Quốc phòng Nga bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố của ông Trump hôm Chủ nhật. Một tuyên bố nói nước Nga không có thông tin khả tín nào về chiến dịch tấn công của Mỹ, đồng thời nêu lên 4 lý do tại sao những tuyên bố của Mỹ về những gì diễn ra ở Syria là ‘đáng ngờ’.
Con số ngày càng nhiều những bên được cho là trực tiếp tham chiến dịch này, mỗi bên đều đưa ra những chi tiết tương phản nhau, đã khiến thế giới đăt ra một số nghi vấn về liệu chiến dịch tấn công của Mỹ có thực sự xảy ra hay là không, và nếu có thì nó thành công tới đâu, Bộ Quốc phòng Nga nói.
Không như điện Kremlin, Bộ Quốc phòng Nga đã cố làm giảm nhẹ tầm quan trọng của thủ lãnh ISIS, nói rằng nếu cái chết của al-Baghdadi được xác nhận, vụ tấn công này cũng không đáng kể về mặt thực hành đối với tình hình tại Syria, hoặc về những bước hành động của tàn quân ISIS tại khu vực Idlib thuộc Syria.
https://www.voatiengviet.com/a/kremli-cai-chet-cua-thu-lanh-isis-neu-x%E1%BA%A3y-ra-la-cong-lon-cua-trump/5142744.html

Saudi Arabia và Hoa Kỳ hợp tác

bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu

Tin từ CAIRO, Ai Cập – Vào hôm thứ Hai (28/10), hãng thông tấn SPA của Saudi cho biết Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry gặp nhau tại Riyadh, để bảo đảm an ninh nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu.
SPA cho biết hai bên thảo luận về các thị trường dầu, vai trò của OPEC và các nước sản xuất dầu ngoài tổ chức trong việc điều phối sản xuất dầu, đạt được sự ổn định tại các thị trường dầu, và các mối đe dọa đối với các cơ sở dầu ở vùng Vịnh. Bộ trưởng Bộ năng lượng Saudi cũng gặp Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Timipre Sylva và thảo luận về các cơ hội đầu tư giữa hai nước, các thị trường dầu mỏ và sự hợp tác giữa các nước OPEC Plus để duy trì tính ổn định của thị trường.
Bộ trưởng Saudi nhấn mạnh vai trò của vương quốc như một nhà cung cấp dầu thô đáng tin cậy, trong việc đạt được sự ổn định thị trường, và sự cam kết  của họ trong việc cung cấp mặt hàng chiến lược này. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/saudi-arabia-va-hoa-ky-hop-tac-bao-dam-nguon-cung-cap-nang-luong-toan-cau/

Biểu tình Hong Kong:

Những chiếc mặt nạ qua ống kính

Chia sẻ trên Facebook Chia sẻ trên Messenger Chia sẻ trên Twitter Chia sẻ trên Email Chia sẻ
Nhiếp ảnh giaLauren Crothers sinh ra và lớn lên ở Hong Kong, hiện sống và làm việc tại NewYork, nhưng cô đã quay trở lại thành phố này để ghi lại khoảnh khắc tại cáccuộc biểu tình, vốn bắt nguồn từ việc phản đối dự luật dẫn độ sang Trung Quốcđại lục, nhưng dần trở thành một phong trào dân chủ.
Trong phóng sự ảnh này, Crothers nói về chân dung của những người biểu tình cô chụp được.
Trong nhiều tháng, tôi đã theo dõi mọi diễn biến về phong trào biểu tình Hong Kong. Đến tháng 9, tôi quyết định quay lại. Hong Kong là nơi tôi sinh ra và lớn lên; là nơi sự nghiệp báo chí của tôi bắt đầu và tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình ở đó hơn bất cứ nơi nào khác. Tôi cảm thấy có điều gì đó tự nhiên lôi kéo tôi quay trở lại, tôi muốn chọn một cách tiếp cận khác.
Tôi quyết định thực hiện một loạt ảnh chân dung đơn giản để kể câu chuyện biểu tình một cách chậm rãi hơn, đơn lẻ hơn về những người tham gia vào phong trào này.
Cách duy nhất để làm điều đó là làm việc với ánh sáng có sẵn trên nền trung tính và ở ngay tại các buổi tụ tập.
Mặc dù tôi rất quen thuộc với Hong Kong và các tuyến đường mà mọi người đã sử dụng để diễu hành và tập họp, nhưng về mặt logic, tôi vẫn lo sẽ thất bại. Tuy nhiên, tôi đã làm việc với một người dẫn đường tuyệt vời, người đề nghị chúng tôi cố gắng chụp ảnh trong một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa độc tài được dự trù vào cuối tháng 9, đi từ Vịnh Causeway về phía Admiralty.
Để thiết lập một phông nền có thể dễ dàng tháo được đi nhanh chóng, tôi mua một bộ thiết bị chụp studio rẻ tiền. Tôi cầm theo một mảnh vải mờ cho những người muốn che giấu danh tính – nhưng đến ngày đó, tôi mặc định là nền ảnh sẽ là màu đen.
Tôi đến buổi kỷ niệm lần thứ năm của Phong trào Dù vàng và cảm thấy tự tin khi nhiều người che mặt. Một không khí ẩn danh được thể hiện rõ.
Cuộc tuần hành bắt đầu bằng một vài cuộc giao tranh và hơi cay nhưng sau đó cảnh sát rút lui và mọi người bắt đầu đi, chúng tôi đi vào một con đường bên cạnh và nhanh chóng dựng một studio dã chiến.
May mắn thay, đó là một nơi đáng tin cậy và an toàn để làm việc. Chúng tôi tìm được 20 người chụp ảnh.
Có rất nhiều, rất nhiều người, trong suốt vài giờ đã từ chối, điều đó cũng dễ hiểu. Tôi biết studio dã chiến của tôi trông hơi kỳ cục, không kể đến cuộc biểu tình đang diễn ra và nhiều người không muốn tách ra khỏi bạn bè của họ.
Tư thế duy nhất của tôi là để họ đứng thẳng hoặc hơi hướng sang trái hoặc phải. Còn lại tuỳ vào họ.
Chưa đầy một tuần sau khi tôi bắt đầu chụp ảnh những người biểu tình, Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam tuyên bố lệnh cấm đeo mặt nạ tại các cuộc biểu tình trên đường phố. Điều này tôi nghĩ khiến cho các thước ảnh trở nên có giá trị hơn. Gần như tất cả mọi người tham gia đều đeo một loại mặt nạ hoặc hoặc cái gì đó để che mặt.
Tôi cũng đi chụp ở các cuộc biểu tình khác và không đem theo studio thu nhỏ của mình đi. Tôi cảm thấy mình đã khá chắc tay và cũng hơi lo lắng về một tình huống bất ngờ có thể trở nên nguy hiểm hơn.
Khi tôi đang ở Hong Kong, một nhà báo người Indonesia bị một viên đạn cao su bắn vào mắt, và một người biểu tình 18 tuổi đã bị bắn vào ngực sau khi tấn công một sĩ quan cảnh sát.
Đợt trở về Hong Kong lần này thực sự quá sức tưởng tượng với tôi và tôi không biết khi nào mọi thứ sẽ kết thúc và sẽ kết thúc như thế nào. Tất cả những gì tôi có thể hy vọng là không có thêm ai bị thương và không có thêm ai mất đi mạng sống.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50218455

Hàn Quốc: Triều Tiên từ chối đàm phán

về các cơ sở du lịch chung

Triều Tiên đã khước từ đề nghị của Hàn Quốc mở đàm phán về tương lai của các cơ sở du lịch chung mà gần đây, lãnh tụ Kim Jong Un đã ra lệnh dỡ bỏ, Reuters dẫn thông tin từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết hôm 29/10.
Tuần trước, lãnh đạo Triều Tiên nói ông muốn phá bỏ và xây lại các cơ sở “tồi tàn” và “tư bản” tại khu nghỉ mát Núi Kim Cương (Kumgang). Một động thái được cho là đòn giáng mới nhất vào hy vọng của Hàn Quốc muốn xoa dịu căng thẳng giữa hai quốc gia mà trên nguyên tắc, vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.
Hôm thứ Hai, Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan phụ trách các vấn đề về quan hệ với láng giềng miền bắc, cho biết là họ đã đưa ra đề xuất đàm phán với Triều Tiên để xử lý các cơ sở du lịch.
Nhưng các quan chức Triều Tiên đã bác ý kiến đó, nói rằng họ sẽ chỉ thảo luận vấn đề bằng cách trao đổi tài liệu, Reuters dẫn tuyên bố hôm thứ Ba của Bộ cho biết.
Vào thời điểm du khách Hàn Quốc bắt đầu được phép đến thăm Núi Kim Cương năm 1998, một số công ty Hàn Quốc, bao gồm Hyundai Asan và Ananti, đã đầu tư vào dự án này.
Chương trình đã bị đình chỉ vào năm 2008 sau khi một người lính Triều Tiên bắn chết một du khách Hàn Quốc đã đi lạc vào một khu vực cấm gần đó.
“Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với các nhà khai thác kinh doanh về vấn đề du lịch Núi Kim Cương và đưa ra biện pháp đối phó, theo nguyên tắc tất cả các vấn đề về quan hệ liên Triều đều cần được giải quyết thông qua đối thoại và tham vấn”, Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói trong tuyên bố.
Việc mở lại địa điểm tham quan này cho các tour du lịch mới của Hàn Quốc đã được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mời chào như một cách để cải thiện quan hệ giữa hai miền Triều Tiên, từng đối đầu trong cuộc chiến 1950-1953, cho tới khi nó kết thúc bằng một hiệp định đình chiến thay vì một hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên, các lệnh cấm vận quốc tế để trừng phạt Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, đã chận đứng hầu hết các giao dịch đầu tư hoặc tài chính công khai với nước này, và Bình Nhưỡng ngày càng biểu lộ sự bực dọc của họ giữa lúc Seoul tỏ ra bất lực, không có khả năng tiến tới với bất kỳ kế hoạch kinh tế hay du lịch chung nào.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-t%E1%BB%AB-ch%E1%BB%91i-%C4%91%C3%A0m-ph%C3%A1n-v%E1%BB%81-c%C3%A1c-c%C6%A1-s%E1%BB%9F-du-l%E1%BB%8Bch-chung/5143843.html

Joshua Wong bị cấm tranh cử

vì nghi không trung thành với chính quyền

Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Hong Kong Joshua Wong bị loại khỏi cuộc tranh cử địa phương vì bị nghi ngờ “lòng trung thành với chính quyền Hong Kong và Trung Quốc đại lục,” theo Bưu điện Hoa Nam.
Wong cho biết hôm thứ Ba rằng anh là ứng cử viên duy nhất bị loại khỏi cuộc bầu cử trong hội đồng quận tại địa phương dự kiến được tổ chức vào 24/11.
Chính quyền Hong Kong cho biết trong một thông cáo báo chí sáng thứ Ba về các quyết định ứng cử của tất cả các ứng cử viên.
Hong Kong trước Quốc khánh TQ: Người biểu tình lên lịch, Joshua Wong sắp tranh cử
Ra trước QH Mỹ Joshua Wong kêu gọi thông qua luật nhân quyền
Joshua Wong gây ‘ấn tượng đẹp’ cho chính quyền Đức
Không nêu tên Joshua Wong, đại diện chính quyền cho biết:
“Ứng viên này không thể tuân thủ các yêu cầu của luật bầu cử liên quan, vì ủng hộ hoặc thúc đẩy ‘quyền tự quyết’ (self-determination) trái với nội dung tuyên bố rằng luật yêu cầu ứng cử viên ủng hộ Luật cơ bản và cam kết trung thành với HKSAR (Đặc khu hành chính Hong Kong).”
Wong nộp đơn xin tranh cử tại khu vực bầu cử phía Nam của Horizons West vào cuối tháng 9.
Wong là cựu lãnh đạo sinh viên của phong trào Dù vàng vào 2014. Wong khi đó là người sáng lập đảng ủng hộ dân chủ Demosisto, với mục đích đấu tranh cho ‘quyền tự quyết’ của Hong Kong. Đảng này cũng đã kêu gọi trưng cầu dân ý bao gồm việc ly khai khỏi đại lục.
Joshua Wong đã bị chỉ trích vì những hoạt động của anh ở Demosisto.
Wong tỏ rõ quan điểm anh không ủng hộ việc tách Hong Kong khỏi phần còn lại của Trung Quốc, theo Bưu điện Hoa Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50217614

Lượng nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỉ đô la

gắn mác hàng Việt chờ xuất đi Mỹ

Tổng cục Hải quan Việt Nam đã bắt giữ 1,8 tấn nhôm Trung Quốc trị giá 4,3 tỉ đô la Mỹ giả mạo xuất xứ nhôm Bà Rịa – Vũng Tàu của Việt Nam để xuất sang Mỹ.
Báo trong nước loan tin ngày 29/10, trích nội dung được thông báo trong cuộc họp liên ngành trong cùng ngày.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Cẩn – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết do chênh lệch thuế suất nên một tập đoàn có công nghệ đã nhập nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm về để nấu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác.
Do ảnh hưởng thương chiến Mỹ – Trung, hiện nay Trung Quốc đang phải chịu mức thuế lên đến 374% đối với mặt hàng nhôm khi xuất vào Mỹ. Trong khi đó, Việt Nam chỉ phải chịu thuế khoảng 15%.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhập khẩu hàng tỉ đô la mặt hàng nhôm.
Tuy nhiên, theo lời ông Nguyễn Văn Cẩn, đặc vụ Bộ An ninh Nội địa Mỹ khi đến việt Nam để điều tra đã cho biết kể cả khi doanh nghiệp dùng thủ đoạn mua nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm về để nấu lại thì cũng không đủ điều kiện có xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan khẳng định sẽ đấu tranh mạnh mẽ, không để Việt Nam trở thành điểm trung chuyển của hàng hóa gian lận.
Hiện hải quan Bình Dương cũng đang thu giữ 10 container xe đạp từ nước ngoài được gắn nhãn mác đầy đủ, chỉ còn chờ lắp ráp lấy xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.
Nhiều lô hàng thành phẩm khác của Trung Quốc như quần áo, giày, linh kiện điện thoại… nhưng gắn nhãn hiệu việt nam để tiêu thụ trong nội địa cũng bị phát hiện.
Những container hàng giả xuất xứ này đang bị hải quan tạm giữ tại cảng Hải Phòng, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai…
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/4point3-bil-usd-chinese-aluminum-labeled-viet-products-waiting-for-export-10292019094447.html

Trung Quốc đang mua nông sản

theo thỏa thuận thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay Trung Quốc đang nhập khẩu nông sản theo giai đoạn 1 của thỏa thuận song phương.
Hãng Sputnik ngày 14.10 đưa tin Tổng thống Trump cho hay Bắc Kinh “đã bắt đầu mua nông sản” trong thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung.
Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo các nhà đàm phán hai bên đạt được tiến triển đáng kể trong nhiều lĩnh vực khi đàm phán cấp cao tại Washington.
Viết trên Twitter, Tổng thống Trump cho biết thuế suất 25% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được duy trì, dù ông lưu ý rằng “mối quan hệ với Trung Quốc rất tốt đẹp”.
Chủ nhân Nhà Trắng cho biết 2 bên đạt được giai đoạn 1 của thỏa thuận thương mại, đồng ý các điều khoản về hối suất, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và Trung Quốc nhập 50 tỉ USD (1,16 triệu tỉ đồng) nông sản từ Mỹ.
Vòng đối thoại cấp cao diễn ra trước khi Washington dự kiến tăng mức thuế 25% đối với 250 tỉ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc lên 30% vào ngày 15.10. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin hôm 11.10 thông báo sẽ hoãn tăng thuế.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/31175-trung-quoc-dang-mua-nong-san-theo-thoa-thuan-thuong-mai.html

Một số phân tích về tham vọng

 “vẽ lại thông tin toàn cầu” của TQ hiện nay

Trong quá trình gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, truyền thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp Bắc Kinh che đậy cho những mặt tiêu cực và nước này gây ra cho các nước, đồng thời quảng bá về hình ảnh Trung Quốc trỗi dậy đầy hấp dẫn.
Hệ thống Truyền hình Toàn cầu TQ (CGTN) đóng vai trò là cánh tay quốc tế của Hãng Truyền hình Trung ương TQ (CCTV)
Với các nhà báo phương Tây, vốn đang vô cùng chán nản khi tình trạng cắt giảm ngân sách vẫn chưa có hồi kết, Hệ thống Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) đã mở ra một viễn cảnh đầy hứa hẹn khi mang lại các khoản lương cạnh tranh, cơ hội làm việc tại các studio vô cùng hiện đại tại Chiswick, phía Tây London. CGTN, đơn vị được đổi tên vào năm 2016 và đóng vai trò là cánh tay quốc tế của
Hãng Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), là nhân tố nổi bật nhất trong quá trình mở rộng truyền thông nhanh chóng của Trung Quốc trên thế giới. Theo như phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình, mục tiêu của CGTN là “kể câu chuyện của Trung Quốc một cách tốt đẹp”. Trên thực tế, kể câu chuyện của Trung Quốc một cách tốt đẹp rất giống việc phục vụ cho các mục tiêu ý thức hệ của quốc gia này.
Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Bắc Kinh trong việc định hình hình ảnh quốc gia thường mang tính phòng thủ, đối phó và chủ yếu hướng tới độc giả trong nước. Biểu hiện dễ thấy nhất của những nỗ lực này là việc Bắc Kinh loại bỏ một số nội dung trên các phương tiện truyền thông trong nước: Các tạp chí nước ngoài được ấn bản với một số trang bị lược bỏ, màn hình kênh tin tức BBC nhấp nháy chuyển đen khi đưa tin về các vấn đề nhạy cảm như Tây Tạng, Đài Loan hoặc vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bắc Kinh đã sử dụng nhiều công cụ thô bạo như kiểm duyệt trong nước, có hình thức phản đối chính thức tới trụ sở của các tổ chức tin tức và trục xuất phóng viên khỏi Trung Quốc.
Nhưng từ khoảng một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc đã triển khai một chiến lược tinh vi và quyết đoán hơn, ngày càng tập trung vào các độc giả quốc tế. Trung Quốc đang cố gắng tái định hình môi trường thông tin toàn cầu bằng túi tiền khổng lồ của mình dưới các hình thức – tài trợ cho các bài báo PR, bài báo thương mại và các thông tin tích cực từ những người ủng hộ. Trong khi bên trong Trung Quốc, báo chí ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, ở bên ngoài Bắc Kinh lại đang tìm cách trục lợi bằng việc khai thác các điểm yếu của tự do báo chí.
Hình thức đơn giản nhất là trả tiền để các bài báo tuyên truyền của Trung Quốc xuất hiện trên nhiều báo quốc tế uy tín như tờ Washington Post. Chiến lược này cũng tồn tại dưới nhiều hình thức khôn ngoan khác như lồng ghép nội dung từ Hệ thống Phát thanh Quốc tế của Trung Quốc (CRI) – một đài phát thanh của nhà nước – lên sóng của các hãng phát thanh-truyền hình mà tưởng như độc lập trên khắp các quốc gia thế giới, từ Úc cho đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, tại Mỹ, các nhà vận động hành lang, với sự hậu thuẫn của các tổ chức do Trung Quốc chống lưng, đang tìm cách huy động tiếng nói từ người ủng hộ được biết đến với tên gọi “người phát ngôn bên thứ ba” nhằm mục đích chuyển tải thông điệp của Bắc Kinh, và tìm cách thay đổi nhận thức của dư luận về cách thức Trung Quốc cai trị Tây Tạng. Trung Quốc cũng đang ve vãn các nhà báo trên khắp thế giới bằng các hình thức như tổ chức các chuyến du lịch được chi trả trọn gói, hay có lẽ tham vọng nhất là cung cấp các chương trình đào tạo miễn phí chuyên ngành truyền thông cho bậc sau đại học, tổ chức nhiều khóa đào tạo phóng viên nước ngoài hàng năm để “nói câu chuyện Trung Quốc một cách tốt đẹp.”
“Chiến tranh truyền thông” đã trở thành một phần công khai trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh
Kể từ năm 2003, sau quá trình sửa đổi một văn bản chính thức trong đó phác thảo các mục tiêu chính trị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), cái gọi là “chiến tranh truyền thông” đã trở thành một phần công khai trong chiến lược quân sự của Bắc Kinh. Mục tiêu là tạo ảnh hưởng tới quan điểm của công chúng các nước, từ đó tác động tới chính phủ nước ngoài phải hoạch định chính sách theo hướng có lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo nhà phân tích từng làm việc cho CIA Peter Mattis, hiện là nghiên cứu viên của chương trình Trung Quốc tại Quỹ Jamestown, một cơ quan nghiên cứu tại Washington chuyên về an ninh, “quan điểm của họ về an ninh quốc gia là phòng ngừa trong thế giới của các ý tưởng”. “Nỗ lực thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền này là để loại bỏ hoặc phòng ngừa các quyết định đi ngược lại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Đôi khi chiến dịch này cũng sử dụng các biện pháp kiểm duyệt truyền thống, như: Đe dọa, gây áp lực lên các cơ quan báo đài đăng tải những quan điểm này hoặc đơn giản hơn là mua luôn các cơ quan báo đài đó. Bắc Kinh ngày càng kiên nhẫn, sử dụng các công ty tư nhân để gia tăng kiểm soát hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu. Các công ty của Trung Quốc hiện đi đầu trong việc chuyển đổi từ truyền hình analog sang truyền hình kỹ thuật số tại một số khu vực ở châu Phi, triển khai các vệ tinh truyền hình và xây dựng hệ thống cáp quang và trung tâm dữ liệu, một dạng “con đường tơ lụa kỹ thuật số” để truyền tải thông tin tới toàn thế giới. Theo hướng này, Bắc Kinh đang tăng cường kiểm soát không chỉ các nhà sản xuất tin tức, các nền tảng sản xuất thông tin mà còn cả các cách thức thu phát tín hiệu.
TQ đang tham vọng vẽ lại trật tự thông tin toàn cầu
Dù các biện pháp tuyên truyền chủ động của Bắc Kinh thường bị đánh giá thấp do cách làm vụng về và nội dung tẻ nhạt, Trung Quốc đang tham vọng vẽ lại trật tự thông tin toàn cầu. Đây không chỉ là trận chiến để giành lượng truy cập. Trên hết, đây là trận chiến về ý thức hệ và chính trị, khi Trung Quốc quyết tâm tăng cường “quyền lực diễn ngôn” để chống lại những gì mà họ coi là sự thống trị của truyền thông phương tây vốn luôn ở thế áp đảo trong nhiều thập kỷ qua.
Cùng thời điểm đó, Bắc Kinh cũng đang tìm cách dịch chuyển trọng tâm toàn cầu về phía đông, truyền bá ý tưởng về một thế giới mới với hình ảnh Trung Quốc trỗi dậy ở trung tâm. Dĩ nhiên, các chiến dịch nhằm tạo ảnh hưởng không phải điều gì mới mẻ; Mỹ và Anh cùng các nước khác cũng liên tục dụ dỗ các nhà báo, chào mời bằng các cám dỗ như những chuyến công tác miễn phí, đặc quyền tiếp cận các quan chức cấp cao. Đối với các lãnh đạo Trung Quốc, những người coi báo chí là “mắt, tai, lưỡi và họng” của Đảng Cộng sản, truyền thông vừa là một chiến trường của cuộc “chiến tranh thông tin toàn cầu” vừa là một vũ khí tấn công.
Nhà báo điều tra người Nigeria Dayo Aiyetan vẫn nhớ về cuộc gọi ông nhận được một vài năm sau khi CCTV mở trung tâm châu Phi tại Kenya năm 2012. Aiyetan đã thành lập một trung tâm báo chí điều tra uy tín của Nigeria, và ông đã vạch trần những thương gia Trung Quốc buôn gỗ trái phép ở Nigeria. Ông nhận được một lời đề nghị hấp dẫn: Làm việc tại văn phòng mới của một hãng truyền hình quốc gia Trung Quốc, và ông sẽ kiếm được khoản thu nhập ít nhất gấp đôi hiện nay. Mức thu nhập và sự ổn định của loại công việc kiểu này đã khiến Aiyetan phải cân nhắc, nhưng cuối cùng ông quyết định không chấp nhận bởi trung tâm báo chí của ông mới chỉ vừa đi vào hoạt động. Châu Phi đã trở thành phép thử cho chiến dịch mở rộng quy mô quốc tế đầu tiên của truyền thông Trung Quốc. Những nỗ lực này được đẩy mạnh sau Olympic năm 2008, khi các lãnh đạo Trung Quốc giận dữ trước làn sóng tin tức mang tính chỉ trích, đặc biệt là các tin tức quốc tế về nhân quyền và các cuộc biểu tình ủng hộ Tây Tạng, được truyền tải rộng rãi tới thế giới song song với hình ảnh ngọn đuốc Olympic. Trong năm tiếp theo, Trung Quốc thông báo sẽ dành 6,6 tỷ USD để củng cố sự hiện diện truyền thông trên toàn cầu. Hoạt động quốc tế lớn đầu tiên là thành lập CCTV ở châu Phi, và cơ quan này đã ngay lập tức tuyển chọn các nhân vật danh tiếng như Aiyetan.
Truyền thông TQ bủa vây châu Phi
Đối với các nhà báo địa phương, CCTV hứa hẹn các khoản tiền hấp dẫn và cơ hội “kể câu chuyện châu Phi” tới khán giả toàn cầu mà không cần tuân thủ lối kể chuyện của phương Tây. Sau khi được thuyết phục về làm việc tại CCTV từ KTN, một trong những kênh truyền hình hàng đầu của Kenya, nhà báo người Kenya Beatrice Marshall cho biết, “điều mà tôi thích là chúng tôi đang kể câu chuyện từ quan điểm của mình.” Sự hiện diện của cô đã củng cố uy tín của đài, và cô tiếp tục nhấn mạnh sự độc lập về mặt biên tập của các nhà báo.
Trong 6 năm qua, CGTN dần mở rộng tầm với ra toàn châu Phi. CGTV xuất hiện trên sóng TV tại các quốc gia quyền lực trong khối Liên minh Châu Phi, tại “thủ phủ chính trị châu Phi” Addis Ababa và phát sóng miễn phí cho hàng nghìn ngôi làng hẻo lánh tại nhiều nước châu Phi, trong đó bao gồm Rwanda và Ghana, thông qua StarTimes, một công ty truyền thông Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước. Các gói rẻ nhất của StarTimes gồm các kênh của Trung Quốc và châu Phi, ngược lại việc tiếp cận BBC hoặc al-Jazeera tốn kém hơn, vượt quá khả năng chi trả của phần lớn người xem. Bằng cách thức như vậy, tác động của các kênh này là nhằm mở rộng lượng khán giả tiếp cận các chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc, hiện đang chiếm khoảng 10 triệu trong tổng số 24 triệu lượt thuê bao truyền hình trả tiền tại châu Phi. Mặc dù các nhà phân tích trong ngành công nghiệp truyền hình tin rằng những con số này có khả năng bị thổi phồng, nhưng các đài truyền hình thực sự lo ngại rằng StarTimes đang dồn các công ty địa phương buộc phải ra khỏi một số thị trường truyền thông của châu Phi. Vào tháng 9, Hiệp hội Phát sóng Độc lập Ghana cảnh báo rằng “Nếu StarTimes được phép kiểm soát hạ tầng truyền tín hiệu kỹ thuật số và không gian vệ tinh của Ghana… Ghana về cơ bản sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát không gian và nội dung phát sóng”.
Đối với các nhà báo không phải người Trung Quốc tại châu Phi và những nơi khác, làm việc tại các hãng truyền thông quốc gia Trung Quốc đồng nghĩa với việc được hưởng những khoản thù lao đáng kể và các cơ hội mới. Khi CCTV mở trụ sở tại Washington vào năm 2012, ít nhất là 5 phóng viên đã và đang làm tại trụ sở của BBC tại Mỹ Latinh đã gia nhập hãng này. Một trong số đó, Daniel Schweimler, hiện nay đang làm việc tại al-Jazeera, nói rằng kinh nghiệm của anh ta tại đó là thú vị và hầu như không có rắc rối, dù vậy anh ta không nghĩ rằng nhiều người đã thực sự được nghe các câu chuyện của anh ta.
Nhưng với các nhà báo làm việc tại Tân hoa xã, cơ quan báo chí của nhà nước, số lượng khán giả tiếp cận được những câu chuyện của họ lại lớn hơn rất nhiều. Chính phủ hỗ trợ khoảng 40% chi phí của Tân hoa xã. Tờ báo này tạo ra doanh thu theo cách thức tương tự các cơ quan tin tức khác như hãng tin AP, bằng cách bán các câu chuyện cho các tờ báo trên toàn thế giới. Theo lời của một cựu nhân viên Tân hoa xã yêu cầu giấu tên để tự do bày tỏ quan điểm và tránh bị trả đũa, “Câu chuyện của chúng tôi không được 1 triệu người xem. Chúng được 100 triệu người xem”. Tân hoa xã được thành lập năm 1931, nhiều năm trước khi Đảng Cộng sản cầm quyền tại Trung Quốc. Với tư cách là cơ quan phát ngôn của đảng,
các bài boa của Xinhua tràn ngập các biệt ngữ được sử dụng để tuyên truyền các định hướng mới và giải thích sự chuyển đổi chính sách của Đảng. Nhiều mục báo cũng được dành cho các bài phát biểu văn bia và các hoạt động hàng ngày của Chủ tịch Tập Cận Bình, từ việc ông đang gặp Tổng thống Togo, kiểm tra các loại rau quá kích cỡ hay đang nói chuyện phiếm với các công nhân tại nhà máy sản xuất chuột đồ chơi.
Chi tiền cho những thông tin TQ trên các tờ báo nổi tiếng thế giới
Khó có thể lấy được các số liệu, nhưng theo một báo cáo, hàng năm tờ Daily Telegraph được trả 750.000 euro để chèn nội dung China Watch một tháng một lần. Thậm chí tờ Daily Mail còn có một thỏa thuận với cơ quan ngôn luận bằng tiếng Trung của chính phủ Trung Quốc, tờ Nhân dân nhật báo, trong đó đưa các bài báo giật gân kiểu Trung Quốc như câu chuyện về các cô phù dâu say khướt sau bữa tiệc, hay mẩu chuyện người mẹ trẻ bán đứa con của mình cho kẻ buôn người để mua mỹ phẩm. Những thỏa thuận chia sẻ nội dung như vậy là một lý do đằng sau các khoản chi tiêu khổng lồ của China Daily tại Mỹ; hãng này đã chi 20,8 triệu USD để giành ảnh hưởng tại Mỹ kể từ năm 2017; nếu không tính các chính phủ nước ngoài, đây là tổ chức chi khoản tiền lớn nhất tại Mỹ.
Mục đích của chiến lược “mượn tàu” có lẽ là nhằm tạo uy tín cho nội dung mà Trung Quốc muốn chuyển tải do khó biết được bao nhiêu độc giả thực sự quan tâm và sẽ mở các tin tức mang đậm tính tuyên truyền này. Theo Peter Mattis, “rõ ràng, một phần mục tiêu là nhằm mang lại tính chính danh. Nếu nội dung xuất hiện trên tờ Washington Post, nếu nội dung xuất hiện trên nhiều tờ báo khác trên thế giới, thì ở một khía cạnh nào đó, độ tin cậy của các quan điểm được chuyển tải sẽ tăng lên”.
Tháng 9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích rằng Trung Quốc đang thúc đẩy “các thông điệp giả” nhằm gây khó dễ cho ông trước cuộc bầu cử giữa kỳ. Ông đăng trên tweet rằng “Trung Quốc đang chèn các quảng cáo tuyên truyền vào tờ Des Moines Register và các tờ báo khác, làm các quảng cáo này trông giống như tin tức. Điều này là bởi chúng tôi đang đánh bại họ về thương mại và các thị trường mở, người nông dân sẽ hưởng lợi khi cuộc chiến này kết thúc”.
http://biendong.net/bien-dong/31162-mot-so-phan-tich-ve-tham-vong-ve-lai-thong-tin-toan-cau-cua-tq-hien-nay.html

Trung Quốc ủ mưu ‘chiến lâu dài’ với ông Trump

Một nhóm học giả Trung Quốc nhận định, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có thể đạt được trước ngày 15/12, song đó chỉ là một phần của cuộc chiến lâu dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ý nghĩ về một cuộc đấu lâu dài giữa Mỹ-Trung Quốc đã trở thành quan điểm nhất quán ở Bắc Kinh, ngay cả khi hai nước đã đạt được sự đồng thuận về điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là “Thỏa thuận giai đoạn 1” hồi đầu tháng này.
Hiện các nhà đàm phán thương mại hai bên đang cố đưa ra một bản thỏa thuận càng sớm càng tốt, mà ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ ký kết tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á–Thái Bình Dương (APEC) trong tháng 11 tới. Tổng thống Trump hôm 21/10 nói rằng “thỏa thuận với Trung Quốc đang tới gần”, và Bắc Kinh muốn đạt được thỏa thuận này bởi “chuỗi cung ứng của họ đang tụt dốc”.
Tờ SCMP trích lời chuyên gia kinh tế Zhu Jianfang cho rằng, ông rất tự tin về việc Mỹ-Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận tạm thời. “Tuy nhiên về lâu dài, việc đạt được thỏa thuận không có nghĩa là hai bên đã giải quyết những vấn đề khúc mắc. Trung Quốc và Mỹ sẽ không ngừng cạnh tranh với nhau”, ông Zhu phát biểu tại diễn đàn do trường Đại học Nhân dân Trung Quốc tổ chức hôm 21/10 vừa qua.
Chuyên gia Yu Chunhai thuộc Học viện Phát triển và Chiến lược Quốc gia lại cho rằng, Mỹ đã sẵn sàng sử dụng các biện pháp ‘bất bình thường’ để giải quyết các vấn đề thương mại, nhất là khi nước này đang ngày càng theo chủ nghĩa bảo hộ hơn. Cụ thể, việc chính quyền Washington đã liệt tập đoàn công nghệ Huawei vào danh sách đen, như một biện pháp nhằm ngăn Trung Quốc có thể tiếp cận công nghệ và thị trường nội địa Mỹ.
“Mỹ đã tăng các mức áp thuế nhằm đạt được lợi thế trong các cuộc đàm phán thương mại. Nhưng tới nay, khi chúng ta nhìn vào ngành sản xuất nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung, thì hiệu quả của các chiến lược thuế quan đều không đáng kể. Bởi vậy, khả năng nước này sử dụng các biện pháp ‘bất bình thường’ nhằm chống lại Trung Quốc sẽ cao hơn”, ông Yu nói.
Nhưng trên thực tế khác với những gì ông Yu nhận định, những mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đang bắt đầu phát huy tác dụng. Cụ thể, tăng trưởng GDP quý 3/2019 của Trung Quốc chỉ đạt 6%, thấp hơn so với mục tiêu chính phủ Trung Quốc đặt ra trong năm 2019. Và tác động của thuế Mỹ tới Trung Quốc trong năm 2020 “sẽ còn nghiêm trọng hơn những gì xảy ra trong năm 2019, trừ khi các mức thuế bị hủy bỏ”, ông Zhu phát biểu tại diễn đàn hôm 21/10.
Trung Quốc ủ mưu ‘chiến lâu dài’ với ông Trump
Phó Thủ tướng TQ Lưu Hạc, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin hôm 10/10. Ảnh: Reuters
Như một phần của thỏa thuận thương mại sơ bộ, Nhà Trắng tuyên bố Trung Quốc sẽ tăng cường mua nông sản Mỹ, tài chính tiền tệ, sở hữu trí tuệ cũng như mở cửa thị trường dịch vụ tài chính của nước này. Đổi lại, Mỹ sẽ ngừng tăng thuế từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, dự kiến sẽ có hiệu lực hôm 15/10 vừa qua.
Tuy nhiên nếu hai bên không đạt được tiến triển trước ngày 15/12, thì mức áp thuế 15% mới của Mỹ áp lên lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 160 tỷ USD nhập vào nước này sẽ có hiệu lực. Và điều này đồng nghĩa với toàn bộ hơn 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ sẽ là mục tiêu của hàng loạt các mức thuế trừng phạt.
Tờ SCMP trích lời chuyên gia Luo Zhiheng thuộc Viện nghiên cứu Evergrande nhận định, động thái Trung Quốc muốn đạt được thỏa thuận sơ bộ là bởi gánh nặng của thương chiến đang đè nặng lên nền kinh tế nước này, trong khi ông Trump lại muốn ‘thắng’ trong chiến dịch tái tranh cử sắp tới. Tuy nhiên việc giải quyết tất cả những bất đồng của hai nước sẽ rất khó khăn, bởi theo ông Luo, các nhà đàm phán thươn mại chỉ chú trọng vào các vấn đề ngắn hạn, trong đó có giảm việc giảm sự mất cân bằng thương mại song phương.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31167-trung-quoc-u-muu-chien-lau-dai-voi-ong-trump.html

“Gây áp lực và cấm vận

không giải quyết được vấn đề bán đảo Triều Tiên”

Người phát ngôn Cảnh Sảng cho biết gây áp lực và cấm vận sẽ không thể giải quyết được vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc theo dõi chặt chẽ động thái của các bên liên quan về tình hình bán đảo Triều Tiên thời gian gần đây. Trung Quốc hy vọng Mỹ và Triều Tiên giữ được tiếp xúc đối thoại, tích cực tìm kiếm một biện pháp hữu hiệu có thể giải quyết được vấn đề quan tâm của hai bên.
Ông Cảnh Sảng đánh giá, gây áp lực và cấm vận sẽ không thể giải quyết được vấn đề hiện nay và đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng cần căn cứ vào các tiến triển tích cực trên bán đảo để khởi động thảo luận các biện pháp giảm bớt cấm vận đối với Triều Tiên.
Trước đó, hôm 27/10, Phó Chủ tịch Đảng lao động Triều Tiên Kim Yong – Chol cho rằng, Mỹ đã đánh giá sai sự kiên nhẫn của Triều Tiên và vẫn đang áp dụng chính sách thù địch đối với nước này. Ông Kim cũng cảnh báo, Mỹ sẽ phạm sai lầm nếu bỏ qua thời hạn cuối năm nay đối với các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai bên.
Mới đây, Triều Tiên và Mỹ cũng đã tiến hành cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Stockholm, Thụy Điển hôm 5/10, tuy nhiên đàm phán đã thất bại vì lập trường khác biệt giữa hai bên
http://biendong.net/goc-nhin-moi/31159-gay-ap-luc-va-cam-van-khong-giai-quyet-duoc-van-de-ban-dao-trieu-tien.html

Huawei và ZTE có thể bị Mỹ

liệt vào danh sách ‘nguy cơ an ninh quốc gia’

Giới quy định luật lệ về công nghệ viễn thông của Mỹ dự định tháng sau biểu quyết liệt kê công ty công nghệ viễn thông Huawei và tập đoàn ZTE của Trung Quốc là nguy cơ an ninh quốc gia, cấm các hãng Mỹ đụng tới nguồn quỹ 8,5 tỷ đô la của chính phủ để mua thiết bị hay dịch vụ của hai công ty này.
Ủy ban Truyền thông Liên bang cũng định đề nghị các hãng Mỹ bỏ hoặc thay thế thiết bị từ hai công ty bị liệt kê vào danh sách này, các giới chức cho biết hôm 28/10.
Tại cuộc họp vào ngày 19/11 tới đây, Ủy ban cho biết sẽ biểu quyết để hỏi các công ty Mỹ xem chi phí bỏ hay thay thế thiết bị của Huawei và ZTE ra khỏi các mạng lưới hiện nay là bao nhiêu nhằm lập chương trình bồi hoàn để hỗ trợ chi phí.
“Nói tới 5G và an ninh nước Mỹ, chúng ta không thể để có rủi ro và hy vọng mọi chuyện sẽ hoàn hảo,” Chủ tịch Ủy ban, Ajit Pai, cho biết.
Giới chức này nói rằng trong khi Mỹ nâng cấp các mạng lưới lên thế hệ mới của công nghệ viễn thông không dây, 5G, không thể phớt lờ nguy cơ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ tìm cách khai thác các khe hở để nhúng tay do thám, cài virus hay mã độc.
Đây là động thái mới nhất trong loạt các hành động của chính phủ Mỹ nhằm cấm các công ty Mỹ mua thiết bị của Huawei và ZTE.
https://www.voatiengviet.com/a/huawei-v%C3%A0-zte-c%C3%B3-th%E1%BB%83-b%E1%BB%8B-m%E1%BB%B9-li%E1%BB%87t-v%C3%A0o-danh-s%C3%A1ch-nguy-c%C6%A1-an-ninh-qu%E1%BB%91c-gia-/5142943.html

ĐCSTQ: Hội Nghị Trung Ương 4

chỉ để củng cố quyền lãnh đạo tuyệt đối

Anh Vũ
Ngày hôm qua, 28/10/2019, sau nhiều lần bị trì hoãn, Hội Nghị Trung Ương 4 khóa 19 đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh. 202 ủy viên trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và 171 ủy viên dự khuyết dự kiến họp kín trong 4 ngày dưới sự chủ trì của chủ tịch Tập Cận Bình. Mục tiêu: khẳng định lại quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản
Thông thường Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc mỗi năm họp một lần nhưng cuộc họp toàn thể này được tổ chức sau gần 20 tháng từ phiên họp gần nhất. Đây là khoảng cách thời gian dài nhất giữa 2 phiên họp toàn thể trong vài thập kỷ qua.
Theo Tân Hoa Xã, chủ đề của hội nghị Trung ương 4 là “gìn giữ và phát huy hệ thống xã hội chủ nghĩa mang đặc thù Trung Quốc, đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống chính trị và năng lực lãnh đạo đất nước”. Một nội dung không có gì mới là khẳng định lại sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Thời điểm mở Hội Nghị Trung Ương đã bị trì hoãn nhiều lần,theo giới quan sát có thể vì những bất đồng nội bộ. Trong bối cảnh Trung Quốc đang cùng lúc đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, tăng trưởng kinh tế chậm, đến khủng hoảng chính trị tại Hồng Kông.
Ở Hồng Kông, phong trào phản kháng chống chính quyền đặc khu hành chính và chủ yếu là chống chính quyền Trung ương Bắc Kinh đã kéo dài gần 5 tháng qua vẫn không có dấu hiệu lắng dịu. Cuộc khủng hoảng Hồng Kông, dù lối thoát thế nào, thì đến lúc này vẫn đánh dấu một thất bại của mô hình “một đất nước hai chế độ” đặt dưới sự kiểm soát của đảng Cộng sản.
Cách xử lý cuộc khủng hoảng Hồng Kông của Bắc Kinh từ đầu đến giờ gây bất đồng trong nội bộ đảng. Chuyên gia chính trị Lâm Hòa Lập (Willy Lam) thuộc Đại Học Hồng Kông, được báo Les Echos trích dẫn, nhận định: “Tập Cận Bình sợ phải đối mặt với các chỉ trích của một số ủy viên Trung ương không đồng tình với cách giải quyết các vấn đề”. Đó cũng là lý do mà thời điểm họp đã bị lùi lại nhiều lần và đến hôm 24/10 mới được cho thông báo.
Giới quan sát đều nhận thấy những bất đồng trong nội bộ đảng đã nảy sinh từ khi ông Tập Cận Bình cho thay đổi các quy định xóa bỏ giới hạn 2 nhiệm kỳ để giành cho mình quyền lãnh đạo vĩnh viễn, tuyên truyền đề cao vai trò lãnh đạo cá nhân. Lẽ ra “ông phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hệ thống chính trị, năng lực điều hành chính quyền hơn là chỉ tập trung thâu tóm quyền lực cho mình“, chuyên gia Willy Lam nhận xét.
Như vậy để đưa đất nước vượt qua được các thách thức, trước tiên ông Tập Cận Bình phải vượt qua được thách thức chia rẽ nội bộ. Ông đã thâu tóm mọi chức vụ cao nhất trong đảng và Nhà nước, quân đội, được tôn vinh là lãnh đạo có quyền lực nhất từ sau thời Mao Trạch Đông. Nhưng tất cả những điều đó không bảo đảm là ông Tập Cận Bình quy tụ được sự nhất trí thống nhất cao trong nội bộ đảng.
Giới quan sát vẫn còn lưu ý đến bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hồi đầu tháng 9 năm nay tại Trường Đảng Trung Ương, nơi đào tạo các lãnh đạo cao cấp, trong đó ông đã liên tục kêu gọi “đấu tranh” với “hàng loạt nguy cơ và những trắc nghiệm lớn” mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Mục tiêu của Hội Nghị Trung Ương 4 đảng Cộng Sản Trung Quốc là khẳng định lại quyền lãnh đạo của đảng, của lãnh tụ Tập Cận Bình.
Một số nhà quan sát chính trị Trung Quốc cũng hy vọng kỳ họp sẽ tập trung nhiều hơn vào chính sách kinh tế. Các nhà phân tích của tập đoàn tài chính, ngân hàng Citi cho rằng: “Đây sẽ phải là kỳ họp quan trọng để chuẩn bị cho chương trình cải cách kinh tế những năm tới. Các tín hiệu của Hội Nghị Trung Ương 4 sẽ cho phép xác định liệu tiến trình cải cách thị trường có được thúc đẩy hay không“.
Đó cũng là điều mà các nhà đầu tư và đối tác làm ăn với Trung Quốc quan tâm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20191029-dcstq-hoi-nghi-trung-uong-4-chi-de-cung-co-quyen-lanh-dao-tuyet-doi-ok

Chính sách, hoạt động của Malaysia

liên quan vấn đề Biển Đông năm 2019:

Thay đổi quan điểm, nhất trí đàm phán song phương

Trong năm qua, Malaysia đã có sự điều chỉnh thái độ, quan điểm trong cách tiếp cận và xử lý vấn đề Biển Đông. Ban đầu, Malaysia quyết không thỏa hiệp, đàm phán song phương với Trung Quốc, song hiện nước này đã nhất trí thiết lập cơ chế tham vấn song phương với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông.
Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền của Malaysia
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) dẫn các dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã có những hành vi quấy rối, cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia trên Biển Đông.
Theo AMTI, tàu hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc ngày 10-27/5 tuần tra xung quanh cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông, nơi có lô dầu khí SK 308 mà công ty Sarawak Shell có trụ ở ở Kuala Lumpur, Malaysia đã được cấp phép thăm dò. Đáng chú ý, khi Malaysia điều hai tàu tiếp tế đến phục vụ giàn khoan vào ngày 21/5, tàu hải cảnh Trung Quốc đã chạy quanh khiêu khích và tiếp cận hai tàu này trong phạm vi 80m. Kể từ năm 2013, Trung Quốc duy trì các tàu hải cảnh hiện diện gần như liên tục ở xung quanh cụm bãi cạn Luconia – khu vực có trữ lượng dầu khí mà Malaysia đã khai thác nhiều thập kỷ.
Chính sách mới của Malaysia về Biển Đông
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (18/9) đã công bố “Khung hướng dẫn” mới đối với chính sách đối ngoại của Malaysia, nhấn mạnh về cơ bản, Biển Đông phải là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột.
Theo Tài liệu trên, Thủ tướng Mahathir đã đề xuất phi quân sự hóa tuyến đường hàng hải đang có tranh chấp gay gắt này và biến nó thành một khu vực hòa bình hữu nghị và thịnh vượng. Tài liệu trên cập nhật chính sách đối ngoại của Malaysia nhấn mạnh, về cơ bản, Biển Đông phải là một vùng biển hợp tác, kết nối và xây dựng cộng đồng, không phải là nơi đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Khung khuôn khổ cũng cho biết Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở ASEAN. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN) khẳng định quyết tâm giữ khu vực trung lập, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài đã được Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore ký kết vào năm 1971. Trong tài liệu mới, Malaysia còn nhấn mạnh mối đe dọa an ninh từ những tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông “đã được kiểm soát tốt và quản lý hiệu quả về mặt ngoại giao”, nhưng cảnh báo “có vài điểm nóng có thể gây ra khủng hoảng hoặc chiến tranh nếu không được xử lý một cách hợp lý”. Cũng theo tài liệu mới, chính phủ Malaysia vẫn giữ lập trường không đứng về phía nào đối với các nước lớn và sẽ duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế. Tài liệu cũng cho biết, “Malaysia mới” sẽ có nhiều tiếng nói hơn về quyền của các quốc gia nhỏ và kém phát triển hơn ở phía Nam và Malaysia cũng dự định sửa đổi các chương trình hỗ trợ hiện tại để tối ưu hóa toàn bộ tiềm năng của các nước này; nhấn mạnh rằng Malaysia tìm kiếm các mối quan hệ cùng có lợi giữa các quốc gia, kể cả các cường quốc và sẽ hợp tác với tất cả các
nước có chung cách tiếp cận để đảm bảo các quốc gia có thể tham gia trên cơ sở bình đẳng mà không phải chịu áp lực từ bất kỳ cường quốc nào.
Malaysia chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc
Ban đầu, chính quyền Trung Quốc (5/2019) đề xuất thiết lập cơ chế tham vấn song phương nhằm thảo luận tranh chấp Biển Đông với Malaysia. Tuy nhiên, Malaysia đã từ chối thẳng thừng và chọn cách tiếp cận lấy ASEAN làm trọng tâm trong đối phó Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah cho biết: “Trung Quốc thực sự tìm đến mỗi thành viên ASEAN (ngoại trừ vài đối tượng như Myanmar) hòng thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương. Nhưng Malaysia luôn kiên định. Chúng tôi nói với phía Bắc Kinh rằng Kuala Lumpur sẽ chỉ thảo luận thông qua ASEAN”. Trước đó, ông Saifuddin Abdullah (24/4) cho biết, Chính phủ Trung Quốc đang muốn bàn về các vấn đề an toàn và an ninh ở Biển Đông trong các cuộc gặp chính thức với Malaysia. Tuy nhiên, Malaysia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN khi thảo luận với Trung Quốc; đồng thời nhấn mạnh rằng Thủ tướng Mahathir đã nói rõ quan điểm về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah và Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (12/9), quan chức Trung Quốc đã công bố về một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác về vấn đề hàng hải. Theo ông Vương Nghị, Trung Quốc và Malaysia đã đồng thuận thiết lập một cơ chế đối thoại chung để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhấn mạnh đây là nền tảng mới cho hoạt động đối thoại và hợp tác của hai bên. Trong khi đó, Bộ trưởng Abdullah cho biết cơ chế mới sẽ được Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Malaysia chỉ đạo; “các quan chức hai nước sẽ thảo luận chi tiết, nhưng tôi nghĩ đây là một kết quả quan trọng cho cuộc gặp ngày hôm nay cũng như khoảng thời gian 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Đáng chú ý, sau khi nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chung để giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Malaysia đã biện minh, cho rằng Cơ chế tham vấn song phương hàng hải giữa Malaysia và Trung Quốc không phải cơ sở để giải quyết tranh chấp các yêu sách lãnh thổ và hàng hải trên Biển Đông; nhấn mạnh Malaysia vẫn kiên trì và nhất quán quan điểm ASEAN là chìa khóa duy nhất để giải quyết các tranh chấp trong khu vực.
Malaysia vẫn đề phòng bị Trung Quốc đánh úp
Để đề phòng khả năng bị Trung Quốc đánh úp ở Biển Đông, trong năm 2019, Malaysia cũng tăng cường các hoạt động tập trận, mua sắm trang thiết bị vũ khí mới.
Theo đó, từ 23/7 – 10/8, Không quân hoàng gia Malaysia (RMAF) tiến hành tập trận phóng tên lửa ở bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. RAMF cho biết, trong cuộc tập trận kéo dài 19 ngày, lực lượng này “đang tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa không đối không và không đối đất tại trường bắn trong không phận của Kota Belud, một huyện thuộc bang Sabah và vùng biển xung quanh, trong đó có Biển Đông. Cuộc tập trận nhằm kiểm tra kỹ năng của phi công trong việc tấn công các mục tiêu bằng cách sử dụng nhiều vũ khí của RAMF. Tham gia tập trận có 232 quân nhân cùng một số chiến đấu cơ do Mỹ và Nga chế tạo. Tuy nhiên, RAMF không nói rõ khi nào tên lửa sẽ được phóng trong cuộc tập trận. Trước đó, Hải quân Hoàng gia Malaysia (15/7, RMN) phóng thử thành công tên lửa diệt hạm trên Biển Đông nhằm nâng cao năng lực tác chiến và thể hiện quyết tâm bảo vệ lợi ích, an ninh ở Biển Đông. Theo đó, RMN (15/7) đã điều tàu ngầm KD Abdul Rahman lớp Perdana Menteri, tàu hộ tống Laksamana Hang Nadim và Laksamana Tan Pusmah, tàu khu trục KD Lekiu cùng trực thăng Super Lynx tham gia tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông. Trong cuộc tập trận, tàu chiến KD Kasturi đã phóng tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II do Pháp chế tạo, với tầm bắn 72 km, trong khi đó trực thăng Super Lynx phóng tên lửa chống tàu Sea Skua do Anh chế tạo, với tầm hoạt động 25 km. Phát biểu sau cuộc tập trận, Bộ trưởng Quốc phòng Mohamad Bin Sabu cho biết vụ phóng thành công là bằng chứng cho thấy RMN có khả năng chế ngự được các hoạt động trên Biển Đông; đồng thời nhấn mạnh “việc thực thi các cuộc diễn tập sẽ đảm bảo cộng đồng hàng hải, đặc biệt những ai tại vùng biển phía Đông bán đảo Malaysia, rằng RMN và các lực lượng vũ trang Malaysia luôn sẵn sàng gìn giữ hòa bình và bảo vệ lợi ích trên Biển Đông”.
Một số tuyên bố đáng chú ý của giới chức Malaysia trong năm 2019
Phát biểu tại sự kiện Đầu tư Malaysia 2019, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (19/3) tiếp tục kêu gọi duy trì quan điểm Biển Đông mở cửa cho tất cả các tàu, thậm chí cả tàu chiến. Tuy nhiên, ông Mahathir Mohamad cũng nhấn mạnh rằng tự do như vậy không nên bị lạm dụng và không có tàu chiến nào có quyền lưu lại vĩnh viễn ở vùng biển tranh chấp vì điều này sẽ gây kích động cho các quốc gia xung quanh. Theo ông Mahathir Mohamad, các hành động kích động không phải là những gì mà chúng
ta muốn thấy ở Biển Đông. Đáng chú ý, ông Mahathir Mohamad (20/6) cho rằng Malaysia cần tiếp tục kiểm soát các cấu trúc mà nước này có yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông nhưng sẽ không chiếm thêm các cấu trúc nào khác.
Phát biểu trước Quốc hội, Ngoại trưởng Saifuddin Abdullah (17/10) cho biết, Malaysia có thể gửi công hàm phản đối nếu một cường quốc xâm phạm lãnh thổ nước này, nhưng khi không có đủ năng lực hải quân và vũ khí thì Malaysia sẽ gặp bất lợi nếu xảy ra xung đột; đồng thời nhấn mạnh các loại vũ khí của hải quân Malaysia nên cố gắng được nâng cấp để sánh ngang với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Theo ông Saifuddin, lực lượng hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần như 24/24h quanh bãi cạn Nam Luconia, thuộc bang Sarawak của Malaysia. Do đó, dù không muốn xung đột xảy ra, nhưng vũ khí của Malaysia cần được nâng cấp để có thể bảo vệ tốt hơn vùng biển của mình, trong trường hợp các nước lớn xung đột ở Biển Đông. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Saifuddin cũng khẳng định Malaysia sẽ duy trì quan điểm không quân sự hóa Biển Đông, đồng thời kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có cách tiếp cận thống nhất trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trước đó, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah (24/7) đã cảnh báo Biển Đông không nên trở thành nhân tố gây chia rẽ trong ASEAN mà phải là yếu tố kết nối đoàn kết trong khối. Theo ông Saifuddin Abdullah, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 đưa ra các quy định khá lỏng lẻo về các hành vi trong vùng biển tranh chấp. Nó không ngăn được Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa khu vực và leo thang căng thẳng. Việc Trung Quốc gửi các tàu bảo vệ bờ biển lớn chẳng khác nào tàu chiến tới các vùng lãnh thổ giàu năng lượng và khiến các quốc gia láng giềng phải nóng mắt; đồng thời nhấn mạnh vấn đề Biển Đông không nên trở thành nhân tố gây chia rẽ trong ASEAN mà phải là thành tố kết nối sợi dây đoàn kết giữa các quốc gia trong khối. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah nhận định, nếu ASEAN vẫn giữ chắc vị thế trung tâm, sẽ không có chuyện 1 hay 2 quốc gia thành viên đơn lẻ đàm phán song phương với Trung Quốc liên quan tới Biển Đông. Kịch bản sẽ chỉ có thể là cả 10 quốc gia thành viên cùng đàm phán với Trung Quốc.
Thiếu tướng K. “Bob” Thanabalasingam, Chỉ huy người bản địa đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Malaysia cho rằng các yêu sách chủ quyền của Malaysia ở Biển Đông không thể bác bỏ, ngoại trừ ở những khu vực các nước láng giềng có tuyên bố chồng lấn. Ông Thanabalasingam khẳng định các yêu sách của Malaysia được xác định theo UNCLOS liên quan đến khu đặc quyền kinh tế (EEZ), nhấn mạnh yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là phi pháp vì không có quy định nào về quyền lịch sử. Theo ông Thanabalasingam, sự nghiêm túc của Malaysia trong vấn đề Trường Sa được ông Mahathir Mohamad đưa ra trong nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của mình.
Giám đốc Viện Biển Malaysia (MIMA) Datuk Chin Yoon Chin (5/3), cho rằng ASEAN đóng một vai trò thiết yếu trong duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và một trong những sáng kiến quan trọng của ASEAN là Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Ông Chin khẳng định, DOC nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết các vấn đề về chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, DOC nên giải quyết các vấn đề cấp bách hơn, ví dụ như việc sử dụng vũ lực và các hoạt động lấn biển, đồng thời xây dựng lòng tin. Ông Chin cho rằng, “các nỗ lực và sáng kiến nhằm tăng cường xây dựng lòng tin giữa các quốc gia tranh chấp cần phải được xem xét nghiêm túc. Các sáng kiến này sẽ thúc đẩy hiểu biết và hy vọng tổ chức được các cuộc đàm phán theo hướng tăng cường tiến trình xây dựng lòng tin”.
Xu hướng chính sách của Malaysia
Thời gian tới, Malaysia sẽ thực thi chính sách mang tính cứng rắn, cương quyết hơn trong vấn đề Biển Đông. Qua đó, tăng cường hợp tác với các nước nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông. Mặt khác, Malaysia sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và từng bước ngăn chặn, lên án những hành động phi pháp của Bắc Kinh trong khu vực.
Ngoài ra, Malaysia sẽ thúc đẩy phối hợp với các nước liên quan tranh chấp chủ quyền trong khu vực và kêu gọi ASEAN đóng vai trò dẫn dắt và chủ động trong việc xử lý mọi tình huống trên Biển Đông; tìm cách thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nước lớn trong cả lĩnh vực chiến lược và kinh tế. Điều này được thể hiện bằng việc Malaysia cam kết duy trì sự trung lập và kêu gọi sự tham gia của tất cả các tác nhân, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc tham vấn, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN cũng như mở rộng chủ nghĩa đa phương của tổ chức khu vực này trên nhiều tầng nấc; tăng cường hợp tác, giao lưu hải quân với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy sự tin cậy chính trị, nâng cao năng lực hải quân và khả năng ứng phó với những tình huống đột xuất trên biển; tìm cách ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
http://biendong.net/bien-dong/31164-chinh-sach-hoat-dong-cua-malaysia-lien-quan-van-de-bien-dong-nam-2019-thay-doi-quan-diem-nhat-tri-dam-phan-song-phuong.html

317 sĩ quan, thủy thủ tàu Hải quân Ấn Độ

đến thăm Đà Nẵng

Truyền thông trong nước loan tin  chuyến thăm Đà Nẵng của tàu hải quân Ấn độ INS Sahyadri cùng 317 sĩ quan, thủy thủ, do đại tá Ashwin Arvind làm trưởng đoàn, nằm trong khuôn khổ triển khai hoạt động của Hải quân Ấn độ đến khu vực Đông Nam Á.
Đại diện lãnh đạo Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ tư lệnh Quân khu 5, Sở Ngoại vụ, Bộ chỉ huy Quân sự…đã tham dự lễ đón đoàn Hải quân Ấn Độ.
Theo kế hoạch, trong thời gian 4 ngày ở Đà Nẵng, lực lượng hải quân hai nước sẽ trao đổi chuyên môn, luyện tập chung, giao lưu thể thao văn hóa, tham quan danh lam thắng cảnh ở thành phố Đà Nẵng.
Hải quân Việt Nam, học sinh, sinh viên, hội hữu nghị Việt-Ấn, lãnh đạo Đà Nẵng cũng sẽ tham quan tàu Hải quân Ấn Độ.
Trong hai năm qua, tham mưu trưởng của cả ba quân chủng, trong đó có Hải quân Ấn Độ đã đến thăm VN. Bên cạnh đó, Tổng tư lệnh hải quân nhân dân VN và Quân chủng phòng không-không quân VN cũng đã đến thăm Ấn Độ trong năm 2018.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/india-naval-ship-visit-danang-10292019085607.html

Tàu ngầm mới tự chế tạo của Ấn độ làm TQ giật mình

Hải quân Ấn Độ triển khai chiếc tàu ngầm thứ 2 chế tạo trong nước, một động thái dường như để kiềm chế Trung Quốc gia tăng hoạt động trên biển.
Hôm 28-9, truyền thông được mời tới dự lễ tàu nhận nhiệm vụ tổ chức tại thành phố Mumbai ở phía Tây Ấn Độ, mặc dù nước này hiếm khi công khai tàu ngầm vì lý do bảo mật quân sự.
Phát biểu trước thủy thủ đoàn tàu ngầm, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh nhấn mạnh, Ấn Độ hiện sẵn sàng ứng phó cứng rắn với bất cứ hành động nào làm ảnh hưởng đến hòa bình ở Ấn Độ Dương.
Con tàu dài 67,5m và hoạt động bằng động cơ diesel. Nó đã được nâng cao chức năng tìm kiếm và tấn công.
Hải quân Ấn Độ dự kiến triển khai thêm 4 tàu ngầm nữa trong tương lai.
Trung Quốc gần đây có các động thái tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương như việc tàu ngầm của nước này ghé cảng ở Sri Lanka.
http://biendong.net/bi-n-nong/31157-tau-ngam-moi-tu-che-tao-cua-an-do-lam-tq-giat-minh.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?