#NeverAgain: Phong trào chống súng toàn người da trắng?

BBC
27 tháng 3 2018

"Don't Shoot!" Khẩu hiệu của Black Lives MatterBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption"Don't Shoot!" Khẩu hiệu của Black Lives Matter được dùng trong cuộc biểu tình cuối tuần qua.
Câu hỏi có phải phong trào chống bạo lực súng ở Mỹ chỉ toàn người da trắng đang được tranh luận nóng hổi trên mạng xã hội sau khi hàng trăm ngàn người xuống đường hôm thứ Bảy 24/3 để hỗ trợ chiến dịch #NeverAgain (Đủ lắm rồi).
"Khi người da đen bị bắn thì những người này lúc đó đâu? Nếu kiểm soát luật súng không bao gồm cảnh sát và sự phản đối của bạn không bao gồm những người da đen vô tội, thì tôi không muốn nó!", tài khoản @frankpuddles viết trên Twitter.
Phong trào #NeverAgain nổi lên sau vụ xả súng tại một trường trung học ở Parkland, Florida vào tháng trước khiến 17 người thiệt mạng.
Người biểu tình bị cáo buộc là đạo đức giả, vì một số người đặt câu hỏi tại sao họ không tham gia biểu tình cho phong trào Black Lives Matter, được thành lập vào năm 2013, để chấm dứt bạo lực của cảnh sát đối với người da đen và làm nổi bật tác động của bạo lực súng trong các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Năm 2016, hơn 52% nạn nhân bị giết (73% bằng súng) ở Mỹ là người da đen, mặc dù người da đen chỉ chiếm 13% dân số.
Cuộc tranh luận trên Twitter tập trung vào một bức ảnh của những người biểu tình da trắng đưa hai bàn tay lên cao, với hai chữ "Đừng bắn'' (Don't shoot) viết trong lòng tay. Khẩu hiệu và cử chỉ đã trở thành lời kêu gọi một cuộc biểu tình vào năm 2014, sau khi Michael Brown, 18 tuổi, bị một viên cảnh sát trắng ở Ferguson, Missouri bắn chết khi đang giơ hai tay lên. 
Những lời buộc tội các cuộc tuần hành cuối tuần chiếm lấy khẩu hiệu "Don't Shoot'' được chia sẻ hơn 3.000 lần.
"Ồ, #NeverAgain hả? 30 người đã thiệt mạng ở Chicago kể từ tháng 3,"@ MrRidiculous4 viết.
Tuy nhiên, nhiều người khác lại nhấn mạnh rằng học sinh da đen và Tây Ban Nha đã có bài phát biểu tại March cho Our Lives.
"Hơn một nửa trong số các bài phát biểu được dành cho Black Lives Matter và những người thiểu số mà đa số là những người sống sót sau khi bị súng bắn. "Mọi người có đi biểu tình hay xem thấy gì không vậy? Phong trào chống súng bao gồm tất cả," @onegirlpizza viết, người thừa nhận rằng, dùng khẩu hiệu của Black Lives Matter là "không phù hợp".
Chủng tộc cũng là đối tượng của các khẩu hiệu được phát tán online với thẻ #BlackLivesMatter.
Các nhà hoạt động Black Lives Matter đăng trên Instagram những câu chuyện của họ từ tháng 3, tập trung vào hai phong trào làm việc chung với nhau.
"Chúng tôi tổ chức được gần 1.000 sinh viên trong vòng chưa đầy 10 ngày từ hơn 24 thành phố. Tôi làm việc với thanh niên da đen sống ở các thành phố với những câu chuyện thật xảy ra hàng ngày về bạo lực súng. Học sinh từ lớp bốn đến đại học đã dũng cảm tập trung ngày hôm nay," @tiffanydloftin viết.

Chú ý của giới truyền thông

Một số nhà phê bình gợi ý rằng Never Again đã thu hút được rất nhiều sự chú ý vì chủng tộc và nền tảng kinh tế của những người sáng lập ra phong trào, học sinh của trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland.
"Phong trào Never Again đã được lãnh đạo bởi các thiếu niên da trắng - đó là lý do tại sao nó thu hút rất nhiều sự quan tâm", @gideonsvid viết. 
"Gia đình các nạn nhân da đen cũng kêu gọi chấm dứt bạo lực, nhưng không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của giới truyền thông. Nạn nhân da đen, cho dù là nạn nhân của bạo lực trong khu phố hay của bạo lực nào khác, không nhận được sự ủng hộ mà nạn nhân da trắng nhận được," một người sử dụng của Instagram nói, ý chỉ một người đàn ông đang dơ cao khẩu hiệu: "Black Students Matter." 
Vấn đề tạo ra bởi nhận thức chênh lệch về sự chú ý của giới truyền thông đã được Naomi Wadler, 11 tuổi, đầ cập đến trong cuộc biểu tình "Vì Cuộc sống Chúng ta ( March For Our Lives) ở Washington DC. Cô đã cùng dẫn dắt một cuộc diễn hành từ trường học vào tuần trước, và nói rằng cô đại diện cho các cô gái Mỹ đen bị bỏ rơi bởi các phương tiện truyền thông và là nạn nhân của bạo lực súng.
Sáng lập viên phong trào Never Again, David Hogg, cũng cho biết những người sống sót trong trường học của ông, nơi mà 25% học sinh là da đen, đã không có được nền cơ hội trên các phương tiện truyền thông giống như chính ông và thanh thiếu niên khác.
Những lời thỉnh cầu công khai của gia đình những người đàn ông da đen bị bắn chết đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của truyền thông trong năm 2014, bao gồm cả Erica Garner, có cha qua đời tại thành phố New York, và Lesley McSpaddon, mẹ của Michael Brown.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?