Tin Việt Nam – 28/10/2020

 Tin Việt Nam – 28/10/2020

Nạn man khai để lấy danh hiệu Giáo sư, Phó giáo sư tại Việt Nam

Truyền thông nhà nước Việt Nam ngày 27/10 đăng tin cho biết có thêm 22 ứng viên Giáo sư, Phó giáo sư bị tố cáo “khai gian bài báo khoa học” để qua mặt Hội đồng xét duyệt. Trong đó bao gồm 21 ứng viên ngành Y và một ứng viên ngành Hóa học – Công nghiệp thực phẩm.

Cụ thể, có 6 email đã được gửi đến Giáo sư Nguyễn Ngọc Châu thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với Giáo sư Phạm Đức Chính, Viện Cơ học với cùng nội dung tố cáo 21 ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư ngành Y không đạt tiêu chuẩn, nhưng vẫn được Hội đồng Giáo sư ngành thông qua và đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận.

Hiện Giáo sư Nguyễn Ngọc Châu đã chuyển tiếp các đơn thư này tới Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước.

Bên cạnh đó, còn có email tố cáo một ứng viên ngành Hóa – Công nghiệp thực phẩm không đạt điều kiện cứng cho ứng viên Phó Giáo sư kèm theo bằng chứng ứng viên gian dối sửa nội dung bản đăng ký xét duyệt được gửi đến Giáo sư Nguyễn Ngọc Châu. Với trường hợp này, ông Châu đã xem và xác nhận không đạt.

Trước đó, vào ngày 22/10, báo chí trong nước cũng đưa tin 16 Giáo sư, Phó Giáo sư bị tố có vấn đề về các bài đăng báo quốc tế. Do đó, thời gian công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm nay có thể sẽ phải lùi lại muộn hơn so với mọi năm.

Trao đổi với RFA tối 27/10, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, từng trong chương trình đào tạo Thạc sĩ hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam nhận định về tình trạng vừa nêu như sau:

“Cũng như những nước tiên tiến khác, tại Việt Nam danh hiệu Giáo sư có một uy tín xã hội nào đó, người Việt mình rất thích danh và có yêu cầu đó. Có cái dở là trong quy chế hành chính của Việt Nam ưa không dựa vào thực chất mà hơi dựa vào bằng cấp. Ở Việt Nam có chế độ Giáo sư chỉ có chức chứ không cần dạy nên đại đa số những người ở Việt Nam gọi là Giáo sư nhưng những người thực chất có thời giờ giảng dạy, có giáo trình chiếm không tới phân nửa. Những ông Giáo sư kia làm gì, ông mang chức Giáo sư làm danh thiếp để mang đi khoe chứ không làm gì cụ thể cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Tình trạng này vẫn chưa chấm dứt và Bộ Giáo dục Đào tạo chưa có chế độ loại bỏ hình thức Giáo sư đi chơi như vậy.”

Đồng quan điểm nêu trên, Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng là giảng viên tại trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh hơn 10 năm đưa ra thực tế từ môi trường sư phạm mà ông tham gia:

“Tôi từng tận mắt thấy những người thay vì bỏ thời gian nghiên cứu, giảng dạy một cách đúng mực thì họ bỏ hết thời giờ để họ lo vấn đề soạn hồ sơ. Nếu làm bộ hồ sơ để làm Phó giáo sư không thôi thì tôi nghĩ phải dành 50-60% thời giờ và lượng giấy in ra có thể xếp trong phòng chừng 3-4 m3. Đấy chỉ mới là Phó giáo sư, còn Giáo sư chắc phải nhân đôi lượng thời gian cũng như số lượng giấy. Tôi không hiểu ai có thời giờ đọc hết những cái đấy. Thời giờ phải bỏ ra thay vì cải thiện và để cập nhật bài giảng của mình thì họ lấy kiến thức cũ dạy cho sinh viên thì họ dùng thời giờ ấy để thực hiện bộ hồ sơ của mình. Nếu bộ hồ sơ đó chưa đạt chuẩn thì họ sẽ tìm mọi cách để “chạy”. Bây giờ những thứ không mua được bằng tiền thì người ta mua bằng rất nhiều tiền, cái gì cũng có thể mua nổi chứ đừng nói chức vị Giáo sư.”

Vẫn theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng, tình trạng quá đặt nặng vấn đề hình thức, danh hiệu, chức tước ở Việt Nam là một bệnh trầm kha. Người ta không nghĩ đến công việc và hiệu quả việc làm mà chỉ toàn chú ý đến chức tước.

Do đó, Giáo sư Phạm Minh Hoàng cho rằng khi nhà nước còn giữ quyền phong Giáo sư, Phó giáo sư thì việc chạy chức, chạy quyền vẫn còn. Bên cạnh đó, nếu các thầy, cô còn đặt nặng vấn đề chức tước, quan quyền, quyền lợi thì chuyện khai gian để được cấp danh hiệu Giáo sư, Phó giáo sư không thể được giải quyết triệt để. Ông cho rằng:

“Phải có một sự cải tổ sâu rộng trong ngành giáo dục.”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cũng cho rằng những cơ chế để chọn lựa chức danh và tiêu chuẩn chọn lựa Giáo sư và Phó giáo sư, những người giữ vai trò lãnh đạo trong học thuật Việt Nam từ lâu rồi không được nghiêm túc và bị một số tác nhân nội tại lũng đoạn, tình hình rất phức tạp. Ông giải thích:

“Nó là vấn đề con người, trình độ và cơ chế. Ba thứ này trộn lại với nhau nên giải quyết rất khó. Vấn đề đầu tiên là tiêu chuẩn chọn lựa người giáo chức, Giáo sư, giảng dạy đại học. Do những đề đạc và những phản ứng khá gay gắt thì có một số cải tiến. Tiêu chuẩn chọn lựa đòi hỏi phải có công bố quốc tế, kiểm duyệt, đòi hỏi Giáo sư phải đào tạo được Tiến sĩ, Phó giáo sư đào tạo được Thạc sĩ… thì mới có những tiến bộ những vẫn không hoàn toàn thoát ly được lạc hậu, cơ chế hiện hành. Các cơ quan thẩm định có ngành, có chung nên từ ngành có những vấn đề chưa thông suốt và có hình thức lừa được ban thẩm định và đánh tráo tiêu chuẩn thẩm định…

Người ta dần dần chấp nhận cần có những công bố quốc tế, công bố những bài viết, công bố khóa học trên những tạp chí có chất lượng và được quốc tế được công nhận, từ đó mới tính điểm, xác định giá trị ứng viên. Tình trạng này được chấp nhận thì xảy ra tình trạng ngược lại là người ta cố tình thông đồng giữa những tờ báo không có chất lượng và nhưng cá nhân đóng tiền để từ tiền đó biến ra công bố khoa học thì chuyện này đang xảy ra.”

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, trước những thực trạng như ông vừa nêu, cơ quan chức năng cần đặc biệt thay đổi nhanh chóng thành phần hội đồng kiểm tra. Ông cho rằng cần phải đưa những thành phần trẻ, có trình độ gần gũi với các nước tiên tiến vào hội đồng thẩm định, bởi vì theo ông:

“Làm thế nào, tiêu chuẩn thế nào chăng nữa thì cái tâm và trình độ con người vẫn là cái cơ bản nhất.”

Còn Giáo sư Phạm Minh Hoàng đưa ra chủ trương nên để các trường quản lý người thầy có toàn quyền quyết định chức danh Giáo sư của trường đó. Có như vậy mới tránh được tình tạng “chạy” chức Giáo sư, Phó Giáo sư như hiện nay.

Theo thông tin từ báo Nhà nước Việt Nam, ông Trần Anh Tuấn, Chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho hay đã yêu cầu hội đồng ngành giải trình.

Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Đức Cường cho biết Thanh tra Bộ phải chờ Hội đồng Giáo sư Nhà nước rà soát đơn thư, hồ sơ ứng viên và chỉ vào cuộc khi có vấn đề.

Đây không phải lần đầu việc công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư xảy ra những gian lận trong việc tiến cử. Trước đó, vào năm 2018, Hội đồng chức danh Giáo sư đã phải hoãn, không xét công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư của năm này với lý do tương tự.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/making-false-statements-to-take-the-title-of-professor-associate-professor-in-vn-10272020161335.html

Học sinh mầm non Sài Gòn bị giáo viên dụ dỗ

xin tiền mang tới lớp cho “heo đất ăn”

Tin Saigon.- Ngày 27 tháng 10 năm 2020, một Facebooker đang sống ở Sài Gòn dấu tên cho biết, con anh đang học mẫu giáo và bị giáo viên dụ dỗ về nhà kiếm tiền từ cha mẹ để mang tới lớp “nuôi” heo đất. Ngoài con của người đàn ông này thì các cháu bé khác trong lớp cũng bị giáo viên dụ dỗ.

Những giáo viên đã dụ dỗ các cháu bé bằng những lời như, mỗi ngày về xin tiền ba mẹ để cho heo trong lớp “ăn”, không thì con heo nó đói bụng”. Nếu bé nào nghe lời, về xin được tiền mang đến lớp nhét vào heo đất của giáo viên thì buổi sáng hôm đó bé sẽ được giáo viên xướng tên trước cả lớp, và các bé khác phải vỗ tay để khen ngợi.

Vì phải chứng kiến và chịu đựng nhiều chuyện vô lý đến vô giáo dục của hệ thống giáo dục Cộng sản nên người đàn ông này đã gọi các giáo viên là “bọn thợ dạy mất dạy” với tâm trạng bất mãn, và tức giận. Người đàn ông này cũng cho biết, anh sẽ không bao giờ cho con anh tiền để làm thoả mãn chiêu trò vô giáo dục trên của các giáo viên.

Sau chia sẻ này, một Facebook khác cũng cho biết, lớp con nhà chị cũng bị rơi vào hoàn cảnh tương tự. Hôm trước, chị đi họp phụ huynh cho con thì bị giáo viên đưa thẳng heo đất đến cho từng phụ huynh để xin tiền bằng cách yêu cầu phụ huynh nhét tiền cho “heo ăn” ngay tại chỗ. Tuy nhiên, cả hai Facebook trên không nói rõ mục đích mà giáo viên muốn học sinh góp tiền bỏ vào heo đất để làm gì.

An Nhiên 

https://www.sbtn.tv/hoc-sinh-mam-non-sai-gon-bi-giao-vien-du-do-xin-tien-mang-toi-lop-cho-heo-dat-an/

VN: Nỗi lòng người dân ‘rốn bão’

trước ‘cuồng phong’ số 9

Bùi Thư

Trước nhiều dự báo bão Molave có sức mạnh tương đương bão Damrey 2017, người dân miền Trung đã nín thở, cầu nguyện trước cơn cuồng phong số 9 vừa đổ bộ trưa nay.

Anh Nguyễn Huỳnh Sơn ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nói với BBC sáng 28/10:

“Chỉ mong bão nhanh qua, bà con đã chịu quá nhiều đau thương trong một năm nay rồi. Tối qua gia đình tôi trắng đêm chờ bão vì nghe gió rít. Nhiều người ở ven biển, nhà tạm không kiên cố đã làm hầm trú ẩn. Những nhà khác không có điều kiện, họ xây móng nhà rất mỏng manh và thương lợp tôn nên sẽ không trụ nỗi trước cơn bão này. Tôi chỉ mong họ an toàn”.

Trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 28/10 từ Quảng Ngãi, anh Phạm Thế cập nhật:

“Từ 8h sáng nay, bão đã giảm xuống cấp 12, tuy nhiên tại nhiều nơi, gió mạnh đã quật ngã cây cối, bảng hiệu, thổi bay mái tôn, mái ngói nhà dân. Hiện bão đã vào bờ, mái tôn nhiều nhà bị lật tung như tờ giấy”.

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Kỳ Mai từ Hội An kể rằng người dân ở quê ông đang giúp đỡ lẫn nhau. Ông cũng cho hai vợ chồng cùng con nhỏ sang trú chân lánh nạn: “Lòng trắc ẩn đâu sợ bão giông. Nhưng, giông bão xin hãy nhẹ tay, đồng bào Miền Trung đang còn nhiều người… trú ẩn trong hầm!”, ông viết.

VN: Bão số 9 Molave chuẩn bị vào đất liền, 2 tàu cá mất tích

Bão số 9 liên tục tăng cấp, chuyên gia nói cần ‘sơ tán triệt để’

‘Nín thở’ chờ bão

Cập nhật với BBC sáng 28/10, anh Phạm Thế cho biết Quảng Ngãi quê anh đang mưa rất to, gió rít dữ dội. Một số gia đình bạn bè anh ở khu vực gần biển như Sa Kỳ nhiều nhà đã tốc mái, bảng quảng cáo bị quật nằm chổng chơ.

“Huyện như Bình Sơn nơi tôi ở gió bắt đầu rú từng cơn, giật mạnh liên hồi, người dân đều trú ẩn trong nhà, nín thở chờ bão. Gió vờn tơi bời, gió giật cả đêm, dồn dập khiến hàng cây cối như chực bay lên, xiêu vẹo”.

Anh Thế cho biết thêm, để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, điện lực Quảng Ngãi tiến hành cắt phụ tải, hầu hết các huyện đang bị mất điện trên diện rộng. Theo đó, ở nhiều khu vực TP Quảng Ngãi, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và huyện đảo Lý Sơn bị mất điện hoàn toàn. “Cổng chào làm bằng sắt, thép trên đường Lê Lợi và trụ BTS Vinaphone ở xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ đã bị ngã đổ, may mắn không ai thiệt mạng trong vụ việc”, anh Thế nói.

Báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Nguyễn Xuân Cường – phó ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn trung ương, cho biết lúc 11g30 sáng nay, bão số 9 đã vào bờ.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy, Chuyên gia dự báo độc lập nhận định bão số 9 cho biết trên Facebook cá nhân Molave là cơn bão rất mạnh khi nó nhận được hầu hết điều kiện thuận lợi để phát triển thành cơn ‘Cuồng Phong’ (typhoon).

Ông cập nhật dự báo mới nhất:

“Vị trí tâm bão lúc này đang cách đất liền khoảng 50-60km về phía Đông bờ biển Quảng Ngãi. Dự kiến tâm bão sẽ vào đến bờ trong khoảng 1-2 giờ nữa và có khả năng giảm 1 đến 2 cấp. Chuỗi ảnh vệ tinh từ khoảng thời gian 01:00AM-4:00AM cho thấy cấu trúc mây bị vỡ ở phần đuôi sau bão. Điều này cũng đã được tôi nhận định ở các bản tin trước, với sự hy vọng mong manh nhưng thật may là nó có thể bị bớt đi năng lượng bằng cách này”.

“Đội Cứu hộ miền Trung đã nhận 2449 cuộc gọi cầu cứu trong lúc bão vào. Đa số các trường hợp đều có nhà đã bị tốc mái cho dù tâm bão chưa vào. Đây là lý do tôi liên tục kêu gọi sơ tán trước bão. Vào thời điểm này ngay cả các đội cứu hộ cũng không thể ra đường”, ông Huy thông tin.

Báo cáo nhanh về Công tác ứng phó Bão số 9 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến 9 giờ sáng nay, tâm bão vẫn chưa vào nhưng ở Quảng Ngãi có 314 bị tốc mái và hư hỏng.

Người dân ở Quảng Nam cho biết suốt đêm qua, cứ 15 phút loa xã, loa thôn lại phát đi bản tin khẩn cấp, có tên “cuồng phong số 9” đủ để thấy sức nghiêm trọng của cơn bão số 9 này.

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Kỳ Mai ở Cẩm Thanh, Hội An cập nhật tình hình cho biết ông vẫn an toàn tuy nhiên khu vực nhà ông điện đã cắt, gió vẫn giật mạnh, sóng biển dâng rất cao:

“Trục đường Bạch Đằng trên phố cổ Hội An đã ngập nước, dù đêm qua lượng mưa không lớn. Mực nước sông Thu Bồn đã dâng khoảng 50 cm. Và nhiều khả năng sẽ chìm trong bể nước khi biển đã không còn đủ sức bao dung”.

Anh Nguyễn Huỳnh Sơn ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nói với BBC sáng 28/10:

“Hiện gia đình tôi vẫn ổn, mưa to, gió rít mạnh. Khi vô đất liền tâm bão sẽ có lốc xoáy kinh khủng và những vùng gần tâm bão như quê tôi sẽ có gió hướng gió Nam-Bắc, còn Quảng Nam sẽ có hướng ngược lai. Theo dự báo, khoảng 12h trưa nay bão vào, nó sẽ nghỉ một tí rồi sẽ bứng nhổ tất cả thứ gì nó đi qua và đủ sức! Đây là kinh nghiệm mình có được vì đã và đang sống trong rốn bão!”.

“Bão vào buổi đêm thì càng ác liệt. Bão quật khi nước đã thúi đất, cây sẽ bật hết gốc. Hôm qua có những hộ ven biển, nhà tạm không kiên cố phải làm hầm”, anh nói thêm.

Từ Kon Tum, bà Nguyễn Thanh Trang cập nhật với BBC: “Mưa bão rất mạnh, đường phố vắng người qua lại, một số cây cũng bị ngã đổ trên đường. Hết lũ Bắc Trung Bộ giờ lại đến bão Nam Trung Bộ, hiện tại đồng bào Kon Tum đang co ro chống mưa bão”.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum cũng thông tin, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9, hơn 160.000 học sinh toàn tình được nghỉ học 2 ngày.

Facebook thành ‘mặt trận’ thông tin

Tận dụng sự phát triển của mạng xã hội, nhiều chuyên gia, cán bộ về Biển đổi khí hậu và Phòng tránh thiên tai và người dân đã liên tục cập nhật, cảnh báo tình hình bão số 9.

Trên trang Facebook, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cảnh báo người dân không ra khỏi nhà khi thấy gió lặng.

“Bà con Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Trưa sẽ có lúc lặng gió, tuyệt đối không ra ngoài. Gió sẽ mạnh trở lại ngay”, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo.

Cũng trên trang Facebook cá nhân của mình, chuyên gia Nguyễn Ngọc Huy liên tục cập nhật dự báo:

“Vào khoảng 4h sáng nay (28/10), khu vực bờ biển từ Bình Định đến Quảng Nam sẽ có gió rất lớn kèm mưa rào quất mạnh. Khoảng 7h sáng 28/10, tâm bão sẽ cách bờ khoảng 30-50km về phía Đông trên vùng biển Quảng Ngãi. Tâm bão sẽ đi vào sau đó khoảng 1,5- 2 tiếng. Vận tốc gió thời điểm đó có thể đạt 150-170km/h. Dù có thể bão giảm 1 cấp thì sức gió bão vẫn lập kỷ lục về sức mạnh đối với một cơn bão đi vào đất liền của Việt Nam”.

Ông lưu ý: “Sau khi tâm bão vào sẽ có khoảng 30 phút lặng tại tâm bão. Sau đó bão đổi gió và giật mạnh hơn. Đa số thiệt hại đều do gió sau của bão gây ra. Bà con không được ra ngoài vào thời điểm này”.

Để chuẩn bị chống bão, nhiều người dân đã làm hầm trú ẩn và gia cố mái tôn. Trên mạng xã hội, nhiều người đã chụp lại hình ảnh họ dùng bao cát, túi ni lon chứa nước chặn trên mái nhà. Có người cũng dùng dây thừng, cọc tre và nhiều thiết bị khác để buộc cánh cửa. Một số người đã viết tên của mình lên mái tôn để nếu lỡ bão thổi bay mất có thể tìm lại được.

Ở Đà Nẵng, một số khách sạn, trung tâm thương mại trên các trục đường chính tiến hành chằng chống không chỉ bằng cọc gỗ, thanh sắt, mà còn thuê cả container, xe tải, xe bồn,… để tránh bão đánh sập hệ thống cửa kính.

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển viết trên Facebook cá nhân: “Với người dân quê, mỗi tấm tôn cũng là một món đồ giá trị. Biết là sẽ có nhà sập, tôn bay, vẫn cần để che tạm chỗ tránh mưa nắng sau bão mà”.

Sáng nay, bão số 9 áp sát Quảng Nam – Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất 115-135 km/h ở vùng tâm bão gây mưa to và gió giật mạnh.

Trên Facebook, nhiều người đăng dòng trạng thái: “Mong trời đất nhẹ tay!” để cầu chúc cho đồng bào ở rốn bão.

Chuyên gia cảnh báo về bão số 9, nói ‘nhà cấp 4 dễ bị quật đổ’

Mưa lũ 2020: Nhớ lại trận lụt đau thương năm 1999

Bác sĩ Cao Xuân Minh chia sẻ: “Cầu mong bão giảm cấp cực nhanh khi tiếp bờ. Sợ nhất bà con vùng ven biển, nôn nóng hư hại tài sản, vật nuôi nhào ra khi đang tâm bão lặng gió để rồi dính hồi mã thương bão ngược gió trở lại”.

Nhà báo Kỳ Mai chia sẻ trên Facebook: “Đêm qua lại một đêm không ngủ. Anh Oa hàng xóm đã đưa cha và gia đình đi sơ tán chiều qua. Vườn không nhà trống, căn nhà cấp 4 siêu vẹo, không biết có chịu nổi hết ngày nay. Lòng trắc ẩn đâu sợ bão giông. Nhưng, giông bão xin hãy nhẹ tay, đồng bào Miền Trung đang còn nhiều người… trú ẩn trong hầm!”, nhà báo Kỳ Mai viết.

Nhà báo kể rằng người dân ở quê ông đang giúp đỡ lẫn nhau. Ông cũng cho hai vợ chồng cùng con nhỏ sang trú chân lánh nạn: “Lòng trắc ẩn đâu sợ bão giông. Nhưng, giông bão xin hãy nhẹ tay, đồng bào Miền Trung đang còn nhiều người… trú ẩn trong hầm!”, ông viết.

Nguyễn Ngọc Mai đang sinh sống ở Sài Gòn, quê ở Hội An nói với BBC:

“Nhờ có mạng xã hội, tôi theo dõi những chuyên gia, nhà báo liên tục cập nhật tình hình bão để báo với ba mẹ ngoài quê vì thông tin nhanh chóng hơn trên TV. Như đợt lũ tràn vào ở Lệ Thủy, Quảng Bình, nhiều người bạn tôi ở Sài Gòn có ba mẹ ở quê cũng dặn dò họ trú ẩn, chuẩn bị lương thực còn mình thì lên mạng tìm kiếm cứu hộ. Chỉ cầu mong bình an qua cơn bão này vì người dân đã vất vã chống dịch rồi giờ lại căng sức chống bão lũ”.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54701221

Thủy điện xả lũ, 4 tỉnh thành sơ tán dân khẩn cấp

Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

Nhiều thủy điện Quảng Trị vượt tràn đến 4m, di dời gấp 5.100 nhân khẩu, lên phương án di dời thêm hàng chục nghìn người

Vượt lũ lịch sử năm 2009, Quảng Nam sơ tán khoảng 13.000 người

Quảng Ngãi di dời khẩn cấp 12.000 người dân tránh lũ

21h00 tối 28/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã ký công điện hỏa tốc yêu cầu chủ các hồ trên lưu vực sông tại các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, yêu cầu di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt đến nơi an toàn khi các hồ chứa đang xả lũ, theo báo Tuổi Trẻ.

Theo công điện, bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết mực nước sông đang lên nhanh, các hồ chứa đang xả lũ. Mực nước sông Trà Khúc, Vệ, Đăkbla có khả năng lên mức trên báo động 3 từ 1-2m, sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên trên báo động 3 là 2,2m, vượt mức lịch sử năm 2009 là 0,4.

Trước tình hình trên, để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các bộ, ngành, các chủ hồ chứa trên lưu vực sông tại các tỉnh, thành phố gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh.

Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu cần chủ động tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp, trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt đến nơi an toàn và chỉ cho người dân quay về khi đã an toàn, đồng thời đảm bảo lương thực, an ninh, trật tự tại nơi sơ tán.

Các địa phương cũng được yêu cầu bố trí người hướng dẫn giao thông, nhất là nơi qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.

Nhiều thủy điện Quảng Trị vượt tràn đến 4m, di dời gấp 5.100 nhân khẩu, lên phương án di dời thêm hàng chục nghìn người

Chiều 28/10, ông Thái Ngọc Châu – Chủ tịch huyện Đakrông (Quảng Trị) cho báo Người lao động biết, do mưa lớn nên nước sông Đakrông dâng cao gây chia cắt, cô lập nhiều thôn, xã trên địa bàn.

Mực nước trên các thủy điện dọc theo sông Đakrông như: Đakrông 1 đã vượt tràn 4m, lưu lượng nước qua tràn là 1.205m3/s; thủy điện Đakrông 2 vượt tràn 3,7m, lưu lượng qua tràn là 2.269 m3/s.

Đến chiều 28/10, UBND huyện Đakrông đã tiến hành di dời hơn 1.250 hộ dân với trên 5.100 nhân khẩu ở các xã A Bung, Ba Lòng, Húc Nghì… đến các khu vực an toàn.

Dự báo đêm 28/10, mực nước trên các sông ở Quảng Trị tiếp tục lên do mưa lớn, tỉnh Quảng Trị đã lên phương án di dời trên 8.500 hộ với gần 26.000 người ở 82/124 xã, phường, thị trấn để tránh ngập lụt. Trường hợp ngập lụt diễn ra nghiêm trọng, tỉnh di dời trên 15.300 hộ với trên 49.000 người ở 98/124 xã, phường, thị trấn.

Vượt lũ lịch sử năm 2009, Quảng Nam sơ tán khoảng 13.000 người

Theo báo VnExpress, Công ty thủy điện Đăk Mi 4 thông báo vận hành hồ thủy điện Đăk Mi 4, ở huyện Phước Sơn. Dự kiến, thời gian vận hành từ 15h30 với lưu xả tràn đến 11.400m3/s. Mực nước trên sông Vu Gia có khả năng lên mức 11,2m, vượt lũ lịch sử năm 2009 là 0,43m.

Ông Nguyễn Hữu Vũ, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc – nơi nằm bên sông Vu Gia, cho biết huyện đã sơ tán hơn 4.000 hộ với khoảng 13.000 khẩu để phòng tránh bão Molave và mưa lũ. “Huyện tiếp tục lên phương sơ tán người dân ngay trong đêm nếu lũ lên nhanh”, ông Vũ nói và thông tin nước lũ vẫn chưa lên gây ngập.

Lãnh đạo huyện Đại Lộc cho biết, nếu thủy điện Đăk Mi 4 xả lưu lượng trên 5000 m3/s thì có khoảng 80% trong tổng 150.000 hộ dân bị ngập. Nhà ngập sâu khoảng 1,5m, nhà ngập ít 0,5m.

Làm việc tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình tối 28/10, sau khi bão tan, ông Hoàng Đức Cường, Tổng cục phó Tổng cục khí tượng thủy văn nhấn mạnh, sau bão Molave, điều đáng lo ngại nhất của Quảng Nam trong một đến hai ngày tới là lũ.

Quảng Ngãi di dời khẩn cấp 12.000 người dân tránh lũ

Trước việc nước lũ dâng nhanh do mưa và thủy điện xả lũ, chiều tối 28/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã di dời 12.000 người dân ở các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Đức Phổ… để tránh lũ.

Trong khi đó, phía Đông sông Trà Khúc có 13 công nhân hiện mắc kẹt trên nhà container ở giữa sông, nước chảy rất siết. Tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu các hồ thượng nguồn dừng xả lũ để đưa xuồng ra cứu người vào.

Bão kèm mưa lớn trải dài ở các tỉnh miền Trung. Trong đó thực đo từ 19h ngày 27 đến 14h ngày 28/10, các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định và Kon Tum mưa 200-450mm. Đến tối 28/10, nhiều địa phương vẫn đang hứng chịu mưa sau bão.

Thiệt hại ban đầu, đã có một người chết ở tỉnh Gia Lai, do trú mưa ở lán bị sập. Hai người ở tỉnh Bình Định bị thương. Ngoài ra còn 26 thuyền viên của hai tàu cá Bình Định đang mất tích.

Bão Molave cũng làm 34 ngôi nhà bị sập, trong đó nhiều nhất là tỉnh Bình Định với 23 nhà, Quảng Ngãi 9, Phú Yên và Gia Lai mỗi nơi một. Ngoài ra, 56.163 ngôi nhà bị tốc mái, riêng Quảng Ngãi gần 53.400, Bình Định gần 2.600 nhà. 31 trụ sở cơ quan, 28 điểm trường ở Quảng Ngãi bị tốc mái, hư hỏng, 360 xã ở miền Trung mất điện (chủ yếu do chủ động cắt điện chống bão).

https://www.dkn.tv/thoi-su/lu-vuot-moc-lich-su-4-tinh-thanh-so-tan-dan-khan-cap.html

VN: Bão số 9 Molave đã đổ bộ, 2 tàu cá mất tích

Bão số 9 Molave đã đổ bộ vào đất liền trưa 28/10, làm sập nhà, tốc mãi, gãy đổ cây tại nhiều tỉnh thành miền Trung Việt Nam.

Ông Hoàng Phúc Lâm – phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia – cho hay bão đi đúng dự báo và cảnh báo sẽ có gió mạnh, mưa lớn kèm lũ quét.

Có mặt tại Bố Trạch, Quảng Bình để làm công tác cứu trợ, ca sỹ Thủy Tiên tường thuật trực tiếp trên Facebook cá nhân: “Nước sông dâng 10m. Kinh khủng”. Cô đăng kèm video bà con đang tập trung trong trong một cơ sở tránh bão địa phương.

Nỗi lòng người dân ở ‘rốn bão’ trước cuồng phong số 9

Bão số 9 liên tục tăng cấp, chuyên gia nói cần ‘sơ tán triệt để’

Thủy điện và lũ lụt miền Trung: Tội đồ hay bị oan, theo giới khoa học Việt Nam

Thủy Tiên, Công Vinh mang vali tiền cứu trợ người dân miền Trung

Cảnh báo gió mạnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo gió sẽ tiếp tục mạnh thêm và mạnh nhất vào sáng và trưa 28/10 tại Đà Nẵng, Quảng Nam.

Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15.

Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Cảnh báo mưa lớn: Ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa lớn, tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 150-250mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

Một số tỉnh đã mưa vừa và to liên tục trong 6 giờ qua, từ (từ 19h ngày 27-10 đến 1h ngày 28-10) Quảng Nam và Phú Yên.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở: Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên có nguy cơ cao xảy ra lũ quét. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên có nguy cơ xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng và đô thị.

Tàu cá chìm cùng nhiều ngư dân

Ban chỉ huy Tiền phương Ứng phó bão Molave cho hay lực lượng tìm kiếm, cứu nạn chưa liên lạc được với 2 tàu cá Bình Định bị chìm khiến 26 ngư dân mất tích.

Trong khi đó, hơn 200 xã đã bị mất điện, chủ yếu tại Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế.

Thủ tướng Phúc yêu cầu ‘không gây khó nhà hảo tâm’

Bão lụt miền Trung Việt Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?

Hai tàu này đang trên đường vào đất liền tránh bão hôm 27/10 thì bị nạn, chìm xuống biển.

Báo Việt Nam tường thuật tại Quảng Nam và Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum rằng nhiều cây cối gãy đổ, biển hiệu, mái tôn tại các quán hàng và nhà dân bị thổi bay. Đường phố tại các địa phương này vắng lặng, ít người qua lại. Người dân sợ không dám ra đường.

Trên đảo Lý Sơn, nhiều nhà dân đã bị tốc mái.

Tại Đà Nẵng, bắt đầu từ 8h sáng, mưa to và gió giật liên hồi. Trong sáng 8/10, Sở chỉ huy Tiền phương ở Đà Nẵng họp khẩn với Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ông Dũng yêu cầu người dân đã có lệnh đi sơ tán thì tuyệt đối không trở về nhà.

Trước đó, Đà Nẵng đã cấm đường từ 20h ngày 27/10. Giới chức dựng nhiều barie ngăn cầu sông Hàn, cầu Thuận Phước, 3 cầu vượt Ngã Ba Huế…,, và yêu cầu ngư dân neo đậu tàu thuyền tại nơi an toàn để lên bờ trú ẩn.

Tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên, hai xe tăng thiết giáp chở đoàn phòng chống lụt bão của Bộ Quốc phòng được triển khai để kiểm tra công tác phòng chống lụt bão trên địa bàn tỉnh

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54715197

Ít nhất 29 người chết và mất tích do bão số 9

Bão số 9, tên quốc tế là Molave, sau khi đổ bộ vào đất liền các địa phương từ Đà Nẵng đến Phú Yên…,tính đến 4 giờ chiều ngày 28 tháng 10 đã làm ít nhất 3 người thiệt mạng và 26 thuyền viên trên hai chiếc tàu đánh cá bị đắm mất tích.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn tin từ cơ quan chức năng như vừa nêu.

Đối với 26 thuyền viên tàu cá bị đắm ngoài khơi tỉnh Bình Định, vào trưa ngày 28 tháng 10, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu nhanh chóng đưa tàu lớn để tìm kiếm những người này. Ông cũng yêu cầu chuẩn bị phương án dùng máy bay để cứu hộ ngay khi điều kiện cho phép.

Tin dẫn báo cáo sơ bộ từ Ban Chỉ đạo Tiền phương ứng phó bão số 9 cho biết có 56 ngàn ngôi nhà bị tốc mái, trong đó có 53 ngàn căn ở tỉnh Quảng Ngãi.

Bão số 9 cũng gây sự cố cho đường dây 500 kV khiến khu vực nam Trung bộ bị mất điện trên diện rộng với chừng 1,7 triệu người dân bị tác động.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam vào chiều ngày 28 tháng 10 cho biết mực nước lũ trên các sông từ tỉnh Quảng Trị đến Bình Định, Gia Lai, Kon Tum đang lên. Trong thời gian 12 giờ tới lũ trên Sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị có thể lên trên mức báo động 2; lũ Sông Vu Gia ở Quảng Nam và Sông  Trà Khúc, Sông vệ ở Quảng Ngãi trên mức báo động 3. Lũ Sông Dakbla ở Kon Tum có thể trên mức báo động 3 chừng 2 mét.

Theo cảnh báo của cơ quan này, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở và ngập lụt đô thị, vùng trũng ở các tỉnh từ Thừa Thiên- Huế đến Bình Định và ở phía bắc Tây Nguyên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/strong-typhoon-slams-vietnam-at-least-2-dead-26-missing-10282020074403.html

Việt Nam : Bão Molave đổ vào miền Trung,

2 người chết 26 người mất tích

Anh Vũ

Theo AFP, trưa hôm nay, 28/10/2020, cơn bão lớn Molave đã đổ vào miền Trung Việt Nam, từ Đà Nẵng đến Bình Định. Với sức gió cấp 12, tốc độ có lúc lên tới 140 km/giờ, bão đã phá hủy nhiều nhà cửa, cây Bão Molave còn được gọi là cơn bão số 9, từ Biển Đông sau khi tràn qua Philippines đã đổ vào 3 tỉnh miền Trung Việt Nam từ Quảng Nam đến Bình Định. Theo truyền thông Việt Nam, hiện tại đã có 2 người chết vì bão trong tỉnh Quảng Ngãi khi đang cố gắng gia cố nhà chống bão.

Trước đó, ba tỉnh đã cho sơ tán gần 400 nghìn người dân tới khu vực an toàn trước khi bão đổ vào đất liền. Chính quyền Việt Nam cho biết hiện có ít nhất 26 ngư dân bị mất tích và đang được các lực lượng cứu hộ tìm kiếm tích cực. Theo phó thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng, đó là các ngư dân của 2 chiếc tàu đánh cá đang trên đường vào bờ tránh bão.

Miền Trung Việt Nam liên tiếp hứng chịu thiên tai lớn chưa từng có trong nhiều thập kỳ nay. Molave là cơn bão thứ 4 đổ vào các tỉnh miền Trung trong vòng 1 tháng. Bão số 9 xuất hiện một tuần sau khi bốn tỉnh từ Thừa Thiên Huế đổ ra Hà Tĩnh liên tiếp bị mưa lũ lớn và sạt lở đất làm 130 người chết và hơn 300 nghìn ngôi nhà bị phá hủy.

Sau 6 giờ hoành hành, bão Molave tiếp tục đi sâu vào đất liền trong khu vực miền Trung nhưng đã suy yếu dần song vẫn còn nguy cơ mưa lớn kéo theo sau bão.  

https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20201028-viet-nam-thien-tai-bao-molave

Bão Molave: Sạt lở núi ở Quảng Nam,

nhiều người bị vùi lấp

Bão số 9, Molave, đổ bộ vào miền Trung Việt Nam sáng ngày 28/10, trở thành trận bão lớn thứ tư ập vào Việt Nam trong vòng 1 tháng.

Theo báo cáo của Hội Chữ Thập đỏ- Việt Nam, bão Molave ập vào các tỉnh từ Quảng Nam tới Bình Định, với sức gió 165 km/giờ, được coi là một trong những trận bão gây nhiều tàn phá nhất trong nhiều thập kỷ.

Nguồn tin này nói rằng vào lúc 4 giờ chiều ngày 28/10, bão Molave- được gọi là bão số 9, gây thiệt hại nặng nề, với ít nhất 3 người chết, 26 người mất tích, làm tốc mái hơn 56.000 căn nhà, và gây nguy cơ xảy ra lũ quét tại nhiều địa phương, làm sạt lở đất, gây ách tắc giao thông tại nhiều điểm ở tỉnh Kontum.

Trang mạng Thể thao Văn hóa Việt Nam xác nhận 26 người mất tích là thuyền viên trên 2 chiếc tàu bị chìm hôm 27/10 khi đang hướng vào đất liền.

Trang mạng này trích lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cho biết đã điều hai tàu hải quan và 2 tàu kiểm ngư ra cứu hộ.

Hải quân Việt Nam điều hai tàu cứu hộ tìm người mất tích ngoài khơi tỉnh Bình Định, theo đài VTV. Hiện chưa rõ liệu có người nào được giải cứu hay không.

Đài truyền hình nhà nước chiếu cảnh gió mạnh làm lung lay các mái nhà, trốc gốc nhiều cây ở tỉnh Quảng Ngãi. Tại tỉnh Phú Yên ở kế cận, nhiều trục lộ chính không sử dụng được vì bị cây cối và cột điện, mái tôn gãy đổ.

Chiều cùng ngày, sau khi tiến vào đất liền các tỉnh từ Đà nẵng, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Vào 4 giờ chiều ngày 28/10, tâm áp thấp nằm trên khu vực biên giới Việt Nam-Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thập nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 20-25 km.

Cục quản lý Thiên tai và Khắc phục hậu quả Việt Nam báo cáo gần 375.000 người đã sơ tán và dự báo sẽ có mưa lớn, sóng to trên biển.

Tin mới cập nhật của báo Giao Thông vào chiều tối 28/10, cho biết mưa lớn gây sạt lở núi nghiêm trọng ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, vùi lấp 53 người dân, 7 thi thể đã được tìm thấy.

Báo này cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện khẩn tới Ủy ban Quốc gia Ứng phó với thiên tai, Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu phối hợp để khẩn trương giải cứu những người bị vùi lấp. Công tác cứu nạn đang tiếp tục.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-molave-sat-lo-nui-o-quang-nam-nhieu-nguoi-b%E1%BB%8B-vui-lap/5639063.html

Hiện tượng thời tiết khắc nghiệt

đang trở thành “bình thường” ở Việt Nam

Chỉ riêng trong tháng 10 của năm nay, miền Trung Việt Nam đã phải chịu đựng 3 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới gây lũ lụt và sạt lở đất khiến ít nhất 148 người chết và mất tích cùng hơn 1.000 căn nhà bị hư hỏng, theo số liệu thống kê của Uỷ ban Phòng chống Lụt bão Trung ương tính đến sáng ngày 27/10.

Các nhà khoa học quốc tế cho rằng lũ lụt liên tiếp ở miền Trung Việt Nam thời gian qua là kết quả của những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt giờ đã trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.

Văn phòng Giảm nhẹ Rủi ro của Thiên tai thuộc Liên Hiệp Quốc (UNDDR) ước tính các thiên tai đã tăng lên 75% trong vòng 20 năm qua trên toàn thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người và làm ảnh hưởng đến khoảng hơn 4 tỷ dân, gây thiệt hại kinh tế gần 3 nghìn tỷ đô la.

UNDDR cho rằng chính phủ các nước đã không có các biện pháp đối phó hiệu quả trước tình hình này.

Tại Việt Nam, nạn phá rừng, và việc xây dựng các đập thuỷ điện đã làm cho đất yếu đi và khi có lũ, đất bị ngấm nước không có chỗ trôi đi.

Ông Christopher Rassi, Giám đốc Hội Chữ thập đỏ Quốc tế được trang tin World Socialist Web Site (wsws.org) trích lời cho biết Việt Nam đang phải đối phó với thảm hoạ kép là lũ lụt và hậu quả của dịch bệnh COVID-19, đẩy hàng triệu người vào nguy cơ nghèo khó.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hồi tháng Chín ước tính tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay chỉ đạt 1,8%, mức thấp nhất trong vòng 35 năm qua.

Trong khi đó, vì lo sợ bất ổn xã hội, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp những tiếng nói chỉ trích thời gian qua. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hàng trăm người ở Việt Nam đã bị thẩm vấn vì liên quan đến các thông tin đăng tải về COVID-19 trên Facebook. Ngay trước thềm Đại hội Đảng diễn ra vào tháng 1 năm tới, chính quyền Việt Nam trong năm nay đã gia tăng chiến dịch kiểm soát các luồng ý kiến khác biệt với Đảng Cộng sản.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-suffers-through-a-new-normal-of-extreme-weather-events-10282020075805.html

Đề nghị đến 19 năm tù đối với các bị cáo

 trong vụ đại án Ngân hàng BIDV

12 bị cáo trong vụ án gây thất thoát 1.664 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị đề nghị mức án từ 3 đến 19 năm tù giam.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 28/10, cho biết thông tin vừa nêu.

Cụ thể, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đang tiến hành xét xử vụ đại án BIDV sang ngày thứ hai và 12 bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Qua đó, bị cáo Đặng Thanh Nam, cựu cán bộ quản lý khách hàng BIDV Chi nhánh Hà Thành, bị đề nghị mức án thấp nhất từ 3 đến 4 năm tù, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”. Và, bị cáo bị đề nghị mức án cao nhất từ 18 đến 19 năm tù là nguyên giám đốc Công ty Trung Dũng, ông Đoàn Hồng Dũng, dưới tội danh “Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Viện Kiểm sát xác định trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV lúc bấy giờ là ông Trần Bắc Hà và ông Hà bị cho là đã lợi dụng chức quyền trong việc chỉ định thuộc cấp cho hai công ty Bình Hà và Trung Dũng vay trái quy định, gây thất thoát số tiền lên đến 1.664 tỷ đồng.

Công ty Bình Hà được nói là công ty “sân sau” của ông Trần Bắc Hà. Dưới thời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trần Bắc Hà được nói là một trong những người thân cận của ông Dũng và là nhân vật nắm ‘tay hòm, chìa khóa’ của ông Thủ tướng lúc đó. Ông Hà đã chết hồi trung tuần tháng 7 năm 2019, trong lúc bị tạm giam để điều tra vụ đại án BIDV.

Trong phiên tòa ngày 28/10, hai cựu Phó Tổng giám đốc BIDV gồm ông Trần Lục Lang và Đoàn Ánh Sáng bị đề nghị mức phạt từ 6 đến 7 năm tù giam, về tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/two-former-directors-of-bidv-bank-being-proposed-up-to-7-years-in-prison-10282020081904.html

Lập Tổ công tác xử lý Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ngày 27/10 đã ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác thành phố xử lý, khắc phục các tồn tại hạn chế, bảo đảm vận hành an toàn Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn.

Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 28/10, dẫn nội dung Quyết định 4828 được triển khai nhằm thực hiện kết luận của Bí thư Thành ủy và chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, đồng thời tham mưu các giải pháp bảo đảm an toàn, ổn định lâu dài cho công tác xử lý rác thải thành phố.

Tin cho biết, tổ công tác bao gồm Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng giữ chức vụ Tổ trưởng; Giám đốc Sở Xây dựng là Tổ phó Thường trực. Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính là Tổ phó và 6 thành viên còn lại là những lãnh đạo cơ quan khác.

Vẫn tin liên quan, Sở xây dựng Hà Nội mới đây đã giao Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị kiểm tra, giám sát việc vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, sau khi người dân 2 xã Nam Sơn và Hồng Kỳ ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội tiếp tục căng bạt ngăn xe rác vào Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn khiến rác ùn ứ tại nhiều quận nội thành.

Để chấm dứt tình trạng vừa nêu, Sở Xây dựng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý triệt để những tồn tại và bất cập này. Hiện, Sở đã phân luồng rác tạm thời về các địa điểm tập kết, xử lý.

Bên cạnh đó Sở cũng đề nghị các địa phương có rác thải lưu chứa tạm thời trên địa bàn cần thực hiện che phủ bạt, bổ sung phun chế phẩm khử mùi, có biện pháp thu nước rác nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Đồng thời, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo đơn vị duy trì vệ sinh môi trường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển rác không để rơi vãi rác, nước rỉ rác ra đường, chở quá trọng tải, tuân thủ quy định an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/establishment-of-the-working-group-of-soc-son-waste-treatment-complex-10282020083455.html

Kéo dài thời gian dự án

vệ sinh môi trường TPHCM giai đoạn 2

Ban Quản lý Dự án Hạ tầng Đô thị TPHCM ngày 28/10 kiến nghị Uỷ ban Nhân dân Thành phố (UBNDTP) chỉ đạo UBND quận 2 giải quyết dứt điểm 4 trường hợp chưa nhận tiền bồi thường trong quá trình giải phóng mặt bằng để triển khai dự án vệ sinh môi trường TPHCM giai đoạn 2.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày cho biết, Ban Quản lý Dự án kiến nghị UBNDTP có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và sử dụng vốn vay để triển khai công việc tiếp theo của dự án.

Theo đại diện ban quản lý dự án hạ tầng đô thị TPHCM, tính đến thời điểm hiện tại tiến độ chung của dự án Vệ sinh Môi trường TPHCM giai đoạn 2 đã được thực hiện khoảng 50%. Dự án có khoảng 27 gói thầu bao gồm 8 gói thầu xây lắp, 16 gói tư vấn và 3 gói mua sắm.

Gói thầu quan trọng nhất của dự án là thiết kế thi công vận hành nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Sau lùm xùm chuyện khiếu nại lựa chọn nhà thầu, đến nay ban quản lý dự án đã ký hợp đồng với hai công ty của Pháp và Tây Ban Nha với tổng giá trị gần 5.500 tỷ đồng.

Hiện Bộ Xây dựng đã có văn bản hướng dẫn về lập và thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh, nhà thầu đang cập nhật hồ sơ thiết kế để trình Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh thẩm định và trình UBND Thành phố phê duyệt.

Đối với việc chuẩn bị thi công, nhà thầu đang triển khai chuẩn bị mặt bằng để thi công san nền, cát san lấp và các đơn vị cung cấp, vận chuyển… để có thể nhanh chóng thi công ngay khi thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.

Sở Tài chính Thành phố cũng đã có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án hạ tầng đô thị TP Hồ Chí Minh khẩn trương phối hợp với Kho bạc Nhà nước Thành phố lập thủ tục hoàn trả 300 tỷ đồng mà ngân sách Thành phố đã tạm ứng cho dự án Vệ sinh môi trường Thành phố giai đoạn 2.

Dự án Vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2 được thực hiện tại Quận 2, TP Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2021 với tổng vốn đầu tư hơn 11.133 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 9.560 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của TP Hồ Chí Minh. Dự án nhằm hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Quận 2.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcmc-environmental-sanitation-project-phase-2-extended-10282020090319.html

Tuyến Cát Linh-Hà Đông

‘quyết tâm vận hành thương mại trước Đại hội 13’

Bộ trưởng Giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thể cam kết “sẽ cố gắng tối đa” để đưa dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu đôla Mỹ

Ông Thể nói tại cuộc họp của chính phủ, có mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hôm 28/10.

Dự án được khởi công cách đây gần 10 năm nhưng chưa xong.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Việt Nam cho biết, từ nay đến giữa tháng 11/2020, từ 8 đến 10 chuyên gia tư vấn của Pháp sẽ sang Việt Nam để đánh giá an toàn dự án.

Sau đó, phấn đấu trong tháng 12, sẽ hoàn thành nghiệm thu có điều kiện.

Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Việc dự án chậm trễ là khuyết điểm cần nhanh chóng khắc phục, đồng thời rút kinh nghiệm chung cho các công trình, dự án nói chung, trong đó có dự án của Bộ GTVT.”

Thông tin chính thức cho hay khối lượng xây lắp và thiết bị đã cơ bản hoàn thành, đã nghiệm thu 5/5 hạng mục công trình và 9/11 chuyên ngành thiết bị.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13,05 km gồm 12 ga và 1 khu Depot, đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông của thành phố Hà Nội.

Tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD).

Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng 4.134 tỷ.

Giải thích của Việt Nam

Tháng Tám 2019, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam có giải thích trong công văn gửi đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ này nói thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật.

Dự án chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài.

Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là Cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện Dự án.

Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Dự án tổng thể theo hình thức họp đồng EPC, đồng thời chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế.

Cách thức triển khai thực hiện Dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập Hồ sơ thiết kế, Hồ sơ nghiệm thu thanh toán; trong khi đây là lần đầu tiên Tổng thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam dẫn đến công tác quản lý điều hành của Tổng thầu còn nhiều lúng túng và bất cập.

Công tác giải ngân của Hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý. Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án.

Các quy định và chế tài xử lý đối với họp đồng EPC còn chưa đầy đủ.

Về nguyên nhân khách quan, Bộ Giao thông nói công tác giải phóng mặt bằng tại trung tâm thành phố Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật

Do yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.

Hệ thống quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về thực hiện hợp EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Dự án.

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trong thềm lục địa của Việt Nam đầu tháng 5/2014 ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện dự án (mất hơn 1 năm hạn chế các hoạt động xây dựng của Tổng thầu).

Lạm phát trong giai đoạn thực hiện năm 2008 (CPI là 19,9%) và giai đoạn 2010-2011 (CPI lần lượt là 11,8% và 18,13%), tổng tỷ lệ lạm phát của riêng 3 năm này đã là 49,83% (ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng).

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54721980

PetroVietnam GAS ký thỏa thuận 2,8 tỉ USD

với tập đoàn năng lượng AES Mỹ

Tập đoàn AES của Mỹ ký thỏa thuận với Tổng Công ty Khí Việt Nam (PetroVietnam Gas) để phát triển một kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng tại Việt Nam, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm thứ Tư 28/10.

Lên tiếng tại Diễn đàn thương mại Ấn độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trường Pompeo nói Việt Nam đã “bật đèn xanh cho tập đoàn AES, một tập đoàn năng lượng có trụ sở ở bang Virginia, Hoa Kỳ, xúc tiến dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ, mở đường để Việt Nam nhập hàng tỉ đôla khí thiên nhiên hóa lỏng của Mỹ hàng năm.

Ông Pompeo miêu tả dự án này là một tình trạng “hai bên đều thắng.”

Ông nói:

“Các công ty Mỹ tuân thủ pháp quyền và sự minh bạch, và các sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn rất cao về phẩm chất,” ông nói thêm: “Tôi nói như vậy là để nêu bật sự tương phản với các công ty Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn.”

Báo chí Việt Nam tường trình rằng lễ ký kết “Thoả thuận các điều khoản chính của Hợp đồng liên doanh dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ” giữa Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) diễn ra hôm 28/10 theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Bản tin của Bnews cho biết Tổng Giám đốc PVGAS Dương Mạnh Sơn và ông Bernard Da Santos, Giám đốc điều hành Tập đoàn AES đã ký kết thỏa thuận này trực tuyến dưới sự chứng kiến của các quan chức chính phủ đại diện hai nước.

Công ty kho cảng LNG Sơn Mỹ sẽ “góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia,” Tổng Giám đốc PVGAS nói.

Việt Nam đang xây dựng nhiều nhà máy điện khí tại tỉnh Bình Thuận, nhà máy đầu tiên sẽ khởi sự hoạt động vào năm 2023, theo Reuters, một kế hoạch đầy cao vọng có thể khiến khí thiên nhiên hóa lỏng thành một nguồn năng lượng chính cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Việt Nam.

Phần lớn LNG sẽ được nhập từ Hoa Kỳ, vốn muốn giảm mức thâm hụt thương mại với Việt Nam, mà lần đầu tiên đã tăng vọt tới 44,3 tỉ đôla nội trong 9 tháng đầu năm nay, so với 33,96 tỉ vào cùng kỳ năm 2019.

Có trụ sở đặt tại bang Virginia, Hoa Kỳ, tập đoàn AES là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về năng lượng, có tên trong danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ của tạp chí Fortune.

https://www.voatiengviet.com/a/petrovietnam-gas-ky-thoa-thuan-hai-t%E1%BB%89-8-usd-voi-tap-doan-nang-luong-my-aes/5638914.html

Việt Nam bất ngờ loan báo

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm Hà Nội

Việt Nam thông báo Ngoại trưởng Mike Pompeo thăm chính thức ngày 29 và 30/10, không lâu sau khi một công dân Mỹ bị kết án 12 năm được Việt Nam trả tự do.

‘Bộ Tứ’ họp tại Nhật để đối phó Trung Quốc

Mỹ nói hành động của TQ trên Biển Đông ‘hoàn toàn bất hợp pháp’

Hoa Kỳ ký thỏa thuận quân sự mới với Ba Lan

Tin ông Pompeo thăm Việt Nam được giữ kín tới phút chót, vì chỉ có thông báo chính thức của Việt Nam hôm 28/10, trong khi Mỹ chưa nói gì.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ không hề nói ông Pompeo sẽ đến Hà Nội.

Ông Pompeo đang ở Ấn Độ và sẽ ghé Indonesia hôm 29/10.

Chính phủ Việt Nam cho biết chuyến thăm của ông Pompeo để “đánh dấu kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao” giữa hai nước.

Bản tin tiếng Anh trên trang web chính phủ Việt Nam nói Việt Nam “luôn xem Hoa Kỳ là một trong các đối tác hàng đầu”.

Vài ngày trước có tin xác nhận một công dân Mỹ gốc Việt, Michael Nguyễn, được Hà Nội thả tự do.

Ông Michael Nguyễn bị kết án 12 năm tù hồi năm ngoái về cáo buộc “âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”.

Mỹ điều tra vấn đề tiền tệ

Mới đây Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) mời các bên đóng góp bình luận sau khi loan báo hai cuộc điều tra riêng rẽ liên quan Việt Nam.

Hôm 2/10, USTR loan báo, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump, họ mở điều tra hai vấn đề liên quan Việt Nam.

Một là cuộc điều tra có phải Việt Nam cố tình hạ giá tiền đồng, gây hại cho Mỹ.

Hai là điều tra có phải mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam dựa vào lượng gỗ nhập phi pháp.

Loan báo của đại diện thương mại Mỹ đưa ra, theo điều 301 của đạo luật thương mại ban hành năm 1974, cũng chính là quy trình mà Mỹ sử dụng để áp đặt thuế lên hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ.

Ngày 26/10/2020, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện Bộ Tài chính Hoa Kỳ tai Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hồng đang được giao nhiệm vụ tạm thời lãnh đạo NHNN sau khi Thống đốc Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị tín nhiệm điều động giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, thay ông Nguyễn Văn Nên đã làm Bí thư Thành ủy TPHCM.

Tại buổi làm việc, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng được dẫn lời nói Việt Nam “luôn điều hành chính sách thận trọng, linh hoạt nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế, ngăn ngừa, hạn chế tác động của các cú sốc tiêu cực bên ngoài tới hoạt động kinh tế trong nước”.

Bà nói NHNN điều hành chính sách tỷ giá – trong khung khổ chính sách tiền tệ chung – nhằm đạt các mục tiêu xuyên suốt, nhất quán là kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế, không nhằm hỗ trợ chính sách cho từng ngành sản xuất hay gây thiệt hại cho các đối tác thương mại.

Quan hệ Mỹ – Việt gần hơn theo năm tháng

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Kể từ đó, quan hệ song phương đã tiến triển mạnh mẽ.

Bản thân Ngoại trưởng Mike Pompeo đã phát biểu, “Trong quá khứ, chúng ta là đối thủ trên chiến trường. Nhưng ngày nay, quan hệ an ninh giữa chúng ta là quan hệ hợp tác”.

Hợp tác diễn ra trong nhiều lĩnh vực, kể cả quốc phòng.

Theo phía Mỹ, trong ba năm qua, Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã chuyển giao 24 xuồng tuần tra và một tàu tuần duyên nặng 3.000 tấn, dài 115 mét cho Cảnh sát biển Việt Nam.

Mới đây, hai phi công Việt Nam đã tham gia chương trình huấn luyện cùng các sĩ quan Mỹ trong Chương trình Lãnh đạo Hàng không của Không quân Hoa Kỳ.

Kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ – Việt hiện đạt hơn 77 tỷ USD.

Mới nhất, đang diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPBF 2020), tổ chức ở Việt Nam trong hai ngày 28 và 29/10.

Tại đây, Tập đoàn AES và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) ký thỏa thuận liên doanh nhằm phát triển dự án kho cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Sơn Mỹ với tổng vốn đầu tư 1,4 tỉ USD.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54719506

Vì sao Ngoại trưởng Pompeo viếng thăm Việt Nam lần này

Ngô Hoàng Thao

Thông tin từ Chính phủ Việt Nam hôm nay, ngày 28/10/2020 cho biết, nhận lời mời từ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại gia Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo sẽ có chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 29-30/10/2020.

Trong thông báo này còn cho biết, chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo Việt Nam nhằm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.

Một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ giấu tên cho biết, chuyến viếng thăm Việt Nam lần này của ông Pompeo không nằm trong lịch trình có sẵn, mà rất đột ngột. Chính vì vậy, các nhân viên ngoại giao của cả hai bên đều phải “vắt chân lên cổ” vì thời gian chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này chỉ trong vòng có ba ngày.

Chuyến viếng thăm bất ngờ này của ông Pompeo cho thấy sự “quan tâm, ưu ái” của chính phủ Hoa Kỳ dành cho Việt Nam cùng với sự “dịch chuyển” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Đối với Mỹ, Việt Nam vẫn là quốc gia có mức thâm hụt thương mại lớn. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, từ mức 33,96 tỷ đô la trong 9 tháng đầu năm 2019 đã tăng lên 44,3 tỷ đô la trong chín tháng đầu năm nay, theo dữ liệu hải quan của Việt Nam. Còn theo dữ liệu từ Mỹ thì thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam tăng 11% giữa tháng 7 và tháng 8 vừa qua với mức thâm hụt lên đến gần 7,6 tỷ USD, và là mức tăng 38,9% so với cùng kỳ 1 năm trước đó. Vì vậy, Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong danh sách Hoa Kỳ phải “trừng phạt”. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn thể hiện thái độ mềm mỏng đến khó tin với Việt Nam, cho dù chính sách của Tổng thống Trump là phải ưu tiên về cân bằng thương mại.

Hôm thứ Hai vừa qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng bày tỏ quan điểm trước việc Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra các cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ. Thủ tướng Phúc cho biết Hoa Kỳ cần “đánh giá khách quan hơn về thực tế ở Việt Nam” và “Việt Nam không sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế”.

Chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Pompeo diễn ra sau khi ông ta có chuyến công du 4 nước châu Á, bao gồm: Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia.

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục có các hành động căng thẳng, uy hiếp các quốc gia khu vực Đông Nam Á, cùng với căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục diễn tiến đến hồi cao trào, chuyến đi tới Việt Nam lần này của ông Pompeo với mong muốn thúc đẩy quan hệ với các đồng minh và đối tác tại khu vực châu Á, trong nỗ lực chống lại các đe doạ từ Trung Quốc.

Trong số các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia luôn là đối tác được Hoa Kỳ coi trọng vì với vị thế chính trị cũng như thực lực quốc gia của mình, Indonesia luôn là “anh cả” của khu vực Đông Nam Á và khối ASEAN. Tuy nhiên, Việt Nam cũng được coi là “ngôi sao đang lên” trong chính trường khu vực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vừa qua cũng tạo được nhiều ấn tượng, cho dù trong diễn biến ảm đạm của Đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia đã kiểm soát thành công Đại dịch. Ngoài ra, Việt Nam cũng là quốc gia đi đầu trong việc lên tiếng về vấn đề Biển Đông trong sự đe doạ từ các hành động hung hăng của Trung Quốc ở đây. Khác với một Philippines dưới thời Tổng thống Duterte thay đổi chính sách xoành xoạch trước vấn đề biển Đông, chính sách biển Đông của Việt Nam luôn ổn định và nhất quán. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy vấn đề Biển Đông trước các diễn đàn đa phương. Việt Nam cũng là quốc gia có lịch sử lâu đời trong việc đối phó thành công trước các âm mưu đe doạ thôn tính từ Trung Quốc.

Chính vì vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ở Việt Nam những yêu cầu cần thiết cho một đối tác quan trọng để có thể cùng với Hoa Kỳ chống lại các đe doạ của Trung Quốc. Phía Hoa Kỳ cũng đã công khai ý định muốn Việt Nam trở thành một “cường quốc tầm trung”, từ đó có thể nâng cao khả năng phòng thủ của Việt Nam trước các đe doạ từ Trung Quốc.

Việt Nam đã tìm thấy được ở Hoa Kỳ những điểm chung trong lợi ích chiến lược của cả hai bên. Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam là phát triển kinh tế, điều này cũng phù hợp với mục tiêu của Hoa Kỳ. Việt Nam cũng mong muốn một trật tự quốc tế tuân thủ luật pháp quốc tế, chính vì vậy, Việt Nam đã ủng hộ các quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông dưới góc độ này.

Các vấn đề mà hai bên sẽ trao đổi trong cuộc gặp này, bao gồm: Vấn đề Mekong, vấn đề Biển Đông, các kế hoạch liên quan đến Bộ Tứ (The Quad) và Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Vấn đề Mekong là vấn đề mà Việt Nam đang rất lo ngại, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã cho thấy sự suy giảm nguồn nước từ thượng nguồn Mekong, nơi mà Trung Quốc đã cho xây nhiều con đập khổng lồ để chứa nước cho các dự án thuỷ điện của họ. Và các con đập này là nguyên nhân gây ra sự hạn hán và lũ lụt ở vùng hạ nguồn Mekong. Việc suy giảm nguồn nước cộng với mực nước biển dâng đã khiến vùng hạ nguồn Mekong bị đe doạ nghiêm trọng, mà Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam là nơi bị ảnh hưởng trầm trọng nhất. Đã có nghiên cứu cảnh báo trong vòng 30 năm nữa, Đồng bằng Sông Cửu Long có thể sẽ biến mất. Trung Quốc gần đây cũng đã hứa hẹn trong việc cung cấp các thông tin thuỷ văn từ khu vực thượng nguồn Mekong cho các quốc gia hạ nguồn, tuy nhiên, thế giới đã chứng kiến rất nhiều lời hứa từ lãnh đạo Trung Quốc, nhưng thực tế thì không vậy. Trong đó có lời hứa từ ông Tập Cận Bình về việc không quân sự hoá các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa.

Vấn đề Biển Đông đặc biệt quan trọng đối với cả hai bên. Đối với Việt Nam, Biển Đông luôn là lợi ích sống còn của Việt Nam. Việc Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế, luôn có các hành động đe doạ, ức hiếp Việt Nam cho dù ngay tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là điều không thể chấp nhận.

Đối với Hoa Kỳ, Biển Đông là một trong ba mặt trận (bao gồm chiến tranh thương mại; chiến tranh công nghệ và vấn đề Biển Đông) mà Hoa Kỳ thấy Trung Quốc đang dùng vũ lực để đe doạ, bất chấp luật lệ và quy tắc quốc tế.

Với các kế hoạch liên quan đến Bộ Tứ, mặc dù biết Việt Nam có chính sách “bốn không một tuỳ” vốn tiếp nối từ chính sách “ba không” trước đó, nhưng Hoa Kỳ vẫn luôn mong muốn sự ủng hộ tích cực của Việt Nam dành cho Bộ Tứ, đồng thời Việt Nam sẽ đóng một vai trò năng động, mạnh mẽ và tích cực hơn nữa trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam sẽ là một “thành viên theo sát” (shadow member) trong chiến lược này.

Chuyến viếng thăm này cũng đánh dấu một sự “chuyển dịch” trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Người ta có thể so sánh lễ kỷ niệm 70 năm quan hệ Việt – Trung vào hồi đầu tháng 10, diễn ra trong lặng lẽ. Trong khi các hoạt động chào mừng 25 năm quan hệ Việt – Mỹ được tiến hành rầm rộ và kéo dài với nhiều hoạt động khác nhau.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-us-state-secy-visits-vn-on-short-notice-10282020115812.html

Sao Trung Quốc lại hứa chia sẻ dữ liệu nước quanh năm

với Ủy hội Sông Mekong?

Thanh Trúc

Thỏa thuận chia sẻ dữ liệu quanh năm với Ủy Hội Sông Mekong MRC về đoạn sông chảy qua phần đất Trung Quốc, mà Bắc Kinh gọi tên là Lan Thương, là tin được Reuters loan đi hôm 22/10 vừa qua.

Trung Quốc còn đồng ý thông báo với các quốc gia trong Ủy Hội Sông Mekong về tình hình nước lũ lên xuống bất thường của con sông quan trọng bậc nhất Đông Nam Á này.

Reuters trích dẫn lời ông An Pich Hatda, Giám đốc điều hành Ban Thư ký MRC, rằng thỏa thuận vừa ký là mốc lịch sử về sự hợp tác giữa Trung Quốc với MRC.

Ông nói thông tin về dòng chảy Mekong vô cùng quan trọng trong việc xử lý và  điều hành nguồn nước, bên cạnh ngư nghiệp và nông nghiệp của 60 triệu dân các quốc gia Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam trước nay.

Chia sẻ dữ liệu về dòng chảy Mekong cũng là yêu cầu được các nước hạ nguồn, kể cả Hoa Kỳ, đưa ra với Trung Quốc vào khi Bắc Kinh liên tục bị chỉ trích đã ngăn chận dòng chảy Mekong đoạn chảy qua nước họ cho các đập thủy điện lớn mà họ đã xây, khiến hạ nguồn bị hạn hán nặng nề hai ba năm nay, là tin được Reuters nhắc lại khi loan tải thỏa thuận mới nhất mà Trung Quốc vừa ký với Ủy Hội Sông Mekong.

Chia sẻ dữ liệu nguồn nước cả năm thay vì một vài tháng mùa mưa ở thượng nguồn là một bước ‘nhân nhượng’ của Trung Quốc sau nhiều năm bất chấp tư cách một nước lớn có trách nhiệm ở đầu nguồn một con sông quốc tế, là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Đại Học Cần Thơ:

Tuy nhiên bản tin này không nói rõ là việc chia sẻ loại thông tin gì như mực nước, lưu lượng, lượng mưa và chi tiết đến mức nào, như số liệu cập nhật hàng giờ hay chỉ là những số liệu trung bình nhiều ngày hoặc tháng. Hiện  cũng chưa rõ việc chia sẻ thông quan MRC hay thông qua  hợp tác Lancang – Mekong ( Lancang – Mekong Cooperation) mà Trung Quốc muốn lãnh đạo?

Đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long, vẫn lời tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chia sẻ số liệu mực nước và lượng mưa đầu nguồn chỉ là thông tin nguồn nước từ Trung Quốc chứ chưa phải là sự thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội. Vấn đề là sự vận hành các đập thủy điện từ Trung Quốc có mâu thuẫn hay đáp ứng gì cho nhu cầu sử dụng nước và duy trì hệ sinh thái ở hạ lưu hay không.

Theo chuyên gia Witoon Permpongsacharoen thuộc Mạng Lưới Năng Lượng Và Sinh Thái Sông Mekong, trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, đây là thủ thuật mới của Trung Quốc nhằm lấy lòng các nước hạ nguồn sông Mekong.

Đối tượng để chia sẻ dữ liệu là Ủy Hội Sông Mekong cho thấy chính phủ Trung Quốc không muốn để cho một quốc gia nào khác chen vào ngoài 5 nước trong Ủy Hội Sông Mekong mà họ nghĩ có thể kềm chế được – Witoon Permpongsacharoen

Trung Quốc biết rõ, ông Witoon Permpongsacharoen nói tiếp, kỹ thuật đo đạc tính toán hiện đại cộng với công nghệ tiên tiến như hình ảnh qua vệ tinh chẳng hạn, khiến hành động gọi là thao túng dòng chảy Mekong để ‘nuôi’ những con đập lớn trên phần đất Trung Quốc càng ngày càng lộ rõ:

“Đối tượng để chia sẻ dữ liệu là Ủy Hội Sông Mekong cho thấy chính phủ Trung Quốc không muốn để cho một quốc gia nào khác chen vào ngoài 5 nước trong Ủy Hội Sông Mekong mà họ nghĩ có thể kềm chế được”.

“Và cũng đến lúc Trung Quốc nhận thức rằng với công nghệ cao,  kỹ thuật tiên tiến như hình ảnh chụp qua vệ tinh chẳng hạn, thì thế giới đã thấy rõ sự thao túng nguồn nước dòng Mekong mà Trung Quốc đang làm tác hại thế nào đến môi trường sống trên con sông quốc tế này. Trung Quốc đã nhận thức được họ không thể che giấu mà phải công khai, minh bạch. Họ nhắm vào Ủy Hội Sông Mekong như một cách đề cao cơ chế này, coi MRC là tiếng nói phản ảnh sự điều hành và xử lý nguồn nước Mekong chảy qua phần đất của họ nếu họ chia sẻ thông tin thường xuyên với MRC. ”

Nhưng cho dù Trung Quốc đã hứa, chuyên gia Permpongsacharoen phân tích tiếp, điều cần phải lưu ý là chia sẻ dữ liệu, thông số và công khai phương cách điều hành, san sẻ dòng chảy quanh năm xuống hạ nguồn là hai vấn đề chứ không thể chuyện nọ xọ chuyện kia mà được:

Chính vì vậy các nước thành viên của Ủy Hội Sông Mekong phải tăng cường vai trò cũng như năng lực của mình, phải chứng  tỏ cho Trung Quốc biết nên trực tiếp và minh bạch hơn, rằng MRC đồng lòng triệt để khai thác dữ liệu vì quyền lợi của mình chứ không để Trung Quốc nập mờ như bao lâu nay”.

Được biết 2 năm khô hạn kỷ lục trên dòng Mekong dài 4.350 km đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu cư dân ở các nước dọc hai bờ con sông lớn này. Câu hỏi hay vấn đề đặt ra ở đây là những đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính Mekong, tiếp đó các đập thủy điện trên dòng hạ lưu của Lào đã ảnh hưởng đến dòng chảy của nước sông Mekong đến mức nào.

Thực tế suốt 18 năm qua Trung Quốc có chia sẻ với MRC về nguồn nước trong mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 10, mục đích là đưa ra  cảnh báo lũ lụt sớm.

Tuy nhiên, với mối quan tâm ngày càng cao về hạn hán kéo dài, Ủy Hội Sông Mekong phải tìm kiếm dữ liệu cả năm để có thể dự kiến điều gì gây ra dòng chảy cạn thấp của sông.

Áp lực để Trung Quốc chia sẻ thêm dữ liệu từ phần sông Mekong chảy qua đất Trung Quốc, đã tăng lên trong năm 2020, nghĩa là sau khi Hoa Kỳ lên tiếng rằng 11 đập thủy điện của Trung Quốc tích trữ một lượng nước khổng lồ làm hạ nguồn bị ảnh hưởng. Đây là một cáo buộc mà Bắc Kinh hoàn toàn bác bỏ.

Chuyên gia Witoon Permpongsacharoen:

Trung Quốc từ đầu thường nói rằng những con đập đang vận hành trên phần đất Hoa Lục có thể giúp hạ nguồn kiểm soát được lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Điều này không đúng, không hợp lý, cho nên trách nhiệm của MRC từ giờ phút này vẫn là phải chứng tỏ cho Trung Quốc thấy họ sai và phải điều  chỉnh lại”.

Hôm thứ Năm, ngày 22/10, MRC cũng cho rằng với thỏa thuận mới thì Trung Quốc sẽ cung cấp dữ liệu quanh năm từ hai trạm thủy văn ở tỉnh Vân Nam, bao gồm dữ liệu về lượng mưa và mực nước sông Mekong.

Quan điểm của nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc và Biển Đông, Thạc sĩ Đinh Kim Phúc, Bắc Kinh đang chịu tác động bởi áp lực chính trị từ bên ngoài chứ không chỉ sông Mekong mà thôi:

Có thể nói đây là bước tiếp theo trong chiến lược tấn công quyến rũ của Trung Quốc sau việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tiến hành chuyến thăm một loạt quốc gia Đông Nam Á. Lợi ích địa chính trị và kinh tế đang thúc đẩy Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào một chiến lược ngoại giao láng giềng”.

Việc Trung Quốc chia sẻ dữ liệu quanh năm về dòng chảy của sông Mekong đoạn chảy qua nước này là một tín hiệu tốt, cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu thấm đòn trước sức ép của quốc tế trong vấn đề Biển Đông cũng như trong vấn đề nguồn nước sông Mekong. – Đinh Kim Phúc

Vì sao Trung Quốc chịu bày tỏ thiện chí như thế, là câu hỏi ông Đinh Kim Phúc nêu ra để lý giải tiếp:

Sự thù địch giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục có dấu hiệu “tăng nhiệt”. Cuộc gặp giữa ngoại trưởng các nước Bộ Tứ Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ tại Tokyo cách đây không lâu đã gây sức ép ngày càng lớn đối với Bắc Kinh. Năm 2019, Châu Âu miêu tả Trung Quốc là “đối thủ kinh tế” và “kẻ thù hệ thống”. Tháng 9/2020, Anh, Pháp và Đức đã cùng Mỹ và Australia bác bỏ những yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.”

“Theo tôi được biết, dòng chảy của sông Mê Kông đoạn chảy qua Trung Quốc chỉ chiếm 18% tổng lượng nước của sông Mekong. Vấn đề cạn kiệt nước và gây hạn hán ở hạ nguồn sông Mekong chính là các đập thủy điện. Nhưng dù sao việc Trung Quốc chia sẻ dữ liệu quanh năm về dòng chảy của sông Mekong đoạn chảy qua nước này là một tín hiệu tốt, cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu thấm đòn trước sức ép của quốc tế trong vấn đề Biển Đông cũng như trong vấn đề nguồn nước sông Mekong”

“Giữa nói và làm của Trung Quốc trong mọi vấn đề đã nhiều lần bất tín. Hy vọng lần này Trung Quốc hứa thật là làm thật”.

Việc hứa chia sẻ dữ liệu quanh năm về nguồn nước sông Lan Thương, tên Trung Quốc đặt cho đoạn sông chảy qua đại lục, sẽ tạo thay đổi tốt cho cách tiếp cận giữa Ủy Hội Sông Mekong với Trung Quốc, là ý kiến gần như đồng nhất của  3 vị chuyên gia lên tiếng về đề tài này.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp & Nông thôn Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với các nước bạn trong Tiểu Vùng Mekong, tiếp tục đòi hỏi sự minh bạch thông tin và có các thỏa thuận giữa các nước ở khu vực thượng nguồn để tất cả có thể sử dụng dòng sông chung một cách hiệu quả và vững bền.

Đây là nhiệm vụ quan trong nhất trong ngành ngoại giao, tiến sĩ Đặng Kim Sơn khẳng định, cũng là nhiệm vụ chính đáng của các giới hữu trách liên quan đến Đồng Bằng Sông Cửu Long.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-pledges-to-share-year-round-water-data-with-mrc-10282020102440.html

Hội đồng Liên minh Châu Âu –

Doanh nghiệp Việt Nam (EVBC) ra mắt

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) hôm 22/10 vừa thành lập Hội đồng Liên minh Châu Âu – Doanh nghiệp Việt Nam (EVBC).

Thông cáo đăng trên trang mạng của EuroCham cho biết việc thành lập EVBC căn cứ theo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

EVBC được nói là cơ chế hợp tác giữa hai tổ chức VCCI và EuroCham nhằm triển khai hiệu quả EVFTA, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên tận dụng tối đa các cơ hội mà Hiệp định mang lại, đồng thời tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Tin nói ý kiến thành lập EVBC đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và được các Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom và Phil Hogan hoan nghênh nhiệt liệt.

EVBC sẽ quy tụ đại diện của cộng đồng doanh nghiệp EU và Việt Nam nhằm chia sẻ những hiểu biết sâu sắc, đồng thời thảo thuận những thách thức chung trong việc thực hiện EVFTA.

Thông cáo cho biết EVBC cung cấp nền tảng cơ chế tham vấn song phương cho các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam để báo cáo với các quan chức chính phủ Việt Nam, các bộ ngành và các cơ quan hữu quan khác của Việt Nam cũng như các thành viên của Ủy ban EU, Nghị viện EU, hoặc các tổ chức khác của Thành viên EU.

Ngoài ra, EVBC còn là cơ chế hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp hai bên tận dụng EVFTA để phát huy nội lực, tăng cường đầu tư, kinh doanh hiệu quả.

Ban điều hành EVBC gồm 10 thành viên của EuroCham và VCCI. Mỗi bên cử 5 thành viên, gồm hai đồng Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và EuroCham Nocolas Audier.

Nhóm công tác của EVBC gồm 15 ngành, lĩnh vực quan trọng trong quan hệ thương mại EU, Việt Nam. Dự kiến giai đoạn 1 tập trung những ngành như dệt may, thủy sản, da giày, điện tử, nông nghiệp, dược phẩm, thiết bị y tế, du lịch, sở hữu trí tuệ…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/european-union-vietnam-business-council-evbc-launched-10282020083653.html

Điểm tin trong nước sáng 28/10: Dân nghèo

rốn lũ Hà Tĩnh nhận quà

từ vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên;

Bão số 9 cách Quảng Ngãi gần 140km

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

Bão số 9 cách Quảng Ngãi gần 140km, cường độ không giảm

140 hồ chứa đã bị sự cố, nguy cơ mất an toàn đập

Dân nghèo rốn lũ Hà Tĩnh nhận quà từ vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên

Công ty Nhật đề xuất xử lý mùi bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ từng thử ở Tô Lịch

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Tư (28/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Bão số 9 cách Quảng Ngãi gần 140km, cường độ không giảm

Sáng sớm hôm nay, bão số 9 (hay còn gọi là bão Molave) đã đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi với sức gió 133km/h, cường độ không giảm nhiều khi vào bờ.

Đến 16h chiều ngày hôm nay, tâm bão trên đất liền các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định, Bắc Tây Nguyên với sức gió mạnh nhất 75km/h (cấp 8), giật cấp 10. Sau đó, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 25km/h, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi thành một vùng áp thấp.

Theo các mô hình dự báo của nước ngoài trước đó, khu vực đổ bộ của bão số 9 sẽ tập trung vào Quảng Ngãi – Bình Định. Khi vào bờ, bão sẽ giảm cường độ nhưng không nhiều. Thời gian gió mạnh ảnh hưởng trực tiếp bắt đầu từ tối qua và trong hôm nay.

Tại cuộc họp khẩn về công tác dự báo bão Molave chiều hôm qua tại Hà Nội, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khi bão vào bờ sức gió sẽ mạnh trên cấp 12 – là một trong những cơn bão mạnh nhất trong 20 năm qua.

Cơ quan khí tượng nhận định, vùng ảnh hưởng chính của bão sẽ từ Quảng Ngãi đến Bình Định, bán kính 50km từ tâm bão sẽ chịu sức gió mạnh nhất, bán kính 150km (đến Đà Nẵng) sẽ có gió mạnh.

Theo ông Nguyễn Bá Thủy, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vùng biển bão đi qua rất sâu và hầu như không có vật cản nên sóng suy giảm thấp. Ông Thủy cho biết “Độ cao sóng 6-8 m, có sức tàn phá kinh khủng đến đê kè ven biển”.

Ông Thủy cũng dự báo nguy cơ nước dâng 1,5m ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.

140 hồ chứa đã bị sự cố, nguy cơ mất an toàn đập

Theo cơ quan dự báo trong nước, từ nay đến ngày mai, từ Huế đến Phú Yên, Nghệ An – Hà Tĩnh mưa lên tới 500-700mm. Lũ trên thượng nguồn các sông Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi hầu hết lên mức báo động hai, báo động ba, nhiều sông trên báo động ba.

Ông Vũ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hầu hết hồ chứa vừa và nhỏ ở Trung Bộ đã đầy nước. Ông cho biết.

“Có 80 điểm sạt lở từ đợt mưa lũ trước chưa được khắc phục, 70 hồ chứa đã bị sự cố, 70 hồ khác đang thi công gây nguy cơ mất an toàn đập”, đồng thời ông cũng lưu ý Quảng Nam có nhiều mỏ khai thác khoáng sản tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.

Bão Molave (mo lê) hình thành sau bão Saude (Sao đa), hôm Chủ nhật vừa qua ở phía Đông Nam thủ đô Manila. Sau khi quét qua Philippines, gây mưa lớn và gió giật khiến hàng chục nghìn người dân phải sơ tán, bão tiếp tục mạnh lên trên Biển Đông. Trước sức mạnh của bão, gần nửa triệu dân các tỉnh miền Trung Việt Nam đã sơ tán.

Dân nghèo rốn lũ Hà Tĩnh nhận quà từ vợ chồng Công Vinh – Thủy Tiên

VTC đưa tin, chiều qua 27/10, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên – Công Vinh vừa trao tặng 150 suất quà, mỗi suất quà có giá trị 10 triệu đồng, cho các hộ dân trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, bị thiệt hại do mưa lũ.

Được biết, tính đến ngày 24/10, Thuỷ Tiên kêu gọi được 150 tỷ đồng để giúp đỡ bà con bị thiệt hại do mưa lũ. Nữ ca sĩ cho hay, cô là người toàn quyền quyết định về việc phân phối số tiền này và sẽ trao tận tay cho người dân miền Trung, không họp hành, cãi vã.

Thủy Tiên dự định sẽ dành một số tiền để xây dựng lại những ngôi nhà bị sập do lũ, xây nhà cộng đồng 4 – 5 tầng tránh lũ, mua thuyền cứu hộ ở một số thôn, làm cầu đường, hỗ trợ tiền mặt cho các hộ gia đình từng vay ngân hàng để nuôi trồng những hoa màu, vật nuôi bị cuốn trôi…

Công ty Nhật đề xuất xử lý mùi bãi rác Nam Sơn bằng công nghệ từng thử ở Tô Lịch

Tối hôm qua, trả lời phóng viên VTC, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) cho biết, đã gửi công văn tới lãnh đạo Hà Nội về việc đề xuất tài trợ miễn phí thí điểm xử lý mùi của bãi rác Nam Sơn ở huyện Sóc Sơn bằng công nghệ Bio-Nano (bai-ô-na-nô) Nhật Bản.

Ông Tuấn Anh cho biết: “JVE Group sẽ áp dụng công nghệ sục khí Nano của Nhật Bản (công suất của loại máy nano dự kiến sử dụng lớn gấp 5 lần công suất của máy nano đã lắp đặt thí điểm tại sông Tô Lịch) lắp đặt trực tiếp vào các ô chứa nước rỉ rác, hồ sinh học với số lượng hợp lý để đưa lượng lớn các bọt khí siêu nhỏ kích thước micro và nano “lặn” xuống để phân hủy tận gốc các khí gây ra mùi hôi thối như khí Hydro Sunfua H2S (mùi trứng thối), khí Amoniac NH3 (mùi khai), CH4… trong các ô nước rỉ rác”.

Trước đó tối 23/10, bãi rác Nam Sơn bị người dân hai xã Nam Sơn và Hồng Kỳ chặn đường vào do bức xúc về tình trạng ô nhiễm trong những ngày gần đây, nhất là tại khu vực thôn 2 (xã Hồng Kỳ). Ngoài ra, người dân cũng bức xúc việc chính quyền chậm giải phóng mặt bằng vùng bán kính 500m, chưa giải quyết một số chính sách đối với người dân chịu ảnh hưởng của khu liên hợp như về bảo hiểm y tế, cung cấp nước sạch…

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-28-10-dan-ngheo-ron-lu-ha-tinh-nhan-qua-tu-vo-chong-cong-vinh-thuy-tien-bao-so-9-cach-quang-ngai-gan-140km.html

Điểm tin trong nước tối 28/10: Siêu bão số 9

xé nát miền Trung; 1,7 triệu hộ bị mất điện

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết          

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo bất ngờ tới thăm Việt Nam

Siêu bão số 9 ‘xé nát’ miền Trung

1,7 triệu hộ bị mất điện do bão Molave

Hoàn lưu bão số 9 gây mưa lớn, lũ ở miền Trung và Tây Nguyên lên nhanh

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Tư (28/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo bất ngờ tới thăm Việt Nam

Chiều 28/10, Bộ Ngoại giao ra thông cáo cho biết Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày mai, 29/10.

Cụ thể, thông báo của Bộ Ngoại giao nêu rõ, nhận lời mời của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, từ ngày 29-30/10, Ngoại trưởng Mỹ Michael Richard Pompeo sẽ thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ.

Nói chuyến thăm là bất ngờ, bởi lịch trình này không hề được Bộ Ngoại giao Mỹ cập nhật.

Siêu bão số 9 ‘xé nát’ miền Trung

Không nằm ngoài cảnh báo, cơn cuồng phong do bão số 9 gây ra đã ‘xé nát” miền Trung và gây thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định.

Với sức gió đổ bộ đất liền lúc 12 giờ trưa nay mạnh cấp 11-12 và giật cấp 13-15, bão số 9 dễ dàng làm bật gốc các cây xanh, làm tốc mái và thổi sập các căn nhà cấp 4 cũng như hư hỏng mái ngói của những căn nhà kiên cố trên đường nó đi qua.

Với đường kính tâm bão khá rộng, bão số 9 đã gây ảnh hưởng trên rộng và được xem như cơn bão mạnh nhất đi vào Việt Nam trong 20 năm qua.

Chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại về người nhưng tính đến chiều 28/10, cơn bão đã làm 2 người chết và 5 người bị thương ở tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong bão số 9 này. Toàn tỉnh có 477 nhà bị hư hỏng trong đó nặng nhất là huyện Đức Phổ với 300 nhà. Ngoài 7 trụ sở cơ quan bị hư hỏng, một trụ viễn thông ở huyện Đức Phổ cũng bị ngã đổ.

Huyện đảo Lý Sơn là nơi bị thiệt hại nặng nhất khi gió cấp 13 làm các ngôi nhà kiên cố bị đổ sập, sóng cao 6m khiến nhiều tàu bị đánh chìm.

Ngoài ra, mưa bão cũng làm hư hỏng lưới điện ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên khiến 1,7 triệu hộ phải sống trong cảnh tối tăm trong đêm nay.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão sẽ đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 1 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới sẽ ở trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Trong chiều và đêm nay, ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Gia Lai tiếp tục có mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm.

Từ đêm nay đến ngày 31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi trên 500mm.

Với lượng mưa như trên, nhiều thuỷ điện đã bắt đầu xả lũ, dẫn đến nguy cơ ngập lụt cho vùng hạ du. Lúc 15 giờ chiều nay, Thuỷ điện lớn nhất tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu xả lũ với lưu lượng ban đầu là 40m3/s.

1,7 triệu hộ bị mất điện do bão Molave

Lưới điện 110kV có sự cố do bão số 9 khiến hơn 1,7 triệu hộ ở 616 xã phường tại 10 tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên bị mất điện.

Thông tin được Tổng công ty điện lực Miền Trung cho biết trưa 28/10. Bão Molave khiến lưới điện 110kV bị sự cố ở 14 đường dây và 10 trạm biến áp, làm hơn 15.700 trạm lưới điện trung áp mất điện, mới khôi phục hơn 2.130 trạm.

Cụ thể, Quảng Trị có 10 xã; Thừa Thiên Huế có một phần của 4 phường và 23 xã; Đà Nẵng có 11 xã, phường; Quảng Nam có 192 xã; Quảng Ngãi có 173 xã; Bình Định có 97 xã, phường, thị trấn; Phú Yên có 51 xã, phường, thị trấn; Kon Tum có 14 xã; Gia Lai có 23 xã, phường và Đăk Lăk có 9 xã.

Đại diện Tổng công ty điện lực Miền Trung cho biết con số này mới cập nhật đến 11h trưa nay. Sau khi bão đổ bộ, số khách hàng bị mất điện có thể lớn hơn nhiều. Người này cho hay sẽ khắc phục sự cố để cấp điện cho người dân sớm nhất.

Hoàn lưu bão số 9 gây mưa lớn, lũ ở miền Trung và Tây Nguyên lên nhanh

Do ảnh hưởng của bão số 9, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên đã có mưa, nhiều nơi mưa to đến rất to. Lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai đang lên nhanh.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 9, từ 7h đến 13h ngày 28/10 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên đã có mưa, nhiều nơi mưa to đến rất to như: Tà Rụt 137,4mm, A Bun 131,2mm (Quảng Trị); Hồng Trung 203,6mm, Nam Đông 163,0mm (Thừa Thiên Huế); Trà Giáp 261,8mm, Phước Thành 174,4mm, Trà Giáp 159,0mm (Quảng Nam); Sơn Kỳ 293,2mm, Đức Phong 240,6mm, Ba Nam 203,6mm (Quảng Ngãi), KonPlong 154,8mm, Đắk Ang 99,6mm, Đắk Pxi 97,0mm (Kon Tum), Hồ C-TĐ Vĩnh Sơn 97,0mm (Gia Lai)…

Dự báo trong sáu giờ tới, lượng mưa tại Quảng Ngãi phổ biến 50-110mm, có nơi trên 220mm. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam phổ biến 30-80mm, có nơi trên 180mm, lượng mưa các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Định phổ biến 10-45mm, có nơi trên 110mm, các tỉnh khu vực Tây Nguyên phổ biến 70-150mm, có nơi trên 270mm.

Mưa lớn khiến lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai đang lên trên mức báo động 1.

Dự báo trong 6-12 giờ tới, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Định, Kon Tum, Gia Lai tiếp tục lên mức báo động 2, báo động 3.

Trên sông Thạch Hãn (Quảng Trị) tại Thạch Hãn lên mức 5m, trên báo động 2 là 0,5m; sông Vu Gia (Quảng Nam) tại Ái Nghĩa lên mức 8,8m, dưới báo động 3 là 0,2m; sông Thu Bồn (Quảng Nam) tại Câu Lâu lên mức 3,4m, trên báo động 2 là 0,4m.

Trên sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) tại Trà Khúc lên mức 7,5m, trên báo động 3 là 1m; sông Vệ (Quảng Ngãi) tại Sông Vệ lên mức 5,3m, trên báo động 3 là 0,8m; sông Đắkbla tại Kon Tum lên mức 522,5m, trên báo động 3 là 2m; sông Ba (Gia Lai) tại Ayunpa lên mức 155,5m, dưới báo động 3 là 0,5m.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cũng cảnh báo từ đêm nay, lũ trên các sông sẽ mở rộng ra các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-28-10-sieu-bao-so-9-xe-nat-mien-trung-17-trieu-ho-bi-mat-dien.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?