Trước sự đe dọa của Trung Hoa, Nhật Bản nghiêng nhiều hơn về thế công – Nhữ Đình Hùng

Trước sự đe dọa của Trung Hoa, Nhật Bản nghiêng nhiều hơn về thế công – Nhữ Đình Hùng
Trước sự bành-trướng ngày càng mạnh hơn của Trung Hoa trên biển Đông, Nhật Bản xem chừng ngày càng xa rời thế phòng ngự. Từ năm 2007, Nhật Bản đã chuyển cục phòng-vệ thành bộ quốc phòng,điều cho thấy Nhật đã có một thay đổi lớn trong chánh-sách quốc phòng của mình để đối phó với những tình-hình đang thay đổi trong vùng như việc Bắc Hàn liên tiếp cho thử bom nguyên tử và phóng thử các hoả-tiễm tầm trung và tầm xa cho đến năm 2017 và việc Trung -Hoa điều các chiến-hạm đến ngoài khơi vùng duyên hải các đảo Senkaku mà Trung Hoa gọi là Diaoyu (Điếu Ngư). Chẳng những thế, Trung-Hoa còn tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát ở biển Đông trong việc thiết lập các căn cứ quân-sự trên những vùng hải-đảo đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Phi-luật-tân… Những điều này có lẽ đã khiến Nhật-Bản phải duyệt lại chánh sách quốc-phòng của mình.
Nhật-Bản đã đưa ra các quyết-định mua các hoả-tiễn di-hành để có thể tấn-công các mục-tiêu ở xa (Bắc Hàn?,Trung-Hoa?…) và mua các phi-cơ chiến-đấu đấu loại F-35 và cho sửa chữa các chiến-hạm chở trực-thang thành các hàng-không mẫu-hạm. Được biết các phi-cơ tác-chiến F-35B có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng hay trên một đường bay ngắn, điều này cho phép các chiến-hạm lớp Izumo, chở trực thăng của lực-lượng phòng-vệ hải-quân Nhật, dễ dàng trở thành các ‘hàng-không mẫu hạm’. Được biết trong đệ nhị thế chiến, các hàng-không mẫu hạm Nhật đã là yếu tố then chốt cho các cuộc tấn-công của Nhật trong vùng Thái Bình Dương.
Việc xử dụng các phi cơ chiến-đấu F-35 và việc biến các tàu chở trực thăng thành hàng-không mẫu-hạm đã bị một số chuyên-gia chỉ-trích như là ‘đi lệch hướng phòng-vệ chánh-đáng của nước Nhật căn cứ trên Hiến Pháp hoà-bình’! chánh-quyền Nhật đã ‘khoá’ các chỉ trích này bằng cách ‘đóng khung’ các sự  sửa đổi của chiến-hạm, nói rằng các lực lượng phòng-vệ Nhật bị cấm việc có các chiến-hạm tấn-công,  chánh-sách của Nhật là hoàn-toàn hướng về hoà-bình và dự trù việc giới hạn việc xử dụng các tàu chở trực thăng lớp Izumo và các phi-cơ chiến-đấu F-35B. Các chiến-hạm lớp Izumo được phép xử dụng trong các trường-hợp sau:
1°) đối phó khẩn-cấp trước các cuộc không-tập
2°) Thi hành các hoạt động tuần thám
3°) Thực tập
4°) đối phó với các thảm-họa thiên-nhiên và các thảm họa có tầm mức tương-tự
 
Tuy nói rằng Hiến Pháp Nhật là một hiến-pháp hoà-bình, các lực-lượng phòng-vệ Nhật kể từ sau khi bại trận năm 1945 đã không ngừng tăng trưởng, nhờ ở việc phát-triển kinh tế của Nhật. Ngân-sách quốc-phòng Nhật trước đây được ấn định là 1% PIB và như thế, cùng với việc phát triển kinh-tế của Nhật, ngân-sách quốc-phòng này cũng được gia-tăng. Vào năm 1990, Nhật có một lực lượng qui ước tương đương với Pháp hay Anh. Các kinh nghiệm chiến dịch của Nhật hảy còn giới hạn do việc không được gởi quân-đội ra nước ngoài; gần đây mới có việc Nhật tham dự các chiến-dịch dưới hiệu-kỳ Liên Hiệp Quốc và nằm trong các nhiệm-vụ tiếp liệu vì theo hiến-pháp Nhật, nước này không được gi quân vào các vùng có giao-tranh.!
Từ năm năm qua, dưới áp-lực của thủ tướng Nhật Shinzo Abe, các chi tiêu quân-sự của Nhật Bản không ngừng gia tăng.Ngày 22.12.2018,Chánh quyền Nhật đã phê chuẩn một ngân-sách quốc-phòng kỷ lục, theo như nhận xét của tờ báo tiếng Anh Japan Times. Ngân-sách này lên đến 47 tỉ đô la trong một ngân-sách quốc-gia lên tới 912 tỉ. Ngân-sách quốc-phòng này bao gồm việc thiết-lập hệ-thống ngăn chặn hoả-tiễn Aegis địa-đối-không, việc mua sáu phi cơ săn đuổi và bỏ bom F35A và việc tân trang các hàng không mẫu hạm sẵn có của Nhật kể cả việc biến cải hai tàu chở trực thăng, cho phép hai tàu này có thể phóng các phi cơ đi như các hàng-không mẫu-hạm. Những nỗ lực tài chánh của Nhật trong lãnh-vực quốc-phòng phần nào là do việc than phiền của Donald Trump về việc thâm thủng thương mại giữa Mỹ và Nhật, nhưng phần chính là do Shinzo Abe. Vị thủ tướng Nhật có tinh-thần quốc-gia đã từ nhiều năm qua dẫn dắt một chiến dịch nhằm tu chính hiến pháp hoà-bình của Nhật.
Theo Akira Kato, Giáo-sư về môn chánh-trị quốc-tế và an-ninh vùng của đại-học J.F. Oberlin tại Tokyo,việc tăng ngân-sách của quốc-phòng Nhật là nhằm để chống lại việc đe dọa của Trung-hoa nhưng đồng thời cũng là một cố gắng của Tokyo để mua nhiều hơn các trang-bị quốc-phòng của Mỹ nhằm để tránh một cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trên nguyên tắc, ngân sách quốc-phòng Nhật lên tới 5125 tỉ yens, tương đương 41,8 tỉ euros vượt xa ngân-sách quốc phòng Pháp năm 2017 chỉ có 32,7 tỉ euros Đó là chưa kể đội phòng-vệ duyên-hải Nhật có một ngân-sách riêng lên tới 1,7 tỉ euros! Trước sự đe dọa trên biển của Trung-hoa, Nhật đã cho gia tăng canh giữ như có thêm và làm tân-tiến các máy bay và trực-thăng tuần dương P-3C và SH-60K, ráp thêm các ‘drones’ tuần tiễu Global Hawk của Mỹ có thể bay rất cao, cho đóng một tiềm thủy đĩnh 3000 tấn (627 triệu euros)
Đương nhiên là Trung-hoa lo ngại về việc tăng ngân sách quốc-phòng của Nhật. Nước này bày tỏ sự lo lắng và yêu cầu Nhật nên gắn liền vào chánh-sách hoàn-toàn phòng-v Trong khi đó Trung-hoa đang thực hiện một hàng-không mẫu-hạm hoàn-toàn do Trung-hoa thực-hiện, đó là chiến-hạm loại 001 A. Tuy mang danh số 001 A nhưng đây là hàng-không mẫu-hạm thứ hai; hàng-không mẫu-hạm đầu tiên của Trung-hoa là chiếc Liao Ning, được đưa vào  hoạt-động kể từ 2012, thực tế, đây là một hàng-không mẫu-hạm được thực hiện bằng cách sửa chữa lại một chiến hạm của Nga đã có 30 năm hoạt động.
Theo wikipédia, lực lượng quân-đội Nhật lên đến 246.000 người vào năm 2015 và được chia làm ba thành-phần::
  •  lực-lượng tự-vệ hải-quân (海上自衛隊, Kaijō Jieitai?Japan Maritime Self-Defense Force ou JMSDF) đặt bản doanh tại căn-cứ hải-quân Yokosuka.
    • 44 000 người
    • 2 tiêu-diệt-hạm mang trực-thăng lớp Hyuga, chiến hạm JDS Hyuga và JDS Ise.
    • 2 tiêu-diệt-hạm mới, mang trực-thăng JDS Izumo và JDS Kaga.
    • 18  tàu ngầm trong số có 10 tàu loại Soryu 
    • 9  tuần-dương-hạm 
    • 7  tiêu diệt hạm, trong số có 3 chiến-hạm loại  Asahi và 4 chiến-hạm loại 19 DD.
    • Hạm đội Nhật đứng hàng thứ sáu trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh và Trung-hoa.
  •  Lực lượng tự vệ không-quân la (航空自衛隊, Kōkū Jieitai?Japan Air Self-Defense Force ou JASDF) :
    • 45 600  người
    • 300 phi cơ chiến-đấu
  • Lực lượng tự vệ lục quân (陸上自衛隊, Rikujō Jieitai?Japan Ground Self-Defense Force ou JGSDF) :
    • quân số cho phép vào năm 1972 : 155 000, quân số thực sự 2010 : 148 000 người, trong số đó có 7000 quân nhân trừ bị..
    • 600 chiến xa vào năm 2010,dự trù còn 400 năm 2020…
Thế-lực quân-sự một nước không phải chỉ căn cứ trên trang bị vũ khí, quân-số nhưng còn ở cả khả năng vận hành, tung quân và yểm trợ hoẩlực. Cho đến nay,  Nhật chưa có nhiều thử thách về việc này, Nhật chỉ mới tham dự các lực lượng bảo-vệ hoà bình dưới hiệu-kỳ Liên Hiệp Quốc và hơn thế, giữ vai trò tiếp-liệu. Tuy nhiên, đã có nhiều thay đổi trong tâm-lý người Nhật, một nỗ lực nhằm lập lại sức mạnh quân-sự Nhật đã được khởi đi từ hằng chục năm qua, từ thời thủ tướng Yasuhiro Nakasone (1982-1987) đến Jun-ichiro Koizumi (2001-2006) và hiện nay với Shinzo Abe. Những nỗ lực này có thể thấy được qua việc biểu quyết một đạo luật cho phép lực-lượng phòng-vệ Nhật được tham gia vào lực lượng Liên-hiệp-quốc tại Irak vào năm 2003, tại những khu-vực không có giao tranh. Năm 2015, một đạo luật khác cho phép Nhật được ‘tự vệ tập thể’ và chữ tập-thể ở đây có thể diễn dịch như ‘cùng với đồng minh’; Năm 2016, một đạo luật khác cho phép các lực lượng tự-vệ Nhật ở ngoài nước có thể được nổ súng, điều hàm ý Nhật có thể tham dự vào chiến-cuộc Đương nhiên cần phải có một lớp ngụy trang như việc tham dự chống hải tặc trong vùng eo biển Malacca, trong vùng vịnh Aden. Nhật cũng tham dự các thao diễn quân-sự với Ấn, các chiến hạm Nhật được phép cập cảng ở Singapour, lực-lượng phòng-vệ Nhật có một căn cứ ở Djibouti. Ngoài ra, Nhật còn được phép bán võ khí ra nước ngoài… Vấn đề của Nhật hiện nay, theo hiến-pháp ‘hoà-bình’ , Nhật không được phép có các loại võ khí tấn-công…Việc Nhật sửa chữa các tàu chở trực thăng thành các hàng-không mẫu hạm có thể xử dụng các phi cơ F-35B cho thấy Nhật đang đi vào chỗ có vũ khí tấn công. Về việc chétạo các loại hoả tiễn tấn công, điều này không ở ngoài tầm tay của Nhật một khi họ đã có thể phóng các hoả tiễn đưa vệ tinh llên quỹ đạo. Và với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại của Nhật, việc chế tạo vũ khí nguyên-tử cũng không phải là điều ngoài sức của họ.
Nhữ Đình Hùng /tổng hợp/ 29.12.2018
Nguồn:
https://fr.wikipedia.org/wiki/Forces_japonaises_d%27autod%C3%A9fense
https://www.europe1.fr/international/Pourquoi-le-Japon-veut-rearmer-ses-militaires-666268
http://www.mod.go.jp/e/publ/w_paper/pdf/2017/DOJ2017_Digest_FR.pdf 
https://chronik.fr/japon-de-nouveau-superpuissance-militaire.html 
http://fr.africanews.com/2018/12/21/le-japon-dope-sa-defense-et-atteint-un-budget-record/
https://www.lemonde.fr/asie-pacifique/article/2016/12/22/le-japon-valide-un-budget-record-en-faveur-de-la-defense_5052931_3216.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?