Tin khắp nơi – 29/12/2019

Tin khắp nơi – 29/12/2019

Nhà Trắng: Hoa Kỳ sẽ hành động

nếu Triều Tiên thử tên lửa

Hoa Kỳ sẽ rất thất vọng nếu Triều Tiên phóng thử tên lửa hạt nhân hoặc tầm xa, và sẽ có hành động phù hợp với vị thế của một cường quốc kinh tế và quân sự hàng đầu, Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông Robert O’Brien, nói hôm 29/12, theo Reuters.
Ông O’Brien nói trong cuộc phỏng vấn với chương trình “This Week” của kênh truyền hình ABC rằng Washington có nhiều “công cụ” để đối phó với bất kỳ một cuộc thử nghiệm nào như vậy.
Cố vấn này được Reuters trích lời nói rằng “nếu Kim Jong Un có cách tiếp cận như vậy thì chúng tôi sẽ hết sức thất vọng và chúng tôi sẽ thể hiện sự thất vọng đó”.
XEM THÊM:
Mỹ điều máy bay do thám đến Bán đảo Triều Tiên sau lời dọa của Kim
Triều Tiên đã yêu cầu Washington phải đưa ra một sáng kiến mới để xử lý các khác biệt về chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo Reuters, Triều Tiên cảnh báo Washington trong tháng này rằng việc không thể đáp ứng mong đợi của Bình Nhưỡng có thể dẫn tới một “món quà Giáng sinh” không mong đợi.
Các chỉ huy quân sự Mỹ nói rằng động thái của Triều Tiên có thể bao gồm việc thử nghiệm một tên lửa tầm xa cùng với các cuộc thử nghiệm bom hạt nhân, mà Triều Tiên đã đình chỉ kể từ năm 2017.
https://www.voatiengviet.com/a/nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-hoa-k%E1%BB%B3-s%E1%BA%BD-h%C3%A0nh-%C4%91%E1%BB%99ng-n%E1%BA%BFu-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-th%E1%BB%AD-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa/5224117.html

‘Lửa và thịnh nộ’ Mỹ – Triều có thể bùng phát năm 2020

Triều Tiên không gửi “món quà” cho Mỹ vào Giáng sinh như đe dọa, nhưng hai bên đang hết dần lựa chọn, có thể khiến căng thẳng tái bùng phát.
Thế giới trong những ngày qua “nín thở” theo dõi diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng đe dọa sẽ gửi “món quà Giáng sinh” cho Washington nếu đàm phán phi hạt nhân hóa không đạt được đột phá.
Dù không có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nào được Triều Tiên phóng lên hôm qua, giới quan sát cho rằng Mỹ – Triều đang ngày càng trở nên cứng rắn hơn trong lập trường của mình. Khi hạn chót cuối năm nay qua đi mà không một thỏa thuận mới nào được ký, Triều Tiên có thể sẽ áp dụng chiến lược giống năm 2017 hơn là 2018.
Khi thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao từ đầu năm 2018, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cam kết mang lại thịnh vượng kinh tế cho đất nước, nhưng điều đó đến nay chưa trở thành hiện thực. Đàm phán phi hạt nhân hóa vẫn lâm vào bế tắc, trong khi các lệnh trừng phạt đang bóp nghẹt nền kinh tế Triều Tiên chưa được dỡ bỏ.
Năm 2017, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân có sức công phá gấp 6 sáu lần quả bom được thả xuống Hiroshima năm 1945. Bình Nhưỡng cùng năm đó tiến hành 17 vụ thử tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể vươn tới lục địa Mỹ. Mỹ – Triều tưởng như đã trên bờ vực chiến tranh khi hai bên liên tục khẩu chiến gay gắt. Trump dọa trút “lửa và thịnh nộ” lên Triều Tiên, ám chỉ thực hiện phương án quân sự.
Căng thẳng chỉ giảm nhiệt vào năm ngoái, khi Kim Jong-un tuyên bố rằng Triều Tiên sẽ chuyển từ chiến lược phát triển song song vũ khí hạt nhân và kinh tế sang tập trung vào kinh tế.
Cuộc gặp Trump – Kim tại Singapore vào tháng 6 dường như là một cơ hội giải quyết vấn đề thực sự: Nếu Bình Nhưỡng kết thúc chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa, Mỹ sẽ chấm dứt trừng phạt và giúp Triều Tiên xây dựng nền kinh tế.
Nhưng cuộc họp Trump – Kim thứ hai tại Hà Nội không đạt được kết quả và các lệnh trừng phạt tiếp tục bóp nghẹt nguồn thu từ xuất khẩu của Bình Nhưỡng bằng cách cấm các nước nhập hải sản, sắt và quặng sắt của Triều Tiên. Cuộc gặp Trump – Kim thứ ba tại Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ) vào tháng 6 cũng không làm thay đổi tình hình.
Cuối tuần trước, Triều Tiên ám chỉ họ sẽ trở lại cách tiếp cận khiêu khích trước đây để gây thêm áp lực với Mỹ và Hàn Quốc. Trong cuộc họp của Ủy ban Quân sự Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim và các quan chức “thảo luận những bước tăng cường lực lượng vũ trang cả về mặt quân sự lẫn chính trị”.
“Các quan chức ở Seoul cho rằng Kim Jong-un thất vọng vì không có đột phá. Sự thất vọng đó có thể được thể hiện bằng các hành động thù địch”, Mark Tokola, cựu quan chức tại Đại sứ quán Mỹ ở Hàn Quốc, nói. “Các lệnh trừng phạt dường như có tác động lớn đến Triều Tiên”.
Kinh tế Triều Tiên dự kiến xấu đi vào năm tới, vì các lao động Triều Tiên ở nước ngoài, vốn là nguồn cung ngoại tệ ổn định, đã phải về nước trước hạn cuối 22/12. Truyền thông Hàn Quốc ước tính khoảng 100.000 người Triều Tiên làm việc tại khoảng 40 quốc gia trong năm nay, 80% trong đó ở Trung Quốc và Nga. Những lao động này mang về cho chính quyền Triều Tiên 300 triệu USD mỗi năm.
Khi các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt, “ông Kim không còn phương án nào ngoài khiêu khích quân sự”, một nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc giấu tên nói. “Chúng tôi đang cố gắng hết sức để tránh ‘lửa và thịnh nộ’ quay lại”.
Harry Kazianis, chuyên gia tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia có trụ sở tại Washington, cho rằng rất khó để bán đảo Triều Tiên tránh leo thang căng thẳng. “Quên các cuộc đàm phán đi. Triều Tiên giờ nghĩ rằng phô diễn sức mạnh là điều cần thiết để khiến Mỹ nhượng bộ. Triều Tiên có thể muốn cho thế giới thấy rằng chương trình tên lửa của họ có thể đánh vào Mỹ”, ông nói.
“Bình Nhưỡng sẽ leo thang căng thẳng từ từ để được nhượng bộ trước khi trở lại đàm phán ngoại giao. Các lựa chọn của họ bao gồm phóng tên lửa tầm trung hoặc tên lửa mang vệ tinh, trước khi vượt qua ‘lằn ranh đỏ’ của Trump là thử hạt nhân và ICBM”, Bruce Klingner, cựu quan chức Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nói.
Soo Kim, từng là nhà phân tích cho CIA, nói rằng nếu trong năm tới những sự kiện như vậy xảy ra, căng thẳng sẽ lan rộng khắp vùng Đông Bắc Á. “Ông Kim có một loạt công cụ khiêu khích, từ các vụ thử tên lửa đến các hành động khiêu khích quân sự chống lại Seoul. Chúng ta không thể loại trừ bất kỳ phương án nào”.
Giới phân tích cho rằng Kim Jong-un sẽ tìm kiếm thêm viện trợ kinh tế từ Trung Quốc vào năm 2020. “Tôi chắc chắn ông Kim hy vọng Trung Quốc và Nga sẽ hỗ trợ nhiều hơn trên con đường mới của mình”, Kazianis nói.
Ông Kim đã nhiều lần nhấn mạnh ý định phát triển nhiều khu du lịch như thành phố Samjiyon và vùng Wonsan-Kalma nhằm thu hút du khách Trung Quốc. Du lịch dường như là lĩnh vực duy nhất còn lại giúp Triều Tiên kiếm thu nhập từ nước ngoài mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Zhang Baohui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Thái Bình Dương tại Đại học Lĩnh Nam, Hong Kong, cho biết các lệnh trừng phạt quốc tế sẽ khiến Triều Tiên thêm phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc.
“Đơn giản là Bình Nhưỡng chẳng còn lựa chọn nào khác”, Zhang nói. “Du khách cung cấp cho Triều Tiên nguồn ngoại tệ mà họ rất cần. Trung Quốc cũng có thể xuất khẩu năng lượng và nhiên liệu đến Triều Tiên trong giới hạn cho phép của Liên Hợp Quốc với giá rẻ”.
Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên khi nước này lâm vào chiến tranh thương mại với Mỹ. Vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng có thể được Bắc Kinh sử dụng như đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Washington.
Kristine Lee, từ Trung tâm An ninh Mỹ Mới, cũng cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng yếu tố kinh tế để tăng cường ảnh hưởng trên bán đảo Triều Tiên vào năm tới. “Trung Quốc muốn đảm bảo Bình Nhưỡng không xa rời Bắc Kinh và xích lại gần Washington, Seoul cả về mặt ngoại giao và kinh tế”.
Theo báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc hồi tháng 7, sự phụ thuộc thương mại của Triều Tiên vào Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, khi Trung Quốc chiếm 95,8% tổng giao dịch ngoại thương của Triều Tiên (80,2% xuất khẩu và 97,2% nhập khẩu).
Đầu năm nay, Trung – Triều mở một cây cầu biên giới, kết nối thành phố Cát An của Trung Quốc với Manpo của Triều Tiên. Hải sản Triều Tiên, vốn nằm trong số những mặt hàng chịu lệnh trừng phạt quốc tế, có thể dễ dàng được tìm thấy ở bên kia biên giới, tại thành phố Hồn Xuân ở đông bắc Trung Quốc.
Trong khi đó, giới quân sự Mỹ đang ngày càng đề cập nhiều hơn đến khả năng tấn công quân sự phủ đầu vào năm tới. Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho biết cuối tuần trước rằng quân đội Mỹ chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ điều gì để đối phó với các hành động của Triều Tiên.
Nhưng giới phân tích cho rằng hành động quân sự là điều không cần thiết và vẫn còn các phương pháp ngoại giao để gây áp lực với Bình Nhưỡng. “Mỹ nên thận trọng trước mọi lời công kích của Triều Tiên. Họ không nên quay trở lại với những lời đe dọa ‘trút lửa và thịnh nộ’”, Klingner nói.
Washington có nhiều cách để gây sức ép với Bình Nhưỡng, trong đó có nối lại các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ – Hàn và trừng phạt bất kỳ tổ chức Trung Quốc nào bị cáo buộc rửa tiền cho Bình Nhưỡng.
Washington năm nay đã sử dụng các biện pháp pháp lý và tài chính để ép Bắc Kinh tuân thủ đầy đủ lệnh trừng phạt với Bình Nhưỡng. Một thẩm phán liên bang yêu cầu ba ngân hàng Trung Quốc bàn giao hồ sơ liên quan đến các giao dịch với Triều Tiên cho các nhà điều tra Mỹ để kiểm tra xem có vi phạm hay không.
Tokola nói rằng Mỹ đang theo dõi xem Trung Quốc và Nga có nghiêm túc thực hiện lệnh trừng phạt hay không. Một vấn đề được chú ý nhiều là liệu Bắc Kinh có đảm bảo tất cả lao động Triều Tiên ở nước họ đã về nước theo hạn chót 22/12 hay không.
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun tới thăm Bắc Kinh hồi tuần trước, khi Trung Quốc và Nga đề xuất dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhiệm vụ chính của Biegun là nhấn mạnh sự cần thiết của việc duy trì lập trường quốc tế thống nhất trong vấn đề Triều Tiên.
Soo Kim đánh giá lựa chọn chính của Mỹ vào năm tới là siết chặt lệnh trừng phạt, đồng thời mạnh tay với các doanh nghiệp, thực thể và những người vi phạm khi giao dịch với chính quyền Triều Tiên.
Trong khi đó, Kristine Lee cho rằng Washington sẽ cố gắng để giữ cánh cả ngoại giao rộng mở. “Tôi đoán các nhà đàm phán Mỹ sẽ làm mọi thứ trong khả năng để giữ cho các đường dây liên lạc được thông suốt”.
“Washington nên tìm cách tận dụng sáng tạo và thúc đẩy liên minh với Nhật – Hàn để giải quyết các thách thức kép mà Triều Tiên và Trung Quốc đặt ra cho lợi ích của Mỹ ở Đông Bắc Á”, Lee nói.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32334-lua-va-thinh-no-my-trieu-co-the-bung-phat-nam-2020.html

Chưa thấy quà Giáng sinh của Kim Jong Un,

Mỹ phát tín hiệu thẳng thừng

Lầu Năm Góc đã phát đi một thông điệp thẳng thừng khi tiết lộ tin tức về một cuộc tập trận của các chiến dịch đặc biệt mà nội dung nhắm đến giới chức cấp cao Triều Tiên.
Mỹ hiện đang tức tốc tăng cường giám sát Triều Tiên trước cảnh báo của chính quyền Kim Jong Un sẽ tặng “quà Giáng sinh” đáng sợ.
Tiết lộ của Lầu Năm Góc về cuộc tập trận chứng tỏ mức độ nghiêm trọng mà Washington đánh giá về đe dọa của Triều Tiên. Nhiều đồn đoán cho rằng món quà đó có thể là một vụ thử tên lửa tầm xa, thậm chí nối lại thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Bình Nhưỡng không thử nghiệm vũ khí hạt nhân từ năm 2017, sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu con đường tiếp xúc ngoại giao chưa từng có tiền lệ với Chủ tịch Kim Jong Un. Hai người đã gặp nhau trực tiếp 3 lần.
Giáng sinh đã trôi qua và không có dấu hiệu Triều Tiên thực hiện một vụ thử vũ khí lớn nào. Giới phân tích cho rằng Mỹ rất khôn ngoan khi đề cao cảnh giác và tăng cường giám sát. Hiện chưa rõ động thái của Mỹ – công bố các hoạt động tình báo, do thám và trinh sát (ISR) mà hãng tin Hàn Quốc Yonhap đăng tải đầu tiên – có khiến Triều Tiên thay đổi các kế hoạch hay không.
“Nó có ý nghĩa về quân sự khi làm như vậy… Tôi cho rằng một sự tăng cường ISR là để nhận biết động thái tiếp theo của Triều Tiên”, Washington Times dẫn lời David Maxwell, một thành viên cấp cao của Quỹ Bảo vệ Các nền dân chủ từng đóng quân trên Bán đảo Triều Tiên.
Mới đây, Yonhap đưa tin, 4 máy bay Mỹ gồm RC-135W Rivet Joint, E-8C, RQ-4 Global Hawk và RC-135S Cobra Ball đã bay lượn trên bầu trời Triều Tiên hôm 24 và 25/12, thời điểm Bình Nhưỡng được cho là sẽ tạo ra một bất ngờ Giáng sinh.
Trong khi quân đội Mỹ thực hiện các chuyến bay giám sát, Tổng thống Trump công khai giảm nhẹ kịch bản Triều Tiên thử vũ khí, thậm chí cho rằng Kim Jong Un sẽ tặng ông món quà Giáng sinh mang tính truyền thống hơn, chẳng hạn “một chiếc bình xinh xắn”.
Nhà lãnh đạo Mỹ coi các nỗ lực phi hạt nhân hóa với Triều Tiên là một ưu tiên chính sách đối ngoại hàng đầu. Sau khi cảnh báo năm 2017 rằng Triều Tiên sẽ phải hứng chịu “lửa và cơn thịnh nộ” nếu tiếp tục con đường hướng tới vũ khí hạt nhân, vị Tổng tư lệnh Mỹ đã giảm bớt giọng điệu trong khi chủ trương ngoại giao.
Nhà Trắng đã theo đuổi một thỏa thuận phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, theo đó Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân một cách hoàn toàn và có thể kiểm chứng để đổi lấy dỡ bỏ cấm vận kinh tế. Ông Trump còn hứa hẹn một làn sóng đầu tư kinh tế nước ngoài lớn vào Triều Tiên nếu nước này từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Nhưng hai nước vẫn chưa thể đạt tới thỏa thuận cuối cùng. Triều Tiên muốn cấm vận dỡ bỏ trước khi giải giáp hạt nhân toàn diện, còn Mỹ đòi các chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng phải chấm dứt trước khi có chuyện xóa bỏ trừng phạt kinh tế.
Bằng cách tiết lộ cho báo chí hình ảnh và thông tin cuộc tập trận đặc biệt hồi tháng 11 vào sát Ngày Giáng sinh, Lầu Năm Góc đã phát đi tín hiệu rõ ràng tới chính quyền Kim Jong Un, rằng họ tiếp tục chuẩn bị cho hành động quân sự, trong đó các mục tiêu tiềm tàng là giới chức ở Bình Nhưỡng.
Dù chưa có bất ngờ nào trong dịp Giáng sinh, nhiều người lo ngại Triều Tiên một lần nữa lại hành động hiếu chiến, chẳng hạn thực hiện các vụ thử vũ khí lớn. Báo Kyodo News của Nhật Bản đầu tuần này đưa tin ông Kim Jong Un đã ra lệnh sản xuất hàng loạt các phương tiện dùng để vận chuyển tên lửa đạn đạo.
Các chuyên gia về chính sách đối ngoại nói rằng ông Trump có thể và nên tiếp tục con đường ngoại giao nhưng cũng cần chuẩn bị cho trường hợp Bình Nhưỡng chọn con đường khiêu khích.
http://biendong.net/bi-n-nong/32347-chua-thay-qua-giang-sinh-cua-kim-jong-un-my-phat-tin-hieu-thang-thung.html

Ivanka Trump tiết lộ có thể sẽ rời tòa bạch ốc

nếu Tổng Thống Trump tái đắc cử

Ivanka Trump đã làm dấy lên nghi ngờ về khả năng tiếp tục vai trò cố vấn trong chính quyền tổng thống Trump, nếu cha cô giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm sau.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của đài CBS, Ivanka Trump cho biết quyết định tiếp tục làm việc tại Tòa Bạch Ốc sẽ phụ thuộc vào ý muốn của ba đứa con của bà. Cựu nhà thiết kế thời trang 38 tuổi cho biết việc tạo ra sức ảnh hưởng ở Washington, và việc ưu tiên cho các chính sách ở các lĩnh vực như tư pháp hình sự và chăm sóc trẻ em, thay vì chính trị, chính là nguồn động lực của bà.
Trước đây, con gái trưởng của tổng thống Trump từng bị công kích vì ủng hộ các chính sách gây tranh cãi nhất của cha, bao gồm việc chia cách các gia đình ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Ivanka Trump cũng được hỏi ý kiến của bà về cuộc luận tội của tổng thống Trump. Bà nói rằng tổng thông Trump rất tức giận với sự bất công. Tuy nhiên, tổng thống cũng được tiếp thêm năng lượng nhờ vào 63 triệu cử tri đã bầu cử ông. (BBT)
https://www.sbtn.tv/ivanka-trump-tiet-lo-co-the-se-roi-toa-bach-oc-neu-tong-thong-trump-tai-dac-cu/

Mỹ: Số người chết vì các vụ xả súng cao mức kỷ lục

Số người chết vì các vụ xả súng vào 2019 cao hơn hẳn những năm còn lại, theo các nhà nghiên cứu.
Dữ liệu được thu thập bởi Associated Press (AP), USA Today và Đại học Northeastern cho thấy có 41 vụ thảm sát khiến 211 người thiệt mạng.
Những vụ giết người hàng loạt được định nghĩa là khi bốn hoặc nhiều người bị giết trong cùng một vụ án, ngoại trừ thủ phạm.
Hai vụ thảm sát có số người thiệt mạng cao nhất năm 2019 là vụ xả súng ở Virginia Beach vào tháng 5 khiến 12 người chết và El Paso vào tháng 8, khiến 22 người thiệt mạng.
Mỹ: NRA bị gọi là ‘tổ chức khủng bố quốc nội’
Obama: Hãy khước từ những lãnh đạo khơi mào hận thù
Nổ súng tại khu du lịch của New Orleans, Mỹ
Texas: Cảnh sát Mỹ lại ‘bắn nhầm nạn nhân’
Trong 41 vụ thảm sát trong 2019, có 33 vụ liên quan đến súng, các nhà nghiên cứu cho biết. California có số vụ giết người hàng loạt cao nhất trong số các tiểu bang, với tám vụ.
Cơ sở dữ liệu đã theo dõi các vụ thảm sát ở Mỹ từ năm 2006, nhưng các dữ liệu từ những năm 1970 trở đi không cho biết rõ một năm bao nhiêu vụ giết người hàng loạt, theo AP. Năm có số vụ giết người hàng loạt cao thứ hai là năm 2006, với 38 vụ.
Mặc dù năm 2019 có số vụ thảm sát cao nhất, nhưng con số 211 người chết vẫn bị lu mờ bởi 224 người thiệt mạng trong các vụ giết người hàng loạt năm 2017.
Năm 2017 đã xảy ra một vụ xả súng hàng loạt chết người nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, khi 59 người đã bị bắn chết tại một lễ hội âm nhạc ở Las Vegas.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiều vụ thảm sát ở Mỹ đã không gây chú ý vì thường liên quan đến mâu thuẫn nội bộ gia đình, buôn bán ma túy hoặc bạo lực băng đảng và không xảy ra ở những nơi công cộng.
Số vụ thảm sát ở Mỹ đã tăng lên mặc dù tổng số vụ giết người đang giảm, James Densley, một nhà tội phạm học và giáo sư tại Đại học Metropolitan State ở bang Minnesota cho biết.
“Theo tỷ lệ phần trăm các vụ giết người, những vụ giết người hàng loạt này đang gây ra nhiều cái chết hơn”, ông nói với AP.
Giáo sư Densley nói ông tin rằng sự gia tăng đột biến này một phần hậu quả của một “thời kỳ đầy sự tức giận và thất vọng” trong xã hội Hoa Kỳ.
“Có vẻ như đây là thời đại của những vụ xả súng hàng loạt,” ông nói.
Mỹ: ƯCV tổng thống tranh cãi nảy lửa về bảo hiểm sức khỏe
Kế hoạch dẹp bạo lực súng của Trump có hợp lý?
Mỹ: Người chồng kinh ngạc khi hàng trăm người dự đám tang vợ
Quyền sở hữu súng được quy định trong Tu chính án thứ hai của hiến pháp Hoa Kỳ, và sự gia tăng đột biến của các vụ xả súng hàng loạt vẫn không đủ để thúc đẩy các nhà lập pháp Hoa Kỳ tiến tới cải cách kiểm soát súng.
Vào tháng 8, sau các vụ xả súng ở Dayton, Ohio và El Paso, Texas, Tổng thống Donald Trump cho biết “các cuộc thảo luận nghiêm túc” sẽ diễn ra giữa các lãnh đạo quốc hội về việc kiểm tra sơ yếu lý lịch của các chủ sở hữu súng.
Nhưng ông Trump lặng lẽ lật ngược lại cam kết đó, sau khi có một cuộc điện thoại dài với Wayne LaPierre, giám đốc điều hành của Hiệp hội Súng trường Quốc gia – một nhóm vận động hành lang mạnh mẽ phản đối các biện pháp kiểm soát súng.
Nói chuyện với các phóng viên sau cuộc gọi, tổng thống nói rằng Hoa Kỳ đã “hiện đã kiểm tra lý lịch rất chặt chẽ”, và các vụ xả súng hàng loạt chỉ là một “vấn đề về tâm thần”.
Các lãnh đạo Đảng Dân chủ đã công khai kêu gọi tăng cường các biện pháp kiểm soát súng.
Đầu tháng này, ứng cử viên tổng thống và cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nhân ngày kỷ niệm lần thứ bảy của vụ bắn súng tại trường Sandy Hook để kêu gọi kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Các kế hoạch của ông Biden bao gồm lệnh cấm sản xuất và bán vũ khí tấn công (như súng trường bán tự động) và kiểm tra lý lịch bắt buộc đối với tất cả các vụ mua bán súng.
Một ứng viên khác của đảng Dân chủ, Elizabeth Warren, đã vạch ra kế hoạch giảm 80% số người chết vì súng bằng cách kết hợp giữa việc thông qua luật và ban bố sắc lệnh. Bà Warren cũng kêu gọi kiểm tra lý lịch chặt chẽ hơn, cũng như khả năng thu hồi giấy phép những người buôn bán súng vi phạm luật.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-50937195

Đoàn quay phim ca nhạc bị bắn ở Houston,

2 người chết

Hai người thiệt mạng khi có kẻ lái xe ngang qua và bắn vào một đoàn quay phim ca nhạc ở khu vực Houston tối thứ Sáu 27/12, Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận hạt Harris cho biết.
Ít nhất sáu người khác bị thương trong vụ này.
Vụ việc xảy ra trước 9h30 tối ở khu dân cư gần thị trấn Berwyn ở quận hạt Harris.
Khi nhân viên cảnh sát đến hiện trường, họ thấy một nhóm nam thanh niên bị trúng đạn, hai trong số đó đã chết.
Cả nhóm đang ở trong bãi đậu xe của một khu văn phòng để quay video nhạc rap thì bị một số kẻ có súng “phục kích”.
Các điều tra viên đang cố gắng xác định các nghi phạm và động cơ của vụ án.
(CNN, CBS)
https://www.voatiengviet.com/a/doan-quay-phim-ca-nhac-bi-ban-o-houston-2-nguoi-chet/5223381.html

Quan hệ Canada – TQ nguội lạnh trong cả năm 2019

Trong những ngày cuối năm 2019, khi Hoa Kỳ tuyên bố nước này sẽ ký kết giai đoạn một hiệp định thương mại với Trung Quốc vào đầu năm 2020, thì Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau yêu cầu không có thỏa thuận nào giữa Canada và Trung Quốc được ký kết cho đến khi những người Canada đang bị giam cầm tại Trung Quốc được tự do.
Canada bước vào năm 2019 với hai người Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor bị giam giữ tại Trung Quốc, bắt nguồn từ vụ giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Châu bị bắt giữ ở Vancouver theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ. Theo các tin tức cho biết, đèn được bật cả ngày lẫn đêm trong phòng giam của Kovrig, được cho là một hình thức tra tấn ở Trung Quốc, cấm ngủ.
Tình hình ngày càng leo thang khi Rob Schellenberg, người Canada bị chính quyền Trung Quốc kết án 15 năm tù về tội buôn lậu ma túy tăng lên thành án tử hình, và một người Canada khác, Fan Wei, nhận án tử hình vì tội ma túy.
Trung Quốc sau đó chặn nhập khẩu hạt cải dầu và các sản phẩm nông nghiệp khác của Canada như cấm nhập khẩu thịt, mặc dù sau đó lệnh cấm này bị hủy bỏ do dịch sốt lợn châu Phi ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn ở Trung Quốc.
Về phía Canada, vào tháng 1/2019, đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum đã bị Thủ tướng Trudeau đề nghị từ chức sau khi ông này công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chống dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Trong báo cáo được công bố vào tháng 4, Ủy ban Tình báo và An ninh Quốc gia đa đảng của Nghị viện Canada lưu ý Trung Quốc và Nga nằm trong số các “quốc gia gây phiền phức” khi tiến hành các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng ở Canada. Ủy ban đặc biệt chỉ ra rằng Bắc Kinh đang sử dụng một số tổ chức để cố gắng gây ảnh hưởng đến các cộng đồng Trung Quốc ở Canada và các chính trị gia Canada thân Trung Quốc.
Ví như, viện Macdonald-Laurier có trụ sở tại Ottawa đã chọn nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình làm “nhà hoạch định chính sách của năm 2019″ và giám đốc điều hành của Viện, Brian Lee Crowley nói rằng “Canada đang thúc đẩy chính sách truyền thống của mình trong một số lĩnh vực để tránh làm phiền Bắc Kinh”.
Vào tháng 5, thẩm phán tòa án tối cao tỉnh British Columbia, Austin Cullen được giao nhiệm vụ khởi động một cuộc điều tra công khai về cuộc đấu tranh của tỉnh với hoạt động rửa tiền, liên quan đến các hoạt động fentanyl do Trung Quốc hậu thuẫn ở Bắc Mỹ cũng như chi phí bất động sản gia tăng tại các thành phố lớn như Vancouver.
Theo nhà báo và tác giả người Canada, Jonathan Manthorpe trong một bài viết cho Asia Times, các nhân vật cao cấp của chính quyền Trung Quốc cùng với các “hoàng tử và công chúa thân thiết với họ” muốn mang tài sản đến Canada, là một trong những người sử dụng các chương trình rửa tiền liên quan đến buôn bán ma túy và người cho vay bất hợp pháp.
Vào tháng 12, các nhà lập pháp Canada thống nhất thành lập ủy ban đặc biệt nhằm xem xét quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Theo nhà phê bình đối ngoại bảo thủ, Erin O’Toole, ủy ban này sẽ kiểm tra tất cả các khía cạnh của mối quan hệ giữa Canada với Trung Quốc “bao gồm, nhưng không giới hạn trong các quan hệ lãnh sự, kinh tế, pháp lý, an ninh và ngoại giao”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32336-quan-he-canada-tq-nguoi-lanh-trong-ca-nam-2019.html

Thế giới và những sự kiện quan trọng năm 2019

Phạm Phú Khải
Chỉ còn vài ngày nữa là bước sang năm 2020. Vào những ngày cuối năm, các ký/học giả và cơ quan truyền thông thường đúc kết những vấn đề những sự kiện nổi bậc nhất trong năm. Chẳng hạn như các bài viết hoặc thông tin được quan tâm nhiều nhất trên một hãng thông tấn nào đó.
Tờ The New York Times thì chia ra thành từng mảnh nhỏ, từ chính trị đến phi chính trị v.v…
Giáo sư chính trị học Stephen M Walt thì liệt kê 10 điều trên thế giới mà nhân loại nên biết ơn vào năm 2019 bởi vì những gì xảy ra không đến nổi tệ như nó có thể. Mặc dầu không đồng ý với tất cả những nhân vật liệt kê, hay ủng hộ các sự kiện này, giáo sư Walt trân quý vai trò và sự đóng góp cho lợi ích chung đối với nhân loại. Chẳng hạn, như cô Greta Thunberg cho môi trường và các thế hệ tương lai. Như viên chức vô danh trong chính quyền/đảng cộng sản Trung Quốc đã tiết lộ tài liệu mật cho báo The New York Times về trại cải tạo tập trung đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) ở Tân Cương. Như các tác giả đã cống hiến những tác phẩm cực hay và hữu ích cho nhân loại. Giáo sư Walt kết luận rằng thế giới hiện nay đang đối diện với những thử thách nghiêm trọng, từ một địa cầu ngày càng hâm nóng, các nền dân chủ đang gặp rắc rối, sự cuồng tín/cố chấp và bài ngoại gia tăng (rising bigotry and xenophobia), làn sóng tị nạn có thể tăng thêm, sự tấn công vào ý tưởng sự thật và quan niệm danh dự trên bình diện chính trị. Tuy thế ông vẫn cảm ơn vì một năm đã trôi qua mà xung đột giữa các quyền lực lớn chưa xảy ra, Hoa Kỳ chưa tham gia vào một cuộc chiến tranh mới, nền kinh tế thế giới chưa đổ bể, mức độ nghèo và bệnh tiếp tục gia giảm trên toàn cầu, và phần lớn người dân Hoa Kỳ có vẻ ý thức được rằng mình đã bầu cho một gã lang băm vào năm 2016.
James M Lindsay thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại thì liệt kê 10 biến cố quan trọng nhất trong năm 2019 trên bình diện bang giao quốc tế.
Đứng thứ 10 là sự bế tắc trong đàm phán giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ về phi hạt nhân. Qua hai lần đàm phán và bao nỗ lực sắp xếp giữa hai phía nhưng kết quả chẳng đi đến đâu, Bình Nhưỡng tiếp tục gửi thông điệp với Washington vào đầu tháng 12 rằng Hoa Kỳ sẽ phải quyết định “món quà giáng sinh nào họ sẽ chọn để nhận”. Viễn ảnh năm 2020 vẫn không có gì sáng sủa hơn.
Kế đến là Brexit, một vấn đề gây nhức nhối và chia rẽ cho toàn Anh quốc. Cuối cùng vào ngày 20 tháng 12 quốc Hội Anh cũng bầu chọn quyết định ra khỏi Liên hiệp Âu châu trước ngày 31 tháng Giêng năm 2020.
Thứ tám là thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tháng Ba năm 2018, Tổng thống Donald Trump tweet rằng “thương chiến là tốt và dễ thắng”. Những gì xảy ra sau đó không phải như thế. Sau bao nhiêu vòng đàm phán, đến ngày 11 tháng 10 năm nay, hai bên đã tạm đồng ý có thỏa thuận với nhau, nhưng những khác biệt chính yếu vẫn chưa giải quyết ổn thỏa gì cả. Do đó 2020 có thể là năm có nhiều hỗn loạn hơn nữa.
Kế tiếp là các cuộc di cư vĩ đại từ Trung Mỹ đến biên giới Hoa Kỳ mà hệ thống tại đây đã chịu không nổi trọng lực của vấn đề. Trung tâm của các cuộc tranh chấp pháp lý là những câu hỏi hóc búa về việc ai có thể xin tị nạn tại Hoa Kỳ.
Thứ sáu là căng thẳng bùng phát tại Vịnh Ba Tư (Persian Gulf). Những sự kiện diễn ra giữa năm nay ở eo biển Hormuz đưa đến vài cuộc đụng độ quân sự ở bình diện nhỏ giữa Hoa Kỳ, Iran và Saudi Arabia làm leo thang các lực lượng quân sự tại đây. Có khả năng 14 ngàn quân lính Hoa Kỳ sẽ được đưa đến Saudi Arabia vào cuối năm nay.
Kế đến là đại hỏa hoạn rừng Amazon. 80 ngàn vụ cháy trong năm 2019 là cao nhất trong một thập niên qua. Các khoa học gia phải cảnh báo rằng nạn phá rừng Amazon có thể đi đến tình trạng thảo nguyên mà sẽ “nhả hàng triệu tấn carbon lên bầu khí quyển”.
Thứ tư là Ấn Độ đã ôm lấy tinh thần dân tộc Ấn (Hindu nationalism), đặc biết qua chính sách hủy bỏ quyền tự trị của Kashmir vào tháng 8 năm nay mà họ đã hưởng độc lập và được ghi nhận trong hiến pháp Ấn Độ. Ngoài ra quốc hội Ấn cũng thông qua đạo luật gây nhiều tranh cãi mà qua đó tạo cơ hội cho người dân không theo đạo Hồi thuộc vùng Nam Á có thể trở thành công dân Ấn.
Kế tiếp là Hoa Kỳ chấm dứt ủng hộ lực lượng người Kurd tại Syria. Hành động này ngày càng được nhiều nước trên thế giới đặt câu hỏi liệu Hoa Kỳ là một đồng minh, đối tác có thể tin cậy được? Và nó đã làm cho các chuyên gia tranh luận với nhau về hệ quả của các chính sách đối ngoại bất nhất của Hoa Kỳ về sau.
Thứ hai là việc Hạ viện Hoa Kỳ đã thảo luận, tranh luận và thông qua hai điều luận tội đối với Tổng thống Trump vào ngày 18 tháng 12 vừa qua. Một là lạm dụng quyền lực để hỗ trợ ông trong chiến dịch tái tranh cử đối với đối thủ chính trị của mình. Hai là gây cản trở cho quốc hội bằng việc không cho các nhân viên Nhà Trắng điều trần và từ chối cung cấp các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra luận tội. Không rõ khi nào chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi sẽ gửi lên Thượng viện để tiến hành thủ tục luận tội ở đó, nhưng xác suất Đảng Cộng hòa bác bỏ nó là rất cao.
Trên hết là các cuộc biểu tình tại Hồng Kông kéo dài hơn sáu tháng qua. Lindsay gọi 2019 là “Năm Biểu tình” (The Year of Protests) mà Hồng Kông đã thu hút sự chú ý nhất trên toàn cầu. Ngoài Hồng Kông còn có biểu tình ở Algeria, Sudan, Chile, Lebanon, Iraq, Iran, Blivia, Ấn Độ, Nicaragua, Nga. Lindsay cũng có nhắc đến các biến cố tại Venezuela. Ngoài ra sự kiện bà Aung Sang Suu Kyi xuất hiện tại Tòa Công lý Quốc tế The Hague vào tháng 12 vừa qua phủ nhận rằng quân đội Miến Điện đã thi hành chính sách diệt chủng đối với người Rohingya đã làm cho nhiều người bất bình lên tiếng kêu gọi tước đi Giải Nobel Hòa bình trao cho bà trước đây.
Lindsay cũng liệt kê 10 cuộc bầu cử đáng quan sát vào năm tới 2020, trong đó có bầu cử lại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào tháng 9 năm 2020 và bầu tử tổng thống Hoa Kỳ ngày 3 tháng 11 năm 2020.
Chủ nghĩa dân túy, dân tộc, bộ lạc và cường quyền đang gia tăng trong khi xu hướng dân chủ bị thoái lui. Đó là dấu hiệu đáng quan ngại trước khi kết thúc năm 2019. Tuy thế, người dân khắp nơi vẫn tiếp tục đứng lên bày tỏ nguyện vọng của mình dù có bị đàn áp dã man. Khi các chế độ cường quyền không thể, hay không còn khả năng, lừa gạt người dân hiệu quả nữa thì một vận mệnh mới sẽ đến với dân tộc đó. Nhưng dân chủ sẽ không đến một cách dễ dàng mà nó là một tiến trình tranh đấu không ngừng giữa thành phần cai trị và những người bị trị. Hy vọng năm 2020 sẽ là năm mà người dân trên khắp thế giới trau dồi khả năng làm chủ cuộc đời mình và tương lai đất nước của mình hơn năm trước.
https://www.voatiengviet.com/a/the-gioi-su-kien-2019/5222576.html

Kinh doanh năm 2019: Boeing, Huawei và Brexit

Martin WebberBiên tập viên Kinh doanh, BBC World Service
Năm ngoái đã chứng kiến một trong những công ty lớn của Mỹ, Boeing, bị giáng một đòn mạnh vào danh tiếng của mình sau khi một trong những mẫu máy bay mới nhất là 737 Max bị tai nạn lần thứ hai.
Phi cơ của Hàng không Etopiania bị rơi làm toàn bộ 157 người trên máy bay thiệt mạng.
Thảm họa không phải do khủng bố hay do sự cố cơ học thảm khốc gây ra, mà vì các phi công không thể kiểm soát được một phần mềm.
Phần mềm này là một hệ thống có tên MCAS, đã được xác định là nguyên nhân chính trong vụ tai nạn máy bay Lion 737 Max của Lion Air ở Indonesia vào tháng 10 năm ngoái, khiến 189 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
‘Hệ thống bị hỏng’
Nói về cả hai vụ tai nạn, Cơ trưởng Dennis Tajer, một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất của American Airlines với kinh nghiệm 27 năm, nói với tôi rằng với chiếc máy bay Boeing 737 Max đặc biệt này: “Chúng ta đã mắc vào một hệ thống văn hóa an toàn bị hỏng.”
Cơ trưởng Tajer, một cựu phi công của không quân, người phát ngôn của nghiệp đoàn phi công tại American Airlines, nói rằng ông “phẫn nộ” rằng Boeing và các cơ quan quản lý ban đầu đã quyết định không nói với các phi công về hệ thống MCAS.
Đây là “một sự vi phạm rất rõ ràng về niềm tin và luồng thông tin cho các phi công”, ông nói.
Phát biểu đại diện cho 15.000 phi công tại American Airlines và đề cập đến bí mật ban đầu của Boeing, Cơ trưởng Tajer nói: “Không ai tin điều đó nếu nó được viết dưới dạng hư cấu nhưng nó thực sự xảy ra ngay trước mắt chúng tôi.”
Các cơ quan giám sát đã bắt ngưng khai thách 737 Max sau vụ tai nạn thứ hai, gây ra những vấn đề lớn cho Boeing khi chiếc máy bay này chiếm khoảng một nửa doanh số máy bay thương mại của hãng. Các hãng hàng không đã phải cắt dịch vụ khi họ không thể sử dụng máy bay và sử dụng nữa cho đến khi hoàn thành một chương trình huấn luyện phi công.
Tổng Giám đốc Boeing, Dennis Muilenburg đã bị buộc rời khỏi công ty vào tuần trước. Boeing trước đó đã công bố một ủy ban để giám sát việc phát triển, sản xuất và vận hành máy bay và dịch vụ của mình.
Tranh chấp thương mại
Cuộc tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra đến hết năm 2019, với các nghị quyết đưa ra thuế quan mới sau đó lại có các động thái giảm căng thẳng.
Căng thẳng giữa hai nước càng bị gia tăng bởi quyết định của Hoa Kỳ nhắm vào công ty công nghệ khổng lồ của Trung Quốc là Huawei.
Huawei là công ty hàng đầu thế giới về các hệ thống gửi tín hiệu đến điện thoại di động; đặc biệt, thế hệ thứ năm hoặc mạng 5G. Nhưng Hoa Kỳ đã cấm sử dụng thiết bị của Huawei ở Mỹ và khuyến khích các đồng minh của họ làm điều tương tự.
Hoa Kỳ cũng đã chặn Huawei sử dụng các hệ thống được phát triển bởi các công ty Mỹ bao gồm hệ điều hành Android của Google trước đây được cài đặt trên điện thoại di động của Huawei.
Chính quyền Tổng thống Trump tin rằng những tiến bộ công nghệ của Trung Quốc đã được xây dựng dựa trên việc đánh cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp chính phủ có qui mô.
Washington cũng tin rằng Huawei rốt cùng sẽ bị chính phủ Trung Quốc kiểm soát và do đó có nguy cơ bảo mật nếu công nghệ của hãng này tham gia vào cơ sở hạ tầng truyền thông mới nhất của Mỹ.
Huawei cho biết không có bằng chứng sẵn có cho thấy hãng tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Trong khi đó, lãnh đạo tài chính của hãng, bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập công ty, đã bị bắt hơn một năm trước và vẫn được tại ngoại tại Canada để chống lại việc dẫn độ sang Mỹ về tội vi phạm lệnh trừng phạt chống lại Iran.
Chính trường Anh
Tin tức lớn cho Anh năm 2019 là sự xác nhận rằng nước này thực sự sẽ rời Liên minh châu Âu. Cử tri đã đưa ra lựa chọn đó trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 2016. Nhưng trong ba năm qua, các chính trị gia liên tục tranh cãi về việc liệu nước này có nên cho phép cuộc bỏ phiếu lại hay quyết định rời khỏi EU hay tiếp tục áp dụng các quy tắc và quy định của mình.
Chiến thắng của Đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson cuối cùng đã giải quyết được nguyên tắc của những gì sẽ xảy ra.
Giám đốc điều hành của Capital Economics ở London, Roger Bootle, nói với tôi rằng ông “rất vui mừng và nhẹ nhõm” với kết quả bầu cử: “Tôi nghĩ rằng sẽ có những rủi ro rất lớn khi ở lại EU”.
Ông lập luận rằng trong những thập niên gần đây, EU là một khu vực thất bại kinh tế tương đối. “Mọi chuyệnsẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn, chúng ta sẽ ở vào một vị trí rất dễ bị tổn thương.”
Trong khi đó, chuyên gia thương mại, Rebecca Harding, giám đốc điều hành của Coriolis Technologies, nói rằng bà thất vọng vì kết quả vì bà muốn Anh ở lại EU.
“Rất nhiều hoạt động thương mại của chúng tôi có liên hệ với chuỗi cung ứng châu Âu. Vấn đề bây giờ là chúng ta cần phải tự thoát khỏi các quy tắc và quy định của EU theo cách ít gây thiệt hại nhất cho nền kinh tế Anh”, bà Harding nói.
Bà Harding nói rằng các cuộc đàm phán để đồng ý có thương mại miễn thuế sẽ không dễ dàng.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-50927454

Nghị viện châu Âu lên án các trại tập trung Tân Cương,

kêu gọi trừng phạt quan chức TQ

Một ngày sau khi nhà bất đồng chính kiến ​​người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti nhận giải thưởng Sakharov 2019, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Trung Quốc đóng cửa các trại tập trung tại Tân Cương.
Trong phiên họp toàn thể của Nghị viện châu Âu tổ chức vào ngày 19/12 vừa qua tại Strasbourg, Pháp, các nghị sĩ đã thông qua một nghị quyết bày tỏ “sự quan ngại sâu sắc về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc” và kêu gọi “chính quyền Trung Quốc đóng cửa các trại cải tạo ở Tân Cương ngay lập tức” và “những người đang bị giam giữ phải được trả tự do vô điều kiện.”
Nghị viện cũng lên án “hệ thống kiểm soát an ninh theo dự đoán”, việc “tiến hành giam giữ tùy tiện mà không thông qua luận tội, xét xử hay kết án” cũng như “việc tra tấn, đàn áp đức tin, và giám sát người dân toàn diện sử dụng kỹ thuật số” của Trung Quốc.
Nghị viện còn lên án việc “người Duy Ngô Nhĩ tại hải ngoại bị chính quyền Trung Quốc quấy rối để buộc họ hoặc phải lên tiếng chống lại những người Duy Ngô Nhĩ khác, buộc họ phải quay về Tân Cương, hoặc buộc họ phải im lặng về tình hình ở đó đôi khi bằng cách giam giữ các thành viên trong gia đình họ. ”
Ngoài ra, các nghị sĩ còn kêu gọi “Hội đồng châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt và đóng băng tài sản đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến cuộc đàn áp nhân quyền nghiêm trọng ở Tân Cương, nếu việc làm đó phù hợp và hiệu quả.”
Được biết cũng trong phiên họp toàn thể mà nghị quyết được thông qua, ông IIham Tohti, một nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ đã được trao giải Sakharov 2019. Ông là người từng đứng lên tố cáo tội ác diệt chủng văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tân Cương và bị bắt giam sau đó. Cô Jewher IIham, con gái ông, đã thay mặt cha nhận giải tại Strasbourg vào ngày 18/12.
Trung Quốc vẫn khăng khăng hết lần này đến lần khác rằng các trại tập trung ở Tân Cương chỉ là “những trung tâm giáo dục tự nguyện” và là “những trường dạy nghề” chứ không phải là những trại chuyển hóa đầy tai tiếng. Nhưng nghị viện châu Âu tiếp tục gọi các trại tập trung này là những “trại cải tạo” nơi giam cầm và tẩy não nạn nhân, thay đổi bản sắc dân tộc và “Hán hóa” họ để họ trở thành những người trung thành với chế độ.
Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ, trại lao động Tân CươngMột trại tập trung bên ngoài thị trấn Đạt Phản Thành ở Tân Cương, vào ngày 12/7/2015 còn là vùng hoang vu, đến 22/4/2018 đã xuất hiện một khu nhà tổ hợp quy mô lớn. (Ảnh chụp màn hình Google Earth)
Các bằng chứng về tình hình tại Tân Cương liên tục được công bố trong nhiều tháng qua, bao gồm hồ sơ bị rò rỉ, lời kể của nhân chứng, ảnh và video dành cho những ai thực sự quan tâm tới tình hình thực tế đang diễn ra với người dân thiểu số tại khu vực này. Nhiều học giả tin rằng các trại cải tạo ở Tân Cương đang giam giữ gần 3 triệu người, hầu hết chỉ vì họ theo đạo Hồi và là dân tộc thiểu số. Cũng có một số thành viên của tôn giáo khác bị giam giữ tại đây.
Bình luận về sự kiện trên, ông Marco Respinti, giám đốc một tạp chí nhân quyền tại Ý chia sẻ: “Một số lời dối trá của chính quyền Trung Quốc đã bị phơi bày. Chúng tôi hy vọng các Nghị viện và các tổ chức khác sẽ làm theo, và lên án cuộc đàn áp ở Trung Quốc không chỉ đối với Hồi giáo mà còn đối với tất cả các tôn giáo khác – các nhà thờ Tin lành, các linh mục Công giáo bất đồng chính kiến, các thành viên Pháp Luân Công, những người theo Phật giáo, Đạo giáo, các thành viên của phái Kitô giáo Đông phương thiểm điện và những phong trào tâm linh bị chính quyền ‘dán mác’ tà giáo.”
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/32342-nghi-vien-chau-au-len-an-cac-trai-tap-trung-tan-cuong-keu-goi-trung-phat-quan-chuc-tq.html

Anh vừa hé cửa cho Huawei, Mỹ vội đe đồng minh

Sau khi Đức, Ý mở cửa cho Huawei, Anh cũng để ngỏ khả năng ký hợp đồng cho gã khổng lồ Trung Quốc triển khai mạng 5G.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien mới đây đã lên tiếng bày tỏ bất ngờ trước việc Anh chuẩn bị ký hợp đồng cho Huawei tham gia mạng 5G ở nước này.
Financial Times dẫn lời ông Robert O’Brien cảnh báo Anh sẽ phải trả giá vì Huawei sẽ khiến mọi bí mật hạt nhân, bí mật tình báo Anh bị lộ tẩy vì cho công ty này tham gia xây dựng hạ tầng mạng 5G.
“Họ sẽ đánh cắp tất cả bí mật quốc gia của Anh, dù đó có là bí mật hạt nhân hay bí mật của tình báo MI6 và MI5″ – ông O’Brien nhận xét.
Vị này cho biết, Washington đã rất “sốc” vì có những quan chức Anh xem nhẹ mối nguy mà Huawei có thể đem lại.
“Chúng tôi rất sốc vì có một số vị quan chức Anh xem Huawei chỉ đơn thuần là vấn đề thương mại nhưng thực ra 5G lại là quyết định ảnh hưởng tới an ninh quốc gia” – vị cố vấn nói tiếp.
Theo ông O’Brien, khác với Anh, nhiều quốc gia như Nhật Bản, New Zealand, và Australia đã bắt đầu hiểu nỗi lo lắng của Mỹ trước Huawei.
Vương quốc Anh và Mỹ  là những nhà đầu tư lớn nhất của nhau và “mối quan hệ đặc biệt” được thiết lập đã trở nên gần gũi hơn sau Brexit. Cả hai quốc gia cũng là thành viên của nhóm chia sẻ thông tin “Five Eyes” cùng với Canada, Úc và New Zealand.
Việc Anh xem xét ký hợp đồng với Huawei có lẽ là một chia rẽ rất lớn giữa hai đồng minh thân thiết này. Chính phủ Anh cho biết họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng của mình nhưng họ đánh giá cao tài liệu cung cấp từ các đồng minh. Các dấu hiệu hiện tại cho thấy thiết bị của Huawei sẽ được phép sử dụng trong các phần “không cốt lõi” của mạng 5G. Một hợp đồng tương tự với Đức và Ý đối với Huawei.
Tuy nhiên, dù Đức và Ý cho phép Huawei tham gia xây dựng mạng 5G thì Washington cũng chưa có phản ứng nào thực sự mạnh mẽ. Nhưng đến khi Anh cũng có phản ứng tương tự với Huawei, Washington đã đặc biệt lên tiếng.
Chính quyền Mỹ thời gian qua đã vận động các đồng minh không nên cho phép Huawei xây dựng mạng 5G vì cho rằng thiết bị của hãng ẩn chứa những lỗ hổng an ninh, chứa “cửa hậu” có thể gây rò rỉ dữ liệu về máy chủ đặt ở Trung Quốc.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Mỹ và các nước đồng minh, trong đó có Anh, nhưng gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vẫn tự tin về tương lai của mình tại Anh khi tiến hành mở một Trung tâm đổi mới sáng tạo 5G tại London.
Huawei mô tả cơ sở mới của mình như là một cơ sở của người dùng để chia sẻ kiến thức và kỹ năng và có ý định thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà đổi mới và doanh nghiệp trong 5G. Khách truy cập có thể trải nghiệm các ứng dụng 5G, chẳng hạn như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), cũng như thử nghiệm các cải tiến hoàn toàn mới.
Victor Zhang, Phó Chủ tịch của Huawei tại Anh cho biết: “Với việc khai trương Trung tâm đổi mới sáng tạo và trải nghiệm 5G tại London, chúng tôi, với tư cách là một người tiên phong trong 5G, đang thực hiện một bước đi quan trọng khác. Những gì chúng tôi đã mở hôm nay sẽ cho phép sự hợp tác thực sự giữa các doanh nghiệp và các nhà công nghệ của Anh và thể hiện tiềm năng to lớn của các ứng dụng 5G cho cả khu vực tư nhân và doanh nghiệp”.
Phát biểu với Sky News, Victor Zhang nói: “Huawei đã ở Anh hơn 18 năm và niềm tin đã được xây dựng với khách hàng của chúng tôi và với chính phủ Anh thông qua sự cởi mở và minh bạch của chúng tôi.”
Mọi thiết bị của Huawei đều được kiểm tra trước khi sử dụng tại Trung tâm đánh giá an ninh mạng chuyên dụng Huawei (HCSEC) ở Banbury, được thành lập lần đầu tiên vào năm 2012. HCSEC liên tục báo cáo rằng họ có thể đảm bảo rằng các rủi ro do sử dụng thiết bị của Huawei có thể được giảm thiểu.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32343-anh-vua-he-cua-cho-huawei-my-voi-de-dong-minh.html

Bạo lực nổ ra trong cuộc diễn hành

của phong trào “áo vàng” tại Pháp

Tin từ Paris, Pháp – Vào thứ bảy (ngày 28 tháng 12), những người biểu tình thuộc phong trào “áo vàng” tuần hành chống lại kế hoạch cải cách lương hưu của chính phủ Pháp đã đụng độ với cảnh sát ở Paris, buộc các cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán một số nhóm người biểu tình.
Các nghiệp đoàn thương mại Pháp đã dẫn đầu các cuộc đình công trên toàn quốc kể từ đầu tháng 12 trong một cuộc phản đối kịch liệt về việc Tổng thống Emmanuel Macron lùi tiến hành cải cách chính sách lương hưu. Các cuộc biểu tình này đã khiến trường học phải ngừng hoạt động, chặn các tuyến đường hỏa xa và đường bộ, trong khi hỗ trợ cho các cuộc biểu tình thường xuyên.
Vào ngày thứ bảy, những người biểu tình thuộc phong trào “áo vàng” đã tham gia nhóm những người biểu tình chống cải cách lương hưu, nâng tổng số người đến hàng ngàn. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay chống lại những người biểu tình gần các điểm nóng của khách du lịch như bảo tàng nghệ thuật hiện đại
Center Pompidou, nơi một số người biểu tình đã cố gắng dựng lên các chướng ngại vật và phóng hỏa, đồng thời phá hủy một trạm xe buýt.
Các cuộc đụng độ đã nổ ra tại các điểm khác của cuộc biểu tình, nhưng đến cuối buổi chiều số lượng người tham gia tuần hành đã giảm bớt.
Mạng lưới giao thông của Pháp vẫn bị gián đoạn trên khắp đất nước và ở Paris vào cuối tuần, và các công nhân đường sắt và tàu điện ngầm cho đến nay vẫn khăng khăng rằng họ sẽ gia tăng áp lực buộc Tổng Thống Macron phải từ bỏ kế hoạch cải cách lương hưu. Trong khi đó, Tổng Thống Macron lập luận rằng cải cách của ông sẽ tạo ra một hệ thống công bằng hơn bằng cách  khuyến khích người lao động tiếp tục làm việc đến năm 64 tuổi thay vì 62 và cân bằng ngân sách lương hưu, đồng thời loại bỏ nhiều chế độ ưu đãi đặc biệt. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bao-luc-no-ra-trong-cuoc-dien-hanh-cua-phong-trao-ao-vang-tai-phap/

Cải cách hưu bổng : Chính quyền Pháp

và nghiệp đoàn tiếp tục công kích nhau

Thụy My
Sau 25 ngày đình công liên tiếp, hôm nay 29/12/2019 tình hình căng thẳng hơn giữa nghiệp đoàn cánh tả CGT và chính quyền. Những người đình công và phe đối lập đang chờ đợi bài diễn văn năm mới của tổng thống Emmanuel Macron, hy vọng sẽ có một giải pháp.
Thủ lãnh nghiệp đoàn CGT, Philippe Martinez cáo buộc chính quyền tạo ra cảnh xáo trộn, muốn « câu giờ » để phong trào suy giảm dần, trong khi đình công đã kéo dài hơn so với hồi năm 1995. Theo ông, tổng thống Emmanuel Macron « muốn đóng vai nhân vật của một thế giới mới, nhưng lại bắt chước bà Margaret Thatcher ».
Ngược lại quốc vụ khanh phụ trách giao thông, ông Jean-Baptiste Djebbari tố cáo CGT hoạt động nghiệp đoàn theo kiểu « phong tỏa » thậm chí « đe dọa », gây áp lực một cách bất thường lên nhân viên đường sắt để họ phải tham gia đình công.
Hơn 10.000 người hôm qua đã biểu tình trên khắp nước Pháp chống cải cách chế độ hưu trí, và đình công tiếp diễn, đặc biệt tại Paris và vùng phụ cận. Hôm nay có đến 13/16 tuyến métro đóng cửa.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hầu như im lặng từ nhiều tuần qua, để thủ tướng Edouard Philippe lên tuyến đầu. Ông Macron chỉ kêu gọi hưu chiến vào dịp Noel, và cho biết ông sẽ từ chối nhận lương hưu của tổng thống (lên đến 6.500 euro/tháng). Tổng thống Macron vẫn còn có thể giải tỏa tình hình bế tắc hiện nay bằng cách đưa ra một sáng kiến trong bài diễn văn truyền thống ngày 31/12, trừ phi ông vẫn muốn tỏ ra cứng rắn.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20191229-c%E1%BA%A3i-c%C3%A1ch-h%C6%B0u-b%E1%BB%95ng-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-ph%C3%A1p-v%C3%A0-nghi%E1%BB%87p-%C4%91o%C3%A0n-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-c%C3%B4ng-k%C3%ADch-nhau

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không rút khỏi tây bắc Syria,

bất chấp không quân Nga

Trọng Thành
Chiến sự gia tăng tại tỉnh Idlib, tây bắc Syria, từ ngày 16/12/2019, với can thiệp của không quân Nga. Hôm nay, 29/12/2019, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không rút các trạm quan sát của quân đội khỏi khu vực này.
Bộ trưởng Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar, trong chuyến đi thị sát tại một tỉnh biên giới phía Nam, nhấn mạnh là phía Thổ Nhĩ Kỳ ”sẽ không rời khỏi bất cứ một trạm quan sát nào”, kiên quyết thực thi thỏa thuận và chờ đợi phía Nga cũng thực thi cam kết.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai khoảng 12 trạm quan sát tại tỉnh Idlib, theo một thỏa thuận hồi 2018, giữa Matxcơva, đồng minh của Damas, và Ankara, quốc gia hậu thuẫn các lực lượng nổi dậy. Thỏa
thuận này nhằm tránh một cuộc phản công của quân đội Damas nhắm vào các khu vực do quân nổi dậy thân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, tình hình đã thay đổi. Hôm 23/12, quân đội Damas đã bao vây một trong các trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lo ngại quân đội Damas tràn vào các khu vực do phe nổi dậy kiểm soát, gây nên một làn sóng tị nạn mới, chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara gây áp lực với Matxcơva để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn khác. Hôm thứ Hai, 23/12, Thổ Nhĩ Kỳ đã cử một phái đoàn đi Nga.
Hiện tại, tại Thổ Nhĩ Kỳ, có khoảng 5 triệu người tịn nạn, trong đó 3,7 triệu người từ Syria.
Biểu tình tại Idlib lên án Nga ném bom
Hôm qua, 28/12/2019, hàng trăm người Syria đã biểu tình trước cửa lãnh sự quán Nga tại Istabul, Thổ Nhĩ Kỳ. Những người biểu tình hô vang : ”Putin là kẻ sát sanh”, và giương khẩu hiệu ”Nước Nga giết hại người Syria, trẻ em Syria nhưng thế giới làm ngơ”.
Cảnh sát đã ngăn chặn người biểu tình sáp lại lãnh sự quán, nhưng cho một nhóm nhỏ trương cao một biểu ngữ tố cáo ”Hơn 30.000 trẻ em bị Nga và chế độ Assad giết hại”.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20191229-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-kh%C3%B4ng-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-t%C3%A2y-b%E1%BA%AFc-syria-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-kh%C3%B4ng-qu%C3%A2n-nga

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tổ chức họp trung ương đảng

trước thời hạn cuối năm đặt ra cho Hoa Kỳ

Tin từ Seoul, Nam Hàn – Vào thứ bảy (ngày 28 tháng 12), Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đã tổ chức một cuộc họp gồm các viên chức cao cấp của đảng cầm quyền để thảo luận về các vấn đề chính sách quan trọng trước thời hạn cuối năm do Chủ Tịch Kim đặt ra cho Hoa Kỳ.
Đài KCNA cho biết Chủ Tịch Kim đã đích thân hướng dẫn phiên họp ngày đầu tiên của cuộc họp toàn thể của Đảng Lao động Triều Tiên (WPK)  để thảo luận về những vấn đề quan trọng phát sinh trong việc xây dựng đảng và các hoạt động và trong việc xây dựng nhà nước và quốc phòng.
Cuộc họp nói trên diễn ra một tuần sau khi Bình Nhưỡng tổ chức Hội nghị Quân Sự Trung Ương Đảng để thảo luận về việc tăng cường khả năng quân sự của đất nước.
Đầu tháng này, Bắc Hàn cho biết họ sẽ tổ chức một phiên họp toàn thể của đảng cầm quyền vào tháng này để thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng do tình hình trong và ngoài nước thay đổi. Bình Nhưỡng đã nhiều lần yêu cầu Washington đáp ứng thời hạn cuối năm và đưa ra một sáng kiến mới để giải quyết các mâu thuẫn giữa 2 nước đối với chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn.
Đồng thời, Bình Những đã khuyến cáo Washington hồi đầu tháng này rằng việc không đáp ứng kỳ vọng của họ có thể dẫn đến một “món quà Giáng sinh không mong muốn.”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chu-tich-bac-han-kim-jong-un-to-chuc-hop-trung-uong-dang-truoc-thoi-han-cuoi-nam-dat-ra-cho-hoa-ky/

Đài Loan sắp thông qua dự luật chống TQ ‘xâm nhập’

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền đang đẩy mạnh tiến trình thông qua dự luật chống xâm nhập. DPP dự kiến thông qua luật này vào cuối năm nay. Bà Thái Anh Văn đang thúc giục quốc hội thảo luận kỹ lưỡng về dự luật quan trọng này.
Bà Thái Anh Văn hôm thứ Tư (25/12) đã thúc giục quốc hội cần thảo luận kỹ hơn về dự luật chống thâm nhập đang được đề xuất. Chính phủ của bà Thái nói rằng dự luật này là cần thiết để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng đang gặp phải sự phản đối gay gắt của Quốc Dân Đảng đối lập và chính quyền Bắc Kinh.
Dự luật chống xâm nhập là một phần của nỗ lực nhiều năm nhằm chống lại điều mà nhiều người tại Đài Loan xem là những nỗ lực của Trung Quốc để gây ảnh hưởng chính trị và tiến trình dân chủ trên đảo quốc này. Trung Quốc trước nay vẫn coi Đài Loan là lãnh thổ của họ và sẽ được đưa về dưới quyền kiểm soát của Bắc Kinh bằng vũ lực nếu cần.
Đảng Dân Tiến cầm quyền đã đang bắt đầu thúc đẩy mới cho dự luật trước các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 11/1. Dự luật này có thể được thông qua trước cuối năm nay.
Quốc Dân Đảng, đảng đối lập chính tại Đài Loan và ủng hộ mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc Đại Lục, đã lên án dự luật mà DPP đề xuất, gọi đó là “công cụ chính trị” của bà Thái và DPP nhằm thu hút phiếu bầu, đồng thời cố gắng gắn nhãn Quốc Dân Đảng là điệp viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phát biểu trong buổi thuyết trình chính sách được truyền hình trực tiếp hôm 25/12, bà Thái nói rằng những nền dân chủ khác trên khắp thế giới đã thông qua hoặc đang xem xét thông qua dự luật tương tự để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của họ.
“So sánh với những nước này, Đài Loan phải đối đầu với nhiều mối đe dọa và xâm nhập từ Trung Quốc trực tiếp hơn,” bà Thái nói.
Tổng thống Đài Loan nói thêm rằng dù vậy nhiều người trong nước nghĩ “mạng lưới bảo vệ dân chủ” này là khiêu khích và gần giống với thiết quân luật.
“Tôi cho rằng đây là quan điểm rất tiêu cực và không được ưa chuộng,” bà Thái khẳng định.
Những người lo lắng về luật này cần phải nêu chi tiết chính xác những điều mà họ lo lắng là gì và không chỉ là nói ra những lời sáo rỗng phản đối nó, bà Thái nói.
Tổng thống Đài Loan cũng đề xuất mọi người có thể tổ chức thảo luận kỹ lưỡng về dự luật này tại quốc hội.
“Tôi tin rằng tại Quốc hội, miễn là mọi người ngồi xuống cùng nhau và có cuộc thảo luận tốt, thì sẽ có nhiều thời gian và không gian cho mọi người tổ chức một cuộc đối thoại kỹ lưỡng.”
Quốc hội Đài Loan dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật chống xâm nhập vào tuần tới. Động thái này kéo theo sự chỉ trích không chỉ của Quốc Dân Đảng.
Ông Terry Gou, sáng lập công ty Foxconn, nhà cung cấp của Apple và cũng là người giàu nhất Đài Loan hôm 24/12 nói trên một kênh truyền hình Đài Loan rằng ông sẽ biểu tình bên ngoài quốc hội nếu DPP vội vàng thông qua dự luật chống xâm nhập.
Dự luật do DPP soạn thảo chủ yếu nhằm cấm các hoạt động chính trị và tài trợ từ “các lực lượng thù địch nước ngoài”. Dự luật không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tất cả đều hiểu “lực lượng thù địch nước ngoài” là ám chỉ chế độ Bắc Kinh.
Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc sáng 25/12 đã tái khẳng định họ phản đối dự luật, cho rằng DPP đang cố gắng “đảo ngược trắng trợn” nền dân chủ và gia tăng thù địch. Phía Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận việc họ can thiệp vào chính trị Đài Loan.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32341-dai-loan-sap-thong-qua-du-luat-chong-tq-xam-nhap.html

Mức độ hợp tác với TQ trở thành vấn đề chính

trong tranh cử tổng thống ở Đài Loan năm 2020

Các cử tri Đài Loan sẽ bỏ phiếu vào ngày 11/1/2020 trong cuộc bầu cử tổng thống được xem là có tính lịch sử của hòn đảo. Trung Quốc vẫn là đứng đầu trong các vấn đề đáng lưu ý, theo chuyên gia Đông Nam Á Joshua Kurlantzick thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR).
Hai ứng cử viên nổi bật là tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn của Đảng Dân Tiến (DPP) và chính trị gia Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng (KMT) thể hiện sự tương phản rõ rệt về các chính sách liên quan đến kinh tế, an ninh và xã hội.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai ứng viên là chính sách về Trung Quốc. Ông Hàn ủng hộ mối quan hệ mật thiết hơn với Trung Quốc. Về cơ bản, ông nhất trí với quan điểm của Bắc Kinh cho rằng Đài Loan và Trung Quốc cùng chung lãnh thổ. Bắc Kinh được cho là đã sử dụng các thông tin gây nhiễu và sử dụng truyền thông để chống lưng cho ông Hàn. Ngược lại, bà Thái Anh Văn ủng hộ Đài Loan độc lập, ngày càng trở nên cương quyết hơn đối với những mối nguy hiểm từ nhà nước Trung Quốc.
Chính sách về Trung Quốc
Mối quan hệ với Trung Quốc vẫn là vấn đề vận động tranh cử chính, đặc biệt sau những tác động của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông. Đài Loan quan ngại về cách Bắc Kinh không tôn trọng những lời hứa về tự do kinh tế và chính trị của Hồng Kông.
Ông Hàn gần đây đã chuyển giọng về phe ủng hộ Bắc Kinh. Mặc dù ông tuyên bố sẽ không bao giờ đồng ý kế hoạch thống nhất “một quốc gia, hai chế độ”, song ông vẫn gọi Đài Loan và Trung Quốc là “một gia đình”. Ông cũng đã gặp các quan chức hàng đầu của Trung Quốc. Chiến dịch truyền thông của
ông Hàn đã bị khuấy đảo bởi một cáo buộc: Có gián điệp người Trung Quốc đã chuyển gần 3 triệu USD tiền tài trợ từ Trung Quốc cho ông Hàn vào năm 2018. Tuy nhiên, ông Hàn phủ nhận điều này.
Bà Thái đã tận dụng lợi thế từ việc ông Hàn chuyển hướng thân thiện với Bắc Kinh. Bà chỉ trích mạnh mẽ giới lãnh đạo Trung Quốc và chính phủ Hồng Kông đã dùng bạo lực trấn áp các cuộc biểu tình. Bà cũng khẳng định Đài Loan sẽ tăng gấp đôi nỗ lực tự bảo vệ mình trước Trung Quốc. Việc có một ứng cử viên thứ ba tham gia vào cuộc đua – chính trị gia kỳ cựu Tống Sở Du (James Soong) – có thể tăng cường thêm vị thế cho bà Thái. Ông Tống với quan điểm thiện cảm với Bắc Kinh, có thể thu hút được một phần phiếu bầu từ Quốc dân Đảng.
Chính sách về kinh tế
Đài Loan trong nhiều năm đã cố gắng duy trì tăng trưởng và nâng cao thu nhập. Nhưng bất bình đẳng kinh tế gia tăng, đầu tư tư nhân ở mức thấp dẫn đến việc hòn đảo chưa trở thành thương hiệu toàn cầu theo cách mà các quốc gia như Hàn Quốc đã làm. Tuy nhiên, tăng trưởng lại tăng lên từng năm trong nhiệm kỳ bà Thái Anh Văn làm tổng thống.
Để giải quyết các vấn đề kinh tế, bà Thái đã tìm cách tăng cường liên kết với Đông Nam Á, Australia và New Zealand, giúp Đài Loan cạnh tranh hơn trong các ngành công nghiệp năng lượng sạch.
Ông Hàn, thị trưởng của thành phố lớn miền Nam Cao Hùng, được so sánh với những người theo chủ nghĩa dân túy trên khắp thế giới vì phong cách “bỗ bã” của mình. Ông cũng đưa ra vài ý tưởng để kích thích nền kinh tế. Với kinh nghiệm hành pháp hạn chế, ông Hàn dường như có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng bằng cách thắt chặt mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Chính sách về vấn đề xã hội
Trong năm 2019, Đài Loan đã trở thành quốc gia châu Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, nhưng sự thay đổi này đã khiến các cử tri phân cực, vẫn chưa rõ liệu đa số có ủng hộ sự thay đổi này hay không. Ông Hàn thu hút sự ủng hộ của tầng lớp lao động và trung lưu ở Đài Loan, bao gồm nhiều người phản đối sự thay đổi này. Nếu nắm quyền, ông Hàn có thể sẽ thúc đẩy các chuẩn mực của giá trị bảo thủ.
Ngược lại, bà Thái ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Một số bình luận khác
Bà Thái có nhiều lợi thế khi các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và một loạt các bê bối cá nhân đã ảnh hưởng tiêu cực đến chiến dịch của ông Hàn. Trong trường hợp ông Hàn được bầu, ông có thể tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sẽ khởi xướng một vòng đàm phán và trao đổi mới, và có khả năng kết nối chặt chẽ hơn với các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đài Loan.
Ông Hàn cũng có thể làm suy yếu mối quan hệ của hòn đảo với Hoa Kỳ, mặc dù ông từng tuyên bố coi trọng mối quan hệ Mỹ – Đài.
Nếu bà Thái tái đắc cử, nhiều khả năng bà tiếp tục kết thân với các quốc gia Đông Nam Á và củng cố mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Đây là đối tác thân thiết của bà Thái, vì so với các chính quyền trước, chính quyền của Tổng thống Trump ủng hộ nhiều hơn quan điểm tách biệt Đài Loan khỏi Trung Quốc.
Dưới thời ông Tập, Trung Quốc trở nên nguy hiểm hơn đối với Đài Loan. Một số quốc gia đã nghe lời Bắc Kinh mà cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Theo ông Joshua Kurlantzick, chiến thắng của bà Thái kết hợp với sự hợp tác toàn diện Đài Loan – Hoa Kỳ có thể khiến quan hệ Trung Quốc – Đài Loan trong những năm tiếp theo trở thành một điểm nóng của thế giới.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32338-muc-do-hop-tac-voi-tq-tro-thanh-van-de-chinh-trong-tranh-cu-tong-thong-o-dai-loan-nam-2020.html

Tổng thống Đài Loan đọc thư của thanh niên Hong Kong:

 ‘Đừng tin Cộng sản’

Trích dẫn một lá thư của một thanh niên Hong Kong với nội dung kêu gọi mọi người “không tin vào Cộng sản”, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm 29/12 nói rằng Trung Quốc có thể gây ra mối nguy hại cho đời sống dân chủ của hòn đảo, theo Reuters.
Nhiều tháng biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong đã trở thành vấn đề gây chú ý ở Đài Loan trước cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào ngày 11/1.
Theo Reuters, bà Thái cũng lên tiếng cảnh báo rằng Đài Loan sẽ trở thành mục tiêu kế tiếp nếu hòn đảo này gục ngã trước áp lực của Trung Quốc và chấp thuận sự cai trị của Bắc Kinh.
XEM THÊM:
Hong Kong: 336 người bị bắt giữ trong tuần Giáng Sinh
Lên tiếng tại một cuộc tranh luận được phát trên truyền hình của các ứng viên tổng thống, bà Thái đọc một phần nội dung của một bức thư mà bà nói là bà nhận được từ một thanh niên ở Hong Kong.
Theo Reuters, bà không cho biết tên của người viết thư cũng như thời điểm lá thư được viết.
Bà Thái đọc nội dung lá thư: “Tôi kêu gọi người dân Đài Loan không tin Cộng sản Trung Quốc, không tin bất kỳ quan chức thân Cộng sản nào và không rơi vào bẫy tiền của Trung Quốc”.
Bà Thái nói rằng bà muốn đọc lá thư để nhắc mọi người về tầm quan trọng của lá phiếu của họ vào tháng tới.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%91%C3%A0i-loan-%C4%91%E1%BB%8Dc-th%C6%B0-c%E1%BB%A7a-thanh-ni%C3%AAn-hong-kong-%C4%91%E1%BB%ABng-tin-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-/5224037.html

Financial Times : Hoàng Chi Phong,

một trong 50 người làm nên thập kỷ

Thụy My
Trong danh sách « 50 nhân vật đã định hình thập kỷ » được nhật báo uy tín Financial Times của Anh chọn lựa và công bố trong dịp cuối năm 2019, có lãnh tụ sinh viên Hồng Kông Hoàng Chi Phong (Joshua Wong).
Tên của nhà hoạt động chính trị Hoàng Chi Phong được nêu ra bên cạnh các nhà lãnh đạo thế giới như Donald Trump, Tập Cận Bình, Emmanuel Macron, Vladimir Putin, Barack Obama… Trong mục « chính trị » còn có Mohamed Bouazizi, người bán hàng rong tự thiêu năm 2010 làm bùng nổ Mùa Xuân Ả Rập ; giải Nobel hòa bình trẻ tuổi Malala Yousafzai, nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden…
Về kinh tế và công nghệ có các tỉ phú Bernard Arnaud (Pháp), nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos (Mỹ), Mã Vân, Nhậm Chính Phi (Trung Quốc)…
Tờ báo nhận định, thập niên thứ nhì của thế kỷ 21 bắt đầu với những biện pháp khắc khổ nhằm đối phó với việc tăng trưởng đang chậm lại, do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và kết thúc với các chính phủ dân túy, các chế độ độc tài trên thế giới.
« Năm mươi nhân vật đã định hình thập kỷ » được Financial Times chọn lựa phản ánh diễn tiến này, với những chính khách cách mạng, các nhà lãnh đạo nhiều ảnh hưởng trong lãnh vực ngân hàng, kỹ nghệ ; các nhân vật nổi bật về văn hóa, truyền thông, thể thao. Sự thống trị của máy tính và điện thoại thông minh trong cuộc sống hiện nay, giải thích cho sự hiện diện của các khuôn mặt tiêu biểu về công nghệ.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191229-financial-times-ho%C3%A0ng-chi-phong-m%E1%BB%99t-trong-50-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%C3%A0m-n%C3%AAn-th%E1%BA%ADp-k%E1%BB%B7

TQ điều tàu sân bay qua eo biển Đài Loan

ngay sau khi biên chế

Chỉ vài ngày sau khi được đưa vào biên chế, tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc đã qua eo biển Đài Loan trong một động thái được cho là “nắn gân” Đài Bắc.
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn thông tin từ cơ quan quốc phòng Đài Loan cho biết, nhóm tàu gồm tàu sân bay Sơn Đông và các tàu hộ vệ của Trung Quốc ngày 26/12 đã đi qua eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, thông báo không nêu rõ nhóm tàu hoạt động gần Đài Loan hay phía lục địa Trung Quốc.
“Quân đội của chúng tôi đã theo dõi tòan bộ hoạt động (của nhóm tàu sân bay Sơn Đông) và chúng tôi cam kết bảo vệ sự an toàn, hòa bình và ổn định của khu vực”, thông cáo cho biết.
Đây là lần đầu tiên tàu sân bay Sơn Đông qua eo biển Đài Loan kể từ khi được đưa vào biên chế tuần trước.
Trước đó, hôm 17/11, tàu Type 001A của Trung Quốc cũng đi qua khu vực này với lý do “thử nghiệm và huấn luyện định kỳ” trước khi con tàu di chuyển về phía Biển Đông.
Giới quan sát cho rằng, động thái của Trung Quốc điều tàu sân bay qua eo biển Đài Loan nhằm gửi thông điệp “nắn gân” Đài Loan trước thềm cuộc bầu cử ở hòn đảo này.
Tạp chí Naval and Merchant Ships cho rằng, tàu sân bay Sơn Đông có thể kết hợp với tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc để tạo thành một biên đội tác chiến. Biên đội này ngoài 2 tàu sân bay còn có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type 055, 4 tàu hộ vệ Type 54, 6 tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường, 1 tàu hỗ trợ và 3 tàu ngầm hạt nhân Type 093B.
Tàu Sơn Đông là tàu sân bay tự chế đầu tiên của Trung Quốc. Con tàu được đưa vào biên chế hôm 17/12. Nó được cho là có khả năng chứa 36 máy bay chiến đấu J-15, nhiều hơn so với sức chứa 24 máy bay của tàu Liêu Ninh. Các chuyên gia quân sự cho rằng, tàu Sơn Đông có thể mang tối đa 40 máy bay và trực thăng, trong đó có trực thăng Z-9 và máy bay cảnh báo sớm KJ-600.
http://biendong.net/bi-n-nong/32339-tq-dieu-tau-san-bay-qua-eo-bien-dai-loan-ngay-sau-khi-bien-che.html

TQ tuyển phi công lái chiến đấu cơ

cho tàu sân bay như thế nào?

Chương trình tuyển phi công lái chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của hải quân Trung Quốc đang bước vào giai đoạn mới, trong bối cảnh nước này cần thêm phi công sau khi đưa vào biên chế tàu sân bay Sơn Đông.
Bắt đầu từ giữa tháng 12.2019 và dự kiến kết thúc vào tháng 4.2020, giai đoạn kiểm tra toàn diện của chương trình tuyển dụng nói trên đang dùng 5 cơ sở tại nhiều khu vực khác ở Trung Quốc, theo Hoàn Cầu thời báo ngày 25.12 dẫn thông báo từ hải quân Trung Quốc trên mạng xã hội Weibo. Giai đoạn này nhằm kiểm tra tình trạng thể chất cũng như tâm lý và giáo dục chính trị của các học viên đã đăng ký tham gia chương trình từ 22, tỉnh, khu tự trị và đô thị ở Trung Quốc.
Các học sinh từ 16-19 tuổi, đã và sắp tốt nghiệp phổ thông trung học đều có thể đăng ký tham gia chương trình từ tháng 10-11.2019.
Một cơ chế chọn lựa mới sẽ được áp dụng. Theo đó, các chuyên gia sẽ phỏng vấn học sinh và đánh giá liệu tình trạng thể chất của họ có phù hợp để trở thành phi công lái chiến đấu cơ hoạt động từ tàu sân bay hay không.
Sau giai đoạn kiểm tra toàn diện và kỳ thi đại học, một đợt kiểm tra cuối cùng sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 6. Những ứng viên vượt qua quy trình chọn lựa này sẽ được ghi danh vào học chương trình 4 năm của Đại học Hàng không hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và có cơ hội lái J-15, chiến đấu cơ hoạt động từ tàu sân bay của Trung Quốc.
Sau khi đưa vào biên chế tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc, mang tên Sơn Đông, hôm 17.12, và nước này đang đóng chiếc thứ 3, nhu cầu cần phi công lái chiến đấu cơ hoạt động từ tàu sân bay trở nên khẩn cấp đối với hải quân Trung Quốc, theo một chuyên gia Trung Quốc nhận định với Hoàn Cầu thời báo hôm 25.12.
Chuyên gia này suy đoán có nhiều học sinh đăng ký tham gia chương trình tuyển dụng phi công năm 2020 sau khi có nhiều thông tin về tàu sân bay Sơn Đông cũng như sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc không hé lộ bao nhiêu học sinh đã đăng ký cho chương trình tuyển dụng 2020. Con số của chương trình tuyển dụng năm 2018 và 2019 lần lượt là 2.600 và 4.500, theo website của chương trình tuyển dụng.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32329-tq-tuyen-phi-cong-lai-chien-dau-co-cho-tau-san-bay-nhu-the-nao.html

Trung Quốc đóng cửa

các trung tâm cải huấn gái mại dâm

Thụy My
Kể từ hôm nay, Chủ nhật 29/12/2019 các phụ nữ mại dâm và khách mua dâm tại Trung Quốc không còn bị bắt vào những nhà tù mang tên « trung tâm cải huấn », nơi họ có thể bị giam đến hai năm mà không qua xét xử. Quốc Hội Trung Quốc hôm thứ Bảy 28/12 đã quyết định hủy bỏ hệ thống này.
Theo Tân Hoa Xã, các trại cải huấn vốn đã tồn tại từ ba thập niên qua, bị đóng cửa hôm nay (29/12), và những người đang bị giam giữ sẽ được trả tự do ngay lập tức.
Cũng như việc bắt giam những người nhập cư bất hợp pháp đã được bãi bỏ vào năm 2003, và các trại cải tạo lao động bị đóng cửa mười năm sau đó, hệ thống các « trung tâm cải huấn » lâu nay nằm trong số các biện pháp giam cầm mà không thông qua xét xử, khiến chế độ Trung Quốc bị chỉ trích nhiều nhất.
Suốt 30 năm qua, các phụ nữ mại dâm bị đưa đến các trại được cho là để chỉnh đốn hành vi sai trái, thậm chí bị coi là tội hình sự. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Asia Catalyst chuyên bênh vực các cộng đồng dễ tổn thương, thì tất cả các cựu tù được phỏng vấn đều quay lại với nghề cũ ngay sau khi được phóng thích.
Họ cũng chẳng học được nghề nào, ngoài việc bị buộc lao động sản xuất các mặt hàng như đồ chơi trẻ em, dụng cụ gia đình. Thứ trưởng bộ Công An Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) cho rằng mục tiêu giáo dục đã bị biến thành vụ lợi.
Tuy vậy mại dâm vẫn là bất hợp pháp tại Trung Quốc, gái bán hoa và khách hàng của họ có thể bị giam hành chánh 15 ngày và phạt vạ 5.000 nhân dân tệ (trên 600 euro).
Về tình trạng giam giữ tùy tiện, dư luận cũng không quên khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ vẫn đang bị nhốt trong các trại cải tạo quy mô ở Tân Cương.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191229-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-c%C3%A1c-trung-t%C3%A2m-c%E1%BA%A3i-hu%E1%BA%A5n-g%C3%A1i-m%E1%BA%A1i-d%C3%A2m

Ông Duterte vật lộn với ‘trứng ngỗng vàng’ đến từ TQ

Các vụ bắt cóc liên quan đến công dân Trung Quốc chỉ là một trong nhiều loại tội phạm mà Tổng thống Rodrigo R. Duterte phải đối mặt kể từ khi chính sách đối ngoại thân Bắc Kinh của ông bắt đầu thu hút khách du lịch và người lao động từ Trung Quốc đại lục đến Philippines.
Wang Hong, 29 tuổi, bị cuốn vào cờ bạc. Đã đến lúc anh ta phải vay tiền từ những kẻ cho vay nặng lãi, những kẻ có quốc tịch Trung Quốc giống như anh ta, để có thể tiếp tục cá cược ở khu nghỉ mát và sòng bạc Solaire, khách sạn cao nhất ở vịnh Manila gần thủ đô Philippines.
Giống như hầu hết các con bạc, Wang bị sa lầy trong nợ nần sau khi các chủ nợ yêu cầu một khoản hoa hồng 15% từ số tiền thắng trong sòng bạc của anh ta, theo cảnh sát. Các chủ nợ đã bắt cóc Wang vào ngày 4/12 sau khi anh ta không trả được 2 triệu Peso tiền nợ. Nhóm chống bắt cóc của cảnh sát quốc gia Philippines đã giải cứu Wang một tuần sau khi bạn của anh ta báo cơ quan chức năng về vụ việc.
“Một phần phương thức hoạt động của những kẻ bắt cóc là quay video các nạn nhân của họ và gửi chúng cho những người thân ở Trung Quốc”, trung tá Jowel N. Saliba, phát ngôn viên của nhóm cảnh sát chống bắt cóc nói với tờ Business World.
“Khi tiền chuộc được trả, họ thả nạn nhân của họ tại sân bay ở Manila để những người này có thể về thẳng nhà và sẽ không bao giờ phải khiếu nại với chính quyền Philippines”, ông nói qua điện thoại.
Kể từ khi trở thành tổng thống vào năm 2016, ông Duterte đã tìm kiếm mối quan hệ đầu tư và thương mại chặt chẽ hơn với Trung Quốc, tránh đối đầu ở các đảo nhỏ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Sự đổ bộ vào Philippines của các công dân Trung Quốc, đặc biệt là ở thủ đô Manila, là điều hiển nhiên sau khi Philippines mở cửa cho các nhà khai thác trò chơi trực tuyến, một ngành công nghiệp mang lại hàng tỷ Peso mà chủ yếu là do người Trung Quốc điều hành và phục vụ cho các công dân của chính họ.
Theo tờ Business World, các nhà điều hành trò chơi trực tuyến ở Philippines, hay POGOs, đã thuê hơn 400.000 người, nhiều người trong số đó đến từ Trung Quốc đại lục, trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh trấn áp việc đánh bạc. Ông Duterte đã từ chối lời kêu gọi của Bắc Kinh cấm trò chơi trực tuyến, hoạt động đem lại nguồn thu thuế chính cho chính quyền Manila – một “con ngỗng vàng đẻ trứng vàng”. Nhưng chính phủ của ông dường như không thể tránh được những kẻ xấu, khi các băng đảng tội phạm Trung Quốc tận dụng chính sách visa thoải mái của Manila.
Cảnh sát đã ghi nhận 36 vụ bắt cóc liên quan đến sòng bạc từ tháng 1 đến tháng 11, nhiều hơn gấp đôi so với 16 vụ được báo cáo vào năm 2018, trung tá Saliba cho biết. “Họ rất đông”, ông nói, đề cập đến những người mang quốc tịch Trung Quốc ở Philippines.
“Những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc thông thường đã biến mất trong năm nay. Chúng được thay thế bằng các vụ bắt cóc liên quan đến sòng bạc và đã trở thành một xu hướng”, trung tá Saliba cho biết.
Đơn vị cảnh sát này đã bắt giữ 30 nghi phạm người Trung Quốc liên quan đến vụ bắt cóc 9 nhân viên của POGO trong năm nay, tất cả đều là người Trung Quốc.
Một trường hợp khác là Ming Xuangbo, 27 tuổi, làm trợ lý nhân sự tại Ekxinimum, Inc., một công ty trò chơi trực tuyến tại khu vực cảng tự do Subic Bay ở tỉnh Zambales phía Bắc Manila. Cảnh sát đã bắt giữ 7 đồng nghiệp Trung Quốc của nạn nhân vì tội bắt cóc. Các nghi phạm được cho là đã bắt cóc cô Ming vào ngày 1/11 sau khi cô quyết định trốn khỏi công ty vì không thể trả được 19.000 nhân dân tệ.
“Chính phủ nên đẩy mạnh và kiểm tra tỷ lệ tội phạm gia tăng liên quan đến công dân Trung Quốc”, Dante L. Jimenez, người đứng đầu Ủy ban chống tham nhũng của Tổng thống nói qua điện thoại. “Chúng ta nên kiểm tra mục đích nhập cảnh của họ, bắt đầu từ Cục quản lý xuất nhập cảnh”.
Ngoài những vụ bắt cóc, cảnh sát Philippines cũng phải vật lộn với những tội nghiêm trọng khác liên quan đến người Trung Quốc, bao gồm cả mại dâm và lừa đảo. Các đặc vụ chính phủ đã bắt giữ 15 tên tội phạm Trung Quốc và giải cứu 17 phụ nữ Trung Quốc trong các cuộc truy quét riêng ở thành phố Las Piñas trong tháng này, theo Cục điều tra Quốc gia.
Vào tháng 9, các nhân viên xuất nhập cảnh đã đột kích vào văn phòng của một nhà điều hành trò chơi trực tuyến tại khu thương mại Ortigas ở thành phố Pasig và bắt giữ 277 người làm việc bất hợp pháp, nhiều người trong số họ là công dân Trung Quốc bị buộc tội lừa đảo. Vài ngày sau, 324 người lao động Trung Quốc không có giấy tờ đã bị bắt tại tỉnh Palawan vì cáo buộc tội phạm mạng.
“Chúng ta nên lên án những điều này và thảo luận với Trung Quốc về cách ngăn chặn các vụ việc xảy ra”, ông George T. Siy, người đứng đầu Ủy ban thương mại và công nghiệp của Liên đoàn các phòng thương mại và công nghiệp Philippines – Trung Quốc, Inc. trả lời phỏng vấn qua điện thoại.
“Chúng tôi đã làm mọi thứ để cân bằng những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tình hình. Đất nước đang nhận được rất nhiều thu nhập – hơn 100 tỷ Peso mỗi năm từ POGOs – và kèm theo đó là những tội phạm này”, ông nói thêm.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/32337-ong-duterte-vat-lon-voi-trung-ngong-vang-den-tu-tq.html

Ấn Độ : Phụ nữ biểu tình chống luật công dân

 tại New Delhi từ 2 tuần qua

Từ các bang miền tây qua miền nam sang vùng đông bắc Ấn Độ, trong nhiều thành phố lớn những ngày qua liên tục diễn ra cá cuộc biểu tình lớn chống luật công dân. Đặc biệt tại phía đông thủ đô New Delhi, liên tục từ hai tuầnqua, hàng trăm phụ nữ biểu tình tọa kháng ôn hòa. Họ quyết tâm bám trụ cho đến khi nào chính phủ rút bộ luật mà theo người biểu tình chỉ nhằm mục đích loại trừ người Hồi giáo.
Thông tín viên Antoine Guinard tại New Delhi tường trình :
Bất chấp giá lạnh, người biểu tình tiếp tục tập hợp ở trục lộ lớn gồm 6 làn đường qua phía đông Delhi trong khu Shaheen Bagh. Hàng trăm phụ nữ Hồi giáo ngồi trên những chiếc chăn, đây là đêm thứ 13 liên tiếp họ ngồi trên đường nhựa để phản đối luật công dân mới.
Một người trong số họ, bà Farhana thề không bỏ cuộc trước khi chính phủ rút bộ luật bị nghi ngờ chỉ đặt mục đích loại trừ cộng đồng người Hồi giáo.
Bà nói: “Chúng tôi sẽ ở lại đây chừng nào còn cần thiết: 1 năm, 2 năm, 5 năm hay 20 năm. Tôi có chết thì các con tôi sẽ đến thay. Chính phủ Modi sẽ phải lắng nghe chúng tôi.”
Ông Asif Mujtaba, một nhà nghiên cứu của Viện Công Nghệ Ấn Độ nổi tiếng và cũng là một trong những nhà tổ chức cuộc biểu tình giải thích rằng tính chất bất bạo động của cuộc biểu tình tọa kháng và sự tham gia chủ yếu của phụ nữ là thứ vũ khí tốt nhất chống lại sự trấn áp của cảnh sát.
Ông nói: “Cuộc biểu tình ôn hòa từ ngày đầu và nó sẽ vẫn như thế. Vì phụ nữ ở tuyến đầu, cảnh sát không thể dễ gì dùng vũ lực.”
Cuộc biểu tình ở Shaheen Bagh đã thu hút sự chú ý của cả nước. Những cuộc tập hợp thực sự của dân chúng thường mang dáng dấp lễ hội để phá vỡ ý đồ tuyên truyền của chính phủ Modi, vì từ hai tuần nay chính quyền tố cáo người biểu bạo động nhằm biện minh cho hành động trấn áp.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20191229-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-ch%E1%BB%91ng-lu%E1%BA%ADt-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-t%E1%BA%A1i-new-delhi-t%E1%BB%AB-2-tu%E1%BA%A7n-qua

Thủ Tướng Úc tuyên bố sẽ cung cấp

các khoản tiền lương cho lính cứu hỏa tình nguyện

Tin từ Melbourne, Úc – Vào chủ nhật (ngày 28 tháng 12), chính phủ Úc tuyên bố họ sẽ trả lương cho các nhân viên cứu hỏa tình nguyện ở tiểu bang New South Wales (NSW), trong lúc Úc phải đối mặt với mùa cháy rừng.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết các khoản thanh toán lên tới 6,000 Úc Kim sẽ được cung cấp cho các nhân viên cứu hỏa đủ điều kiện đã dành hơn 10 ngày nỗ lực dập lửa trong mùa cháy này. Trước đây, ông Morrison đã từng nói rằng việc trả lương cho các tình nguyện viên không phải là ưu tiên hàng đầu, nhưng ông đã phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng khi các đám cháy tiếp tục lan rộng.
Vào thứ ba (ngày 24 tháng 12), ông tuyên bố các nhân viên chính phủ có thể được nghỉ phép có lương nếu tình nguyện tham gia hỗ trợ dập lửa. Mặc dù các quy định về việc nghỉ phép là khác nhau trên khắp nước Úc, nhưng những tình nguyện viên có thể trực tiếp thương lượng về thời gian nghỉ phép với chủ thuê của họ.
Các đám cháy rừng đã đã phá hủy hơn 9.9 triệu mẫu Anh tại 5 tiểu bang của Úc kể từ tháng 9 và đã có tám trường hợp tử vong được báo cáo có liên quan đến các đám cháy rừng. Thời tiết mát hơn tại nhiều khu vực trong tuần lễ Giáng sinh đã giúp kìm chế một số đám cháy, nhưng nguy cơ hỏa hoạn đã gia tăng ở một số khu vực của quốc gia trong vài ngày cuối năm 2019.
Vào Chủ nhật, các nhà tổ chức của một lễ hội âm nhạc lớn ở tiểu bang Victoria đã hủy bỏ sự kiện này vì lý do điều kiện thời tiết khắc nghiệt dự kiến vào thứ Hai (ngày 30 tháng 12). Sự kiện này đáng lẽ sẽ kéo dài cho đến tận đêm giao thừa và khoảng 9,000 người đã cắm trại tại địa điểm sự kiện sẽ diễn ra khi thông báo hủy được ban hành. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thu-tuong-uc-tuyen-bo-se-cung-cap-cac-khoan-tien-luong-cho-linh-cuu-hoa-tinh-nguyen/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?