Việt Nam: Nhìn nhận kinh tế chính trị 2018 và dự báo 2019

TS. Phạm Quý Thọ - Gửi cho BBC từ Hà Nội


Góc nhìn từ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ - Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam


Biển hiệu chào mừng ngày thành lập đảng Cộng sản Việt Nam được dựng lên hàng năm. HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES

Chuyển động kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay được phản ánh bởi hai hướng có vẻ trái ngược về tính chất: kinh tế theo hướng thị trường hơn và chính trị theo hướng tập trung quyền lực cao hơn.
Hai xu hướng này khởi đầu từ việc ứng phó với suy giảm kinh tế trong các năm 2009 - 2015, mạnh lên từ 2016 và hỗ trợ nhau để tạo nên tăng trưởng kinh tế cao năm 2018, sẽ giao động không lớn năm 2019. Việc phân tích khái quát về hai hướng này được minh chứng bằng những sự kiện và số liệu gần nhất, cải cách thể chế thực chất cần được nhấn mạnh là dư địa tiềm tàng cho tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Về kinh tế
Tăng trưởng GDP không chỉ là thước đo về thành tích kinh tế mà còn là sự biểu thị tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam và nỗ lực điều hành của Chính phủ, nên nó đặc biệt quan trọng thu hút sự quan tâm.
Tổng cục thống kê vừa công bố tỷ lệ tăng GDP của cả nước là 7,08% với tỷ trọng vượt trội của nhóm ngành sản xuất, chế biến. Một số số liệu liên quan như chỉ số giá, tín dụng, tăng thu ngân sách… cũng được đưa ra để phản ánh sự thay đổi tích cực của chỉ tiêu này. Truyền thông nhà nước bình luận đây là một trong 10 sự kiện kinh tế đáng chú ý của năm sau một thập kỷ tính từ 2008.
Ngay sau đó, trong phiên họp cuối năm ngày 28/12/2018 của Chính phủ có sự tham dự của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các lãnh đạo chủ chốt các ban ngành và địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "… niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng … chưa bao giờ lớn và sâu sắc như lúc này". Sự phấn khởi này là có thể hiểu được.
Kết quả tăng GDP cao năm 2018 là sự tiếp nối của xu hướng khắc phục sự suy giảm trong giai đoạn trước và ứng phó với tình hình mới. Sự điều hành tích cực của Chính phủ bởi chính sách kinh tế thích ứng đã tạo nên động lực thúc đẩy. Chính sách này được vận hành từ đầu năm 2016 với sự cam kết mạnh mẽ của 'Chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp'.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?