Chuyển đến nội dung chính

BizLIVE - Năm 2020, theo dự báo của Nikkei, châu Á sẽ đối đầu với không ít vấn đề, từ đối đầu quân sự, căng thẳng chính trị cho đến nhiều rắc rối về kinh tế. Một số vấn đề sẽ chỉ thuộc riêng nước đó, một số vấn đề khác có phạm vi ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Không ít vấn đề có liên quan đến Trung Quốc. Triều Tiên đối đầu với Mỹ Mỹ và Triều Tiên nhiều khả năng sẽ không thể đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa trước khi năm 2019 kết thúc. Vì vậy nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ có thể đưa ra biện pháp cứng rắn hơn. Nhiều người đang dự báo về kịch bản: Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa từ khu vực phóng ở bờ Tây. Như vậy Bình Nhưỡng đã không giữ được lời hứa sẽ phá hủy một trong những khu vực tên lửa quan trọng nhất. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa về những hành động cứng rắn hơn, nối lại tập trận chung với Hàn Quốc và triển khai vũ khí chiến lược đến khu vực này. Triều Tiên cũng đe dọa thử hạt nhân. Hoặc có thể sẽ ném bom một hòn đảo ở phía Tây Hàn Quốc, cướp đi sinh mạng của người dân thường và binh lính Hàn Quốc như Triều Tiên từng làm cách đây 1 thập kỷ. Từ đây, cuộc khủng hoảng có thể trở nên mất kiểm soát và hai bên Mỹ – Triều Tiên không ngừng trả đũa lẫn nhau. Các cuộc đối thoại thương mại Mỹ – Trung Quốc có thể tan vỡ vĩnh viễn Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị hướng đến ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một, thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đã qua đi. Việc thị trường chứng khoán phản ứng không quá mạnh với thỏa thuận thương mại một phần thời gian qua cho thấy nhà đầu tư hoài nghi về bản chất của nó, đặc biệt với nhiều vấn đề cấu trúc như trợ cấp nhà nước của Trung Quốc và bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ. Chắc chắn những điểm này vẫn mang tính quyết định nhất. Xét đến cách mà các cuộc đối thoại sụp đổ vào tháng 5/2019, cũng như các động thái thuế quan và nhiều động thái sau đó, quá trình này sẽ có thể tan vỡ, thậm chí mãi mãi. Điều này sẽ tạo ra thảm họa cho cả hai bên và kinh tế toàn cầu nói chung. Theo kịch bản đó, Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể vũ khí hóa thị trường tài chính hoặc các loại tài sản mà họ đang nắm giữ, vì vậy rơi vào một cuộc chiến về vốn. Phố Wall chắc chắn nhìn nhận điều này như một khả năng xa. Nếu Washington đóng cửa thị trường vốn với các công ty và đầu tư Trung Quốc, không ít chuyên gia phân tích lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ có thể trả đũa bằng cách bán tháo trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Điều này biết đến như lựa chọn hạt nhân và sẽ phá hủy toàn bộ kinh tế Mỹ. Mỹ bị kéo vào cuộc khủng hoảng Đài Loan Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan nhiều khả năng sẽ tăng lên nếu lãnh đạo Đài Loan đương nhiệm, bà Thái Anh Văn, tiếp tục chiến thắng trong nhiệm kỳ vào tháng 1/2020. Nếu phía Trung Quốc cho rằng “lằn ranh đỏ” có thể bị bước qua, một số người lo sợ Trung Quốc sẽ có hành động cứng rắn với Đài Loan, Mỹ có thể bị kéo vào xung đột quân sự này. Tháng 1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định quyền lực của Bắc Kinh trong việc dùng vũ lực để đoàn kết Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Phía Đài Loan đã cương quyết phản đối. TRUNG MẾN



BizLIVE -
Năm 2020, theo dự báo của Nikkei, châu Á sẽ đối đầu với không ít vấn đề, từ đối đầu quân sự, căng thẳng chính trị cho đến nhiều rắc rối về kinh tế.
Một số vấn đề sẽ chỉ thuộc riêng nước đó, một số vấn đề khác có phạm vi ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Không ít vấn đề có liên quan đến Trung Quốc.
Triều Tiên đối đầu với Mỹ
Mỹ và Triều Tiên nhiều khả năng sẽ không thể đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa trước khi năm 2019 kết thúc. Vì vậy nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ có thể đưa ra biện pháp cứng rắn hơn.
Nhiều người đang dự báo về kịch bản: Bình Nhưỡng tiếp tục phóng tên lửa từ khu vực phóng ở bờ Tây. Như vậy Bình Nhưỡng đã không giữ được lời hứa sẽ phá hủy một trong những khu vực tên lửa quan trọng nhất. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa về những hành động cứng rắn hơn, nối lại tập trận chung với Hàn Quốc và triển khai vũ khí chiến lược đến khu vực này.
Triều Tiên cũng đe dọa thử hạt nhân. Hoặc có thể sẽ ném bom một hòn đảo ở phía Tây Hàn Quốc, cướp đi sinh mạng của người dân thường và binh lính Hàn Quốc như Triều Tiên từng làm cách đây 1 thập kỷ.
Từ đây, cuộc khủng hoảng có thể trở nên mất kiểm soát và hai bên Mỹ – Triều Tiên không ngừng trả đũa lẫn nhau.
Các cuộc đối thoại thương mại Mỹ – Trung Quốc có thể tan vỡ vĩnh viễn
Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị hướng đến ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một, thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc đã qua đi. Việc thị trường chứng khoán phản ứng không quá mạnh với thỏa thuận thương mại một phần thời gian qua cho thấy nhà đầu tư hoài nghi về bản chất của nó, đặc biệt với nhiều vấn đề cấu trúc như trợ cấp nhà nước của Trung Quốc và bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ.
Chắc chắn những điểm này vẫn mang tính quyết định nhất. Xét đến cách mà các cuộc đối thoại sụp đổ vào tháng 5/2019, cũng như các động thái thuế quan và nhiều động thái sau đó, quá trình này sẽ có thể tan vỡ, thậm chí mãi mãi. Điều này sẽ tạo ra thảm họa cho cả hai bên và kinh tế toàn cầu nói chung.
Theo kịch bản đó, Mỹ và Trung Quốc sẽ có thể vũ khí hóa thị trường tài chính hoặc các loại tài sản mà họ đang nắm giữ, vì vậy rơi vào một cuộc chiến về vốn. Phố Wall chắc chắn nhìn nhận điều này như một khả năng xa.
Nếu Washington đóng cửa thị trường vốn với các công ty và đầu tư Trung Quốc, không ít chuyên gia phân tích lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ có thể trả đũa bằng cách bán tháo trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Điều này biết đến như lựa chọn hạt nhân và sẽ phá hủy toàn bộ kinh tế Mỹ.
Mỹ bị kéo vào cuộc khủng hoảng Đài Loan
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan nhiều khả năng sẽ tăng lên nếu lãnh đạo Đài Loan đương nhiệm, bà Thái Anh Văn, tiếp tục chiến thắng trong nhiệm kỳ vào tháng 1/2020. Nếu phía Trung Quốc cho rằng “lằn ranh đỏ” có thể bị bước qua, một số người lo sợ Trung Quốc sẽ có hành động cứng rắn với Đài Loan, Mỹ có thể bị kéo vào xung đột quân sự này.
Tháng 1/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định quyền lực của Bắc Kinh trong việc dùng vũ lực để đoàn kết Đài Loan với Trung Quốc đại lục. Phía Đài Loan đã cương quyết phản đối. 
TRUNG MẾN
31/12/2019

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?