TIn khắp nơi – 30/11/2018

TIn khắp nơi – 30/11/2018

Tổng thống Trump thẳng tay “tạt gáo nước lạnh”

vào người đồng cấp Putin?

Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng đã quyết định thực hiện lời đe dọa khi tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp dự kiến với người đồng cấp Nga tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires vào thứ Bảy (1/12).
Dựa vào thực tế là những con tàu và thủy thủ không trở về Ukraine từ Nga, tôi quyết định rằng, sẽ là tốt nhất cho các bên để hủy bỏ cuộc gặp đã được lên kế hoạch từ trước của tôi với ông Putin.
Trước đó, hôm 27/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có phát biểu thể hiện sự ủng hộ đối với đồng minh Ukraine. Ông Trump đã nói đến việc có thể hủy bỏ một cuộc gặp dự kiến với người đồng cấp Nga Putin tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Argentina vào cuối tuần này như một cách “đáp trả” cho “hành động gây hấn” của Nga.
Nga đã bắt giữ các tàu và thủy thủ của Ukraine hồi cuối tuần vừa rồi ở gần bán đảo Crimea – một khu vực được Moscow sáp nhập năm 2014. Nga cho biết, họ bắt giữ các tàu và thủy thủ của Ukraine vì lực lượng này đã xâm phạm bất hợp pháp vào vùng lãnh hải của họ. Kiev bác bỏ cáo buộc đó.
Trên đường rời Nhà Trắng đến Argentina ngày hôm qua (29/11), Tổng thống Trump đã nói với các phóng viên rằng, ông “có thể” sẽ có cuộc gặp với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh nhưng nói rằng ông sẽ đưa ra quyết định chính thức sau khi được báo cáo tình hình trên máy bay. Rất nhanh sau đó, ông Trump viết trên Twitter rằng, “sẽ là tốt nhất cho tất cả các bên có liên quan” để hủy bỏ cuộc gặp với ông Putin “dựa trên thực tế các tàu và thủy thủ chưa trở về Ukraine.”
Tổng thống Trump cho biết, ông mong đợi “một hội nghị thượng đỉnh có ý nghĩa” khi “tình hình đã được giải quyết”.
Phản ứng trước quyết định của Tổng thống Trump, điện Kremlin cho biết, họ chưa nhận được bất kỳ thông tin xác nhận nào về việc hủy bỏ cuộc gặp thông qua các kênh chính thức. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của điện Kremlin cho hay, nếu cuộc họp bị hủy bó, ông Putin sẽ có thêm vài giờ tự do để tổ chức những cuộc họp quan trọng khác.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng không chắc chắn xung quanh một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ. Trên thực tế, dường như điều này xảy ra khá thường xuyên. Chỉ ba ngày trước khi hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có cuộc gặp ở Helsinki vào tháng Bảy vừa rồi, cố vấn đặc biệt của ông Trump – Robert Mueller đã đưa ra cáo buộc cho rằng 12 quan chức quân sự của Nga có vai trò trong việc can thiệp vào nền chính trị trong nước của Mỹ. Ông Mueller là người chịu trách nhiệm điều tra cáo buộc về việc giữa ông Trump và nước Nga có mối “quan hệ thông đồng”. Động thái đó đã khiến giới chức Nhà Trắng tin rằng ông Mueller cố tình tìm cách phá hoại cuộc gặp ở Helsinki.
Cũng có những thông tin trái chiều nhau về khả năng có cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ bên lề sự kiện kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ I ở Pháp hồi tháng trước. Cuối cùng, Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin vẫn có cuộc gặp ngắn sau hậu trường và công khai bắt tay nhau sau khi các nhà tổ chức của Pháp đổi sắp xếp vị trí chỗ ngồi vào phút cuối để tránh không cho hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ ngồi cạnh nhau.
Trong khi cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine đang diễn ra nóng bỏng thì Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố, Kiev đã nhận được lời đề nghị “giúp đỡ về mặt quân sự” từ phía Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đảm bảo rằng nước ông sẽ “ủng hộ hoàn toàn, hỗ trợ đầy đủ, trong đó có sự hỗ trợ về quân sự, phối hợp toàn diện mọi thứ chúng tôi cần để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”, ông Poroshenko đã cho biết như vậy.
Cuộc đụng độ trên biển giữa Nga và Ukraine đang gây ra một cuộc đối đầu không chỉ giữa hai nước có liên quan trực tiếp mà còn khiến mối quan hệ giữa Nga với phương Tây leo thang căng thẳng.
http://biendong.net/bien-dong/25027-tong-thong-trump-thang-tay-tat-gao-nuoc-lanh-vao-nguoi-dong-cap-putin.html

Ukraina : Thượng viện Mỹ

ra nghị quyết lên án Nga gây hấn

Tú Anh
Xung khắc Nga-Ukraina ở Biển Đen không có dấu hiệu hạ nhiệt. Có tin 24 thủy thủ Ukraina bị đưa về giam ở Matxcơva. Trong khi đó, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết, với sự ủng hộ của toàn thể nghị sĩ, lên án Nga gây chiến.
Theo Reuters, đêm thứ Năm 29/11/2018, một nghị quyết lên án Nga gây chiến với Ukraina đã được toàn thể Thượng nghị sĩ Mỹ thông qua. Nghị quyết không có tính trói buộc do thượng nghị sĩ Ron Johnson, đảng Cộng hòa và Chris Murphy của đảng Dân chủ đề xuất.
Theo hai tác giả, nghị quyết này là lời cảnh báo « không tha thứ hành động gây hấn trong vùng biển Azov ». Nga phải « chấm dứt hành động tấn công Ukraina, phải trao trả chiến hạm và trả tự do (cho 24) thủy thủ bị bắt ».
Thượng nghị sĩ Ron Johnson cho rằng tổng thống Putin muốn « trắc nghiệm phản ứng của phương Tây » qua hành động khiêu khích này. Putin đã « thấy rõ phản ứng của Thượng viện Mỹ, nhất trí ủng hộ Ukraina ».
Hôm nay, theo yêu cầu của Kiev, Tòa Nhân Quyền Châu Âu đã gửi cho chính phủ Nga một loạt câu hỏi kỳ hạn đến thứ Hai (03/12) phải trả lời về tình trạng 24 thủy thủ Nga : Vì sao họ bị giam ? Dựa trên cơ sở pháp lý nào ? Giam ở đâu ? Bao nhiêu người bị thương ? Được săn sóc ra sao ?….
Theo hai trong số các luật sư biện hộ cho các thủy thủ này, tất cả đã bị đưa về nhà tù nổi tiếng Lefortovo, gần Matxcơva.
Hạn chế nhập cảnh
Ukraina tiếp tục đề phòng mọi tình huống. Theo AFP, biên phòng và hải quan Ukraina hạn chế công dân Nga nhập cảnh. Trong khuôn khổ thiết quân luật, nam công dân Nga từ 16 đến 60 tuổi bị từ chối vào Ukraina trừ lý do nhân đạo.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181130-ukraina-thuong-vien-my-nghi-quyet-len-an-nga

Tàu chiến Mỹ tăng tần suất

qua eo biển Đài Loan

Hai tàu hải quân Mỹ hôm 28-11 đi qua eo biển Đài Loan trong bối cảnh Washington tăng cường tần suất qua lại trên tuyến đường thủy chiến lược này, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay: “Chuyến đi của hai tàu hải quân qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục di lại trên không, trên biển và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Phía Mỹ cho biết hai tàu đi qua eo biển Đài Loan lần này là tàu khu trục USS Stockdale và tàu tiếp dầu Pecos.
Động thái trên diễn ra trước thềm cuộc gặp dự kiến ​​giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này tại Argentina bên lề Hội nghị Cấp cao nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Việc Mỹ cho tàu qua eo biển Đài Loan lần thứ 3 trong năm nay có nguy cơ làm tăng căng thẳng với Trung Quốc bởi đây được xem là dấu hiệu ủng hộ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Đài Loan giữa lúc rạn nứt trong quan hệ giữa hòn đảo này và Bắc Kinh ngày một sâu thêm.
Hải quân Mỹ trước đó đã thực hiện sứ mệnh tương tự qua eo biển Đài Loan hồi tháng 7. Đây là chuyến đi đầu tiên như thế trong vòng một năm.
Tuy không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan nhưng Washington vẫn duy trì cam kết giúp hòn đảo tự vệ và là nguồn cung vũ khí chính của họ. Lầu Năm góc cho hay Washington đã bán cho Đài Loan hơn 15 tỉ USD vũ khí kể từ năm 2010.
Đến nay, Trung Quốc vẫn gia tăng sức ép để khẳng định chủ quyền hòn đảo mà Bắc Kinh xem là một tỉnh ly khai trong chính sách “Một Trung Quốc”.
Đài Loan được xem là một trong số các vấn đề gây xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung bên cạnh cuộc chiến thương mại, các lệnh trừng phạt của Mỹ và hoạt động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/25018-tau-chien-my-tang-tan-suat-qua-eo-bien-dai-loan.html

Mỹ Đình Chiến Thương Mại? Chưa Đâu!

Vi Anh
Trang tin Đông Phương (hk.on.cc) ngày 18.11 cho biết, hôm 16.11, tại Phòng Bầu dục trong toà Bạch Cung, TT Trump nói với các nhà báo: “Người Trung Quốc muốn đạt được một hiệp nghị. Họ đã chuyển tới tôi một bản danh mục, trên đó liệt kê ra những điểm họ muốn làm; nhưng tôi vẫn chưa thể chấp nhận những điểm (nhượng bộ) đó.” Ông nói rõ thêm, dù Trung Quốc đã trao danh mục nhượng bộ 142 khoản nhưng vẫn thiếu 4 – 5 điểm quan trọng, “vẫn chưa đủ” để có thể đạt được một hiệp nghị. TT Donald Trump và Chủ Tịch Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng này tại Buenos Aires.
Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow hôm 27/11 cho biết nhiều ngày trước khi diễn ra bữa ăn tối quan trọng giữa TT Trump và Chủ Tịch Tập cận Bình này, hiện vẫn không có cuộc thương thảo nào giữa các cố vấn của hai nhà lãnh đạo được lên lịch. Cho đến giờ Tòa Bạch Ốc vẫn thất vọng trước phản ứng của Trung Quốc đối với vấn đề thương mại. “Phản ứng của họ [TC] thật đáng thất vọng bởi vì… chúng tôi không thấy thay đổi gì lớn trong cách tiếp cận của họ.”
Còn TT Mỹ Donald Trump vẫn chuẩn bị tăng thuế lên hàng nhập cảng từ Trung Quốc nếu không có đột phá nào về các vấn đề thương mại trong bữa ăn tối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 1/12 tới đây. Ông cũng nhắc lại “Mỹ đã giúp tạo nên thành công cho Trung Quốc, nhưng mỗi năm bị họ lấy đi 500 tỷ USD” và nhấn mạnh nay Mỹ quyết không cho phép xảy ra tình hình như thế nữa.
Ông Trump nói kinh tế Trung Quốc gần đây đang chuyển sang xấu đi. Tuy Ông nói không muốn dồn Trung Quốc vào tình cảnh rất tồi tệ, nhưng ông nhấn mạnh tính chất của quan hệ mậu dịch Mỹ – Trung phải là cùng có lợi, Mỹ không thể là kẻ ngốc trong cuộc. Ông khẳng định, từ nay về sau Mỹ sẽ không thể để Trung Quốc chiếm lợi lộc nhiều hơn. Bản tin của Reuters cũng không nói rõ được “4-5 điểm quan trọng còn thiếu” đó là những gì, nhưng cho rằng, nếu liên quan đến hàng hóa thông thường vào thị trường hoặc dịch vụ tiền tệ không mang tính then chốt thì Trung Quốc ắt sẽ đáp ứng vì họ đang rất muốn thoát khỏi tình cảnh khốn đốn.
Bản tin của Reuters cho rằng, danh mục những nhượng bộ của Trung Quốc chủ yếu gồm 3 loại: những thứ Trung Quốc muốn thỏa thuận, những thứ Trung Quốc đang giải quyết và những thứ họ không muốn thỏa thuận.
Có học giả Trung Quốc tiết lộ, lằn ranh cuối của Trung Quốc trong đàm phán là: không cản trở đến sự chuyển hình và gia tăng kinh tế; còn Mỹ thì yêu cầu Trung Quốc căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế thị trường, chấm dứt việc chính phủ tài trợ cho các công ty theo kế hoạch “Made in China 2025” hoặc 2035, chấm dứt việc lấy cắp bản quyền sở hữu trí tuệ… Đó đều là những yêu cầu đụng chạm đến “lằn ranh cuối”.
Ngoài ra, căn cứ vào việc mới đây Cố vấn kinh tế Tòa bạch Ốc Larry Kudlow nói cuộc đàm phán Donald Trump – Tập Cận Bình sẽ không chỉ hạn chế trong vấn đề mậu dịch, nên có thể suy đoán trong các “vấn đề quan trọng còn thiếu” có thể liên quan đến Biển Đông và Đài Loan.
RFI tiếng Trung quốc cho biết, ông Donald Trump nói, Trung Quốc muốn đạt được một hiệp nghị về mậu dịch, Mỹ có lẽ cũng không cần tiếp tục đánh thuế thêm đối với hàng hóa nhập cảng  của Trung Quốc nữa.
Ông nói với các phóng viên: kinh tế Mỹ rất tốt, còn kinh tế Trung Quốc không tốt, thị trường chứng khoán lao dốc nên Trung Quốc đang cấp thiết muốn đạt được một hiệp nghị mậu dịch.
Cũng cần kể thêm cuộc “đấu khẩu nảy lửa” giữa Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây ở hội nghị APEC tại Papua New Guinea cho thấy giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này đang tồn tại những bất đồng sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong thương mại, làm dấy lên lo ngại về một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới.”
Phó tổng thống Pence nhắm vào sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cũng như tranh cãi về thương mại giữa hai nước khiến APEC lần đầu tiên trong lịch sử không ra được tuyên bố chung cho thấy triển vọng hòa giải, thu hẹp bất đồng trong vấn đề thương mại giữa hai nước vẫn rất mờ mịt, báo hiệu một cuộc gặp Trump – Tập không nhiều hứa hẹn.
Chính quyền Trump cũng rục rịch chuẩn bị các vũ khí khác ngoài đòn áp thuế để gia tăng áp lực với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại. Bộ Thương mại Mỹ hôm 19/11 bắt đầu công khai thảo luận về những quy định mới, cho phép Bộ hạn chế xuất cảng  một số công nghệ quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia. Quy định này nếu có hiệu lực sẽ cho phép Mỹ ngăn chặn việc xuất cảng  những công nghệ tối tân tới Trung Quốc và giảm thiểu nguy cơ bị sao chép hay xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Đạo luật Kiểm soát Xuất cảng mới được quốc hội Mỹ thông qua, chính quyền Trump được quyền phong tỏa, ngăn chặn doanh nghiệp xuất cảng “những công nghệ mới nổi và mang tính nền tảng” tới các quốc gia đối thủ. Các công nghệ cao mà Tòa Bạch Ốc muốn tăng cường kiểm soát xuất cảng  liên quan tới 14 lĩnh vực, trong đó có công nghệ sinh học, robot và trí tuệ nhân tạo.
Chính quyền các tổng thống Mỹ trước đây thường chỉ áp dụng quy định hạn chế xuất cảng với các công nghệ có liên quan trực tiếp đến năng lực quân sự. Việc chính quyền Trump mở rộng quy định này để bao trùm những sản phẩm về lý thuyết có thể ứng dụng cho lĩnh vực quân sự được coi là một bước tiến đáng kể nhằm tăng sức ép với Trung Quốc.
TT Trump cũng đề cập đến khả năng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc, nhưng giới quan sát cho rằng đây chỉ là “đòn gió” của Tổng thống Mỹ, khi chính quyền của ông vẫn có những động thái chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hạn.
Theo Bloomberg, viễn cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể giải quyết cuộc chiến thương mại thông qua cuộc gặp cuối tháng bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina là điều rất khó xảy ra.
Trung Quốc có nhượng bộ 142 khoản, Mỹ nói “vẫn chưa đủ” cho một hiệp nghị.
Cuộc đối đầu này giữa Mỹ và TQ được dự đoán sẽ kéo dài, trong khi Trung Quốc dường như chưa có sự chuẩn bị tốt và có thể đã “tự bắn vào chân” bằng quyết định sai lầm khi lựa chọn đòn áp thuế trả đũa trong chiến tranh thương mại với Mỹ, theo Washington Post.
Bộ Tư pháp Mỹ gần đây cũng tăng cường điều tra, truy tố các cá nhân, tổ chức Trung Quốc có hành vi gián điệp kinh tế và thành lập một lực lượng đặc biệt để đối phó với các thủ đoạn kinh tế bất hợp pháp của Trung Quốc./.(VA)
https://vietbao.com/p122a288110/my-dinh-chien-thuong-mai-chua-dau-

TT Trump ký hiệp định thương mại USMCA

thay thế NAFTA

Hôm 30/11, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Mexico, và Canada ký một thỏa thuận thương mại mới cho khu vực Bắc Mỹ gọi là USMCA. Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã ký hiệp định USMCA trước khi tham dự phiên khai mạc hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Argentina.
Tuy nhiên, sẽ mất một thời gian để thỏa thuận có hiệu lực vì phải chờ quốc hội ba nước thông qua.
Hiệp định này kỳ vọng sẽ mang lại kim ngạch thương mại trị giá 1,2 nghìn tỷ đôla hàng năm giữa ba nước.
USMCA thay thế cho hiệp định NAFTA, một hiệp định bị Tổng thống Trump chỉ trích trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, cho rằng đó là thương vụ tồi tệ nhất trong lịch sử vì NAFTA làm mất việc làm trong ngành sản xuất của Mỹ kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào năm 1994.
Khi ba nước đồng ý về thỏa thuận USMCA hồi đầu năm nay, ông Trump nói: “Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này sẽ tạo ra lợi nhuận và công ăn việc làm cho Hoa Kỳ và cả khu vực Bắc Mỹ.”
Ông Joshua Meltzer, một thành viên cấp cao của Viện Brookings, nói với VOA rằng thỏa thuận này không khác nhiều so với NAFTA.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ky-hiep-dinh-thuong-mai-usmca-thay-the-nafta/4681073.html

Mỹ kiện 3 công ty giúp Bắc Triều Tiên rửa tiền

Các công ty có trụ sở ở Singapore, Hong Kong và Trung Quốc đã giúp rửa trên 3 triệu đô la Mỹ cho các ngân hàng Bắc Triều Tiên, giới chức Mỹ cho biết trong một vụ kiện dân sự mà họ khởi xướng nhằm tịch thu số tiền này.
Ba công ty vừa kể bị cáo buộc đã tạo điều kiện cho các giao dịch giúp Bắc Triều Tiên, đơn kiện do Bộ Tư pháp Mỹ khởi thảo ở Washington hồi đầu tuần dẫn lời thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho biết.
Các ngân hàng Bắc Triều Tiên trong danh sách đen đã thông qua các công ty này thực hiện các giao dịch thanh toán bằng đồng đô la Mỹ cho các công ty Bắc Triều Tiên mà các ngân hàng này quản lý. Các công ty này được hướng dẫn lược bỏ các thông tin cho họ đang giao dịch với Bắc Triều Tiên để tránh bị Mỹ ngăn chặn.
“Do Bắc Triều Tiên tiếp tục tìm những cách thức sáng tạo để né các lệnh trừng phạt quốc tế, chúng tôi hy vọng rằng cuộc điều tra này sẽ buộc các công ty nước ngoài phải xem xét kỹ lưỡng khi thực hiện các giao dịch kinh doanh hay khi thực hiện các thanh toán bằng đô la Mỹ với tư cách là bên thứ ba,” ông Michael DeLeon, một điệp viên phụ trách vấn đề này tại Cục điều tra Liên bang, nói trong một thông cáo.
“Các công ty tham gia vào các hoạt động ngân hàng lừa đảo có thể sẽ đối mặt với biện pháp trừng phạt dân sự hay hình sự và có thể bị buộc phải giao nộp lại số tiền.”
Trong những năm qua, Bình Nhưỡng đã ngày càng khôn khéo trong việc né các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc áp đặt. Họ sử dụng một loạt các chiến thuật để có được thu nhập. Các cơ quan của Mỹ đã ra một số khuyến cáo cảnh báo các công ty về những rủi ro của việc xử lý các khoản tiền của Bắc Triều Tiên.
Công ty Singapore được nêu tên trong vụ kiện được nêu lên là ‘công ty hợp tác’. Công ty này đã đồng ý giao nộp số tiền đó cho Chính phủ Hoa Kỳ và thừa nhận rằng họ được một công ty gửi tiền của Trung Quốc yêu cầu chuyển các khoản thanh toán cho các công ty Bắc Triều Tiên khi họ muốn được tỷ giá tốt hơn khi hoán đổi ngoại tệ.
https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-ki%E1%BB%87n-3-c%C3%B4ng-ty-gi%C3%BAp-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-r%E1%BB%ADa-ti%E1%BB%81n/4680799.html

Ngũ Giác Đài đầu tư bộ xương ngoài

cho các ‘siêu chiến binh’ Mỹ

Quân đội Hoa Kỳ đang đầu tư hàng triệu đôla cho công nghệ bộ xương ngoài, thực hiện các thí nghiệm giúp các binh sĩ trở nên mạnh mẽ và bền bỉ hơn, nhằm xây dựng một thế hệ “siêu” quân nhân mới, theo Reuters.
Công nghệ mới này do công ty Lockheed Martin Corp phát triển thông qua giấy phép của công ty B-TEMIA có trụ sở tại Canada, nơi đầu tiên sáng chế ra bộ xương ngoài để giúp những người gặp khó khăn trong việc đi lại.
Bộ xương ngoài sử dụng một bộ cảm biến, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác để hỗ trợ các chuyển động tự nhiên của con người.
Đối với quân đội Mỹ, sự hấp dẫn của công nghệ này là rất rõ: hỗ trợ cho các binh sĩ khi mang theo quân trang nặng, nhiều khi phải mang đến 40-64 kg thiết bị, trong khi trọng lượng đề nghị chỉ tối đa 23 kg.
Hôm 29/11, Công ty Lockheed Martin cho biết họ đã giành được hợp đồng trị giá 6,9 triệu đôla từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Kỹ thuật Quân đội Natick của Mỹ để nghiên cứu và phát triển bộ xương ngoài, được gọi là ONYX, theo một thỏa thuận hai năm.
Ông Keith Maxwell, giám đốc công nghệ bộ xương ngoài thuộc công ty Lockheed Martin Missiles và Fire Control, cho biết những người tham gia thử nghiệm của công ty thấy họ có khả năng tăng sức chịu đựng khi mặc bộ xương ngoài.
Ông Maxwell cho biết mỗi bộ xương ngoài tốn khoảng hàng chục ngàn đôla.
Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất ngắm tới công nghệ bộ xương ngoài.
Ông Samuel Bendett thuộc Trung tâm phân tích hải quân, một trung tâm nghiên cứu và phát triển do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, cho biết Nga và Trung Quốc cũng đang đầu tư vào nghiên cứu các công nghệ vỏ xương ngoài, “song song” với những tiến bộ của Mỹ.
Đặc biệt là Nga, họ đang nghiên cứu một số phiên bản vỏ xương ngoài bao gồm cả một phiên bản mà Nga đã thử nghiệm gần đây ở Syria, ông Bendett nói.
https://www.voatiengviet.com/a/ngu-giac-dai-dau-tu-bo-xuong-ngoai-cho-cac-sieu-chien-binh-my/4681132.html

Cố vấn an ninh Hoa Kỳ

gặp tân tổng thống đắc cử của Brazil

Rio de Janeiro, Brazil – Cố vấn an ninh  Hoa Kỳ John Bolton vừa có cuộc gặp gỡ với tổng thống đắc cử và lãnh đạo cánh phải Brazil Jair Bolsonaro vào ngày thứ Năm (29 tháng 11) để bàn về các vấn đề an ninh khu vực và để củng cố quan hệ hai nước.
Ông Bolsonaro là một người hâm mộ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông đã hứa sẽ làm trong sạch đất nước và đưa Brazil đến gần với mô hình của Hoa Kỳ. Ông cho hay cuộc họp với Bolton diễn ra rất tốt đẹp. Ông từng dọa sẽ theo bước Tổng thống Trump và rút Brazil khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, dù nước ông có khu rừng ngập mặn Amazon lớn nhất thế giới. Ông cho biết đang thúc giục chính phủ rút lại lời đề nghị tổ chức hội nghị khí hậu Liên Hiệp Quốc  vào năm sau 2019 vì lý do bảo vệ lãnh thổ Amazon.
Ông Bolton cho biết cuộc họp vừa qua sẽ là bước đệm để Tổng thống Trump và Bolsonaro cùng tiến đến hợp tác giải quyết các vấn đề về an ninh, kinh tế và các vấn đề khác.  Ông Bolton được dự đoán sẽ yêu cầu Brazil hỗ trợ tạo áp lực lên Venezuela, vốn được ông mô tả là nằm trong nhóm ba nước quân chủ độc tài của châu Mỹ, cùng Cuba và Nicaragua.
Tổng thống đắc cử Bolsonaro cũng có kế hoạch dời tòa đại sứ Brazil ở Israel đến Jerusalem, dù có thể sẽ khiến nhiều nước Ả Rập đang là khách hàng mua thịt bò của Brazil tức giận.
Cũng có dự đoán Bolsonaro sẽ tìm cách mời Tổng thống Trump đến tham dự lễ nhận chức của ông ở Brazil vào ngày 1 tháng 1/2019. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng điều này sẽ không xảy ra vì hiện Brazil chưa mang lại lợi ích thương mại thật sự cho Hoa Kỳ. Nước này cũng đang đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn do vừa bị suy thoái nặng.
Các chuyên gia cho hay có thể sẽ có phản kháng từ phía Venezuela nhưng Brazil sẽ không mang quân đi đối phó với láng giềng và có thể sẽ chuyển sang hình thức cấm vận. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/co-van-an-ninh-hoa-ky-gap-tan-tong-thong-dac-cu-cua-brazil/

Ông Trump mời

Tổng thống tân cử Brazil tới Washington

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng thống tân cử Brazil Jair Bolsonaro tới thăm Hoa Kỳ, Reuters trích thông báo của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tải lên trên trang Twitter hôm 29/11 sau một cuộc họp với ông Bolsonaro, một nhân vật cánh hữu, từng là sĩ quan quân đội cấp đại úy, là người sẽ lên nhậm chức Tổng thống Brazil vào tháng Giêng năm 2019.
Ông Bolton mô tả cuộc họp có sự tham dự của các thành viên của đội an ninh quốc gia của ông Bolsonaro, là bàn về “một loạt vấn đề” và “rất có kết quả”.
Sự thăng tiến của ông Bolsonaro, từng là một đại úy trong quân đội, sau đó phục vụ trong Quốc hội gần ba thập niên, đã gây choáng cho chính trường Brazil không khác mấy với chiến thắng của ông Trump trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc cách đây hai năm. Ông Bolsonaro đắc cử dễ dàng hồi tháng trước nhờ sự ủng hộ của giới cử tri tức giận vì nạn tham nhũng chính trị tràn lan và một nền kinh tế èo ọt sau khi trải qua cuộc suy thoái tệ hại nhất trong một thế kỷ.
Ông Bolsonaro sẽ lên nhậm chức vào ngày 1/1/2019. Ông là một người rất ngưỡng mộ và thích bắt chước ông Trump. Ông đã cam kết sẽ xóa tệ nạn tham nhũng, khuyến khích cảnh sát bắn hạ thành viên của các băng đảng ma túy có nhiều thế lực. Ông tuyên bố sẽ dời đại sứ quán Brazil tại Israel tới Jerusalem như Hoa Kỳ đã làm, và có phần chắc sẽ theo chân tổng thống Mỹ, tuyên bố rút đất nước ông khỏi hiệp định khí hậu Paris.
Ông Bolsonero vận động tranh cử với hứa hẹn sẽ đặt ưu tiên hàng đầu vào việc đối đầu với Trung Quốc về mặt thương mại.
Những lời ca tụng của ông Bolsonaro dành cho chính quyền quân sự Brazil nắm quyền từ năm 1964-1985, bỏ qua những lời biện minh cho các vụ giết chóc các đối thủ chính trị và đóng cửa Quốc hội, đã khiến nhiều người Brazil lo ngại nguy cơ chế độ độc tài sẽ quay lại Brazil, mặc dù ông nhiều lần cam kết sẽ tuân thủ truyền thống và các thông lệ dân chủ.
Vài giờ sau thắng lợi bầu cử của ông Bolsonaro hôm 28/10, ông Trump tweet rằng ông đã có một “cuộc điện đàm tuyệt vời” để chúc mừng ông Bolsonaro về chiến thắng của ông, và cho biết hai ông đã bàn về kế hoạch “hợp tác chặt chẽ với nhau về thương mại, quân sự và mọi thứ khác!”
Ông Bolsonaro nói với các phóng viên rằng ông sẽ nhận lời mời của ông Trump đến thăm Washington và có kế hoạch cải thiện thương mại với Hoa Kỳ, vốn bán cho Brazil nhiều hơn là mua.
Ông cho biết ông đã thảo luận về thuế quan với ông Bolton, cũng như quan hệ với Israel và Cuba.
Cuộc họp còn có sự tham dự của cố vấn an ninh quốc gia tương lai của ông Bolsonaro, ông Augusto Heleno, và Bộ trưởng Quốc phòng tương lai Fernando Azevedo, cả hai đều là tướng đã về hưu, và Bộ trưởng Ngoại giao Ernesto Araujo, một người chống chủ nghĩa toàn cầu và đã viết rằng lý thuyết biến đổi khí hậu là một phát minh của chủ nghĩa Mác.
“Chúng ta gần gũi cả về địa lý lẫn địa chính trị, chúng ta phải có mối quan hệ gần gũi hơn”, ông Heleno nói với ông Bolton tại cuộc họp, theo một video ghi lại bởi một phụ tá của ông Bolsonaro và Reuters đã xem được.
Hôm thứ Ba, ông Bolton nói việc đắc cử của ông Bolsonaro là một “cơ hội lịch sử” cho Brazil và Hoa Kỳ để làm việc cùng nhau về an ninh, kinh tế và các vấn đề khác.
Ông Bolton ca ngợi việc đắc cử của ông Bolsonaro như một dấu hiệu tích cực rằng Brazil sẽ ủng hộ áp lực của Mỹ đối với chính phủ cánh tả của Venezuela, mà ông mô tả như là một phần của “tam hùng độc tài” ở châu Mỹ, cùng với Cuba và Nicaragua.
Vào thời điểm chuẩn bị nhậm chức, ông Bolsonaro đã có những động thái điều chỉnh đất nước mình theo hướng ông Trump lãnh đạo Hoa Kỳ.
Ông Bolsonaro sẵn sàng khiến cho các nước Ả Rập, là những bạn hàng lớn mua thịt của Brazil, bằng cam kết xây dựng một đại sứ quán ở Jerusalem, mặc dù điều này có thể dẫn đến phản ứng dữ dội từ giới vận động nông nghiệp đầy quyền lực của Brazil đã ủng hộ mạnh mẽ cho ông trong cuộc bầu cử.
Con trai của ông Bolsonaro, Eduardo, nói với các phóng viên rằng việc di chuyển của đại sứ quán “không còn là vấn đề có hay không, nhưng chỉ là khi nào thôi”. Ông này đưa ra phát biểu trên sau khi thăm con rể của ông Trump, Jared Kushner, tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba.
Ông Bolsonaro cũng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc, mặc dù đây là đối tác thương mại hàng đầu của Brazil, đã mua đậu nành, quặng sắt và dầu mỏ, cùng với việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, ngành dầu mỏ và công nghiệp của quốc gia Nam Mỹ.
Về môi trường, ông Bolsonaro cho biết hôm thứ Tư rằng ông đã thuyết phục thành công chính phủ hiện tại rút lại đề nghị tổ chức hội nghị khí hậu của LHQ vào năm tới.
Ông Bolsonsaro nói chủ quyền của Brazil đối với rừng Amazon đang bị đe dọa trong hiệp ước khí hậu Paris, lặp lại mối quan tâm lâu nay trong những người Brazil bảo thủ rằng người nước ngoài muốn kiểm soát khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-moi-tong-thong-tan-cu-brazil-toi-washington/4680070.html

Cựu luật sư cá nhân của Trump

nhận tội nói dối Quốc hội

Luật sư cá nhân lâu năm của Tổng thống Donald Trump, Michael Cohen, hôm thứ Năm đã nhận tội phát biểu sai trái trước Quốc hội Mỹ về dự án bất động sản của Tổ chức Trump ở Moscow. Ông Trump đáp lại bằng cách gọi ông Cohen là kẻ nói dối và “một người yếu đuối.”
Ông Cohen đưa ra tuyên bố nhận tội tại tòa án liên bang ở quận Manhattan của thành phố New York về tội danh khai man trước Quốc hội trong một cuộc điều tra của các nhà lập pháp xem liệu ban vận động tranh cử Trump có hợp tác với Nga để xoay chuyển cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 của Mỹ theo hướng có lợi cho ông hay không. Tuyên bố nhận tội này gia tăng áp lực lên ông Trump trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt đang diễn tiến về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử.
Dự án được nói tới là dự án xây dựng một tòa nhà chọc trời mang tên ông Trump ở thủ đô của Nga, nhưng cuối cùng đã không thực hiện được. Ông Cohen đã đưa ra những phát biểu sai trước cả Ủy ban Tình báo Thượng viện và Hạ viện để tạo ấn tượng sai lầm rằng dự án bất động sản ở Moscow đã kết thúc vào thời điểm mùa vận động tranh cử bắt đầu.
Ông Cohen nói tại tòa án rằng vào năm 2017, ông đã nộp một phát biểu bằng văn bản cho Quốc hội nói rằng tất cả những nỗ lực liên quan đến dự án bất động sản ở Moscow đã chấm dứt vào tháng 1 năm 2016. Ông Cohen nói rằng trên thực tế, những nỗ lực này tiếp diễn cho tới tháng 6 năm 2016.
Ông Cohen cũng nói rằng trong phát biểu trước Quốc hội, ông nói là có rất ít liên lạc với ông Trump liên quan đến dự án, trong khi thực tế là liên lạc này “rộng hơn.” Ông Cohen cũng nói rằng ông phát biểu sai trước Quốc hội rằng ông chưa bao giờ tiến hành bất kì bước nào để đi tới Nga, trong khi thực tế là ông đã bàn về chuyện đi tới Nga dù cuối cùng chuyện này không xảy ra.
“Ông ta là một người yếu đuối và không sáng dạ cho lắm,” ông Trump nói với các phóng viên về ông Cohen. “Ông ta đang đối mặt với án tù nặng. Và ông ta đang cố gắng để có được án tù nhẹ hơn nhiều bằng cách bịa ra chuyện này.
“Thỏa thuận này đã không xảy ra,” ông Trump nói về thỏa thuận bất động sản ở Moscow. “Không có thỏa thuận. … Theo suy nghĩ của tôi, tôi đã quyết định không đạt thỏa thuận đó.”
Vào tháng 8, ông Cohen đã nhận tội vi phạm luật tài chính vận động tranh cử, trốn thuế và gian lận ngân hàng trong một vụ án mà các công tố viên liên bang đệ trình ở New York.
Lời nhận tội hôm thứ Năm có thể báo hiệu rằng ông Cohen đang hy vọng một bản án nhẹ hơn về các cáo buộc này để đổi lấy việc tiếp tục hợp tác với cuộc điều tra Nga của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller.
“Tôi đã đưa ra những phát biểu sai để nhất quán với thông điệp chính trị của Cá nhân 1 và trung thành với Cá nhân 1,” ông Cohen nói trước tòa án. Trước đây ông đã xác định Cá nhân 1 là ông Trump.
Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào tháng 8 năm 2017 rằng ông đã nhận được một email vào tháng 1 năm 2016 từ ông Cohen về một dự án bất động sản ở Moscow, nhưng nói rằng ông đã không hồi đáp và cũng không thảo luận với ông Putin.
Báo Washington Post năm ngoái đưa tin ông Cohen đã gửi email cho Dmitry Peskov, người phát ngôn của ông Putin, để tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc xúc tiến một dự án xây dựng tòa nhà Trump Tower đang bị đình trệ tại Moscow cùng lúc ông Trump đang tranh cử tổng thống.
Ông Peskov lúc đó nói rằng ông Cohen đã viết về “một công ty Nga nào đó và một số người nào đó” muốn xây một tòa nhà chọc trời ở Moscow và muốn sự giúp đỡ của ông trong việc biến dự án bị đình trệ thành hiện thực.
Ông Mueller, người đã tiếp quản cuộc điều tra Nga từ FBI vào tháng 5 năm 2017, đã đệ trình cáo buộc hình sự nhắm vào một loạt cựu phụ tá và cộng sự của ông Trump, bao gồm cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort và cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, cũng như các cá nhân người Nga và thực thể ở Nga.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-luat-su-ca-nhan-cua-trump-nhan-toi-noi-doiquoc-hoi/4680217.html

Điều tra Trump-Nga: Cohen đưa Mueller

vào trong thế giới của Trump

Cựu luật sư riêng của tổng thống Mỹ thừa nhận đã nói dối với Quốc hội về những nỗ lực năm 2016 để xây dựng một tháp Trump ở Moscow.
Trong một tòa án liên bang tại Manhattan hôm thứ Năm, luật sư riêng lâu năm của Tổng thống Donald Trump, Michael Cohen, đã nhận tội nói dối Quốc hội về thời điểm đàm phán xây dựng Tháp Trump ở Moscow vào năm 2016, và về việc ông thường xuyên thảo luận về thương thảo này với Trump trong thời gian Trump vận động tranh cử.
Trump ‘đã trả lời các câu hỏi’ về Trump-Nga
Kích động hay giảng hòa – Trump sẽ chọn điều nào?
Mike Pence: ‘Biển Đông không thuộc về ai’
Đảng Cộng hòa hay đảng Trump?
Lời nhận tội này là thành quả đầu tiên Mueller gặt hái được có liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh của Trump – và có thể chỉ là đỉnh của tảng băng cuộc điều tra liên tục về các giao dịch kinh doanh liên quan đến tổ chức Trump và các nhà tài chính Nga, cả bên trong lẫn bên ngoài điện Kremlin.
Trước bối cảnh Trump hiện trong tình trạng chiến tranh với người mà trong nhiều năm là phụ tá và cố vấn trung thành nhất của mình, sự xuất hiện của Cohen trước toà làm nổi bật nguy cơ mà Cohen mang đến cho tổng thống, người cảm thấy bất ổn bởi chiến thắng lớn của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ, và đang phải đối mặt với vị chủ tịch Ủy ban Giám sát của đảng Dân chủ tại Quốc hội, giờ đây mạnh dạn hơn.
Thoả thuận này bao gồm bằng chứng, lần đầu tiên, có thể cho thấy Trump đã bị Nga khuynh đảo như thế nào trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tấn công trực tiếp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ.
Thỏa thuận chính thức cũng khuyến khích Cohen, cựu phó chủ tịch điều hành của Trump Organization và cánh tay phải của Trump trong hơn một thập kỷ, kể cho Mueller tất cả mọi thứ ông biết – và khiến Cohen thành một nhân chứng đáng tin cậy hơn, trong tương lai.
Đáng chú ý, thoả thuận nhận tội được hoàn thành sau khi Trump gửi câu trả lời bằng văn bản cho Mueller, người được tường trình là đã hỏi Trump cụ thể về thỏa thuận Moscow. (Luật sư của Trump, Rudy Giuliani, cho biết hôm thứ Năm rằng câu trả lời bằng văn bản của Trump phù hợp với những gì mà Cohen đã nói với Mueller.)
Cohen, hơn nữa, còn vạch ra rằng ông không còn chút trung thành nào với tổng thống và không muốn hoặc mong đợi một sự ân xá nào của tổng thống.
Ông cũng không chia sẻ thông tin với đội ngũ pháp lý của tổng thống trong suốt quá trình hợp tác với Mueller, như cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Trump, ông Paul Manafort đã làm.
Trong khi Manafort vẫn còn giữ một chân trong thế giới của Trump, Cohen cắt đứt quan hệ của mình với tổng thống từ tháng trước.
“Lá bài Phăng teo thực sự cho Trump chính là Cohen,” một luật sư kỳ cựu ở Washington bình luận, nhưng yêu cầu giấu tên vì ông đại diện cho một khách hàng tham gia vào cuộc thăm dò của Nga.
“Hiển nhiên là Cohen biết nhiều hơn về các hoạt động kinh doanh của Trump trong thập kỷ qua hơn bất cứ ai.” Luật sư này nói.
Dan Goldman, một cựu công tố viên liên bang chuyên phụ trách hồ sơ các tội phạm có tổ chức, ở vùng Nam New York, cho biết ông tin rằng thỏa thuận nhận tội của Cohen là “một khúc dạo đầu cho các bản cáo trạng sắp tới và các bước điều tra khác.”
”Trước khi sử dụng thông tin từ một nhân chứng hợp tác, các công tố viên nói chung thích ‘khóa’ nhân chứng bằng một thoả thuận nhận tội,” Goldman nói. “Vì vậy, tôi dự đoán nhiều điều khác sẽ phát sinh từ thoả thuận này và từ sự hợp tác của Michael Cohen.”
Thỏa thuận nhận tội của Cohen là điều đầu tiên bảo đảm liên quan trực tiếp đến các giao dịch kinh doanh của Trump mà Mueller gặt hái được, có khả năng vượt qua “vạch đỏ” Trump vạch ra năm ngoái liên quan đến các tổ chức khắp nơi của mình.
Quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Matthew Whitaker, người thay thế Jeff Sessions đầu tháng này, cũng đã nói rằng các doanh nghiệp của Trump nên vượt khỏi giới hạn của Mueller.
Cohen cũng có vẻ đang ở vị trí sẽ chứng thực được một phần then chốt của hồ sơ Steele – tập hợp các bản báo cáo được viết bởi cựu sĩ quan tình báo Anh, Christopher Steele, qua đó ông phác thảo mối quan hệ bị cáo buộc giữa Trump với Nga.
Trump từng nói hồ sơ này là một bộ sưu tập những lời dối trá được tài trợ bởi đảng Dân chủ.
Các nguồn tin của Steele ở Nga tuyên bố rằng “hoạt động bồi dưỡng của điện Kremlin” với ứng cử viên (Trump) bao gồm các đề nghị về “giao dịch phát triển nhiều bất động sản khác nhau ở Nga. Trong khi Trump có một “hồ sơ đầu tư tối thiểu ở Nga,” hồ sơ ghi rõ thêm, đó ”không phải là vì Trump không tìm cách” khuếch trương. Những nỗ lực trước đây của Trump bao gồm tìm hiểu về lĩnh vực bất động sản tại St Petersburg cũng như tại Moscow. “
Ưu tiên hàng đầu cho một số đảng viên Dân chủ trong Hạ viện và Ủy ban Tình báo Thượng viện là xác định xem liệu người Nga có từng tìm kiếm đòn bẩy tài chính đối với Trump và các cộng sự của ông hay không, hoặc liệu Nga hiện có đang nắm giữ đòn bẩy như thế hay không.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46397919

Mỹ muốn hạn chế sinh viên TQ vì lo ngại gián điệp

Mỹ muốn ngăn chặn tình trạng gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ, nhưng điều này có nguy cơ gây tổn hại cho các trường đại học.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc áp dụng quy định mới về lý lịch và các hạn chế khác đối với sinh viên Trung Quốc tại Mỹ do lo ngại về tình trạng gián điệp đang gia tăng, Reuters dẫn nguồn tin từ quốc hội Mỹ cho biết.
Những ý tưởng được đưa ra bao gồm kiểm tra dữ liệu điện thoại và toàn bộ tài khoản mạng xã hội, nhằm phát hiện bất cứ manh mối nào gây nghi ngờ về mục đích tới Mỹ của sinh viên đó, chẳng hạn như liên quan đến các tổ chức của chính phủ Trung Quốc. Chính quyền Mỹ còn dự kiến đào tạo cho các quan chức ngành giáo dục về cách phát hiện gián điệp và tin tặc.
“Mọi sinh viên mà chính phủ Trung Quốc cử đến phải trải qua quá trình phê duyệt của đảng và chính phủ. Người đó có thể không tới đây vì mục đích gián điệp như theo định nghĩa truyền thống. Tuy nhiên, sinh viên Trung Quốc nào tại Mỹ cũng có ràng buộc với chính phủ”, một quan chức cấp cao của Mỹ giải thích.
Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin. Khi được hỏi những kiểm tra bổ sung nào với sinh viên đang được xem xét, một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết họ “đảm bảo những người được cấp thị thực Mỹ đủ tiêu chuẩn và không gây rủi ro cho lợi ích quốc gia”.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 6 quyết định rút ngắn thời hạn thị thực từ 5 năm xuống còn một năm đối với các sinh viên sau đại học Trung Quốc đang theo học ngành hàng không, nghiên cứu robot và sản xuất tiên tiến. Các quan chức cho biết mục đích của động thái này là nhằm hạn chế nguy cơ gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ trong các lĩnh vực quan trọng với an ninh quốc gia.
Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh Washington đã phóng đại vấn đề vì lý do chính trị. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải cho rằng các cáo buộc là vô căn cứ và “rất khiếm nhã”. “Tại sao mọi người lại cáo buộc họ là gián điệp? Tôi nghĩ rằng điều này vô cùng bất công với họ”, đại sứ phát biểu.
Việc tăng cường kiểm tra các sinh viên Trung Quốc là một phần trong nỗ lực đối đầu với Bắc Kinh trước tình trạng mà Washington coi là sử dụng những phương thức bất hợp pháp để đạt được tiến bộ công nghệ nhanh chóng. Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn đang trong cuộc chiến thương mại và ngày càng mâu thuẫn về các vấn đề kinh tế cũng như ngoại giao.
Theo nhận định của các quan chức chính phủ, bất cứ sự thay đổi nào cũng có nguy cơ phá vỡ thế cân bằng trong việc vừa ngăn chặn nguy cơ gián điệp, vừa không làm mất đi những sinh viên tài năng. Việc giảm số lượng sinh viên có thể sẽ làm tổn hại tới tài chính của các trường đại học hoặc kìm hãm sự đổi mới công nghệ.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/25029-my-muon-han-che-sinh-vien-tq-vi-lo-ngai-gian-diep.html

Hội nghị G20 ở Argentina bị u ám

vì các tranh chấp

Hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ khai mạc hôm thứ Sáu, 30/11. Cuộc họp thường niên kéo dài hai ngày sẽ là một bài kiểm tra lớn đối với Nhóm 20 quốc gia công nghiệp hóa, thường gọi tắt là G20.
Treo lơ lửng bên trên hội nghị thượng đỉnh ở Buenos Aires, thủ đô của Argentina, là tranh chấp thương mại gay cấn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Mọi cặp mắt đang đổ dồn vào cuộc họp được lên kế hoạch giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 1/12, để xem liệu họ có thể tìm được cách ổn định tình hình và tiến tới giải quyết những khác biệt đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu.
Vào đêm trước hội nghị thượng đỉnh, các nước thành viên G20 vẫn đang chạy đua để đạt được thỏa thuận về các vấn đề chính, bao gồm thương mại, di cư và biến đổi khí hậu. Trong những năm trước đây, chương trình nghị sự được thông qua từ rất sớm. Những sự chia rẽ này cho thấy rõ các rạn nứt trong nhóm.
Ông Trump bày tỏ hoài nghi rằng tình trạng nóng lên toàn cầu là do hoạt động của con người gây ra. Điều này dẫn đến những nghi ngại là liệu các quốc gia G20 có thể đạt được đủ đồng thuận về vấn đề này để đưa nó vào thông cáo chung của hội nghị thượng đỉnh hay không.
Một vấn đề nữa như đám mây đen bao phủ hội nghị thượng đỉnh là xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine – một chủ đề sẽ nằm trong tâm trí của nhiều nhà lãnh đạo khi họ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ngoài ra là tình trạng khó xử về sự hiện diện của Thái tử Mohammed bin Salman, lãnh đạo trên thực tế của Ả-rập Xê-út. Ông đã đến Argentina giữa lúc có những tranh cãi về vụ giết nhà báo Ả-rập Xê-út Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả-rập Xê-út ở Istanbul hồi tháng 10.
Trước khi đến Buenos Aires hôm 29/11, Tổng thống Trump cho biết ông cởi mở về một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng nói thêm: “Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó không”.
Theo kế hoạch ban đầu, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại cứng rắn của ông Trump, sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh, nhưng ông Navarro đã được bổ sung vào phái đoàn Mỹ vào phút chót và dự kiến sẽ tham dự cuộc họp giữa ông Trump với ông Tập, một quan chức Mỹ và một nguồn tin nắm được tình hình cho Reuters biết. Quan chức này cho hay đây là một chủ ý gửi thông điệp tới Trung Quốc về quyết tâm của Mỹ trong vấn đề thương mại.
Trung Quốc, về phần mình, đang hy vọng về “kết quả tích cực” trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Trung Quốc nói hôm 29/11.
Sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu ông Trump vẫn dấn tới với kế hoạch tiếp tục tăng thuế lên 25% đánh vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 200 tỷ đô la, Tổng thư ký OECD Angel Gurria nói với Reuters.
Trong khi cuộc họp của ông Trump với ông Tập chắc chắn sẽ diễn ra, tổng thống Hoa Kỳ hôm 29/11 đột ngột hủy cuộc gặp đã được lên kế hoạch của ông với ông Putin, với lý do là Nga mới đây đã bắt giữ các tàu của Ukraine.
Một điểm sáng tiềm năng tại hội nghị thượng đỉnh có thể là việc ký kết hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada đã được sửa đổi.
https://www.voatiengviet.com/a/hoi-nghi-g20-o-argentina-bi-u-am-vi-cac-tranh-chap/4681077.html

Sau APEC đến lượt G20

bị cuộc đọ sức Mỹ-Trung chi phối

Trọng Nghĩa
Thượng đỉnh G20 khai mạc vào hôm nay 30/11/2018 tại thủ đô Achentina, nhưng mọi người đang chờ đợi kết quả cuộc đàm phán giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị.
Mong đợi của các nước là hai cường quốc đạt được một thỏa thuận nào đó để xuống thang tranh chấp thương mại, nhưng căn cứ vào các động thái gần đây nhất của tổng thống Mỹ, khả năng đó bị cho là khá xa vời.
Cuộc tiếp xúc giữa hai ông Trump và Tập vào ngày mai 01/12 rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên mà lãnh đạo hai cường quốc kinh tế nhất và nhì thế giới gặp nhau, kể từ khi Washington áp đặt thuế quan trên 250 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Quốc và Bắc Kinh đã trả đũa.
Trung Quốc từng hy vọng là có thể thuyết phục được ông Trump ngừng leo thang cuộc chiến, nhưng hy vọng này gần đây đã trở nên khá mong manh với một loạt tuyên bố cứng rắn của tổng thống Mỹ.
Chỉ vài ngày trước khi lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Achentina, ôngTrump cho biết mức thuế quan hiện hành là 10% trên 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng theo kế hoạch vào đầu năm tới, lên thành 25%.
Ông đồng thời đe dọa đánh thuế tiếp lên lượng hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la.
Và hôm qua, ngay trước khi lên máy bay qua Achentina, tổng thống Mỹ đã tuyên bố mập mờ với các phóng viên là chính Trung Quốc mới là bên tìm kiếm thỏa thuận với Mỹ, chứ ông « không biết là có nên thỏa thuận không ».
Quan điểm cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc còn thể hiện qua việc ông Navarro, cố vấn thương mại rất chống Trung Quốc của ông Trump, thoạt đầu không có tên trong bữa ăn tối mà tổng thống Mỹ khoản đãi ông Tập Cận Bình, sau cùng sẽ có mặt trong đoàn Mỹ.
Trong bối cảnh đó, rõ ràng nếu muốn thuyết phục Washington đừng tăng tỷ lệ thuế quan từ 10 lên 25% vào ngày 01/01/2019, ông Tập Cận Bình sẽ phải có những nhượng bộ đáng kể.
Trước mắt, Bắc Kinh vẫn duy trì một giọng điệu cứng rắn, cho thấy là họ không quỵ lụy Washington. Nhật báo Anh Ngữ China Daily, cơ quan ngôn luận đối ngoại của Bắc Kinh, hôm nay đã cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tại Áchentina, nhưng với điều kiện là Mỹ phải chừng mực trong đàm phán nhằm giảm nhiệt.
Quan điểm này từng được đại sứ Trung Quốc tại Washington nêu bật hôm thứ Ba vừa qua khi ông cho biết là Trung Quốc đến hội nghị G20 với hy vọng đạt được một thỏa thuận với Mỹ, nhưng ông cũng cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu các « thành phần cứng rắn » tại Mỹ cứ chia rẽ hai nước.
Theo ông Thôi Thiên Khải, Trung Quốc và Mỹ có trách nhiệm hợp tác với nhau vì lợi ích của nền kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh kể trên, giới chuyên gia phân tích không mấy lạc quan về triển vọng thỏa thuận Mỹ-Trung tại G20.
Theo chuyên gia Julian Evans-Pritchard thuộc hãng tham vấn Capital Economics : « Kịch bản nhiều khả năng nhất là ông Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ, do đó cuộc họp ở G20 sẽ không có kết quả ».
Cùng phân tích như trên, bà Valérie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á cho rằng « Mỹ và Trung Quốc vẫn còn cách xa nhau trong các vấn đề dẫn đến tranh chấp thương mại. Vì vậy, chúng tôi không quá lạc quan ».
Theo chuyên gia này, « bất đồng hai bên đã sâu sắc đến mức không đồng ý được với nhau tại cuộc họp APEC… Từ đó đến nay, hai bên dường như không có thêm đề xuất cụ thể nào để hóa giải ». Do vậy, khả năng hai ông Trump, Tập thỏa thuận được với nhau ở G20 là điều khó thể tưởng tượng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181130-sau-apec-den-luot-g20-bi-cuoc-do-suc-my-trung-chi-phoi

Chiến tranh thương mại: Ván bài lớn tại G20

Ana Nicolaci da CostaBusiness reporter
Căng thẳng dâng cao tại hội nghị thượng đỉnh G20 trong tuần này, nơi Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hy vọng hội nghị có thể mở đường cho một thỏa thuận thương mại giữa hai nước đã bị suy yếu bởi những đe dọa mới đây của ông Trump.
Chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina, ông Trump cho biết mức thuế hiện hành đánh trên 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng theo kế hoạch.
Ông cũng đe dọa đánh thêm thuế lên các mặt hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc trị giá 267 tỷ đô la.
Thảo luận Bàn tròn BBC: Vụ Trần Bắc Hà, ngân hàng VN và thương chiến Mỹ-Trung
Chiến tranh thương mại: TQ còn nhiều nhức nhối
Căng thẳng Mỹ – Trung lộ rõ ở Apec
Sau đó, ngay trước khi bay tới Argentina, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng trong khi Trung Quốc quan tâm đến việc đạt được thỏa thuận, “Tôi không biết tôi có muốn làm điều đó hay không” và “Tôi thích thỏa thuận hiện tại của chúng tôi”.
Bối cảnh này có thể tạo tình trạng leo thang cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia.
Có thể đạt được gì sau hội nghị?
Tổng thống Trump đã khởi đầu sự mâu thuẫn với Trung Quốc đầu năm nay, cáo buộc nước này thực hiện các hành vi thương mại “không công bằng” và trộm cắp tài sản trí tuệ.
Hoa Kỳ đã đánh thuế tổng cộng 250 tỷ đôla lên hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng Bảy, và Trung Quốc đã trả đũa bằng cách áp thuế trên 110 tỷ đôla hàng hóa Mỹ.
Trung Quốc đã tấn công Hoa Kỳ với mức thuế 3 tỷ đô la trong tháng Tư, để trả đũa thuế quan của Mỹ trên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu toàn cầu.
Ông Trump đã đưa ra một tia hy vọng hồi đầu tháng này, khi nói ông nghĩ rằng Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Nhưng chỉ vài ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh, ông Trump dội gáo nước lạnh vào sự lạc quan này.
Tổng thống Trump nói với tờ Wall Street Journal rằng ông dự kiến sẽ tiếp tục kế hoạch tăng thuế trên 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc – được đưa ra lần đầu tiên vào tháng Chín – lên 25% (tăng từ 10%) bắt đầu từ tháng 1/2019.
Ông Trump cũng nói rằng nếu các cuộc đàm phán không thành công, ông sẽ thực hiện lời đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ đôla hàng hóa xuất khẩu còn lại hàng năm của Trung Quốc sang Hoa Kỳ với mức thuế 10-25%.
Chính quyền Trump gần đây cũng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi hành vi thương mại “không lành mạnh”.
“Tôi nghĩ rằng kịch bản có khả năng nhất là Tập Cận Bình không nhượng bộ đủ đối với Trump, và do đó không đạt được gì nhiều từ G20″, Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics nói.
Các hội nghị gần đây cũng không báo trước điều gì tốt đẹp cho một quyết định nào ở G20.
Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) gần đây kết thúc mà không có tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo vì chia rẽ Mỹ-Trung Quốc do chiến tranh thương mại.
Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada vào tháng Sáu đã kết thúc trong tình trạng hỗn loạn khi Trump rút lại sự tán thành của ông về tuyên bố chung.
Valerie Mercer-Blackman, chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết: “Tôi cho rằng rất không may là giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn khoảng cách rất xa trong các vấn đề đằng sau xung đột thương mại.”
“Việc không đưa ra được thỏa thuận chung tại APEC cũng cho thấy có khoảng cách khá lớn giữa hai bên, và dường như không có đề xuất cụ thể nào được bàn thảo để chấm dứt sự bế tắc.”
Ván bài lớn tới cỡ nào?
Ông Evans-Pritchard nói: “Nếu cuộc họp không đưa ra một thỏa thuận đình chiến thì Mỹ sẽ tăng thuế xuất [đánh lên 200 tỷ đôla hàng hóa hiện tại của Trung Quốc] vào tháng Một và việc mở rộng thêm thuế quan là rất có thể”.
Ông Michael Hirson, giám đốc khu vực Châu Á của Eurasia Group cho biết, việc tăng thuế suất sẽ khiến nhiều công ty đa quốc gia đẩy mạnh kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, trong khi thuế nhập khẩu bổ sung đánh lên hàng Trung Quốc sẽ đặt ra một “nguy cơ đáng kể về kinh tế và chính trị” cho Trump.
“Hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng. Các gia đình Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hơn, sẽ cảm thấy tác động nhiều hơn lần này so với các gói thuế quan được áp dụng trước đó”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-46395867

Kiev cấm đàn ông Nga 16-60 tuổi vào Ukraine

Ukraine tuyên bố sẽ không cho nam giới người Nga từ 16 dến 60 tuổi vào nước này trong thời gian áp lệnh thiết quân luật.
Sẽ có ngoại lệ đối với “các trường hợp nhân đạo”, chẳng hạn như để tới dự tang lễ. Nga nói không có kế hoạch áp dụng các biện pháp trả đũa.
Lãnh đạo Ukraine kêu gọi Nato gửi tàu trợ giúp
Putin nói Ukraine dàn dựng vụ đụng độ trên biển
Ukraine có bị Putin tấn công sau vụ đoạt tàu?
Lệnh thiết quân luật đã được áp dụng tại 10 vùng của Ukraine, và sẽ có hiệu lực cho tới ngày 26/12.
Quyết định được đưa ra giữa lúc có lo sợ về việc Nga xâm lăng, sau khi các lực lượng Nga bắt ba tàu của Ukraine cùng 24 thủy thủ ở Biển Đen hôm Chủ Nhật.
Ukraine nói rằng vụ việc là sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế, còn Nga nói các tàu của Ukraine đã vi phạm vùng lãnh hải của Nga.
Đây là vụ đụng độ nghiêm trọng nhất trên biển ngoài khơi Crimea kể từ khi Moscow sáp nhập bán đảo này vào Nga hồi 3/2014.
Ukraine nói gì?
Việc áp lệnh hạn chế được công bố sau khi Tổng thống Petro Poroshenko gặp các quan chức an ninh cao cấp hàng đầu, trong đó có những người đứng đầu lực lượng biên phòng, tại Kiev.
Ông tổng thống đã viết trên Twitter (bằng tiếng Ukraine) rằng lệnh cấm được đưa ra nhằm ngăn chặn việc hình thành “những quân đội tư” bên trong Ukraine.
Ông nhắc tới các thành phần ly khai được Nga hậu thuẫn, vốn đã hình thành các đơn vị hồi tháng 4/2014 để giao tranh với các lực lượng chính phủ Ukraine tại miền đông nước này.
Ông Poroshenko cũng nói rằng các tiêu chuẩn đăng ký cũng sẽ được siết chặt đối với các công dân Nga sống tại khu vực trong thời gian có thiết quân luật.
Hôm thứ Ba, ông cảnh báo rằng có mối đe dọa về “cuộc chiến toàn diện” với Nga.
“Số xe tăng [Nga] tại các căn cứ đặt dọc biên giới chúng ta đã tăng lên gấp ba lần,” ông nói.
Có năm trong số 10 khu vực biên giới là giáp biên với Nga, hai nơi nằm kế với vùng Trans-Dniester ly khai của Moldova, nơi lính Nga đồn trú. Ba vùng còn lại có biên giới với Biển Đen hoặc Biển Azov, gần với Crimea.
Phóng viên BBC tại Kiev, Johan Fisher, nói rằng lệnh cấm có thể sẽ có tác động tai hại tới việc qua lại hai bên biên giới khi kỳ nghỉ lễ đang tới gần. Nhiều người Nga có họ hàng sinh sống tại Ukraine.
Phản ứng về lệnh cấm của Ukraine, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói rằng Moscow không có kế hoạch áp dụng các biện pháp tương đương, bởi điều đó “có thể gây ra sự điên loạn hoàn toàn”.
Biển Đông: ‘Cảnh giác TQ sau sự cố Nga-Ukraine’
Nga bắt tàu hải quân Ukraine
Ukraine: ‘Nga đứng sau vụ tấn công mạng’
Trước đó Nga nói rằng lệnh thiết quân luật 30 ngày tại Ukraine được đưa ra để nhằm tạm ngưng kỳ bầu cử tổng thống, theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 31/3/2019.
Moscow nói Tổng thống Poroshenko – người đang bị tụt điểm tín nhiệm nghiêm trọng – hẳn sẽ là người được hưởng lợi trong việc này.
Ông Poroshenko bác bỏ và nói việc bầu cử sẽ vẫn diễn ra theo kế hoạch.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-46399617

Ukraina cấm tới Crưm bằng đường bộ,

Anh muốn gửi tàu chiến đối phó Nga

Các lính biên phòng Ukraina cho biết, theo lệnh thiết quân luật của Kiev, mọi công dân ngoại quốc sẽ bị cấm tới Crưm theo các tuyến đường bộ của nước này.
Theo hãng thông tấn Sputnik, lệnh cấm trên đồng nghĩa công dân nước ngoài vẫn có thể di chuyển bằng đường không từ Nga tới Crưm hoặc đi bằng đường bộ từ phía nam Nga qua cầu Crưm để sang bán đảo. Tuy nhiên, phía Ukraina vẫn coi các hành động đó là xâm phạm biên giới của nước này.
Sau vụ nhà chức trách Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraina ở eo Kerch nối biển Đen với biển Azov, ngoài khơi Crưm hôm 25/11 với lí do xâm phạm lãnh hải, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đã ban hành lệnh thiết quân luật có hiệu lực trong vòng 1 tháng.
Hôm 28/11, ông Poroshenko trấn an các công dân trong nước rằng, họ sẽ không bị giới hạn đi lại hoặc rút tiền, nhưng những người mang quốc tịch Nga sẽ là đối tượng chịu lệnh cấm.
Tổng thống Ukraina cũng đề nghị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) điều các tàu hải quân tới biển Azov hỗ trợ Kiev giữa lúc căng thẳng với Moscow.
Dù Ukraina không phải là thành viên của NATO nhưng liên minh quân sự này bày tỏ “ủng hộ toàn diện” đối với Kiev. Phát ngôn viên NATO ngày 29/11 thông báo, các ngoại trưởng của khối sẽ họp bàn với người đồng cấp Ukraina về vụ đụng độ ngoài khơi Crưm vào tuần tới.
Theo tờ The Sun, phát biểu trước báo giới mới đây, Đô đốc Lord West, một quan chức hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Anh đề xuất nước này gửi một tàu chiến có khả năng vừa tự vệ, vừa tấn công tới biển Đen để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Crưm. Ông West nhận định, một trong 6 tàu khu trục Type 45 tấn tiến của Anh sẽ phù hợp nhất cho sứ mệnh đó.
Tuy nhiên, vị đô đốc Anh cảnh báo, phản ứng can thiệp toàn diện của NATO có thể làm leo thang hơn nữa các căng thẳng hiện có giữa Nga và Ukraina.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/25026-ukraina-cam-toi-crum-bang-duong-bo-anh-muon-gui-tau-chien-doi-pho-nga.html

Ukraine táo bạo thách thức,

Nga lập tức có câu trả lời đanh thép

Ngay sau khi Ukraine tuyên bố thiết lập chế độ thiết quân luật và cảnh báo chiến tranh toàn diện, Nga ngay lập tức có câu trả lời đanh thép khiến không chỉ Kiev mà cả các đồng minh phương Tây của Ukraine đều phải dè chừng khi có bất kỳ hành động nào chống lại Nga.
Hãng tin Interfax hôm qua (28/11) dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, nước này sẽ sớm triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không cực mạnh S-400 đến bản đảo Crimea. Các hệ thống S-400 đã trải qua quá trình thử nghiệm và sẽ sớm được đưa vào trực chiến ở Crimea, cơ quan báo chí của Quân khu Phía Nam hôm qua cho biết.
Hãng tin RIA đưa tin, các hệ thống S-400 mới sẽ được vào hoạt động trong cuối năm nay.
Lực lượng nhân sự thuộc đơn vị tên lửa phòng không thuộc quân đoàn số 4, Không quân Nga, cùng với Quân khu Phía Nam đã được triển khai đến Crimea và các lực lượng này đã bắt đầu chuẩn bị thiết bị để vận chuyển bằng đường sắt đến một căn cứ cố định trên bán đảo. “Trong tương lai gần, hệ thống mới sẽ được đưa vào trực chiến để bảo vệ không phận Nga, thay thế cho những hệ thống phòng không trước đây”, vị phát ngôn viên của Nga giải thích.
Trước đó, các lực lượng trên đã thực hiện thành công một cuộc tập trận thử nghiệm bắn tên lửa S-400 lần đầu tiên ở Khu vực Astrakhan phía nam nước Nga. Các đơn vị chiến đấu S-400 đã bắn vào những mục tiêu đạn đạo giả định có tốc độ nhanh và tầm thấp. Các hệ thống S-400 trước đó còn được thử nghiệm khả năng chống lại sự rung lắc trên các con đường khác nhau ở tốc độ khác nhau.
Thông tin về hoạt động triển khai S-400 đến Crimea được Nga đưa ra sau khi Ukraine tuyên bố áp dụng chế độ thiết quân luật ở nước này trong 30 ngày. Các diễn biến này diễn ra sau khi xảy ra cuộc đụng độ giữa Hải quân Nga và tàu của Ukraine ở ngoài khơi bán đảo Crimea. Trong vụ việc này, lực lượng Nga đã thẳng thừng nổ súng vào tàu của Ukraine và sau đó bắt giữ 3 tàu Ukraine cùng hàng chục các thủy thủ trên tàu. Vụ việc này đang gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mới giữa Nga với Ukraine nói riêng và Nga với phương Tây nói chung.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Thông tin về việc Nga tăng cường bảo vệ Crimea bằng vũ khí mạnh như S-400 chắc chắn sẽ khiến phương Tây và Ukraine đặc biệt lo ngại. Phương Tây vẫn muốn Nga trả lại Crimea cho Ukraine và Kiev luôn nhăm nhe mục tiêu chiếm lại Crimea. Động thái mới nhất của Moscow cho thấy nước này quyết tâm bảo vệ Crimea và biến bán đảo này trở thành vùng đất quan trọng không thể thiếu trong chiến lược quốc phòng của Nga.
Bán đảo Crimea đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm 2014. Kể từ sau vụ sáp nhập này, giới chức chính quyền Kiev luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo Crimea. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội Ukraine thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo Crimea. Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Moscow cũng tăng cường triển khai hàng loạt vũ khí mạnh hàng đầu của nước này đến Crimea để tỏ rõ sự quyết tâm của họ trong việc bảo vệ Crimea.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/25028-ukraine-tao-bao-thach-thuc-nga-lap-tuc-co-cau-tra-loi-danh-thep.html

Tấn Công Ukraine: Thông Điệp Của Putin

Gửi Trump Trước Hội Nghị G20

Trần Trung Tín
Chủ Nhật, ngày 25 tháng 11, 2018, lính biên phòng của Nga đã bắn vào ba tàu của Ukraine và bắt giữ các thủy thủ của họ bên ngoi Bán đảo Crimea. Sự việc trên đã tạo thêm căng thẳng đang có giữa Nga và Ukraine và có thể đưa cả hai quốc gia này vào giai đoạn mới trong cuộc xung đột chết người.
Vào tháng Ba năm 2014, Nga đã lấy bán đảo Crimea của Ukraine và đem sáp nhập vào Nga. Kể từ đó Nga càng muốn thắt chặt sự kiểm soát của họ trên bán đảo này. Chẳng hạn như vào tháng 5, Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã khánh thành cầu Crimean Bridge (còn có tên là Kerch Strait Bridge), dài hơn 11 dặm (18 km), ngang qua Eo biển Kerch nối liền Crimea với phần đất liền của Nga bất chấp sự phản đối của Ukraine.
Mục tiêu của Điện Kremlin là muốn hoàn toàn đem đất đai và vùng biển chung quanh Crimea đặt dưới quyền kiểm soát của Nga. Đó là một phần lý do tại sao Nga bắn vào các tàu của Ukraine: như một cách để khẳng định sự thống trị của Nga trên thủy lộ này.
Trong biến cố hôm Chủ Nhật vừa qua, Bộ Ngoại Giao Nga đổ lỗi cho Ukraine và nói rằng Ukraine phải chịu trách nhiệm về “việc khiêu khích có dự tính kỹ lưỡng.” Tổng Thống Nga Putin gọi cuộc đụng độ này là “một sự khiêu khích” được tổ chức bởi chính quyền Ukraine “trong cuộc chạy đua tới cuộc bầu cử tổng thống Ukraine.”
Vì theo Nga, qua tin của nhật báo Kyiv Post, tờ báo Anh ngữ lâu đời nhất của Ukraine, thì trong các cuộc thăm dò gần đây cho thấy chỉ có khoảng 10% số cử tri dự định bỏ phiếu cho đương kim Tổng Thống Ukraine là Poroshenko vào năm tới, và với gần 50% cử tri nói rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ông trong bất kỳ trường hợp nào.  Do đó, theo Nga, Tổng Thống Poroshenko muốn “khiêu khích” Nga để gặt hái được sự ủng hộ của người dân Ukraine.
Về phía Ukraine, Tổng thống Poroshenko gọi đó là “một hành động gây hấn.”  Ông đã kêu gọi NATO gửi tàu đến khu vực này.  Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Tổng Thống Poroshenko đã ban hành thiết quân luật trên các khu vực biên giới của Ukraine trong 30 ngày.
Hiện thời, cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga vẫn đang chỉ trong vòng tố cáo lẫn nhau. Nhưng nếu Nga sử dụng tàu chiến và máy bay để ngăn không cho tàu của Ukraine đi ra khỏi biển Azov, thì việc này có khả năng biến thành một cuộc chiến tranh lan rộng.
Về phía Tây Phương, Thủ Tướng Đức, bà Angela Merkel đã quy lỗi tạo ra cuộc khủng hoảng này là “hoàn toàn” do bởi Nga. Bà Merkel cho biết bà sẽ nêu vấn đề này với Tổng Thống Putin tại cuộc họp G20, dự kiến sẽ được tổ chức tại Argentina vào thứ Sáu 30/11 và thứ Bảy 01/12/18.
Thứ Hai ngày 26/11, trong cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, đã nặng nề chỉ trích “hành động ngoài vòng pháp luật” của Nga, đồng thời bà kêu gọi Nga phải thả các tàu và thủy thủ đoàn của Ukraine đã bị bắt giữ hôm Chủ Nhật.
Bà Haley nói, “Những gì chúng ta chứng kiến cuối tuần này là một sự leo thang bất cẩn của Nga.” Và cho biết thêm, “Hoa Kỳ tiếp tục đứng chung với người dân Ukraine chống lại sự xâm lược này của Nga.”
Dù vậy, vị Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc này đã không đề cập đến việc Hoa Kỳ có cân nhắc đến việc gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga về việc họ đã “vi phạm luật quốc tế” hay không.
Tại sao Nga lại tấn công Ukraine vào lúc này
Đối với Nga, việc Nga chiếm giữ được Crimea là thành tựu lớn nhất của Putin trong cuộc xung đột, vì điều này cho phép Nga lưu thông qua các hải cảng và thủy lộ mới, qua việc chiếm được đất của Ukraine. Để củng cố vị trí của Nga thêm vững chắc, Putin đang cố gắng lôi kéo các vùng hải phận chung quanh Crimea ra khỏi Ukraine và đặt dưới quyền kiểm soát của Kremlin.
Vì những khu vực có nước chung quanh Crimea rất có ảnh hưởng đối với Ukraine. Hơn 80% các thứ Ukraine xuất cảng đều đi qua biển Azov, điều rất quan trọng cho một Ukraine độc lập. Đây cũng là một trung tâm đánh cá quan trọng cung cấp thực phẩm và đem lại lợi ích kinh tế cho cả khu vực.
Ngoài ra các quan sát viên cho rằng Putin thường sử dụng chiến thuật quân sự để gây hấn như là một cách nhằm vào tâm lý quần chúng của Nga để gây thanh thế cho ông và nâng cao tỉ lệ được dân Nga ủng hộ vì tỉ lệ đó đang bị suy giảm nơi dân Nga. Tổng Thống Putin đã hứa sẽ biến Nga thành một cường quốc kinh tế toàn cầu và cải thiện cuộc sống hàng ngày của người dân Nga – nhưng mức tăng trưởng kinh tế của Nga đang chậm lại và người Nga không hài lòng với sự thể này.
Vì vậy, để đánh lạc hướng dân Nga và đem lại một cảm giác tự hào dân tộc Đại Nga cho người dân, việc tấn công vào các tàu của Ukraine hôm Chủ Nhật vừa qua có thể là một tính toán chính trị khôn ngoan về phần của Putin.
Thông điệp của Putin muốn gửi Trump
Nhưng như người Mỹ vẫn hay nói: Timing is everything, việc Putin cho lệnh quân Nga tấn công Ukraine chỉ vài ngày trước khi có cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Argentina và chính ông Putin cũng sẽ có họp riêng với Tổng Thống Trump của Hoa Kỳ, thì điều đó khó có thể là việc ngẫu nhiên.
Nếu chỉ thuần túy xét đến những tham vọng của Nga nhắm vào các nước láng giềng, thì đây đúng là lúc Putin có thể nhân cơ hội Trump đang phải tập trung chú ý vào Trung Hoa để Putin có thể tiến xa hơn nữa trong việc xâm lăng các nước láng giềng mà không ai có thể ngăn cản được.
Dù vậy, hẳn nhiên Putin cũng dư hiểu rằng không phải Trump và chính quyền Mỹ chỉ bận rộn và chú tâm vào Trung Hoa trong khoảng thời gian có hội nghị thượng đỉnh G20 không mà thôi, và vì thế Putin phải triệt để gấp rút lợi dụng cơ hội ngắn ngủi này.
Mặt khác, điều mà ai cũng thấy rất rõ là trong khoảng thời gian tiền hội nghị, sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa càng lúc càng gia tăng.  Và tại hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Hoa sẽ có những cuộc gặp gỡ song phương cấp cao nhất với Hoa Kỳ.
Dù là cơ hội để Mỹ-Hoa hoàn toàn giải quyết mọi bất đồng tại G20 rất mỏng manh, nhưng cũng vẫn có khả năng là phía Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đồng ý sơ khởi về một số phương hướng giải quyết nào đó để giải quyết những tương tranh của hai cường quốc này sao cho cả hai bên đều cùng được lợi. Về phần Nga, hiện vẫn còn là một trong ba cường quốc có sức mạnh quân sự đứng đầu thế giới, thì Putin có thể nghĩ rằng Nga xứng đáng phải được dự phần “chia ba” thiên hạ.
Trong chiều hướng lượng định như trên, chắc chắn Putin không muốn nước Nga bị gác bỏ ra ngoài bàn cờ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa.
Hiển nhiên cách mà Putin có thể làm là chứng tỏ cho mọi bên thấy là Nga vẫn còn là một thế lực đáng gờm, không ai có thể xem thường, và cho thấy là Nga sẽ không ngần ngại để đem sức mạnh quân sự đó ra sử dụng khi cần.
Nhưng dù có muốn tạo sự chú ý của phía Hoa Kỳ, Putin cũng đủ khôn khéo và cẩn trọng để không gây thêm căng thẳng khiến NATO và Hoa Kỳ phải có phản ứng tức thời, có thể phương hại đến Nga.
Do vậy, Putin chỉ nhắm tới Ukraine, không phải là quốc gia thành viên của NATO, và vùng biển Hắc Hải (Black Sea) ngay bên cạnh bán đảo Crimea cũng không hoàn toàn trực tiếp nằm trong vùng “nhậy cảm” đối với an ninh của các quốc gia Tây Âu trong NATO.
Có thể nói việc Nga tấn công Ukraine hôm Chủ Nhật vừa qua chính là một thông điệp của Putin.
Thông điệp này chính yếu là Putin muốn gửi đến Tổng Thống Hoa Kỳ Trump nhiều hơn là tới Chủ Tịch họ Tập của Trung Hoa. Vì tại khu vực Âu Châu, những nơi đầu tiên có thể bị ảnh hưởng xấu do bởi những hành động phiêu lưu quân sự của Nga sẽ là NATO và kế đó là đến Hoa Kỳ.
Việc Tổng Thống Trump quyết định làm thế nào để đối phó với sự xâm lược đang gia tăng của Nga, qua việc tấn công Ukraine vừa qua, chắc chắn phải được Hoa Kỳ tính toán rất kỹ trong phương trình cân bằng cán cân quyền lực thế giới, nhất là khi Trung Hoa vẫn còn là một “ẩn số” chưa kiểm soát được.
Nên lưu ý rằng Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, dù đã lên án Nga khá nặng nề nhưng đã không đưa ra đề nghị gia tăng trừng phạt Nga.
Chắc chắn là Donald Trump không muốn bước vào hội nghị với Chủ Tịch họ Tập trong tư thế bị “lo ra” bởi Nga. Và Putin cũng sẽ hoàn toàn hiểu được điều đó.
Bởi đó câu trả lời chính thức của Tổng Thống Donald Trump là hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Putin, đã được dự tính từ trước trong thời gian hội nghị thượng đỉnh G20, cũng sẽ không là điều làm Putin phải ngạc nhiên.
Thực tế là dù cuộc gặp gỡ riêng giữa Putin và Trump trong hội nghị G20 bị bãi bỏ, thì hai nhân vật lãnh đạo này vẫn sẽ có thể gặp riêng ở một nơi nào đó sau này. Đó không phải là chuyện quá khó.
Điều chính yếu của Putin là ông ta muốn “nhắc nhở” Trump là sự hiện diện của Nga là yếu tố quan trọng mà Mỹ phải tính đến khi muốn “make deal” với Trung Hoa. Thêm nữa, nếu Hoa Kỳ có “quên” Nga, thì khối NATO sẽ nhắc nhở và ngay cả đòi hỏi Hoa Kỳ phải “nhớ” đến Nga.
Trên phương diện này, có lẽ Putin đã thành công trong việc “communicate” và gửi được đến Trump (và NATO) một thông điệp đầy ý nghĩa.
https://vietbao.com/p122a288123/tan-cong-ukraine-thong-diep-cua-putin-gui-trump-truoc-hoi-nghi-g20

Điện Kremlin: Hai ông Putin, Trump

sẽ gặp nhau bên lề G20

Các nhà chức trách Nga cho biết hôm thứ Sáu, 30/11, rằng ông Vladimir Putin sẽ có một cuộc họp ngắn với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina.
“Không có cuộc họp bên lề trong kế hoạch”, là câu trả lời duy nhất từ một quan chức Tòa Bạch Ốc khi được hỏi về việc một phát ngôn viên của điện Kremlin nói rằng sẽ có một cuộc họp “ngẫu nhiên” bên lề G20. Tuy nhiên, câu trả lời của Hoa Kỳ lại để ngỏ khả năng thực ra có lẽ sẽ có một cuộc gặp gỡ đột xuất.
Hôm 29/11, Tổng thống Trump nói ông hủy bỏ cuộc họp theo kế hoạch của mình với lãnh đạo Nga sau khi Nga bắt giữ 3 tàu Ukraine và các thủy thủ của họ ở vùng Biển Đen.
“Căn cứ vào thực tế là các tàu và thủy thủ chưa được Nga trao trả cho Ukraine, tôi đã quyết định rằng điều tốt nhất cho tất cả các bên liên quan là hủy cuộc họp đã được lên lịch trước đó của tôi ở Argentina …”, ông Trump đăng lên Twitter khi ở trên Không lực 1 trên đường đến Buenos Aires hôm 29/11.
Việc hủy bỏ được công bố vài giờ sau khi các công tố viên Mỹ cho hay rằng cựu luật sư của Tổng thống Trump, ông Michael Cohen, thừa nhận đã nói dối quốc hội Mỹ về một thỏa thuận bất động sản của ông Trump ở Nga. Thông báo này cho thấy công tố viên đặc biệt đang tập trung sát sao hơn vào những trao đổi thông tin của ông Trump, khi đó là ứng cử viên tổng thống, với các quan chức Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016.
https://www.voatiengviet.com/a/dien-kremlin-hai-ong-putin-trump-se-gap-nhau-ben-le-g20/4681312.html

Đức: Không có gì đáng ngờ

trong vụ máy bay thủ tướng hạ cánh bất thường

Không quân Đức hôm 30/11 khẳng định không có bất cứ hoạt động tội phạm đáng ngờ nào trong sự cố khiến chiếc máy bay chở Thủ tướng Angela Merkel đến hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina buộc phải hạ cánh ngoài lịch trình, theo Reuters.
Trước đó, nhật báo Đức Rheinische Post dẫn các nguồn tin an ninh cho biết chính phủ đang kiểm tra xem sự việc hôm 29/11 có “cơ sở về hình sự” hay không, mặc dù các nguồn tin nói thêm rằng các nhà điều tra thường xem xét “mọi hướng” sau khi xảy ra một sự cố như vậy.
Tuy một phát ngôn viên của không quân Đức nói rằng không có nghi ngờ gì về bất kỳ hoạt động tội phạm nào, và cho biết thêm là “có một cuộc kiểm tra tiêu chuẩn các thiết bị vô tuyến đã bị hỏng”.
Bà Merkel đang trên đường từ Đức đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 khi chiếc Airbus A340 của chính phủ phải hạ cánh bất thường, nhưng an toàn, xuống sân bay Cologne-Bonn vào cuối ngày 29/11.
Ông Guido Henrich, chỉ huy phi đội chính phủ của không quân Đức, nói với các phóng viên rằng các phi công phát hiện vô tuyến hỏng ở Hà Lan và các hệ thống khác cũng trục trặc, nên họ phải đáp xuống sân bay Cologne-Bonn.
Hỏng hóc về điện tử là nguyên nhân.
“Phần hỏng là hộp phân phối điện tử, mà chúng tôi đã thay”, Reuters dẫn lời ông Henrich nói, đồng thời cho biết thêm rằng không quân Đức đã gửi một chiếc máy bay khác đến Argentina hôm 30/11 cho hành trình trở về của bà Merkel từ G20.
Tạp chí Der Spiegel cho biết toàn bộ hệ thống thông tin của chiếc máy bay chính phủ đã bị trục trặc, tạo ra tình huống khẩn cấp nghiêm trọng, khiến phi hành đoàn buộc phải chuyển sang liên lạc bằng một chiếc điện thoại vệ tinh để hạ cánh khẩn cấp.
Người phát ngôn của lực lượng không quân cho biết chiếc máy bay đã không xả nhiên liệu phản lực trước khi hạ cánh tại Cologne, trái ngược với các bản tin trước đó.
Bà Merkel gọi vụ việc là một “sự cố nghiêm trọng”. Bà và Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đã tiếp tục hành trình đến Buenos Aires vào đầu ngày 30/11, nhưng sẽ đến sau khi các nhà lãnh đạo G20 đã khai mạc hội nghị.
https://www.voatiengviet.com/a/duc-khong-co-gi-dang-ngo-trong-vu-may-bay-thu-tuong-ha-canh-bat-thuong/4681174.html

Thủ tướng Anh sẽ hỏi Thái tử Ả Rập Xê Út:

Ai sát hại nhà báo Khashoggi?

Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà dự định sẽ nói về vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman bên lề Hội nghị G-20 ở Argentina.
Hôm 19/11, khi trên máy bay đến thủ đô Buenos Aires, bà May nói rằng chính phủ Anh “muốn chứng kiến một cuộc điều tra đầy đủ và minh bạch liên quan đến những gì đã xảy ra quanh vụ sát nhân này và chắc chắn rằng những người liên can sẽ phải bị truy cứu.”
Tờ Guardian dẫn nguồn tin từ Phủ Thủ tướng Anh cho biết chưa chính thức xác nhận thông tin về một cuộc họp song phương, nhưng đã gợi ý rằng bà May và Thái tử sẽ “gặp gỡ.”
Nhà báo Khashoggi từng viết bài chỉ trích thái tử, đã bị ám sát hồi tháng trước sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để lấy đơn từ làm thủ tục kết hôn.
Ả Rập Xê Út đã phủ nhận cáo buộc cho rằng Thái tử Salman đóng một vai trò trong cái chết của ông Khashoggi.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-anh-se-hoi-thai-tu-a-rap-xe-ut-ai-sat-hai-nha-bao-khashoggi/4681166.html

Chống tăng giá xăng :

Thủ tướng Pháp tiếp đại diện phe biểu tình

Tú Anh
Vào lúc phe « áo vàng » chuẩn bị « màn thứ ba » xuống đường trên toàn quốc và ở đại lộ Champs- Elysées, thủ tướng Edouard Philippe tiếp kiến đại diện phong trào chống lên giá xăng, với thời gian biến thành phong trào đòi giảm thuế và chống bất công xã hội.
Hôm nay, 30/11/2018, trước khi tiếp những đại diện tự phong của phe « áo vàng », thủ tướng Pháp có buổi tham khảo ý kiến với giới công đoàn.
Trong bối cảnh phong trào phản đối chính phủ lên cao, các nghiệp đoàn Pháp kêu gọi hành pháp phải có nhượng bộ cụ thể, không nên để cho tình trạng bế tắc kéo dài, thiệt hại cho tất cả mọi người từ kinh tế đến sinh hoạt hằng ngày.
Trong chiều hướng này, CFDT, thân với đảng Xã hội yêu cầu chính phủ cải thiện mức sống của công nhân. CGT, thân với đảng Cộng sản muốn tăng thêm lương tối thiểu và trợ cấp hưu trí. Trong khi đó, từ Achentina, tổng thống Macron tuyên bố « không lùi bước ».
Tuy nhiên, để chứng tỏ thiện chí hòa giải, chính phủ Pháp không cấm phe « áo vàng » biểu tình tại đại lộ Champs – Elysées. Theo khuyến cáo của người buôn bán, để tránh tái diễn tình trạng đập phá cửa hàng như thứ Bảy 24/11, ngày mai cảnh sát huy động một lực lượng hùng hậu bố trí chung quanh. Mọi người dù là đi biểu tình, đi mua sắm chuẩn bị Giáng Sinh, du khách sẽ bị khám xét trước khi vào đại lộ « đẹp nhất thế giới ».
http://vi.rfi.fr/phap/20181130-chong-tang-gia-xang-thu-tuong-phap-dai-dien-bieu-tinh

Căng thẳng manh nha

giữa Pháp và Nhật về hồ sơ Nissan

Mai Vân
Quan hệ Pháp – Nhật có dấu hiệu trở nên căng thẳng vì hồ sơ Nissan. Cựu chủ tịch liên minh Renault – Nissan người Pháp, Carlos Ghosn vẫn bị giam cầm. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dường như đã đề nghị một cuộc gặp với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về hồ sơ này, bên lề thượng đỉnh G20 mở ra hôm nay, 30/11/2018, nhưng phía Nhật cho biết là chưa có gì dứt khoát.
Theo tiết lộ của tờ báo Nhật Bản Mainichi, chính tổng thống Pháp Macron lên tiếng muốn gặp thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Một phát ngôn viên thủ tướng Nhật tuyên bố chưa có gì được quyết định.
Tập đoàn xe hơi Pháp Renault SA và Nissan Motos Co đã liên minh từ 19 năm nay, chính ông Carlos Ghosn, chủ tịch Renault, đã vực dậy được tập đoàn xe hơi Nhật bị khó khăn. Renault nắm 43% vốn Nissan, trong khi Nissan nắm 15% của Renault.
Hiện nay, ông Ghosn vẫn bị giam giữ từ lúc bị bắt ở sân bay Tokyo ngày 19/11/2018, bị tình nghi khai man tài chính. Tư pháp Nhật Bản hôm nay đã quyết định kéo dài thời hạn giam giữ thêm 10 ngày.
Tình hình này gây khó khăn cho liên minh sản xuất xe hơi Pháp-Nhật, và bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã gặp bộ trưởng công nghiệp Nhật Hiroshige Seko tại Paris tuần qua. Theo lời bộ trưởng Pháp, cả Paris lẫn Tokyo đều muốn giữ nguyên cơ cấu liên minh đã thiết lập, tuy nhiên bộ trưởng Nhật đã lên tiếng phủ nhận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181130-cang-thang-phap-nhat-nissan-kt

Bulgari cho Bắc Kinh dẫn độ

một viên chức Trung Quốc về nước

Mai Vân
Một viên chức Trung Quốc bị tình nghi tham nhũng và đã trốn qua Bulgari vừa bị chính quyền Sofia trục xuất về nước theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Viên chức này đã được hai ông an Trung Quốc áp tải về đến Bắc Kinh sáng ngày 30/11/2018. Việc Bulgari cho dẫn độ công dân Trung Quốc về nước đã được báo chí Trung Quốc hoan nghênh.
Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde tường thuật :
“Theo Tân Hoa Xã vào hôm nay, đây là cuộc dẫn độ đầu tiên đối với một công chức Trung Quốc, từ một quốc gia Liên Hiệp Châu Âu.
Trái với vụ bắt giữ chủ tịch cơ quan Interpol cuối tháng 9, báo chí rõ ràng đã được chính quyền mời đến tận phi trường, chụp ảnh kẻ bị dẫn độ ngay ở chân cầu thang máy bay của hãng Air China. Nghi can đeo kính, mặc áo khoác nâu, chân đi giầy thể thao, bị hai cảnh sát đeo găng tay trắng áp giải.
Người bị dẫn độ là một cựu lãnh đạo ở Tân Xương (Xinchang), tỉnh Chiết Giang, đã chạy khỏi Trung Quốc năm 2005, lúc bị điều tra về một vụ biển thủ. Ông bị bắt sau khi cảnh sát quốc tế Interpol tung ra một « thông cáo đỏ » để truy tầm. Ông đã bị cảnh sát Bulgari câu lưu hôm 17/10/2018.
Trên tài khoản Twitter của mình, Nhân Dân Nhật Báo Bắc Kinh đã hoan nghênh vụ dẫn độ “thành công”.
Cho đến nay, Trung Quốc rất ít được các quốc gia phương Tây hợp tác trong chiến dịch « săn cáo » mà ông Tập Cận Bình đã khởi xướng, nhất là các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc, những nước mà nhiều viên chức Trung Quốc bị tình nghi tham nhũng đến cư ngụ.
Nhiều người, như ông Mạnh Hoành Vĩ, cựu chủ tịch Interpol, dường như đã « tự nguyện » về Trung Quốc. Dĩ nhiên khó tưởng tượng được việc Interpol ban hành lệnh truy bắt nhắm vào chính chủ tịch của mình.”
http://vi.rfi.fr/chau-a/20181130-bulgari-bac-kinh-dan-do-vien-chuc-trung-quoc-qt

Syria đáp trả mạnh mẽ đợt oanh kích của Israel

Mai Vân
Quân đội Syria thông báo đã đáp trả mạnh mẽ và “vô hiệu hóa” đợt oanh kích của Israel tối ngày 29/11/2018, ở phía nam Damas. Quân đội Nga thông báo một máy bay Israel bị bắn rơi, Israel bác bỏ.
Thông tín viên RFI Paul Khalifeh tường thuật từ Beyrouth :
“Lực lượng phòng không Syria, tối thứ Năm, 29/11, đã bắn đi ít nhất 10 hỏa tiễn nhắm vào máy bay Israel đang oanh kích ở Keswa, phía nam Damas và gần Harfa, không xa đường ranh giới với đồi Golan mà Israel chiếm đóng năm 1967.
Một nguồn tin quân sự Syria cho biết là nhiều hỏa tiễn bắn đi từ máy bay đã bị phá hủy ngay trên không và các cuộc oanh kích tối qua đã không đạt mục tiêu.
Đây là đợt tấn công đầu tiên của không quân Israel từ hôm 16/09/2018 sau vụ một máy bay vận tải Nga bị phòng không Syria bắn trúng. Nga đã quy trách nhiệm cho Israel về sự cố này, khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng.
Đầu tháng 10, Nga thông báo cung cấp cho Syria loại hỏa tiễn phòng không S-300. Một nguồn tin quân sự ở Beyrouth cho biết là hệ thống phức tạp này đã không được sử dụng chống máy bay Israel tối qua.”
Quân đội Israel như thường lệ không lên tiếng về cuộc oanh kích, nhưng bác bỏ thông tin của Nga về một chiến đấu cơ Israel bị bắn hạ gần Damas.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181130-syria-oanh-kich-israel-bi-dap-tra-manh-me

TQ có thể hạ mình “một lần và duy nhất” để đình chiến,

nếu Mỹ không chấp nhận, điều gì sẽ xảy ra?

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể mở cửa thị trường, giảm bớt trợ cấp công ty nhà nước khi ông gặp Tổng thống Trump bởi Bắc Kinh cần có sự ổn định để giải quyết vấn đề trong nước.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G-20 đang được trông đợi. Ảnh: SCMP
Trung Quốc cần ổn đối ngoại để lo đối nội
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump ​​sẽ gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires, Argentina trong tuần này với nỗ lực tìm cách thoát khỏi xung đột thương mại kéo dài nhiều tháng qua.
Cũng như cam kết đảm bảo tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ, ông Tập Cận Bình có thể giải quyết sự mất cân bằng thương mại của Bắc Kinh với Washington, bao gồm cam kết dễ dàng nhất mà Trung Quốc có thể đưa ra: Mở cửa thị trường của mình rộng hơn.
“Đó là một lựa chọn ít áp lực nhất cho chính phủ,” nguồn tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết.
Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow đã cho biết, khả năng cao sẽ có một thỏa thuận nếu Trung Quốc đưa ra một số ý tưởng và thái độ mới. Bình luận của ông đã xoa dịu tâm lý lo ngại rằng, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục áp thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Bắc Kinh hy vọng hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ mang đến một thông điệp ủng hộ chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ.
Các tập đoàn nước ngoài từ lâu đã phàn nàn về việc Bắc Kinh chậm trễ mở cửa thị trường và các khoản trợ cấp khổng lồ cho tập đoàn nhà nước nội địa.
Đáp lại, Bắc Kinh đã giảm bớt các phát ngôn về kế hoạch phát triển công nghệ cao Made in China 2025 và cam kết dần dần loại bỏ rào cản cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực. Nhưng vẫn có những lời kêu gọi nước này phải có những động thái nhanh và quyết liệt hơn.
Cũng theo nguồn tin của SCMP, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các công ty nhà nước nhưng Bắc Kinh cần loại bỏ các điều khoản pháp lý và quy định để phù hợp với các công ty tư nhân hoặc nước ngoài.
“Nếu căng thẳng với Mỹ có thể được nới lỏng, nó sẽ tạo ra một môi trường bên ngoài ổn định cho lãnh đạo để chống lại những rủi ro cho nền kinh tế trong nước”, nguồn tin cho biết.
Kết quả vẫn ở phía trước
Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức lớn trong nửa đầu năm tới với những rủi ro về tỷ lệ thất nghiệp và thất thoát dòng vốn. Trong khi đó, tăng trưởng cũng có thể chậm lại ở Mỹ trong quý IV năm nay, gây áp lực lên một thị trường chứng khoán biến động.
Nguồn tin cho rằng, cả 2 nhà lãnh đạo đều không muốn bị đổ lỗi cho cuộc suy thoái kinh tế gây ra bởi chiến tranh thương mại.
Các đề nghị của Trung Quốc có thể là thỏa thuận “một lần và duy nhất”, thể hiện sự chân thành tối đa của Bắc Kinh. Nếu Mỹ từ chối, sẽ phải xem ai có khả năng chịu đựng thiệt hại kinh tế lâu hơn, nguồn tin ẩn danh nhận định.
Nhiều người đang hy vọng vào kết quả tốt nhất có thể cho các cuộc đàm phán này là việc ngừng áp đặt khoản thuế bổ sung nhưng thỏa thuận có thể chỉ là tạm thời.
Để tiếp tục gây áp lực lên Bắc Kinh, Mỹ đã tiếp tục cáo buộc Trung Quốc không khắc phục các hành vi thương mại không công bằng và đe dọa sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% vào năm tới.
Một nguồn tin của Mỹ cho biết thuế quan chỉ là một phần, việc kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư và trao đổi công nghệ với các công ty Trung Quốc sẽ tiếp tục, dù có hay không có các cuộc đàm phán thương mại.
Nguồn tin Trung Quốc cho biết có nguy cơ khoản thuế quan chỉ có thể được trì hoãn và sẽ được áp đặt trở lại nếu Mỹ không hài lòng với phản ứng của Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/25030-tq-co-the-ha-minh-mot-lan-va-duy-nhat-de-dinh-chien-neu-my-khong-chap-nhan-dieu-gi-se-xay-ra.html

TQ nói chuyện ‘nghiêm khắc’ với Mỹ

về tàu trên Biển Đông

Trung Quốc cho biết hôm thứ Sáu, 30/11, rằng họ đã “giao thiệp nghiêm khắc” với Hoa Kỳ sau khi Hải quân Hoa Kỳ điều một con tàu đi xuyên qua Biển Đông đang có tranh chấp. Con tàu đã đi gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng xảy ra giữa hai cường quốc ở vùng biển châu Á có tranh chấp trùng vào lúc mối quan hệ hai nước đang xấu đi vì tranh cãi về thương mại, kéo theo các đợt tăng thuế ngày càng cao đánh vào hàng nhập khẩu của nhau trị giá hàng tỷ đô la.
Tàu tuần dương mang tên lửa điều hướng của Hoa Kỳ, USS Chancellorsville, đã đi gần quần đảo Hoàng Sa hôm 26/11 để thách thức “những tuyên bố chủ quyền biển quá đáng” của Trung Quốc, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết trong một tuyên bố.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng, nói tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng tàu của Mỹ đã vào trong vùng biển của Trung Quốc mà không được phép và Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm thông qua “giao thiệp nghiêm khắc”.
Quân đội Trung Quốc cho biết họ đã điều tàu và máy bay để theo dõi tàu Mỹ và cảnh báo nó phải rời đi.
Chuyến đi của tàu Chancellorsville là chuyến mới nhất trong hoạt động vì tự do hàng hải của Mỹ nhằm thách thức điều mà Mỹ xem là các hoạt động của Trung Quốc gây hạn chế quyền tự do đi lại trong vùng biển chiến lược.
Đặc biệt, Hoa Kỳ đã chỉ trích việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng trên các đảo, bãi cạn, rạn san hô và lắp đặt các cơ sở quân sự của họ trên đó, bao gồm cả các đường băng và bến tàu.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với hầu hết Biển Đông và các đảo trong đó, và cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng quân sự với sự hiện diện hải quân của Mỹ ở đó.
Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều tuyên bố chủ quyền về các phần khác nhau của tuyến đường thủy, nơi có lượng thương mại hàng hóa trị giá khoảng 5 nghìn tỷ đô la đi qua mỗi năm. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền về vùng biển.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-noi-chuyen-nghiem-khac-voi-my-ve-tau-tren-bien-dong/4681127.html

Không quân Mỹ sẽ “tan nát”

trước cú đánh thâm hiểm của TQ?

Động lực chính thúc đẩy Trung Quốc tập trung phát triển sức mạnh không quân vũ trụ là phải chuẩn bị trước khả năng răn đe, và nếu cần thiết, sẽ đánh bại Mỹ khi xung đổi xảy ra.
Nhóm Dự án Không quân thuộc Tập đoàn Nghiên cứu Rand (Rand Corp) cho rằng, Không quân Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh của mình để cạnh tranh trực tiếp với Không quân Mỹ, cả về công nghệ và chiến lược, bằng cách sao chép các khả năng quân sự cũng như học thuyết của chính Quân đội Mỹ.
“Điều quan trọng cần thấy rằng, trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, Quân đội Trung Quốc (PLA) tập trung rất nhiều nỗ lực vào việc trang bị các khả năng cụ thể nhằm tích lũy đủ chất lượng để ngăn chặn xảy ra xung đột với Mỹ. Về cơ bản, PLA muốn xây dựng đủ khả năng răn đe hơn là buộc phải can dự vào các chiến dịch thực tế”, báo cáo của Rand viết.
“Theo hướng này, việc cạnh tranh về khả năng quân sự có thể được xem như cách thức để Trung Quốc hiện thực hóa mục đích đánh bại Mỹ mà không cần tham chiến”.
Sao chép hoặc tự sáng tạo là hai cách mà Trung Quốc thường áp dụng để đạt được mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên, theo Rand, “với chi phí rẻ hơn, thời gian triển khai nhanh hơn, sao chép dường như vẫn là biện pháp được Trung Quốc ưu chuộng hơn cả và thực hiện bất cứ khi nào có thể”.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học làm việc cho Rand đã ghi nhận cách thức Trung Quốc tái cấu trúc PLAAF và đổi mới sáng tạo công nghệ để tiến tới chuẩn bị cho khả năng đối đầu với Mỹ.
Chiến lược khuếch trương sức mạnh của Trung Quốc được xây dựng xung quanh trục: Phát triển các tên lửa đạn đạo và hành trình tấn công chính xác, rồi sau đó yểm trợ thêm bằng mạng lưới dày đặc các tên lửa đất đối không và tiêm kích phản lực tiên tiến.
“Động lực chính để Trung Quốc tập trung phát triển sức mạnh không quân vũ trụ là dựa trên quan điểm: PLA cần chuẩn bị sẵn sàng khả năng răn đe, và nếu cần thiết sẽ đánh bại Mỹ trong một cuộc xung đột công nghệ cao”, báo cáo của Rand nhấn mạnh.
Tài liệu nghiên cứu của Rand cũng chỉ rõ, PLA có xu hướng sao chép công nghệ quân sự, thiết kế tổ chức, và các khái niệm tác chiến của nước ngoài nếu thấy phù hợp với họ nhưng lại không có khả năng sáng tạo ra các giải pháp cho riêng mình khi cần.
Các bài viết của PLAAF thường coi Không quân Mỹ như một mô hình mẫu để dựa vào đó họ xây dựng nên một “lực lượng không quân chiến lược”, không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc mà còn đủ khả năng hỗ trợ các mục tiêu chính sách quốc gia của Bắc Kinh.
Theo Rand, Quân đội Trung Quốc dường như có xu hướng “học tập” Mỹ trong hầu hết các kế hoạch phát triển của họ trên các lĩnh vực như: tình báo chiến lược, do thám, trinh sát, không vận chiến thuật và chiến lược cũng như các phương tiện tấn công từ trên không.
“Rất nhiều nhà quan sát Mỹ nhận thấy có quá nhiều nét tương đồng trong các hệ thống vũ khí của Trung Quốc và cả cách thức hoạt động, rất giống hoặc chí ít cũng được xây dựng từ kết quả “quan sát” hoặc đánh cắp của Mỹ hoặc các nước khác”.
Trong nghiên cứu của mình, Rand đã lập một bảng thống kể các lĩnh vực chủ yếu mà Trung Quốc có xu hướng sao chép từ Không quân Mỹ. Theo đó, đứng đầu bảng này là mức độ giống nhau đến kỳ lạ giữa các tiêm kích tàng hình J-20 và J-31 của PLAAF với các máy bay F-22 và F-35 của Không quân Mỹ.
http://biendong.net/bi-n-nong/25017-khong-quan-my-se-tan-nat-truoc-cu-danh-tham-hiem-cua-tq.html

Trung Quốc kêu gọi G-20 bàn về biến đổi khí hậu

Trung Quốc kêu gọi các nước sử dụng hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp tới ở Buenos Aires, Argentina, để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu và tái khẳng định cam kết đối với thỏa thuận khí hậu Paris, đại diện khí hậu cao cấp của nước này nói.
“Đại đa số các nước G-20 rất coi trọng việc đối phó với biến đổi khí hậu, do đó tôi tin rằng cuộc gặp này sẽ bao gồm các chủ đề này,” ông Giải Chấn Hoa phát biểu trong một cuộc họp báo hôm 26/11 về bản báo cáo thường niên về các chính sách và hành động của Trung Quốc trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi hy vọng rằng cuộc gặp G-20 của các nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ gửi đi một thông điệp chính trị mạnh mẽ, kêu gọi nỗ lực nhiều hơn để thực thi thỏa thuận Paris về khí hậu và Nghị trình Phát triển Bền vững cho đến năm 2030 của Liên Hiệp Quốc, ông Giải nói.
Ông nói rằng ông hy vọng các quốc gia phát triển tôn trọng cam kết của họ đối với Thỏa thuận Paris và cung cấp các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật mà họ đã cam kết cho các quốc gia nghèo.
Năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận Paris với lập luận rằng nó quá dễ dãi với Trung Quốc, quốc gia phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới.
Ông Giải nói rằng quyết định của ông Trump rút ra khỏi thỏa thuận làm tổn thương lòng tin và quyết tâm của nhiều quốc gia nhưng tác động của nó đã bắt đầu suy giảm.
Ông nói rằng cam kết của Trung Quốc đối với sự phát triển sạch, ít phát thải là ‘không thể lay chuyển’. “Chúng tôi sẽ thực hiện 100% lời hứa của mình và thậm chí còn hơn nữa cho dù các nước khác có thay đổi lập trường hay thái độ đi nữa,” ông nói.
Ông cho biết Trung Quốc đã đáp ứng được mục tiêu cắt giảm mật độ carbon – tức là lượng phát thải khí CO2 trên mỗi đơn vị tăng trưởng kinh tế – được từ 40 cho đến 45% từ mức ở năm 2005 và họ cũng đang trên đường đưa tỷ lệ của năng lượng không hóa thạch xuống còn 15% của tổng năng lượng tiêu thụ cho đến cuối thập niên này, ông Giải nói.
Theo đánh giá mới nhất của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc là một trong ba nước G-20 đang trên đường đạt được mục tiêu đóng góp quốc gia. Hai nước khác là Brazil và Nhật Bản.
Chất lượng không khí ở thủ đô Trung Quốc hôm 26/11 đã xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng trong khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế phát thải vào mùa đông giữa lúc kinh tế tăng trưởng chậm lại.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-g-20-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu/4680807.html

Nhật Bản sở hữu tàu sân bay đầu tiên

kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai

Lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản sẽ sở hữu tàu sân bay. Đây được coi là nỗ lực của Nhật Bản để đối trọng với Hải quân Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
Tờ Guardian (Anh) ngày 29/11 đưa tin chính phủ Nhật Bản đã quyết định nâng cấp hai tàu sân bay trực thăng lớp Izumo trở thành hàng không mẫu hạm để chúng có thể vận chuyển và làm nơi chiến đấu cơ xuất kích.
Kế hoạch này nằm trong hướng dẫn quốc phòng dự kiến công bố trong tháng 12.
Trong khi đó, tờ Nikkei đưa tin rằng Nhật Bản sẽ mua 100 tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ với giá hơn 8,8 tỷ USD. Trên thực tế, Nhật Bản đã mua 42 chiếc F-35 từ Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 9 từng chia sẻ với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng các thiết bị quân sự tối tân rất “quan trọng để tăng cường năng lực quốc phòng Nhật Bản”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ trích việc nâng cấp những tàu lớp Izumo dài 248m chở được 14 trực thăng thành hàng không mẫu hạm là vi phạm cam kết hậu chiến của Nhật Bản chỉ duy trì vai trò phòng vệ cho lực lượng quân đội.
Trước đó, chính phủ Nhật Bản từng loại bỏ đề xuất sở hữu tàu sân bay mới bởi lý do chiến hạm này mang tính chất tấn công thay vì phòng thủ và vi phạm hiến pháp.
Trong Sách Trắng quốc phòng mới nhất ra mắt vào tháng 8, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã phiên chế và tự đóng các tàu sân bay để mở rộng phạm vi hoạt động trên Thái Bình Dương gần với các đảo phía Tây Nam Nhật Bản.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mang tên lớp 001A đã hạ thủy vào tháng 4/2017. Trong khi đó, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc – Liêu Ninh vốn là hàng không mẫu hạm cũ Varyag lớp Đô đốc Kuznetsov được mua lại từ Ukraine trong năm 1998. Trung Quốc đã đại tu hàng không mẫu hạm này thành tàu sân bay Liêu Ninh.
Ngoài ra Tokyo và Bắc Kinh cũng căng thẳng vì tình trạng tàu hải cảnh Trung Quốc nhiều lần tiếp cận gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư nhằm thể hiện sự hiện diện của quân đội nước này trên Biển Hoa Đông. Nhật Bản đã lên tiếng phản đối hoạt động đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya trong tuần này phát biểu trước phóng viên về kỳ vọng đối với việc nâng cấp Izumo sử dụng cho nhiều mục đích. Tờ Mainichi Shimbun đưa tin tàu sân bay đầu tiên của Nhật Bản kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ được điều động bảo vệ các hòn đảo ở vùng biển Tây Nam quốc gia này.
Ngoài ra, trong Sách Trắng mới nhất, Nhật Bản cũng bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.
http://biendong.net/doc-bao-viet/25020-nhat-ban-so-huu-tau-san-bay-dau-tien-ke-tu-chien-tranh-the-gioi-thu-hai.html

Những nước cờ ngoạn mục

thay đổi Triều Tiên của Kim Jong Un

Ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên cuối năm 2011 sau khi cha ông qua đời. Khi đó, ông còn rất trẻ, đang ở độ tuổi 20 và có rất ít kinh nghiệm lãnh đạo.
Theo hãng tin CNA, do có rất ít thông tin công khai về đời tư của Kim Jong Un, giới quan sát chú ý đến những năm tháng ông học ở Thụy Sĩ, nổi bật là niềm đam mê yêu thích bóng rổ. Những chi tiết đó khiến nhiều người nhận định Triều Tiên được đặt vào tay một người cải cách, rằng Kim Jong Un sẽ mở cửa nền kinh tế và sẽ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị cô lập.
Tuy nhiên, sau khi ngồi vào cương vị lãnh đạo tối cao, việc trước tiên là Kim Jong Un dành thời gian sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo, với một số nhân sự bị gạt ra khỏi đội ngũ cấp cao trong chính phủ. Ông cũng tăng cường an ninh dọc biên giới với Trung Quốc để ngăn chặn các vụ đào tẩu.
Tiếp đó, Kim Jong Un bắt đầu tính đến vị thế của Triều Tiên trên trường quốc tế. Là một nước nghèo và nhỏ, Triều Tiên cần làm gì đó để củng cố sức mạnh khiến các cường quốc mạnh hơn không thể coi thường. Từ năm 2016, Bình Nhưỡng tăng cường các vụ thử tên lửa và hạt nhân, thực hiện nhiều vụ thử nghiệm vũ khí hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nước này.
Ít nhất 3 vụ thử hạt nhân được tiến hành trong 2 năm 2016 và 2017. Tốc độ phát triển vũ khí ở mức chưa từng có như vậy đã khiến cả thế giới chú ý. Nhiều người thậm chí nghĩ rằng, có thể Kim Jong Un đang trù tính một vụ tấn công nhằm vào Hàn Quốc hoặc Mỹ.
Tuy nhiên, khi lo ngại về một cuộc chiến tranh gia tăng đến đỉnh điểm thì Kim Jong Un bất ngờ thay đổi. Sau khi đồng ý sẽ tham gia Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc hồi tháng 2, ông tỏ thiện chí với Seoul và Washington, có cuộc gặp lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump và một hội nghị thượng đỉnh liên Triều (đầu tiên kể từ năm 2007).
Đến nay, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên đã 4 lần gặp Tổng thống Hàn Quốc Ban Ki Moon, và dự kiến có một hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều nữa vào đầu năm 2019.
Những nước cờ ngoạn mục thay đổi Triều Tiên của Kim Jong Un
Thông qua một chuỗi hoạt động ngoại giao, Kim Jong Un đã bước ra thế giới như một nhà lãnh đạo đầy tự tin. Ông nhanh chóng xây dựng quan hệ hữu hảo với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, và hai người đã khiến nhiều dân chúng hai miền xúc động khi họ bắt tay rồi cùng bước qua lằn ranh phân chia hai nước, phát đi thông điệp rằng thông qua hợp tác, họ có thể tìm ra cách để kết thúc sự ngăn cách liên Triều.
Kim Jong Un còn có một số tương tác thiện chí với Tổng thống Mỹ Donald Trump, và hai người thậm chí nói đến một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau.
Trong một loạt cuộc gặp quan trọng, Kim Jong Un đã tỏ ý sẵn sàng từ bỏ kho hạt nhân. Ông ra yêu sách Washington cần có “các biện pháp tương ứng” để đổi lấy việc Bình Nhưỡng giải trừ hạt nhân, và nêu ra các điều kiện cho phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Thời gian gần dây, Kim Jong Un bắt tay vào một chiến dịch xây dựng hình ảnh ở tầm quốc tế. Báo chí Triều Tiên dành chỗ cho một câu chuyện quan trọng: Xây dựng khu du lịch ở Wonsan – thành phố bờ biển phía đông Triều Tiên. Kim Jong Un đã tới công trường này nhiều lần và trong lần mới nhất, ông công kích các đòn trừng phạt của thế giới, cho rằng chúng đã kìm hãm sự phát triển của Wonsan nói riêng và kinh tế Triều Tiên nói chung.
Theo hãng thông tấn CNA, các bước đi quyết đoán của Kim Jong Un đã mang lại cho ông và Triều Tiên sự ổn định. Nhưng so với thời ông Kim Jong Il, đất nước Triều Tiên vẫn còn nghèo, nên để trụ vững, Kim Jong Un sẽ phải nâng cao mức sống cho người dân.
Để làm được điều đó, Kim Jong Un sẽ phải thuyết phục được thế giới, rằng ông chân thành hướng tới phi hạt nhân hóa, nhưng vẫn chừa chỗ trống cho mình để dễ dàng giũ bỏ cam kết trong trường hợp không đạt được nhượng bộ. Và Kim Jong Un giờ đây đang đối mặt với thách thức phải tìm ra con đường cải thiện nền kinh tế, bất kể cấm vận có được nới lỏng hay không.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/24990-nhung-nuoc-co-ngoan-muc-thay-doi-trieu-tien-cua-kim-jong-un.html

Khảo sát chung đường ray nối Nam-Bắc Triều Tiên

đã bị cắt từ thời chiến

Một chuyến tàu từ Hàn Quốc đã đi vào Triều Tiên hôm 30/11 khi hai nước bắt đầu kiểm tra các tuyến đường sắt miền Bắc mà họ hy vọng sẽ được nối trở lại với miền Nam.
Khoảng 30 quan chức từ mỗi bên sẽ tham gia vào một cuộc khảo sát chung kéo dài 18 ngày các đường ray đã bị cắt đứt kể từ chiến tranh Triều Tiên.
“Chúng tôi sẽ duy trì việc tham vấn chặt chẽ với các quốc gia liên quan để dự án nối kết đường sắt Bắc-Nam có thể được tiến hành với sự hỗ trợ quốc tế”, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon cho biết trong một buổi lễ tại nhà ga Dorasan gần biên giới.
Tuy nhiên, hai miền Triều Tiên không thể tiến xa hơn nữa với dự án này khi các biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu đối với miền Bắc chưa được dỡ bỏ. Hoa Kỳ nói các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn duy trì cho đến khi Triều Tiên áp dụng các biện pháp thuyết phục đối với việc giải trừ hoàn toàn hạt nhân.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã miễn trừ các biện pháp trừng phạt vào tuần trước, cho phép thực hiện dự án cơ sở hạ tầng xuyên biên giới.
Cũng trong ngày thứ Sáu, quân đội miền Bắc và miền Nam đã hoàn thành việc dỡ bỏ 20 đồn biên phòng và mìn ở khu vực biên giới, nơi họ dự định bắt đầu cuộc tìm kiếm chung đầu tiên hài cốt của những binh sĩ chết trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, theo lời một viên chức giấu tên của Bộ Quốc phòng ở Seoul nói với Reuters.
Các dự án nằm trong số nhiều thỏa thuận đạt được giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong ba cuộc họp của họ trong năm nay, như một phần của sáng kiến ngoại giao đã giảm bớt căng thẳng đối với chương trình hạt nhân của Bắc Hàn.
https://www.voatiengviet.com/a/khao-sat-chung-duong-ray-noi-nam-bac-trieu-tien-da-bi-cat-tu-thoi-chien/4681424.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện