Giáo Hoàng nói các quốc gia phải hợp nhất về vần đề di dân khi vụ va chạm xảy ra giữa Ý và Pháp

Tác giả: Philip Pullella
Biên dịch : Điền Phong
2018-08-29

VATICAN CITY (Reuters) - Giáo hoàng Francis hôm thứ Năm (14 June 2018) kêu gọi "thay đổi tư duy" về chính sách di dân, nói rằng sự hợp tác quốc tế là vấn đề sinh tử nhân xảy ra chuyện tranh chấp ngoại giao giữa Pháp và Ý về vấn đề này.


Giáo Hoàng Francis ban phúc lành cho một đứa bé khi Ngài đến tại công trường thánh Phêrô để chủ tọa một buổi hội kiến chung hôm Thứ Tư June 13, 2018. REUTERS/Tony Gentile/File Photo
Giáo Hoàng Francis đã đưa ra lời bình luận trong một thông điệp đến những người tham dự tại một hội nghị quốc tế về nạn di dân được tổ chức tại Vatican. Ngài kêu gọi sự "chia xẻ vai trò quản lý của quốc tế về nạn di dân khắp thế giới dựa trên giá trị của công lý, đoàn kết và cảm thông”.
Chính quyền nước Ý đã vời sứ giả của Pháp đến để phản bác một cách giận dữ lời chỉ trích của chính phủ Pháp về chính sách di dân của Ý, nâng tầm quan ngại lên hàng ngoại giao hiện đang là một vấn nạn dang lan rộng trên chính trường chính yếu của châu Âu.
Một ngày sau khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng Rome đã hành động theo lối "vô liêm sĩ và vô trách nhiệm" khi đóng các hải cảng cấm các tàu di dân vào, bộ trưởng kinh tế của Ý đã hủy bỏ buổi hội kiến tại Paris với người đối tác và thủ tướng Giuseppe Conte đang cân nhắc việc trì hoản buổi họp mặt với tổng thống Macron của Pháp được ấn định vào ngày Thứ Sáu tới (15 June 2018).
Giáo hoàng Francis, người đã bênh vực cho dân di cư và tỵ nạn như là lập trường chính của ngài, nói rằng cơn khủng hoảng về đi dân hiện nay “đòi hỏi phải thay đổi lập trường của tư duy”.
Ngài nói các quốc gia “phải chuyển hướng từ việc xem ngưòi ngoài như là sự đe dọa đến an vui của chúng ta qua việc đánh giá họ như là những người có trải nghiệm về cuộc sống và những giá trị có thể đóng góp lớn lao cho sự giàu mạnh của xã hội chúng ta."


Tàu Aquarius chở 629 di đân
Sự va chạm giữa Rome và Paris vốn tập trung vào chiếc tàu từ thiện Aquarius, mà cà 2 nước Italy và Malta từ chối không cho cập bến. Chiếc tàu mang theo 629 di dân và đang được hộ tống bởi 2 chiếc tàu của Italy để đưa qua nước Tây Ban Nha (Spain) là quốc gia đã cho phép họ được cập bến an toàn.
Giáo hoàng nói rằng tầm cỡ xuyên quốc gia của cơn khủng hoảng di dân cần được "sự trợ giúp của toàn thể cộng đồng quốc tế" bởi vì nó vượt quá khả năng của các quốc gia đơn lẻ.
“Sự hợp tác quốc tế như thế là quan trọng trên mọi tầm mức di dân: từ việc khởi hành từ quốc gia xuất phát suốt hành trình cho đến khi đến được bến, cũng như việc giúp đỡ cho họ được chuyển dịch và trở về quê quán” giáo hoàng Francis nói.
“Tại mỗi quốc gia này, số mạng người di dân thật mõng manh, họ cảm thấy cô đơn và bị cách ly. Sự nhận biết được sự kiện này rất quan trọng nếu chúng ta mong có đáp ứng cụ thể và đầy nhân tính cho cơn thử thách về nhân dạo này" ngài nói.
Cuộc hội nghị này được tổ chức bởi Vatican và Mexico, có nhiều đại sứ đến tham dự.
--------
Ý kiến độc giả :

Nói sơ lược về đại cương thì quá dễ dàng, nhưng khi đi vào chi tiết để giải quyết những vấn nạn thì sẽ thấy mình ăn nói quá khoa trương và nông cạn. Giáo Hoàng Francis cũng không tránh khỏi những mộng mơ lý tưởng của mình, cũng dễ dàng nhắm mắt để mơ thấy rằng Cọng Sản là tốt lành và tin rằng họ không hề là bọn giết người kinh khủng nhất thế giới, rồi GH cũng khen Hồi Giáo là tốt lành trong khi chẳng đọc kinh Koran để biêt rằng giáo chủ Mohammed áp đặt giáo điều là kêu gọi tiêu diệt hết hoặc bắt làm nô lệ tất cả nhũng ai không thờ phuợng thần Allah của họ.
Riêng tôi cũng mơ rằng Tập Cân Bình sẽ mời được GH Francis làm cố vấn cho ông ta để cho GH trổ tài thuyết phục tên Cọng Sản khát máu này trở thành con chiên ngoan hiền của ngài !

JB Trường Sơn

****

Liên Âu đau đầu vì di dân

Tác giả: Nguyễn Xuân Nghĩa Nguồn: Giờ giải ảo - Youtube Ngày đăng: 2018-08-29


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?