Biển Đông 2019 và các hàng không mẫu hạm đồng minh

Hình như Mỹ và phương Tây đã nhận thấy rằng gió đã xoay chiều. Các cuộc hải hành như đi dạo mát xuyên ngang biển đông mà xưa nay các nước thường thực hiện, ngoài việc chọc tức ông Tập và nhân dân Tàu, hình như nay cũng không còn hiệu quả, bởi chính người Mỹ đã lên tiếng khẳng định rằng Tàu cộng đã thật sự hoàn tất chương trình trang bị hoả tiễn chống hạm tại 7 căn cứ bồi đắp trái phép tại Trường Sa. Nay người Tàu đã đủ sức không chế toàn bộ và thật sự đe dọa con đường tự do hàng hải và nếu ai tiếp tục chọc tức họ thì phải nhận lấy hậu quả khốc liệt, nước Tàu đã trở thành một con hổ dữ, không để ai tiếp tục bắt nạt họ.


Vị trí và tên 7 căn cứ quân sự tại Trường Sa
I. Sự chuẩn bị của phương Tây
Giới quan sát tình hình thế giới cũng hơi ngạc nhiên khi nghe bà bộ trưởng quốc phòng Pháp Florence Parly, vừa qua đã tuyên bố rằng sẽ gởi chiếc hàng không mẫu hạm duy nhất của Pháp quốc, sau khi nó vừa hoàn thành một chương trình tu chỉnh định kỳ từ 2017, nó sẽ thực hiện một chuyến hải hành đầu tiên với toàn bộ khả năng tác chiến của nó với gần 40 chiếc Rafale M, một chiến đấu cơ đa năng mà tầm tác chiến bao trùm hơn 3000 km và version Rafale M là loại chiến đấu cơ ngoại quốc duy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Mỹ và ngược lại, chiếc hàng không mẫu hạm Charles De Gaulle cũng là chiếc mẫu hạm duy nhất của đồng minh chấp nhận mọi loại chiến đấu cơ Mỹ tính từ F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 cất cánh/ngày.
Chiếc Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và nó là một trong những tàu sân bay tham chiến nhiều nhất trên thế giới. Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong Chiến dịch Tự do bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban. Trong đợt triển khai đầu tiên này, con tàu đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu. Chiếc HKMH này đạt kỷ lục về tác chiến trên toàn thế giới, qua mặt cả các HKMH Mỹ về số lượng tham chiến và số lượng bay và đáp, vì đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Lybia với hơn 1400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.
Về phía Anh quốc, 2 Chiếc HMS class Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 của Anh quốc chỉ có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các drone không người lái thôi, cho đến nay, hãng Lockheed- Martin chỉ mới giao cho Anh quốc được 15 chiếc F35, và mới chỉ có 4 chiếc đầu tiên đã thực sự bay về Anh từ tháng 6/2018. Anh quốc còn phải chờ đến 2021 mới thật sự có thể triển khai sức mạnh của hai chiếc HKMH class Queen Elizabeth R08 và RO9 ra biển lớn. Nhưng theo tin SMCP thì Anh và Úc, tháng 7 vừa qua, đã phác thảo kế hoạch chung đưa chiếc HMS Queen Elizabeth R08 đến biển đông vào đầu năm 2019, để có thể yểm trợ hỏa lực và làm bãi đáp hỗ trợ cho các F35 gốc Nhật và Mỹ khi cần thiết.
Về phía hải quân trục kim cương thì Ấn Độ, duy chỉ có một chiếc mẫu hạm class Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) sẽ đi vào hoạt động dự trù 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29 hay Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến tại biển đông, nó sẽ phải hoạt động độc lập.


Vikrant aircraft carrier
Về phía Nhật thì các “trực thăng mẫu hạm” Izumo, chỉnh sửa, biến dạng từ khu trục hạm Izumo nên chỉ trông chờ vào hãng Lockheed-Martin Mỹ giao cho đủ số 100 chiếc F35 đã đặt mua, một lực lượng sẽ rất mạnh nhưng hiện nay thì chưa sẵn sàng tác chiến.

F35 là loại máy bay tiêm kích phản lực lên thẳng, có thể đáp xuống bất cứ bải đáp nào

Chính vì thế mà chiếc mẫu hạn Charles de Gaulle của Pháp, nay lại chính là một cánh tay đắc lực duy nhất của lực lượng đồng minh của Mỹ trên mọi vùng biển trên thế giới và đặc biệt là châu Á Thái Bình Dương. Chiếc mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle với một thủy thủ đoàn gần 2000 + 700 nhân viên, nó hoàn toàn độc lập về hỏa lực tác chiến trong vòng 50 ngày, trừ thực phẩm cho thủy thủ đoàn là phải tiếp viện mỗi 15 ngày trên biển.
Nên biết thêm là từ ngày được đưa vào hoạt động tháng năm 2001, đây là lần đầu tiên chiếc mẫu hạm Pháp ra đi thật xa với một hỏa lực chưa từng có và một đội tầu chiến yểm trợ cũng chưa từng có như các khu trục hạm chống ngầm và chiếc soái hạm Mistral, chỉ huy mọi sức mạnh từ hải lục không quân và cả các đạo quân vệ tinh ngoài không gian để thâu thập tin tức cung cấp do các chuyến bay và ngầm không người lái. Cũng chiếc Mistral mà hải quân Nga rất thèm muốn, nhưng Pháp đã từ chối bán nó để tránh trường hợp hổ thêm cánh cho hạm đội Hắc Hải và hạm đội Thái bình Dương của Nga. Ta có thể nói là vào đầu năm 2019, Pháp sẽ có mặt tại biển đông với một lực lượng mạnh chưa từng có. Họ đang tính toán gì đây? Và cũng vào đầu năm 2019, chiếc HMS Queen Elizabeth sẽ có mặt tại biển đông qua tuyên bố gần đây của ngoại trưởng Úc Julie Bishot và ngoại trưởng Anh Gavin Williamson (Theo SCMP).
Về phía Mỹ, ngày 24 tháng 11 chiếc hàng không mẫu hạm nguyên tử Mỹ là chiếc USS Ronald Reagan đã cặp cảnh Hong Kong và hiện có mặt trong vùng thay cho chiếc Carl Vinson phải trở về San Diego cho cuộc sửa chữa định kỳ. Phương Tây và Mỹ, họ đang tính toán gì tại đây?


Charles de Gaulle sau khi hoàn tất chương trình tu chỉnh định kỳ
II. Sự chuẩn bị lực lượng của Tàu cộng và Nga
Chắc chắn là người Tàu không dại dột gì mà đặt trông cậy vào lực lượng hải quân với duy một con Tầu hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, kém hiệu quả và kém cả về hỏa lực cũng như thiếu kinh nghiệm tác chiến trầm trọng so với phương tây, cho dù họ có một lực lượng ngầm đáng nể gồm hơn 56 chiếc động cơ Diesel và 5 chiếc ngầm mang vũ khí hạt nhân.
Người Tàu cũng không thể trông đợi gì ở đồng minh duy nhất hay phản bội của họ là Nga, một đồng minh chỉ chờ cơ hội để đâm sau lưng họ, có thể vì tiền xuất cảng vũ khí vì vị trí độc tôn lãnh đạo khối cộng sản cũ. Hơn nữa, hiện nay, chỉ số kinh tế Nga cho thấy Nga đang ở mức một nước Tây Ban Nha tại Âu Châu và thua xa Pháp và Đức, nghĩa là thuộc về khối các quốc gia nghèo.
Về phía người Tàu, họ phải có các lý do để tự tin về sức mạnh quân sự của họ tại biển đông và biển Hoa đông, cũng như tại eo biển Đài Loan nếu một mai cuộc gặp gỡ giữa Tập và Trump đưa đến một kết quả tồi tệ trên bàn cờ chính trị, như là người Mỹ sẽ từ chối không chịu nhượng trọn bộ biển đông cho Tàu cộng hay là tiếp tục làm khó dễ cho chương trình Một vành đai, một con đường của ông Tập hoặc cố ý tiếp tay, tiếp sức cho bà Thái Anh Văn thực hiện chương trình độc lập cho Đài Loan trước ngày bầu cử lại tổng thống Đài Loan vào tháng giêng năm 2020, nghĩa là trong hai năm nữa mà sự thất bại của bà Thái cũng đã được giới thạo tin tiên đoán trước, cũng dễ hiểu thôi, vì bởi nếu độc lập, nghĩa là đảo quốc sẽ vĩnh viễn mất quyền trở về cai trị lục địa, nơi mà họ cũng như đảng công sản Trung hoa đều giành tính chính danh để thống trị.
III. Kết Luận
Người ta hay đùa “thận trọng như quân đội Pháp”, ý nói Pháp nhát, bởi vì Pháp đã học nhiều bài học quý giá khi choảng nhau với những kẻ yếu hơn họ. Cuộc chiến tại Điện Biên Phủ là một tình hình cũng có phần hơi trùng hợp với những gì đã phơi bày tại biển đông ngày nay.
Đôi lúc, chúng ta nghe đâu đó có nói đến một loại vũ khí gần như vô địch nhưng ít ai biết rõ, đó là các loại bom EMP (Electromagnetic Pulse). Thật ra, tất cả các nước tân tiến đều đã nghiên cứu để có những hiểu biết cơ bản về loại bom EMP, nhưng người Nga mới là nước đã thử nghiệm thành công đầu tiên bom “ép phê EMP", còn gọi là E-bom, do công trình nghiên cứu 60 năm về trước của nhà bác học Andrei Sakharov và các trợ viên Athshuler, Voitenko và Bichenko.


Bom EMP là một bom nguyên tử cho nổ ở trên trung hoặc thượng tầng khí quyển (cao 60 dặm trở lên), không gây tàn phá về cơ sở vật chất nhưng các tia bức xạ điện từ của nó phóng xuống có thể phá hủy các máy móc, các đường dây điện thành phố, các mạch điện của máy điện tử và sinh mạng con người ở một vùng rộng lớn trên mặt đất.
Người Pháp đã hai lần thử nghiệm sức mạnh về EMP khi cho nổ bom hạt nhân trên tầm cao 100 km ở Polynésie Français, người Mỹ thì từ 1960 đã có hơn 10 lần thử, họ kích hoạt một bom hạt nhân từ không gian 400 km, bắn đi từ đảo Johnson island gần Hawaii và họ biết rất rõ cách mà họ có thể xóa sổ một lực lượng hùng hậu trên biển hay một số vệ tinh tình báo làm cho đối phương trở nên mù lòa trong cuộc chiến. Duy chỉ có lực lượng tầu ngầm là có thể thoát khỏi tầm tấn công của Bom EMP thôi và cuộc trả đũa sau đó cũng sẽ khốc liệt không kém. Hình như hiện tại Tàu cộng đang suy nghĩ nhiều về con đường này khi liên tục tìm cách bắn hạ các vệ tinh của chính họ, trên biển và trên đất liền và phát triển các thiết bị ngầm như xây dựng một vạn lý trường thành dưới lòng biển đông.
Chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào khi cuộc chiến thật sự xảy ra, nhưng chắc chắn kẻ chiến thắng sẽ là kẻ thống trị thế giới này cho thế kỷ 21, Trước đó thì mọi đồn đoán về sức mạnh cũng chỉ là lời đồn đoán thôi.
Paris, 29/11/2018
Thành Đỗ, Cựu kỹ sư về công nghệ quốc phòng Pháp
danlambaovn.blogspot.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện