Biển Đông : ASEAN chia rẽ và mềm yếu trước Trung Quốc

media
 
Logo thượng đỉnh ASEAN ở Kuala Lumpur, Malaysia, 24/04/2015.REUTERS/Olivia Harris

Theo RFI
ngày 28-04-2015 14:30
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 họp tại Kuala Lumpur đã kết thúc và ra được ba thông cáo chung. « Tuyên bố Langkawi về Phong trào Ôn hòa Toàn cầu » liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa nhiều thành viên ASEAN và Trung Quốc tại Biển Đông.

Về hồ sơ này, trang mạng AsiaNews tổng kết hội nghị thượng đỉnh này như sau : « Một ASEAN chia rẽ áp dụng đường lối mềm dẻo chống lại Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông ».
Lãnh đạo các nước Đông Nam Á, ngày 27/04/2015, đã không đưa ra đường lối cứng rắn chống lại các đòi hỏi về lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng Thủ tướng Najib Razak của Malaysia, nước đón tiếp hội nghị thượng đỉnh nói rằng Hiệp hội sẽ thúc đẩy để có thể sớm ký được một bộ luật mang tính ràng buộc, chỉ đạo cách ứng xử trong các tranh chấp ở Biển Đông.
Lãnh đạo Malaysia đã phát biểu khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (bao gồm 10 thành viên), được tổ chức vào đầu tuần này tại Kuala Lumpur. Vào lúc cuối cuộc họp báo, ông nói rằng Hiệp hội sẽ tiếp tục cách tiếp cận không đối đầu và xây dựng để giải quyết tranh chấp, hiện đang gây căng thẳng với Bắc Kinh ở Biển Đông. Điều này khác xa với các đòi hỏi của một số thành viên là cần phải có lập trường cứng rắn.
Thủ tướng Malaysia nói : « Chúng tôi sẽ tiếp tục lôi kéo Trung Quốc đi theo hướng xây dựng và Trung Quốc hiểu được lập trường của chúng tôi » và « chúng tôi hy vọng có thể làm cho Trung Quốc hiểu được rằng đó cũng là vì lợi ích của mình mà Trung Quốc không nên coi đây là một sự đối đầu với ASEAN, mọi ý đồ gây mất ổn định vùng này cũng sẽ không có lợi cho Trung Quốc ».
Tuy nhiên, Manila đã cảnh báo rằng Bắc Kinh sẵn sàng tiến hành « kiểm soát trên thực tế » Biển Đông, với việc xây dựng các đảo nhân tạo trên những bãi đá có tranh chấp với những nước khác ở trong vùng. Theo Tổng thống Benigno Aquino, việc Trung Quốc tiến hành ồ ạt các hoạt động nhằm khẳng định đòi hỏi của mình là « một mối đe dọa đối với an ninh và ổn định của vùng, gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển và đe dọa các phương tiện sinh sống của nhiều người dân Philippines ».
Tổng thống Philippines nói rằng ASEAN phải có quyết tâm chính trị và đoàn kết chống lại « các động gây căng thẳng » trong vùng. Vào lúc bắt đầu hội nghị, dường như là ASEAN muốn có một đường lối cứng rắn chống lại các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Thế nhưng, cuối cùng, Thủ tướng Razak đã tái khẳng định cách tiếp cận mềm dịu của Hiệp hội đối với nước Trung Quốc khổng lồ.
Vấn đề chính là ASEAN bị chia rẽ. Trong quá khứ, Philippines đã chỉ trích Cam Bốt, một đồng minh thân cận của Trung Quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương, là bị khuất phục trước áp lực của Bắc Kinh và ngăn cản ASEAN ra được thông cáo và các tài liệu gây khó chịu đối với Bắc Kinh. Chính vì lý do này mà Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN 2012 đã không ra được thông cáo chung.
Không phải chỉ có Philippines lo ngại về « chủ nghĩa đế quốc » Trung Hoa tại biển Hoa Đông và Biển Đông. Việt Nam cũng đã bày tỏ sự phản đối. Tuy nhiên, Manila tiến xa hơn một bước và đã đưa vụ tranh chấp này ra trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc, cho dù các phán quyết của định chế này không mang tính ràng buộc.
Nói chung, Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền một phần lớn biển Hoa Đông và Biển Đông (gần 85%), bao gồm cả quần đảo Trường Sa nơi mà Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei và Malaysia cũng có đòi hỏi, đồng thời Bắc Kinh cũng chiếm cả Hoàng Sa, nơi có tranh chấp với Hà Nội.
Các nước Đông Nam Á có được sự ủng hộ của Mỹ. Chính quyền Washington coi bản đồ « hình lưỡi bò » của Trung Quốc ở Biển Đông là « phi pháp » và « phi lý », vì các đòi hỏi này chiếm tới 80% trong tổng diện tích 3,5 triệu km vuông của Biển Đông.
Với nguồn dầu khí dưới đáy biển, Biển Đông có tầm quan trọng to lớn về kinh tế và địa chính trị và có một giá trị quan trọng về chiến lược đối với mọi chính sách bành trướng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện