Việt Nam và Indonesia trở thành đối tác chiến lược

Lễ đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Cung Merdeka - Jakarta (Indonesia) ngày 27/06/2013.
Lễ đón tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Cung Merdeka - Jakarta (Indonesia) ngày 27/06/2013.
REUTERS/Enny Nuraheni

Trọng Nghĩa
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã đến Indonesia vào hôm nay 27/06/2013 trong một chuyến viếng thăm cấp Nhà nước. Trong cuộc họp thượng đỉnh tại Jakarta chiều nay giữa Chủ tịch nước Việt Nam với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, đúng như dự đoán, hai bên đã chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.


Theo Thông tấn xã Việt Nam : « Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng phát triển trong gần 60 năm qua và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo đã chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam -Indonesia thành đối tác chiến lược nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác và phát triển phồn vinh của khu vực và thế giới ».
Indonesia là nước ASEAN thứ hai có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Nước thứ nhất là Thái Lan vừa nâng quan hệ với Việt Nam lên cấp đối tác chiến lược hồi đầu tuần, nhân chuyến công du của Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Theo dự trù, Singapore sẽ là nước Đông Nam Á thứ ba ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong năm nay.
Theo giáo sư Carl Thayer, trong thời gian gần đây, Việt Nam chủ yếu tìm cách thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc thế giới hay khu vực. Hiện đã có 8 nước có quan hệ loại này với Việt Nam, bao gồm 3 thành viên thường trực Liên Hiệp Quốc : Nga, Anh và Trung Quốc, hai cường quốc Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản, một cường quốc Nam Á là Ấn Độ. Tại Châu Âu, hai đối tác chiến lược của Việt Nam là Đức và Tây Ban Nha.
Việt Nam hiện đang tìm cách nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược với hai thành viên còn lại trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Pháp và Mỹ. Nếu triển vong với Pháp có dấu hiệu thuận lợi, thì với Mỹ, cản lực vẫn là vấn đề tôn trọng nhân quyền còn kém cỏi tại Việt Nam.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?