Tin khắp nơi – 26/10/2020

 Tin khắp nơi – 26/10/2020

Biden tức giận khi bị hỏi về bê bối của con trai

Lục Du

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden đã tỏ ra cáu kỉnh với một phóng viên truyền hình ở Pennsylvania hôm thứ Bảy (24/10) khi nhà báo này đang cố đặt câu hỏi về bê bối của con trai ông, Hunter Biden, theo Breitbart.

Khi phóng viên Andy Mehalshick bắt đầu đặt câu hỏi với lời mở đầu rằng “Lúc này các câu hỏi và tranh cãi vẫn tiếp tục về Hunter Biden, con trai của ông”, thì lập tức ông Biden nói: “Không có gì phải bàn cãi”, ông Biden trả lời một cách cáu kỉnh. “Tất cả chỉ là dối trá”.

“Đó là một lời nói dối hoàn toàn bởi vì tổng thống không có gì khác để tiếp tục. Nếu anh để ý, trong khi người dân Mỹ đang nói về những gì xảy ra với gia đình họ [đối với dịch Covid]; ông ấy [Trump] không có kế hoạch và tại cuộc tranh luận, ông ấy không có kế hoạch nào”, ông Biden nói tiếp.

“Mọi thứ ở Wall Street Journal, các hãng tin tức lớn khác cho biết những gì ông ấy [Trump] đang nói chỉ đơn giản là không đúng về con trai tôi, nhưng đó mới đúng là Trump”, ông Biden trả lời.

“Ông ta [Trump] đang đi khắp đất nước để làm ra những kẻ phát tán nhiều virus hơn”, ông Biden nói.

Ông Anthony Bobulinski, một đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden, trong một cuộc họp báo do chiến dịch của Tổng thống Trump tổ chức hôm thứ Năm (22/10), đã cáo buộc cựu Phó Tổng thống Joe Biden tham gia vào các cuộc thảo luận của con trai ông nhằm thành lập một liên doanh đầu tư với công ty dầu mỏ Trung Quốc CEFC China Energy Co..

Wall Street Journal đưa tin rằng chiến dịch của Biden đã phủ nhận sự tham gia của ông vào các giao dịch kinh doanh của con trai.

https://www.dkn.tv/the-gioi/biden-tuc-gian-khi-bi-hoi-ve-be-boi-cua-con-trai.html

Bầu cử 2020: Pence tiếp tục tranh cử

bất chấp việc trợ lý bị nhiễm Covid

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có kế hoạch tiếp tục duy trì lịch trình vận động tranh cử bận rộn, mặc dù ông đã tiếp xúc với một phụ tá thân cận cấp cao xét nghiệm dương tính với Covid-19.

Người đứng cùng liên danh với Donald Trump sẽ không cô lập mặc dù là người liên hệ thân thiết với Marc Short, chánh văn phòng Phó tổng thống.

Văn phòng của ông cho biết ông Pence và vợ đều âm tính hôm Chủ nhật.

Với sự lây nhiễm tại Mỹ đạt mức cao kỷ lục, Covid-19 là trung tâm của chiến dịch trước cuộc bỏ phiếu ngày 3/11.

Khoảng 59 triệu lá phiếu đã được bầu trong cuộc bỏ phiếu sớm, một con số kỷ lục phần lớn do đại dịch gây ra.

Chạy nước rút, Trump tranh cử tại 3 tiểu bang trong cùng ngày

Bầu cử Mỹ 2020: Trump đã thay đổi thế giới như thế nào

Đối thủ thuộc đảng Dân chủ của ông Trump, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, giữ vị trí dẫn đầu trung bình 8 điểm trong các cuộc thăm dò quốc gia. Nhưng cuộc sát nút hơn nhiều ở một số tiểu bang chiến địa quan trọng.

Điều gì đang xảy ra với Mike Pence?

Ông Pence – người lãnh đạo Lực lượng Đặc nhiệm virus corona của Nhà Trắng – và vợ ông, Karen, vẫn “sức khỏe tốt”, phát ngôn viên Devin O’Malley của ông thông báo trong một tuyên bố.

“Trong khi Phó Tổng thống Pence được coi là người có liên hệ mật thiết với ông Short, với sự tham vấn của Đơn vị Y tế Nhà Trắng, Phó Tổng thống sẽ duy trì lịch trình của mình theo hướng dẫn của CDC [Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh] dành cho các nhân sự thiết yếu, “, ông nói thêm.

Các hướng dẫn của CDC bao gồm theo dõi thường xuyên các triệu chứng và đeo khẩu trang. Hướng dẫn của CDC cũng nêu rõ rằng những người đã tiếp xúc gần gũi với người bị Covid-19 nên tự cách ly trong 14 ngày.

Phát biểu trên CNN, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows nói ông Pence tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ “thiết yếu” trên cương vị phó tổng thống, nhưng không giải thích làm sao mà các hoạt động tranh cử của ông có thể được xếp vào loại “thiết yếu”.

Ông Pence được nhìn thấy đeo khẩu trang khi trở về Washington DC sau một ngày vận động tranh cử ở Florida hôm thứ Bảy, và sau khi tin tức về chẩn đoán của ông Short được công khai, AP đưa tin.

Đầu tháng này, ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân chủ Kamala Harris đã tạm ngưng vận động tranh cử sau khi hai nhân viên của bà có kết quả dương tính. Ban vận động cho biết đây là một quyết định mang tính phòng ngừa vì hai người này không được coi là có quan hệ thân thiết với thượng nghị sĩ.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông đưa tin cố vấn của Pence, Marty obs và ít nhất hai nhân viên khác gần đây đã có kết quả dương tính. Những ca nhiễm này đã đặt ra câu hỏi về giao thức Covid-19 của Nhà Trắng, ba tuần sau khi Tổng thống Trump nhập viện vì nhiễm virus trước khi phục hồi.

Phó tổng thống đã tổ chức một cuộc vận động tranh cử chiều Chủ nhật tại Kinston, North Carolina.

Tình hình tranh cử hiện giờ ra sao?

Phát biểu trước người ủng hộ ở New Hampshire hôm Chủ nhật, Tổng thống Trump lặp lại tuyên bố của mình rằng Mỹ đang quay đầu với đại dịch, bất chấp sự gia tăng số ca bệnh cao vọt hiện nay và số người nhập viện gia tăng.

Tổng thống nói:

“Chúng ta đang quay đầu lại, chúng ta đang quay lại, chúng ta có vaccine, chúng ta có mọi thứ. Ngay cả khi không có vaccine, tình thế vẫn đang khá lên”, tổng thống nói với những người ủng hộ, nhiều người trong số họ không đeo khẩu trang hay tôn trọng các biện pháp giãn cách xã hội.

Hiện chưa có vaccine nào đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng.

Tổng thống Trump – người vận động tranh cử ở North Carolina, Ohio và Wisconsin hôm Chủ nhật – dự kiến sẽ xuất hiện tại hai cuộc vận động ở Pennsylvania hôm thứ Hai, trước khi lên đường đến Michigan, Wisconsin và Nebraska hôm thứ Ba.

Joe Biden không có sự kiện công cộng nào được lên lịch hôm Chủ nhật. Ông đã đến nhà thờ và sau đó xuất hiện trong một thời gian ngắn tại một buổi hòa nhạc ảo do chiến dịch tranh cử của ông tổ chức.

Trong một vận động ở Bristol, Pennsylvania hôm thứ Bảy, ông duy trì thông điệp chính của mình rằng một số lớn người Mỹ đã chết vì Covid-19 do các chính sách xử lý đại dịch của tổng thống.

Vận động tranh cử tại Detroit, Michigan, hôm Chủ nhật, bà Harris chỉ trích ông Pence đã không đình chỉ chuyến đi của mình, nói rằng: “Ông ấy nên tuân theo các hướng dẫn.”

Hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ đều nghiêng hẳn về bên này hay bên kia, vì vậy các ứng cử viên tổng thống thường tập trung vào khoảng một tá tiểu bang mà một trong hai người có thể giành chiến thắng. Đây được gọi là các tiểu bang chiến địa.

Các tiểu bang như Michigan, Wisconsin, Pennsylvania, Florida, Ohio và North Carolina được xem là có ảnh hưởng nhất bởi vì chúng từng xoay vòng giữa các ứng cử viên Đảng Cộng hòa và Dân chủ. Những tiểu bang này cũng có số phiếu đại cử tri cao, quyết định kết quả của cuộc bầu cử.

Ông Biden hiện có vị trí dẫn đầu hẹp so với ông Trump ở một số tiểu bang chiến địa quan trọng, trong đó Florida và North Carolina có vẻ khít khao nhất, theo số liệu trung bình của các cuộc thăm dò.

Virus corona ảnh hưởng bầu cử như thế nào?

Hơn 8,5 triệu ca nhiễm trùng đã được báo cáo trên toàn quốc, cùng với gần 225.000 tử vong, theo Đại học Johns Hopkins. Sự bùng phát đã góp phần vào sự gia tăng của bỏ phiếu qua bưu điện và bỏ phiếu trực tiếp sớm.

Phát biểu với BBC, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci nói vaccine cho Covid-19 có thể được cung cấp tại Mỹ trước cuối năm nay nếu được chứng minh là “an toàn và hiệu quả”, nhưng những liều đầu tiên sẽ đến tay người dân. theo một mức độ ưu tiên nhất định, kể cả nhân viên y tế.

Ông nói sẽ mất “vài tháng vào năm 2021” trước khi vaccine này được phổ biến rộng rãi hơn.

Trong cuộc phỏng vấn của mình trên CNN, ông Meadows được hỏi về lý do tại sao chiến dịch tranh cử của Trump không yêu cầu những người tham dự các cuộc biểu tình phải đeo khẩu trang. Ông Meadows nói khẩu trang đã được cung cấp cho những người tham dự, nhưng “chúng ta đang sống trong một xã hội tự do”.

Ông Meadows nói thêm: “Chúng tôi sẽ không kiểm soát đại dịch. Chúng tôi sẽ kiểm soát thực tế là chúng ta có vaccine, trị liệu và các lĩnh vực giảm nhẹ khác.

Trong một tuyên bố phản hồi phỏng vấn này, ông Biden nói rằng Nhà Trắng đang phất “lá cờ trắng đầu hàng”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54687764

Các điểm bỏ phiếu sớm mở cửa ở quận Los Angeles

Tin từ Inglewood, California – Vào hôm thứ Bảy (24 tháng 10), hơn 100 địa điểm bỏ phiếu sớm trực tiếp đã mở cửa khắp quận Los Angeles (LA) trước ngày bầu cử. Có 5.7 triệu cử tri ở quận nhận được phiếu bầu qua đường bưu điện. Khoảng 1.5 triệu lá phiếu trong số đó đã được gởi lại.

Trung tâm Staples, các trung tâm hội nghị Long Beach và Forum sẽ là các điểm bỏ phiếu lớn trên toàn khu vực cho đến ngày bầu cử 3/11. Các trung tâm bỏ phiếu sẽ mở cửa từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối. Vào ngày bầu cử, thời gian mở cửa sẽ được kéo dài.

Vào ngày 30/10, 648 điểm bỏ phiếu khác sẽ mở cửa trên toàn quận, bao gồm Sân vận động Banc of California và Sân vận động Dodger. Quận LA cũng đã bố trí LA Free The Vote, một tổ chức khuyến khích những người bị ảnh hưởng bởi hệ thống tư pháp đi bỏ phiếu. (BBT)

Các điểm bỏ phiếu sớm mở cửa ở quận Los Angeles

Tin từ Inglewood, California – Vào hôm thứ Bảy (24 tháng 10), hơn 100 địa điểm bỏ phiếu sớm trực tiếp đã mở cửa khắp quận Los Angeles (LA) trước ngày bầu cử. Có 5.7 triệu cử tri ở quận nhận được phiếu bầu qua đường bưu điện. Khoảng 1.5 triệu lá phiếu trong số đó đã được gởi lại.

Trung tâm Staples, các trung tâm hội nghị Long Beach và Forum sẽ là các điểm bỏ phiếu lớn trên toàn khu vực cho đến ngày bầu cử 3/11. Các trung tâm bỏ phiếu sẽ mở cửa từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối. Vào ngày bầu cử, thời gian mở cửa sẽ được kéo dài.

Vào ngày 30/10, 648 điểm bỏ phiếu khác sẽ mở cửa trên toàn quận, bao gồm Sân vận động Banc of California và Sân vận động Dodger. Quận LA cũng đã bố trí LA Free The Vote, một tổ chức khuyến khích những người bị ảnh hưởng bởi hệ thống tư pháp đi bỏ phiếu. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-diem-bo-phieu-som-mo-cua-o-quan-los-angeles/

Số phiếu bầu sớm vượt quá con số của năm 2016;

Cộng Hòa thu ngắn khoảng cách với Dân Chủ

WASHINGTON, DC (AP) – Còn tám ngày nữa mới tới Ngày Bầu Cử, tuy nhiên hiện đã có nhiều người bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu tổng thống năm nay, cao hơn số người bỏ phiếu sớm năm 2016.

Các địa điểm bỏ phiếu sớm mở ra ở Florida, Texas cũng như các nơi khác, đã góp thêm hàng triệu lá phiếu vào số phiếu bầu gửi đến các văn phòng bầu cử qua đường bưu điện hay các nơi nhận phiếu bầu khiếm diện, do nhiều cử tri muốn tránh gặp phải tình trạng chờ đợi quá lâu ở các địa điểm bỏ phiếu trong ngày 3 Tháng Mười Một, nhất là trong lúc có đại dịch COVID-19 này.

Theo các con số của hãng thông tấn AP thì đến nay đã có khoảng 58.6 triệu lá phiếu bầu sớm, trực tiếp tại phòng phiếu hay qua thư, cao hơn con số 58 triệu của năm 2016.

Cử tri phía đảng Dân Chủ vẫn tiếp tục lũ lượt đi bầu và chiếm phần đa số, tuy nhiên cử tri Cộng Hòa đang thu ngắn khoảng cách. Cử tri phía đảng Cộng Hòa trong vài tuần trở lại đây đã thấy xuất hiện nhiều hơn ở các địa điểm bỏ phiếu trực tiếp.

Vào hôm 15 Tháng Mười, các cử tri Dân Chủ chiếm khoảng 51% số phiếu báo cáo đã nhận được, so với 25% từ phía Cộng Hòa. Hôm Chủ Nhật, 25 Tháng Mười, con số này là 51% Dân Chủ và 31% Cộng Hòa.

Các phân tích gia nói rằng việc cử tri Dân Chủ đi bầu đông đảo tạo thêm áp lực khiến đảng Cộng Hòa phải gia tăng nỗ lực thúc đẩy cử tri của họ đi bầu trong tuần lễ cuối cùng, cũng như vào ngày 3 Tháng Mười Một, nhất là ở những tiểu bang đang có cuộc tranh đua khít khao như Florida, Nevada và North Carolina.

Ở Florida, số phiếu bầu bằng thư của cử tri Dân Chủ hơn phía Cộng Hòa tới 596,000. Trong khi đó, số cử tri Cộng Hòa tới phòng phiếu chỉ hơn phía đảng Dân Chủ là 230,000.

Tại Nevada, nơi cử tri Dân Chủ thường bỏ phiếu sớm hơn phía Cộng Hòa, chính quyền tiểu bang năm nay gửi phiếu bầu khiếm diện tới tất cả các cử tri. Hiện nay số cử tri Cộng Hòa đến phòng phiếu đông hơn phía Dân Chủ là 42,600, trong khi số phiếu bầu khiếm diện ở phía Dân Chủ đông hơn phía Cộng Hòa là 97,500. (V.Giang)

https://www.nguoi-viet.com/election-2020/so-phieu-bau-som-vuot-qua-con-so-cua-nam-2016-cong-hoa-thu-ngan-khoang-cach-voi-dan-chu/

Báo bảo thủ ở New Hampshire ủng hộ ông Biden,

lần đầu trong 100 năm cho ứng viên Dân Chủ

NEW YORK, New York (NV) – Một trong những tờ báo có khuynh hướng bảo thủ lâu đời nhất và nổi tiếng nhất ở Mỹ, tờ The New Hampshire Union Leader, mới đây cho biết ủng hộ ứng cử viên tổng thống phía đảng Dân Chủ, ông Joe Biden, dù rằng cả một thế kỷ nay chỉ luôn hỗ trợ ứng cử viên phía Cộng Hòa.

Bản tin của CNN hôm Chủ Nhật, 25 Tháng Mười, nói rằng ông Biden là ứng cử viên Dân Chủ đầu tiên được tờ báo chấp nhận và khuyến khích độc giả bỏ phiếu cho từ hơn 100 năm qua.

Hội đồng chủ biên tờ Union Leader trong bài xã luận loan tải hôm Chủ Nhật nói rằng: “Việc xây dựng đất nước này hoàn toàn nằm trong khả năng của ông Joseph Biden. Chúng tôi thấy ông Biden là người có lòng lo lắng, thương mến người khác, và là người công bộc có khả năng. Ông nhiều lần bày tỏ ước muốn là tổng thống cho tất cả mọi người Mỹ, và chúng tôi tin vào lời nói của ông.”

Bài xã luận cũng nói rằng có những “bất đồng ý kiến về chính sách” với ông Biden, và dự trù là trong bốn năm tới đây sẽ tiếp tục lên tiếng về những gì không đồng ý.

Bài xã luận nói: “Joe Biden có thể không là vị tổng thống mà chúng tôi muốn, nhưng vào năm 2020 này, ông là vị tổng thống mà chúng ta rất cần. Ông sẽ là vị tổng thống đưa mọi người lại với nhau và chấn chỉnh lại tình hình đất nước.”

Tờ báo nói “Tổng Thống Donald Trump không phải lúc nào cũng sai lầm 100%, nhưng ông 100% là sự sai lầm cho nước Mỹ.”

“Đáng buồn là Tổng Thống Trump tự chứng minh cho thấy ông là sự tương phản rõ rệt với những gì được coi là suy nghĩ cẩn trọng và lắng nghe tiếng nói của quần chúng. Ông không xứng đáng để có được nhiệm kỳ nhì,” theo bài xã luận. (V.Giang) [kn]

https://www.nguoi-viet.com/election-2020/bao-bao-thu-o-new-hampshire-ung-ho-ong-biden-lan-dau-cho-mot-ung-cu-vien-dan-chu-trong-100-nam/

Tại sao Hoa kiều ở Mỹ lại ủng hộ Tổng thống Trump?

Vũ Dương

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, việc Hoa kiều ở Mỹ có cái nhìn thế nào về Tổng thống Trump cũng đã trở thành vấn đề được chú ý rộng rãi, theo bài viết đăng trên Epoch times của tác giả Trần Mân Khi.

Người dân New York đã bỏ phiếu sớm vào ngày 24/10, chính thức khởi động cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Trong cuộc bầu cử này, đường lối của hai đảng và hai ứng cử viên tổng thống đối lập nhau đến mức mang tính quyết định Hoa Kỳ sẽ kiên trì với chủ nghĩa tư bản truyền thống của mình, hay hướng về chủ nghĩa xã hội? Chính là phải xem cuộc bầu cử lần này.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã xuất hiện một hiện tượng, rất nhiều người nhập cư mới từ Trung Quốc đại lục, đặc biệt là các nhóm phần tử tri thức đang học tập tại Mỹ, đã giương cao ngọn cờ ủng hộ rõ ràng đối với ứng cử viên Donald Trump. Trong 4 năm kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Năm nay, ông còn gọi thẳng Covid-19 là “virus Trung Quốc”. Người Hoa ở Mỹ nhìn nhận Tổng thống Trump thế nào cũng đã trở thành vấn đề được chú ý rộng rãi.

Trong cuộc bầu cử lần này, nhiều Hoa kiều vẫn đứng về phía Tổng thống Trump với lập trường rõ ràng, nhiều người trong số họ là thế hệ người Trung Quốc đầu tiên đến Hoa Kỳ cách đây 30-40 năm về trước. Về vấn đề này, ông Trương Quân (Zhang Jun), chủ tịch Hội đồng hương ở khu phố Tàu New York, và ông Thái Khả Phong (Cai Kefeng), cựu chủ tịch Hiệp hội Cây Bút của hội nhà văn Hoa kiều, đã chia sẻ cách nhìn của họ về vấn đề này.

Hai ông nói rằng các giá trị truyền thống của người Hoa, ký ức đau thương về xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, cho đến bản chất “nói một đằng, làm một nẻo” của Đảng Dân chủ, lời nói hành động của phe cánh tả cực đoan ở Hoa Kỳ, v.v., tất cả đều là những nguyên nhân khiến họ trở thành “những người hâm mộ kiên định đối với Tổng thống Trump”.

Chính sách của đảng Dân chủ đã tàn phá nước Mỹ

Trương Quân, chủ tịch Hội đồng hương cho biết, ông đã nhập quốc tịch Mỹ được 30-40 năm. Trước đây, ông khá thờ ơ với các cuộc bầu cử, chỉ vùi đầu vào công việc. Ông nói: “Ai làm Tổng thống cũng không liên quan gì đến tôi cả. Trong hơn mười năm trở lại đây, tôi mới bắt đầu có hiểu biết sâu sắc hơn về nước Mỹ, quan tâm đến định hướng tương lai và hiểu được sự vĩ đại của nước Mỹ”.

New York đã trở thành kho phiếu bầu của Đảng Dân chủ, nơi liên quan đến chính sách phúc lợi của nước này và thu hút được nhiều phiếu bầu.Tuy nhiên, một sự kiện ở khu phố Tàu đã thật sự khiến ông phải suy nghĩ.

Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1980, ứng viên đảng Dân chủ Jimmy Carter đã đứng ra tranh cử ngôi vị tổng thống. Ông ấy thậm chí còn đến nhà hàng Silver Palace ở khu phố Tàu để vận động phiếu bầu. Ở khu phố Tàu, ngoài ông ấy ra thì chưa từng thấy vị tổng thống nào khác từng đến đây kêu gọi phiếu bầu.

Nhưng trong thời gian ông Jimmy Carter nhậm chức Tổng thống, nhiều ngân hàng khu phố người Hoa ở Bowery đã bị phá sản vì chính sách lãi suất cao của ông ta và vấn nạn lạm phát. Sau khi Jimmy Carter thua trong chiến dịch tranh cử vào tay ứng viên Ronald Reagan của Đảng Cộng hòa trong nhiệm kỳ kế tiếp, Tổng thống Ronald Reagan đã giảm lãi suất từ ​​18% xuống còn 12%, rồi xuống dưới 10%. Với chi phí chi phí cho vay thấp hơn, nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi.

Ông Trương cho biết từ sau lần đó, ông bắt đầu hòa nhập dần vào xã hội và quan tâm đến chính trị, phát hiện ra rằng “Đảng Dân chủ trên danh nghĩa là lên tiếng cho những người nghèo, thực chất là cướp của người giàu chia cho người nghèo, để người nghèo không cần làm việc cũng có được khoản hỗ trợ. Vì vậy, thâm hụt ở Mỹ ngày càng tăng. Đây đều là do chính phủ gây ra. Tầng lớp trung lưu đã trở thành tầng lớp nhân bánh kẹp [càng ngày càng nhỏ]”.

Ông nói rằng, bản thân ông cũng đã trải qua chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, và ông thấy cái gọi là “chủ nghĩa bình quân” chính là một nồi cơm lớn. Ông cho biết, “Thời đó thịnh hành một câu nói gọi là ‘làm cũng ba mươi sáu, không làm cũng ba mươi sáu’, ý là nói dù bạn có làm hay không, dù có chăm chỉ hay không thì lương tháng cũng đều 36 Nhân dân tệ. Như vậy làm sao có thể phát triển đây? Nếu chủ nghĩa xã hội tốt thế, tại sao chúng tôi phải chịu đủ mọi khổ sở để đến Mỹ làm gì?”.

Thật không ngờ, thời gian chuyển dời đến năm 2020, những người Mỹ bình thường ngày càng cảm thấy bất mãn với việc phân chia tài sản rất bất bình đẳng. Chính sách xã hội chủ nghĩa do Bernie Sanders, thành viên của đảng Dân chủ ủng hộ đã trở thành cách thức duy nhất để giải quyết các vấn đề thực tế ở nhiều người dân Mỹ.

Bernie Sanders tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội của ông “không giống với chủ nghĩa xã hội của Venezuela và Cuba.

Ông Trương Quân mỉa mai điều này, “Họ chưa từng nếm trải cảm giác đói khổ, những người ăn bò bít tết hàng ngày sao biết được giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội là gì? Chính những học thuyết dối trá hèn hạ này đang lừa bịp người dân, tàn phá đất nước. Ông ta sao biết được nỗi khổ khi trong nồi không có lấy một hạt gạo! Chủ nghĩa xã hội chính là dâng toàn bộ tài sản mà bạn vất vả tạo ra cho một số ít những người lãnh đạo để họ mang chúng đi phân phối cho những người nghèo. Đừng để bản thân bị lừa dối bởi cây gậy chính trị ”.

Ông Trương Quân nói rằng, thời gian 8 năm làm tổng thống của ông Obama “không làm được gì cả, và ông Biden – người giữ chức phó Tổng thống cũng khó thoái thác trách nhiệm”. Trong khi đó, Tổng thống Trump “đã đạt được những thành tựu vượt trội về kinh tế, quân sự, ngoại giao và sinh kế cho người dân” trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của mình, nên ông ủng hộ việc Tổng thống Trump tái đắc cử.

Virus tư tưởng đáng sợ hơn cả dịch bệnh

Ông Thái Khả Phong, cựu chủ tịch Hiệp hội Cây Bút của hội nhà văn Hoa kiều cho biết, khi ông đến Mỹ 40 năm trước, đúng lúc gặp phải đợt tranh cử Tổng thống của ứng cử viên Ronald Reagan, khi đó

nghe nói “Đảng Dân chủ là nghĩ cho người nghèo, Đảng Cộng hòa là nghĩ cho người giàu”. Ông lập tức nghĩ ngay đến câu nói “Mưu cầu hạnh phúc cho người dân của ĐCSTQ”. Ông nói, “Lối nói này thấy sao mà giống nhau quá. Bởi ở Trung Quốc, tôi đã bị ĐCSTQ dối gạt một lần, vậy nên tôi lập tức cảm thấy hoài nghi”.

Ông Thái Khả Phong kể rằng, thời niên thiếu khi còn ở Trung Quốc, tư tưởng của ông từng một lần nghiêng về phe tạo phản, tức là phe tiêu diệt “những người nắm quyền theo con đường chủ nghĩa tư bản”. Lúc đó, phe tạo phản và phe bảo thủ cùng hô vang một khẩu hiệu công kích đối phương, nhưng ông cảm thấy không có ý nghĩa gì, liền làm phái tiêu dao đứng ngoài hờ hững quan sát, và do đó có được tư duy lý trí mà “phe tạo phản” không có được.

Khi Tổng thống Richard Nixon đến thăm Trung Quốc năm 1972, ông đã so sánh bài phát biểu của Tổng thống Nixon với bài phát biểu dài hơn 10.000 chữ của Chu Ân Lai, và nhận thấy rằng “bài phát biểu của Nixon hay hơn của Chu Ân Lai, và chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã thua về mặt tư tưởng”.

Do trong nước Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách “Cánh tả”, cộng với 10 năm “Đại Cách mạng Văn hóa”, tỉnh Quảng Đông đã liên tiếp xảy ra các vụ vượt biên trốn sang Hồng Kông và Macao. Ông Thái Khả Phong nói, những người bỏ trốn sang Hồng Kông được gán cho biệt danh là những người “bỏ phiếu bằng chân”. Mọi người đều hâm mộ những người vượt biên thành công khi ấy.

Ông Thái Khả Phong nói: “Bây giờ nhìn thấy người Mỹ đang tự lừa dối chính mình, điều này cho thấy người Mỹ vốn không nhìn thấu bản chất của chủ nghĩa xã hội”.

Ông nói rằng, Hoa Kỳ cho rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ mang đến dân chủ và tự do. Hoa Kỳ đã nhầm. Khi đại dịch bùng phát vào đầu năm nay, Tổng thống Trump đã chặn đứng các chuyến bay của Trung Quốc và đưa người Mỹ trở về. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đã mắc sai lầm khi không biết ĐCSTQ xấu xa đến thế nào. Trong tình huống bản thân ĐCSTQ phong tỏa thành phố Vũ Hán, không cho các chuyến bay ra khu vực bên ngoài, nhưng nó lại mở cửa để hơn 40.000 người tự do bay đến Châu Âu và khắp thế giới, kết quả đã khiến nước Mỹ trả giá bằng 200.000 sinh mạng.

“Vậy nên, chúng ta cần phải rút ra bài học từ vụ việc này. Căn nguyên của virus chính là ĐCSTQ và hình thái ý thức tà ác của nó, virus tư tưởng còn đáng sợ hơn cả dịch bệnh”, ông nói.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-sao-hoa-kieu-my-lai-ung-ho-tong-thong-trump.html

FBI điều tra vụ phóng hỏa thùng phiếu ở Boston

FBI đang điều tra vụ phóng hỏa một thùng bỏ phiếu ở Boston với hơn 120 lá phiếu, xảy ra vào Chủ nhật (25/10). Reuters dẫn lời các quan chức bầu cử của Massachusetts mô tả vụ việc là một “cuộc tấn công có chủ ý”.

Theo thông tin từ văn phòng ông William Galvin, quan chức phụ trách về đối ngoại của Massachusetts, vụ hoả hoạn bắt đầu vào sáng sớm Chủ nhật bên ngoài Thư viện Công cộng Boston ở trung tâm thành phố.

Văn phòng này cho biết có 122 lá phiếu bên trong hộp khi nó được lấy ra vào sáng Chủ nhật, và 35 lá phiếu đã bị hỏng.

Theo Reuters, ông Galvin và Thị trưởng Boston Marty Walsh gọi vụ việc là một “sự ô nhục đối với nền dân chủ, thiếu tôn trọng đối với những cử tri đang thực hiện nghĩa vụ công dân của họ và là một tội ác”.

Cảnh sát địa phương cho biết một cuộc điều tra vụ phóng hoả đang được tiến hành và công bố những hình ảnh của một người ở gần hòm phiếu vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn. Cảnh sát kêu gọi công chúng xác định danh tính cá nhân này.

Nhóm cứu hoả đã dập lửa bằng cách đổ đầy nước vào thùng phiếu, Reuters dẫn thông cáo của Sở Cảnh sát Boston cho biết.

“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là giúp duy trì tính toàn vẹn của quy trình bầu cử ở Massachusetts bằng cách mạnh tay thực thi luật bầu cử liên bang”, FBI cho biết trong một thông báo về cuộc điều tra.

Các giới chức cho biết những cử tri có lá phiếu bị ảnh hưởng có thể bỏ phiếu trực tiếp hoặc thông qua một lá phiếu thay thế sẽ được gửi đến họ.

Việc bỏ phiếu sớm được bắt đầu vào thứ Bảy tuần trước tại Massachusetts. Hơn 2 triệu cư dân đã bỏ phiếu trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

https://www.voatiengviet.com/a/fbi-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-v%E1%BB%A5-ph%C3%B3ng-h%E1%BB%8Fa-th%C3%B9ng-phi%E1%BA%BFu-%E1%BB%9F-boston/5636052.html

Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ

đến Ấn Độ thắt chặt liên minh chống Trung Quốc

Trọng Nghĩa

Ngày 27/10/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper sẽ gặp gỡ hai đồng nhiệm Ấn Độ S Jaishankar và Rajnath Singh tại New Delhi trong khuôn khổ cơ chế đối thoại “2+2” để bàn về các vấn đề chiến lược và an ninh.

Chuyến công du Ấn Độ của hai nhân vật hàng đầu trong lãnh vực an ninh quốc gia của Hoa Kỳ nhằm tăng cưởng quan hệ chiến lược với một nước đang đối đầu với Trung Quốc, củng cố thêm liên minh đang hình thành để chống lại Bắc Kinh.

Phát biểu trước lúc ông Pompeo lên đường qua Ấn Độ, chặng đầu tiên trong một vòng công du Nam Á và Đông Nam Á (ông Pompeo cũng sẽ sang Sri Lanka, Maldives và Indonesia), ông Dean Thompson, một quan chức ngoại giao Mỹ cao cấp, chuyên trách vùng Nam Á và Trung Á đã khẳng định: “Chúng tôi đang nỗ lực thắt chặt quan hệ thiết yếu với đồng minh và đối tác, nhấn mạnh cam kết dấn thân sâu hơn vào vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương và thúc đẩy tầm nhìn của chúng tôi về công cuộc đối tác bền vững vì sự thịnh vượng của toàn khu vực.”

Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã có những bược tiến đáng kể, đặc biệt trong lãnh vực an ninh, quốc phòng. Theo các nguồn tin báo chí, nhân dịp này hai nước dự kiến ký Thỏa Thuận Hợp Tác và Trao Đổi Cơ Bản (BECA), tạo tiền đề để Ấn Độ mua drone vũ trang của Mỹ, một loại vũ khí cần thiết nhắm đối phó với Trung Quốc.

Ngoài ra, hai bên được cho là sẽ cố gằng thể chế hóa quan hệ giữa các cơ quan tình báo quốc phòng, nâng cấp thỏa thuận liên lạc COMCASA từng cho phép hai nước bước đầu chia sẻ thông tin tình báo. Nếu đạt được thỏa thuận mới, hai đồng minh sẽ có thể chia sẻ thông tin tình báo giữa các lực lượng lục quân, hải quân và không quân về diễn biến của tất cả vấn đề quốc phòng từ Biển Đông đến vùng Ladakh.

Theo lời các quan chức Ấn, nhân chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ, Ấn Độ dự kiến ký một thỏa thuận cho phép New Delhi tiếp cận với những dữ liệu vệ tinh nhạy cảm của Mỹ giúp tăng cường việc chống tên lửa và drone.

Ngoài hợp tác song phương Mỹ- Ấn, Mỹ cũng đang thúc đẩy cơ chế đa phương Bộ Tứ bao gồm cả Mỹ, Ấn, lẫn Úc và Nhật, một cơ chế mà ngoại trưởng không ngần ngại cho là một bức tường ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Đối với chuyên gia Gregory Poling thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, Washington, việc củng cố nhóm Bộ Tứ là một chính sách ngoại giao thực thụ chứ không phải là một thủ đoạn chính trị nội bộ của Mỹ.

Theo ông Poling: “Đúng là lời lẽ chống Trung Quốc của ông Pompeo phần lớn là vì bầu cử, nhưng việc củng cố Bộ Tứ, thắt chặt quan hệ với Đài Loan, tăng cường thái độ quan ngại về Biển Đông… là đề xuất của cả giới hoạch định chính sách chuyên nghiệp lẫn giới làm chính trị.

Dụng tâm củng cố liên minh chống Trung Quốc không chỉ được thấy qua chuyến thăm Ấn Độ, mà còn thể hiện qua các chặng tiếp theo trong chuyến công du của ông Pompeo.

Ông sẽ là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Sri Lanka trong hơn một thập niên qua, trước khi ghé quần đảo Maldives. Đây là 2 nước nhỏ ở vùng Ấn Độ Dương đã vay nợ chồng chất của Trung Quốc cho những dự án hạ tầng cơ sở to lớn. Tại hai nước này, ngoại trưởng sẽ khuyến cáo giới lãnh đạo tránh bị sập bẫy nợ Trung Quốc.

Chuyến công du kết thúc tại Indonesia cũng không phải là ngẫu nhiên vì cường quốc Đông Nam Á này cũng đang bị Trung Quốc lấn lướt ở vùng đặc quyền kinh tế của mình sát Biển Đông.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201026-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-ngo%E1%BA%A1i-giao-v%C3%A0-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-m%E1%BB%B9-%C4%91%E1%BA%BFn-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-th%E1%BA%AFt-ch%E1%BA%B7t-li%C3%AAn-minh-ch%E1%BB%91ng-trung-qu%E1%BB%91c

Bầu cử Mỹ: Trung Quốc hy vọng Mỹ thay đổi với Biden,

nhưng đó chỉ là ảo vọng

Mai Vân

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ càng gần kề, Bắc Kinh được cho là càng nuôi hy vọng về khả năng xung đột với Washington sẽ giảm bớt nếu Joe Biden giành chiến thắng. Thế nhưng theo các nhà phân tích được hãng tin Mỹ AP ngày 23/10/2020 phỏng vấn, bất kỳ thay đổi nào, nếu có, chỉ mang tính hình thức chứ không phải thực chất, bởi vì cả nước Mỹ đều ngày càng nghi kỵ Bắc Kinh.

Về phía Quốc Hội, các nhà lập pháp Mỹ, từ Dân Chủ đến Cộng Hòa, và các cử tri của họ, đều có dấu hiệu không muốn chính quyền mềm mỏng trở lại đối với Trung Quốc, điều dự báo cho một quan hệ căng thẳng tiếp tục với Trung Quốc, bất kể kết quả của cuộc bầu cử.

Công chúng Mỹ cũng có cái nhìn tiêu cực không kém. Hai phần ba số người được trung tâm thăm dò Pew Research Center đặt câu hỏi vào tháng 3 vừa qua, đều có cái nhìn “không thuận lợi” về Trung Quốc, mức cao nhất kể từ khi có các cuộc thăm dò vào năm 2005 đến nay.

Quan hệ Mỹ-Trung hiện rơi xuống mức tệ hại nhất trong nhiều thập kỷ trong bối cảnh tranh cãi về đại dịch Covid-19, công nghệ, thương mại, an ninh và gián điệp.

Dù bất hòa với nhau trên nhiều mặt khác, nhưng hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Mỹ đều chỉ trích hồ sơ thương mại và cách hành xử của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, Đài Loan, cũng như với các nhóm tôn giáo và thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương, nơi mà đảng Cộng Sản Trung Quốc giam giữ cả triệu người Hồi Giáo trong các trại cải tạo.

Tại sao Trung Quốc đặt hy vọng vào Biden

Giới lãnh đạo Trung Quốc lần này khá kín tiếng về cuộc bầu cử Mỹ, trái với lần trước vào năm 2016, khi họ ủng hộ Donald Trump hơn là Hillary Clinton vì Bắc Kinh căm hận việc bà Clinton, thời còn là ngoại trưởng của tổng thống Obama, đã luôn gây sức ép với Bắc Kinh, đặc biệt về nhân quyền. Hơn nữa, hình ảnh doanh nhân thành đạt của Trump đã gây được tiếng vang lớn trong dư luận Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích Trung Quốc, một tổng thống Mỹ như ông Biden có thể sẽ dễ đoán hơn đối với Bắc Kinh sau những cú sốc của cuộc chiến thuế quan mà ông Trump đã khởi động, cũng như cách ông kết thân với Ấn Độ, được coi là đối thủ chiến lược của Trung Quốc, và với các nước Đông Nam Á, đang có một loạt tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.

Một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại Học Ngôn Ngữ và Văn Hóa Bắc Kinh cho rằng ít ra là chính sách của ông Biden sẽ không cảm tính và lố bịch như của ông Trump.

Một giáo sư khác tại Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh thì nhìn thấy là đảng Dân Chủ ít hiếu chiến hơn, vì vậy họ có thể quan tâm nhiều hơn đến việc ngăn chặn các xung đột quân sự, kể cả những sự cố hạn chế, và chú ý hơn đến việc phối hợp với Trung Quốc để quản lý khủng hoảng.

Giới lãnh đạo tình báo Mỹ tin rằng Trung Quốc không muốn Trump tái đắc cử, nhưng không trực tiếp cáo buộc Trung Quốc âm mưu can thiệp vào cuộc bầu cử hoặc ủng hộ Biden.

Trump và Biden tố cáo nhau không đủ cứng rắn đối với Bắc Kinh

Trong các cuộc tranh luận, các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ đã cáo buộc nhau là đã thiếu hiệu quả hoặc không đủ cứng rắn với Trung Quốc. 

Tổng thống Trump và phó tổng thống Mike Pence cáo buộc Biden đã để cho Trung Quốc tự do tung hoành khi ông còn là người phó của tổng thống Obama. Trong lúc đó thì thượng nghị sĩ Kamala Harris, ứng cử viên phó tổng thống trong liên danh của ông Biden thì cho rằng cuộc chiến thương mại của ông Trump là một thất bại.

Theo Michael Hirson, thuộc nhóm nghiên cứu Eurasia Group, ông Biden sẽ cố gắng nối lại hợp tác với Bắc Kinh về biến đổi khí hậu, Bắc Triều Tiên, Iran và virus corona, nhưng cho rằng Biden sẽ phải đối mặt với sự đồng thuận rộng rãi tại Hoa Kỳ theo đó cách tiếp cận Trung Quốc thời tiền Donald Trump sẽ thất bại hoặc không còn phù hợp nữa.

Theo chuyên gia này, sẽ có rất nhiều khả năng là hai bên sẽ có một kiểu quan hệ tấn công vào nhau nhưng cố tránh một cuộc khủng hoảng lớn về Đài Loan hoặc Biển Đông.

Thái độ bất bình về tham vọng quân sự và chiến lược của Bắc Kinh lan rộng tại Washington cũng như trong các đồng minh của Mỹ. Giới chức quân sự Mỹ cho rằng Bắc Kinh là một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Cảm nhận đó khó có thể thay đổi dưới một chính quyền mới.

Robert Sutter, một chuyên gia chính trị về Trung Quốc tại Đại học George Washington, nhận định: “Biden sẽ là một vấn đề đối với Trung Quốc vì chính quyền Biden có thể sẽ gắt gao với Bắc Kinh về nhân quyền, đồng thời sẽ phối hợp như đã tuyên bố, với các đồng minh để kiềm chế Trung Quốc, và như thế sẽ làm cho đường tiến của Trung Quốc thêm phức tạp”.

Elizabeth Economy, một thành viên cấp cao tại Viện Hoover, Đại Học Stanford, giải thích là Biden có thể khẳng định lại vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ theo chiều hướng gây áp lực để Trung Quốc phải thực hiện đúng theo những gì họ từng hứa hẹn trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và y tế toàn cầu.

Một phần dư luận Trung Quốc ủng hộ Trump vì “đã giúp” Bắc Kinh vươn lên

Một số người tại Trung Quốc vẫn ủng hộ ông Trump vì họ tin rằng ông đang tạo điều kiện cho Trung Quốc vươn lên vị trí lãnh đạo toàn cầu bằng cách “dẫn nước Mỹ đi sai đường”. Việc ông không quan tâm đến nhân quyền, chỉ trích các đồng minh NATO và rút khỏi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và Tổ Chức Y Tế Thế Giới được coi là thể hiện sự đầu hàng, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ.

Theo chuyên gia Economy, cách ông Trump xử lý đại dịch Covid-19 và châm ngòi cho những căng thẳng trong nội bộ nước Mỹ về giai cấp và chủng tộc “chỉ đơn giản là quà tặng” cho chính phủ của ông Tập Cận Bình.

Các vấn đề bùng lên tại Hoa Kỳ đã cho phép ông Tập mô tả hệ thống độc đảng của Trung Quốc tốt hơn nền dân chủ phương Tây đầy hỗn loạn. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc hoàn toàn do Nhà nước kiểm soát đã phớt lờ hoặc bác bỏ những lời chỉ trích Bắc Kinh đàn áp các nhóm thiểu số hay về các vấn đề khác.

Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc tin rằng Trump đang cố gắng ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc trong tư cách một lãnh đạo toàn cầu. Và Bắc Kinh thất vọng trước những thay đổi chính sách đột ngột của Trump.

Theo chuyên gia Scissors thuộc trung tâm tham vấn Viện Doanh Nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute) tại Washington:  “Chính quyền Trump thứ hai có khả năng là cũng sẽ không ổn định trong lúc mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại rất coi trọng sự ổn định”.

June Teufel Dreyer, một chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Đại học Miami, cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy Biden dễ uốn nắn hơn ngay cả khi vấn đề không thay đổi. Theo chuyên gia này, thì “trái với tục ngữ thông thường, Trung Quốc ngày nay thích quỷ lạ hơn là ma quen”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201026-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-trung-qu%E1%BB%91c-hy-v%E1%BB%8Dng-m%E1%BB%B9-thay-%C4%91%E1%BB%95i-v%E1%BB%9Bi-biden-nh%C6%B0ng-%C4%91%C3%B3-ch%E1%BB%89-l%C3%A0-%E1%BA%A3o-v%E1%BB%8Dng

Mỹ – Nhật tập trận chung quy mô lớn

Hải Lam

Nhật Bản và Mỹ hôm thứ Hai (26/10) bắt đầu cuộc tập trận chung quanh Nhật Bản, nhằm phô diễn lực lượng trước lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Hải quân Mỹ hôm 25/10 ra thông cáo cho biết: “Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ và các đơn vị thuộc Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tổ chức đợt tập trận Keen Sword 21 tại các căn cứ trên lãnh thổ Nhật, tỉnh Okinawa và vùng lãnh hải xung quanh ngày 26/10-5/11″.

Theo Reuters, cuộc tập trận có sự góp mặt của hàng chục tàu chiến, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ và tàu sân bay trực thăng JS Kaga của Nhật, cùng hàng trăm máy bay và 46.000 binh sĩ hai nước. Sự kiện năm nay sẽ lần đầu có nội dung huấn luyện tác chiến điện tử và tác chiến không gian mạng.

“Tình hình an ninh quanh Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động này là cơ hội thể hiện sức mạnh liên minh Mỹ – Nhật”, Tham mưu trưởng Liên quân Nhật Bản Koji Yamazaki phát biểu trên tàu sân bay Kaga.

Đây cũng là cuộc tập trận chung đầu tiên của Nhật với Mỹ kể từ khi Thủ tướng Suga Yoshihide nhậm chức hồi tháng 9. Nhật Bản rất lo ngại về sự gia tăng hoạt động hải quân của Trung Quốc xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Tháp tùng Tướng Yamazaki trên tàu Kaga, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật, ông Kevin Schneider, cũng cho biết các động thái của Trung Quốc, từ việc áp đặt luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong đến tăng cường quân sự trên Biển Đông, quấy rầy Đài Loan, khiến Washington và Tokyo lo ngại.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-nhat-tap-tran-chung.html

Các tin tặc Nga ‘không thể thay đổi phiếu bầu’,

theo Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ

Quý Khải

Các quan chức Mỹ cho biết các tin tặc Nga đã nhắm mục tiêu vào mạng lưới hệ thống của hàng chục chính quyền cấp địa phương và tiểu bang ở Hoa Kỳ, theo Fox News.

Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien cho biết hôm Chủ nhật (25/10) rằng những nỗ lực của tin tặc Nga nhằm can thiệp cuộc tổng tuyển cử sắp tới là “không thể thay đổi được phiếu bầu”.

Nhận xét của ông O’Brien, được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Face The Nation” của đài CBS, được đưa ra chỉ vài ngày sau khi các quan chức Mỹ cho biết các tin tặc Nga đã nhắm mục tiêu vào mạng lưới của hàng chục chính quyền cấp địa phương và tiểu bang ở Hoa Kỳ trong những ngày gần đây, đánh cắp dữ liệu từ ít nhất hai máy chủ.

Bất chấp cảnh báo từ các quan chức tình báo Mỹ về hành vi can thiệp của Nga, ông O’Brien đã cố gắng đảm bảo với người Mỹ rằng tin tặc không thể thay đổi các cử tri hoặc làm trở ngại việc bỏ phiếu.

“Không, họ không thể làm được một trong hai điều đó,” ông nói. “Và chúng tôi đã biết họ từ rất sớm bởi vì chúng tôi có những chuyên gia mạng tuyệt vời, và chúng tôi đã chặn đứng việc này lại, nhưng họ không thể làm gì để thay đổi phiếu bầu của bạn hoặc ngăn bạn đi bỏ phiếu”.

Ủy ban tư vấn từ FBI và cơ quan an ninh mạng của Bộ An ninh Nội địa hôm thứ Năm (22/10) tuần trước đã mô tả một cuộc tấn công mạng dữ dội gần đây của một nhóm hacker do nhà nước Nga hậu thuẫn nhắm vào một loạt các mạng lưới thông tin, một số trong số đó đã bị xâm nhập thành công. Cảnh báo được công bố hôm thứ Năm đóng vai trò một lời nhắc nhở về khả năng tiềm tàng của Nga trong việc can thiệp không ngừng vào cuộc bầu cử ngay cả khi các quan chức Mỹ công khai nêu tên Iran vào đêm thứ Tư (21/10).

Ủy ban Tư vấn không xác định được tên hoặc vị trí của những người bị nhắm mục tiêu, nhưng các quan chức cho biết họ không nhận được thông tin nào về việc bất kỳ hoạt động bầu cử hoặc hoạt động của chính phủ nào đã chịu ảnh hưởng hoặc tính toàn vẹn của dữ liệu bầu cử đã bị xâm phạm.

“Tuy nhiên, kẻ chủ mưu có thể đang cân nhắc các giải pháp can thiệp trong tương lai, nhằm tác động đến các chính sách và hành động của Mỹ”, ủy ban tư vấn cho biết.

Ông O’Brien hôm Chủ nhật (25/10) đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa các chiến dịch can thiệp của người Nga và nỗ lực của Iran nhằm làm thay đổi ý kiến ​​của mọi người.

“Lá phiếu của bạn là một bí mật. Mọi người dân Mỹ nên hiểu rằng lá phiếu của họ là bí mật”, ông nói. “Và đó là một nỗ lực của Iran nhằm tấn công tổng thống.”

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần cho biết sẽ rất khó để tin tặc có thể thay đổi kết quả bầu cử theo một cách thức có ý nghĩa, nhưng họ đã cảnh báo về các phương pháp can thiệp khác có thể làm gián đoạn cuộc bầu cử, bao gồm các cuộc tấn công mạng nhằm cản trở quá trình bỏ phiếu. Sự can thiệp có thể tiếp diễn trong hoặc sau khi kiểm đếm phiếu bầu nếu người Nga tạo ra các trang web giả mạo hoặc nội dung giả mạo nhằm gây nhầm lẫn cho cử tri về kết quả bầu cử và khiến họ nghi ngờ tính hợp pháp của kết quả.

Một mối lo ngại phổ biến, đặc biệt là ở cấp chính quyền địa phương, là tin tặc có thể xâm nhập vào mạng lưới cấp quận và sau đó xâm nhập vào các hệ thống liên quan đến bầu cử trừ khi các biện pháp an ninh nhất định, chẳng hạn như tường lửa, đã được thiết lập sẵn. Điều này đặc biệt đúng đối với các hạt nhỏ hơn không có nhiều tiền và hỗ trợ IT như các quận lớn hơn trong việc tài trợ cho các nâng cấp bảo mật.

Bất chấp các hoạt động của Iran, Nga được nhiều người coi là mối đe dọa lớn hơn đối với cuộc bầu cử trong cộng đồng an ninh mạng. Mỹ đã nói rằng Nga, quốc gia đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách hack tài khoản email của đảng Dân chủ và thông qua một nỗ lực bí mật trên mạng xã hội, đang can thiệp một lần nữa trong năm nay một phần thông qua một nỗ lực phối hợp nhằm bôi nhọ đối thủ đảng Dân chủ của TT Trump, ông Joe Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cac-tin-tac-nga-khong-the-thay-doi-phieu-bau-theo-co-van-an-ninh-quoc-gia-my.html

Bộ Tứ áp chế Trung Quốc ở mọi nơi và mọi vấn đề,

tập trung toàn lực vào Việt Nam

 Bình luậnNguyễn Minh

Bộ Tứ bao gồm Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Mỹ, đang trở thành cơn ác mộng lớn nhất của Bắc Kinh, khi liên minh này ngày càng hợp tác chặt chẽ trong việc chống lại Trung Quốc trên mọi vấn đề và ở mọi nơi.

Bộ Tứ được coi là một diễn đàn chiến lược không chính thức, nhưng đang trở thành một hệ thống liên minh chính thức chống lại Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Hiện, liên minh này đã bắt đầu hành động và dẫn đầu thế giới tự do chống lại “rồng giấy” Trung Quốc. 

Bộ Tứ đã khởi động việc xác định từng vấn đề có thể xảy ra để chống lại đối thủ chung của mình là Trung Quốc. Liên minh này đã đối đầu với Trung Quốc ở Châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á, khu vực đảo Thái Bình Dương và Châu Đại Dương, nhằm xóa bỏ sự bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và trên khắp thế giới.

Trên thực tế, kể từ khi các quốc gia dân chủ do Hoa Kỳ lãnh đạo bắt đầu tách khỏi Trung Quốc do chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) độc tài cai trị, Bộ Tứ đã chủ động tiến lên. Ngày nay, ĐCSTQ xuất hiện ở đâu thì đều sẽ thấy Bộ Tứ ở đó để áp chế.

Ví dụ, Nam Á và Đông Nam Á là 2 khu vực có tầm quan trọng chiến lược đáng kể ngày nay, do những khu vực này ở vị trí trung tâm trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. ĐCSTQ đang cố gắng gây ảnh hưởng bất đối xứng về quân sự và kinh tế ở cả 2 khu vực này, nhưng Bộ Tứ xuất hiện ngay lập tức. 

Hiện tại, Hải quân Mỹ, Úc và Nhật Bản đã hợp tác để tập trận hải quân ở khu vực Biển Đông, nơi mà Trung Quốc và các quốc gia khác đang tranh chấp quyết liệt. Bản thân Ấn Độ đã thể hiện ý định đóng một vai trò nhất định trong các tuyến đường thủy đang tranh chấp ở Biển Đông.

Đối với Khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á, Bộ Tứ ​​có kế hoạch cho Cuộc tập trận Malabar tiếp theo có khả năng được tổ chức ở Vịnh Bengal và Biển Ả Rập. Đây là tín hiệu rõ ràng nhất về sự đối đầu giữa Bộ Tứ và Trung Quốc, thông qua sự hiện diện quân sự của cả 4 nước ở khu vực Ấn Độ Dương.

Ngoài việc áp chế sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc, Bộ Tứ cũng đang củng cố chỗ đứng ngoại giao và kinh tế của mình, trong một nỗ lực rõ ràng để loại Trung Quốc ra khỏi cả 2 khu vực. Ví dụ, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đang hỗ trợ Bangladesh tách khỏi ĐCSTQ. Tương tự, Ấn Độ và Mỹ cũng đang tìm cách kéo Colombo về phía mình và loại bỏ Trung Quốc. Đối với quốc gia Maldives ở Nam Á, Mỹ và Ấn Độ cũng đang gia tăng áp chế ảnh hưởng của Trung Quốc với quốc gia này. 

Ở khu vực Đông Nam Á, toàn bộ Bộ Tứ đã tập trung toàn lực vào Việt Nam – quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đồng thời, các quốc gia thành viên trong Bộ Tứ không ngừng tăng cường gắn kết với các quốc gia Đông Nam Á khác như Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar.

Ngoài ra, 4 quốc gia này cũng có mối quan hệ rất đặc biệt với quốc đảo Đài Loan dân chủ, bất chấp Bắc Kinh khăng khăng yêu cầu thế giới tuân thủ chính sách ‘Một Trung Quốc’ và liên tục lên tiếng chỉ trích các hành động can thiệp vào vấn đề giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Bộ Tứ đã ủng hộ ASEAN trong những tranh chấp đối với khu vực Biển Đông và các vấn đề khác, từ đó thúc đẩy ASEAN chống lại Bắc Kinh. Chính sách này của Bộ Tứ đã mang lại hiệu quả tuyệt vời. Ngày nay, Trung Quốc khó có thể xoa dịu một Đông Nam Á ngày càng dũng cảm đối đầu. Đồng thời, cả 4 quốc gia cũng đang có được ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực bằng cách loại bỏ ĐCSTQ.

Ở các khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương khác, có thể thấy Bộ Tứ đã áp chế Trung Quốc hoàn toàn. Chẳng hạn, khu vực Đảo Thái Bình Dương là một vùng biển rộng lớn trải dài từ Đảo Phục Sinh ở phía đông, đến Hawaii ở phía bắc, đến New Caledonia và Palau ở phía tây, đến Tonga ở phía nam.

Tại vùng biển này, Trung Quốc vốn giành quyền kiểm soát áp đảo đối với các hòn đảo nhỏ nằm rải rác khắp khu vực đảo Thái Bình Dương rộng lớn. Tuy nhiên, Bộ Tứ đã xuất hiện và bắt đầu trao quyền cho các quốc đảo có vị trí chiến lược như Palau.

Dù chỉ là một quốc đảo nhỏ bé so với Trung Quốc rộng lớn, nhưng Palau đã thể hiện ý chí đối đầu với Trung Quốc của mình. Động thái này của Bộ Tứ là một thông điệp rất rõ ràng: Bộ Tứ sẽ không để Trung Quốc vươn dài các xúc tu của mình.

Quốc đảo này đã tặng đất cho Hoa Kỳ để Washington tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực Thái Bình Dương. Vào tháng 9/2019, Tổng thống của Palau là ông Tommy Remengesau Jr., đã đề nghị Hoa Kỳ sử dụng đất của quốc gia mình để xây dựng cảng, căn cứ quân sự và sân bay để đối phó với Trung Quốc.

Tương tự, ở khu vực Châu Đại Dương, Úc đã thuyết phục được Papua New Guinea về những nguy hiểm vốn có liên quan đến sự can dự của ĐCSTQ. Do đó, Port Moresby (thủ đô Papua New Guinea) đã bắt đầu có một khoảng cách an toàn với Bắc Kinh.

Cuối cùng là ở châu Phi, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đã tìm cách làm suy yếu tham vọng đế quốc của Trung Quốc. Trung Quốc đã tìm cách nắm giữ Lục địa châu Phi giàu tài nguyên thông qua các bẫy nợ công. Nhưng giờ đây, 3 quốc gia thành viên của Bộ Tứ đã bắt đầu xây dựng các giải pháp thay thế khả thi và an toàn hơn, để chống lại các khoản đầu tư kiểu chiến lang của Trung Quốc, nhằm hỗ trợ châu Phi thoát khỏi ĐCSTQ.

Có thể thấy, Bộ Tứ đang sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề có thể xảy ra liên quan đến Trung Quốc, và can thiệp vào các vấn đề giữa các đối thủ với ĐCSTQ.

Nguyễn Minh

Theo TFI Global

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bo-tu-ap-che-trung-quoc-o-moi-noi-va-moi-van-de-92273.html

Mỹ tiếp nhận và di lý tội phạm ‘nguy hiểm’ từ Việt Nam

Cảnh sát Tư pháp Mỹ vừa tiếp nhận hai đối tượng đang bị truy nã từ phía Việt Nam và di lý về nước từ sân bay Nội Bài ở Hà Nội, theo Bộ Công an Việt Nam.

Thông báo của Bộ Công an đưa ra hôm 25/10 cho biết Văn phòng cơ quan Cảnh sát điểu tra của bộ đã tiến hành bàn giao hai đối tượng người Mỹ đang bị truy nã, mà bộ này gọi là “đặc biệt nguy hiểm”, cho Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ tại sân bay Nội Bài hôm 23/10.

Theo trích dẫn thông tin từ Cảnh sát Tư pháp Hoa Kỳ của Bộ Công an, hai đối tượng vừa bị di lý về Mỹ là Wade Astle, 46 tuổi, bị truy nã với tội danh “xâm hại tình dục trẻ em” và Hammett Andrew, 31 tuổi, bị truy nã với tội danh “sản xuất, phân phối, mua hoặc sở hữu ma tuý.”

Hai đối tượng này đã bỏ trốn ra nước ngoài sau khi phạm tội và được coi là “đặc biệt nguy hiểm”, theo Cảnh sát Tư pháp Mỹ.

Bộ Công an cho biết ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát Mỹ, lực lượng chức năng Việt Nam đã phát hiện đối tượng Astle đang lẩn trốn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và Andrew đang ẩn náu tại địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ đã phối hợp với công an TPHCM và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành bắt giữ hai đối tượng trên, sau đó di lý ra Hà Nội và ban giao cho Cảnh sát Tư pháp Mỹ.

“Quá trình bắt giữ tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm thể hiện nghiệp vụ và công tác hợp tác quốc tế hiệu quả trong đấu tranh với tội phạm giữa Công an Việt Nam và Cảnh sát Hoa Kỳ,” Bộ Công an nói trong thông báo đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan này.

Cảnh sát Tư pháp Mỹ đã cử chuyên cơ đặc biệt tới sân bay quốc tế Nội Bài để tiếp nhận và di lý về nước hai đối tượng này.

XEM THÊM:

Phá đường dây người Việt lừa hàng nghìn người Mỹ qua mạng lợi dụng đại dịch

Đây không phải lần đầu tiên Mỹ và Việt Nam hợp tác trong việc đấu tranh với tội phạm.

Tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã bắt 3 nghi phạm liên quan đến vụ lừa đảo hơn 7.000 công dân Mỹ qua mạng, sau một cuộc điều tra hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ. Người mua hàng trực tuyến trên khắp Hoa Kỳ phải trả tổng cộng gần 1 triệu USD cho các sản phẩm rửa tay khô và khăn ướt diệt khuẩn nhưng không bao giờ nhận được hàng.

Cuối năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng phá một đường dây lừa đảo qua mạng sau 7 năm điều tra, trong đó 4 người Việt Nam, gồm một cựu cán bộ công an, bị kết án hàng chục năm tù. Trước đó trong năm, các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ cũng triệt phá một đường dây lừa đảo liên quan đến người Việt, trong đó dựng ra các vụ kết hôn giả để giúp những người muốn vào Mỹ xin giấy thường trú nhân bằng các chứng từ giả mạo.

Hoa Kỳ và Việt Nam năm 2016 đã ký một Thư Thoả thuận về trợ giúp thực thi pháp luật và tư pháp hình sự, trong đó Mỹ giúp tăng cường năng lực của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trong việc tiến hành các cuộc điều tra dựa trên bằng chứng và đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân, hỗ trợ các lực lượng thực thi pháp luật trong việc phòng, chống các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia và các loại tội phạm khác.

https://www.voatiengviet.com/a/my-tiep-nhan-va-di-ly-toi-pham-nguy-hiem-tu-viet-nam/5635911.html

Hội luận: Việt Nam hạn chế, ngăn chặn tự do ngôn luận,

 tiếng nói bất đồng trên Internet

Hôm 26/10, các chuyên gia về tự do Internet vừa có buổi thảo luận về việc chính quyền Việt Nam thực hiện các chính sách gia tăng hạn chế và ngăn chặn thực thi quyền tự do biểu đạt trên mạng xã hội.

Buổi hội luận do Uỷ ban Cứu người vượt biển (BPSOS) tổ chức, nêu các khía cạnh vi phạm quyền tự do ngôn luận của chính quyền Việt Nam như: sách nhiễu, trừng phạt và bắt bớ các nhà báo, các bloggers và những người biểu đạt quan điểm trên mạng xã hội; sử dụng dư luận viên để tấn công, phỉ báng các người lên tiếng cho quyền con người và đòi hỏi công lý.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nêu các vấn đề như việc chính quyền Việt Nam gây áp lực các công ty cung ứng dịch vụ như Facebook và YouTube kiểm duyệt thông tin với nội dung bị nhà nước cấm đoán; tấn công các trang mạng có nội dung chỉ trích Đảng và Nhà nước; và cài mã gián điệp để theo dõi các nhà hoạt động vì nhân quyền, dân chủ.

Ông Trịnh Hữu Long, Đồng Giám đốc của tổ chức Legal Initiatives for Vietnam (LIV- Các Sáng Kiến Pháp Lý Việt Nam), hiện cư ngụ tại Đài Loan và điều hành tờ Luật Khoa Tạp Chí, một đề án của LIV, nêu nhận định của ông về các xu thế dẫn đến việc gia tăng đàn áp tự do Internet tại Việt Nam trong thời gian qua:

“Trong thời gian qua có người lên tiếng chỉ trích chính phủ, có thêm nhiều người phản kháng và vì vậy có thêm nhiều người bị bắt. Cùng lúc từ năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam có đường lối cứng rắn hơn về việc chống tham nhũng.

“Sau hiệp định EVFTA thì chính phủ không bận tâm việc đàm phán nữa!

“Trong bốn năm qua, áp lực từ phía Hoa Kỳ cũng giảm đi, đồng thời những tiếng nói cổ vũ cho phong trào nhân quyền trên thế giới cũng giảm.”

Từ Bangkok, Thái Lan, ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Á Châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), phát biểu tại buổi hội luận trực tuyến:

“Nhiều người đã chỉ ra rằng án tù dành cho những người bất đồng chính kiến Việt Nam dài hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Không nơi nào khác ngoài Việt Nam, những tiếng nói bất đồng bị phạt từ 6, 8, 10, 12 năm tù vì phát biểu ôn hòa hoặc tổ chức biểu tình ôn hòa.

“Và điều thú vị ở Việt Nam là chính quyền các cấp làm việc rất tốt trong việc bóp nghẹt những tiếng nói này. Họ có khả năng truyền đạt các mệnh lệnh xuống cấp cơ sở ở các xã, thôn để thực hiện các mệnh lệnh này …khi mà vai trò của Đảng trong việc phối hợp tổ chức, giám sát là rất lớn.”

“Tòa án Việt Nam sẽ làm bất cứ điều gì theo yêu cầu của Đảng Cộng sản Việt Nam,” ông Robertson nói.

Trả lời câu hỏi của VOA Tiếng Việt về việc làm thế nào để giảm thiểu sự thỏa hiệp giữa Facebook,YouTube, Google với chính quyền Việt Nam trong việc ngăn chặn tự do phát biểu và kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội, ông Phil Robertson, nói:

“Tôi đề xuất Facebook, Google không nên chấp nhận các bản án của tòa án Việt Nam vì rõ ràng chúng trái ngược với nghĩa vụ của Việt Nam đã ký kết theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, trong đó cũng nói rằng luật quốc gia phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Và Việt Nam đã cố tình không thực hiện được điều này…nếu họ chỉ căn cứ theo luật quốc gia không thôi thì chưa đủ.”

Liên quan đến câu hỏi của VOA về tầm ảnh hưởng và tác động của ‘lực lượng dư luận viên’ tại Việt Nam, ông Trịnh Hữu Long nói:

“Lực lượng Dư luận viên đang thống trị không gian mạng Việt Nam. Tôi nghĩ rằng họ phần nào cũng đã thành công, nhưng cũng bị phản ứng dữ dội khi mà càng ngày càng nhiều nhận ra được các chiêu trò của họ.

“Một điều không thể chấp nhận là chính phủ lại dùng tiền thuế của người dân để trả tiền cho những kẻ chuyên thao túng người dân như vậy!”

Ông Robertson nói: “Chúng tôi biết có một vài nghiên cứu về các lực lượng này và chúng tôi mong muốn phối hợp với Facebook để ngăn chặn họ.”

Ông Steven Adair, Chủ Tịch của công ty Volexity, một công ty chuyên về an ninh mạng, nói tại buổi hội luận rằng công ty của ông đã thu thập khá nhiều thông tin về hoạt động của nhóm Oceanlotus (Sen Biển), như cài mã gián điệp vào các trang báo điện tử để qua đó xâm nhập máy vi tính của những người quan tâm đến các vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền.

Ông Adair nói rằng nhóm Oceanlotus đã tấn công vào các trang mạng cổ suý nhân quyền, dân chủ cho Việt Nam của những người Việt ở Đức, trong đó có tổ chức VETO. Đặc biệt, ông Adair cho biết nhóm tin tặc này được cho là do nhà nước Việt Nam lập ra và tài trợ.

https://www.voatiengviet.com/a/hoi-luan-vietnam-han-che-ngan-chan-tu-do-ngon-luan/5636247.html

Covid-19: Hoa Kỳ hủy kế hoạch cung cấp

vaccine sớm cho ông già Noel

Hoa Kỳ đã hủy bỏ kế hoạch cung cấp cho người đóng vai Santa Claus quyền truy cập sớm vào vaccine virus corona để đổi lấy sự hỗ trợ của họ trong việc quảng bá nó một cách công khai.

Những người đóng vai bà Claus và các chú lùn cũng sẽ hội đủ điều kiện để được phát vaccine sớm.

Sự hợp tác cho lễ hội này là một phần của chiến dịch chính phủ trị giá 250 triệu đôla, nhằm thu hút sự tán thành của những người nổi tiếng về việc tiêm chủng, sau khi vaccine được chấp thuận.

Nhưng cơ quan y tế xác nhận chiến dịch quảng cáo này đã bị hủy bỏ.

Ric Erwin, chủ tịch Hội những Ông già Noel có Râu thật, nói tin này “cực kỳ đáng thất vọng.”

“Đây là hy vọng lớn nhất của chúng tôi cho Giáng sinh năm 2020, và bây giờ có vẻ như điều đó sẽ không xảy ra”, ông nói với Wall Street Journal, cơ quan truyền thông đầu tiên đưa tin.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) sau đó đã xác nhận sự tồn tại của kế hoạch Ông già Noel với tờ New York Times.

Chụp lại video,

Bao giờ mới có vaccine Covid-19?

Chuyên gia y tế hàng đầu Hoa Kỳ cảnh báo về duyệt vaccine nhanh

Hoa Kỳ chấp thuận điều trị huyết tương cho người nhiễm Covid-19

Ý tưởng ban đầu được Michael Caputo, một cựu trợ lý thư ký của Bộ Y tế đưa ra. Tháng trước, Caputo thông báo rằng ông sẽ nghỉ phép, ngay sau khi đăng một video lên Facebook, trong đó ông cáo buộc các nhà khoa học của chính phủ tham gia vào “sự nổi loạn” chống Tổng thống Donald Trump.

Theo Wall Street Journal, ông Caputo nói với ông Erwin trong tháng 8 rằng vaccine sẽ được phê duyệt vào giữa tháng 11 và phân phối cho các nhân viên tuyến đầu vào Lễ tạ ơn, rơi vào ngày thứ Năm cuối cùng của tháng 11.

“Nếu bạn và đồng nghiệp của bạn không phải là những người làm công việc thiết yếu, thì tôi không biết ai là người làm công việc đó,” ông Caputo có thể được nghe thấy nói câu nói này trong một đoạn ghi âm cuộc điện đàm do Wall Street Journal phát hành.

Ông Erwin trả lời: “Ho! Ho! Ho!”

Erwin cũng nói trong cuộc điện đàm: “Vì bạn sẽ cho ông già Noel một đặc ân lớn, ông già Noel chắc chắn sẽ đáp lại.”

Một người phát ngôn của HHS nói với New York Times rằng Bộ trưởng Y tế Alex Azar “không hề biết” về kế hoạch hiện đã bị hủy bỏ.

Nhưng ông Erwin nói với Wall Street Journal rằng các quan chức cơ quan y tế đã hứa sẽ hoàn thành kế hoạch vào giữa tháng 9 và gần 100 ông già Noel đã tình nguyện tham gia.

“Họ có thể đã nói dối với ông già Noel một chút,” Erwin nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54687993

New York báo cáo nửa triệu ca nhiễm COVID-19

Vào chủ nhật (ngày 25 tháng 10), New York, tiểu bang từng là tâm chấn COVID-19 tại Hoa Kỳ trong thời gian đầu của đại dịch, giờ đây đã trở thành tiểu bang thứ tư ghi nhận hơn nửa triệu ca nhiễm virus.

Theo phân tích của Reuters, tiểu bang New York đang báo cáo nhiều ca nhiễm hơn 80% trong bốn tuần qua so với bốn tuần trước đó. Tiểu bang báo cáo hơn 2,000 trường hợp mới hàng ngày hai lần trong những ngày gần đây, một mức tăng hàng ngày chưa từng thấy kể từ tháng Năm. Tuy nhiên, con số này vẫn cách rất xa so với kỷ lục 12,847 ca nhiễm mới trong ngày 10 tháng 4, khoảng thời gian mà chính quyền phải điều động xe vận tải đông lạnh để chứa thi thể người bệnh bên ngoài các bệnh viện.

Hiện tại, California có số ca nhiễm được báo cáo cao nhất trên toàn quốc với hơn 900,000 ca, theo sau là Texas và Florida. Tuy nhiên, trên cơ sở bình quân đầu người, North Dakota, South Dakota và Louisiana có nhiều ca nhiễm bệnh nhất. New York đã ghi nhận hơn 33,000 trường hợp tử vong, nhiều nhất trên toàn quốc và cao thứ hai trên cơ sở bình quân đầu người sau New Jersey.

Cũng trong chủ nhật, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết tỷ lệ dương tính tại các điểm nóng trên tiểu bang là 3.18%, và trên toàn tiểu bang là 1.06%. Trước đó vào thứ bảy (ngày 24 tháng 10), người dân tiểu bang đã đổ xô đến các địa điểm bỏ phiếu và đứng xếp hàng hàng giờ để bỏ phiếu. Thành phố New York chiếm nửa số ca nhiễm và số ca tử vong của toàn tiểu bang New York mỗi ngày. Số ca nhập viện hàng ngày ở tiểu bang New York đã tăng gấp đôi trong bốn tuần qua lên hơn 1,000 bệnh nhân.

Theo phân tích của Reuters, ở vùng Đông Bắc New York, Connecticut, Massachusetts, New Hampshire, New Jersey, Rhode Island và Vermont, số ca nhiễm mới đã tăng gấp đôi so với bốn tuần trước đó. (BBT)

https://www.sbtn.tv/new-york-bao-cao-nua-trieu-ca-nhiem-covid-19/

Công ty Trung Quốc cho gia đình Biden vay 5 triệu USD

không cần thế chấp

Lục Du

Giám đốc điều hành SinoHawk Holdings, Tony Bobulinski, một đối tác kinh doanh cũ của Hunter Biden, con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden, đang hợp tác với các nhà điều tra của Thượng viện Mỹ và đã cung cấp thông tin chi tiết về mối quan hệ mờ ám giữa gia đình Biden với công ty năng lượng Trung Quốc CEFC Energy, theo The BL.

Ông Bobulinski đã tiết lộ một thỏa thuận giữa công ty năng lượng Trung Quốc CEFC Energy với gia đình Biden, bao gồm khoản vay 5 triệu USD không cần thế chấp cho gia đình cựu Phó Tổng thống Mỹ.

“Tôi là người nhận được email mà New York Post công bố cách đây bảy ngày, trong đó có một bản sao gửi cho Hunter Biden và Rob Walker. Email đó là thật”, ông Bobulinski cho biết.

Các email được gửi đến Bobulinski cho thấy CEFC Energy đã đưa ra đề nghị chuyển 10 triệu USD vào tài khoản của nhóm Hunter Biden để khởi động liên doanh, 5 triệu USD trong số đó là khoản vay không cần thế chấp dành cho gia đình Biden.

Cộng tác viên cấp cao của Breitbart News, Peter Schweizer, đã có cuộc thảo luận nhiều giờ về khoản vay này với ông Bobulinski. Schweizer cho biết, khoản vay 5 triệu đô la có thể mang lại cho CEFC nhiều ảnh hưởng hơn đối với gia đình Biden.

Schweizer nói với Breitbart News: “Theo một cách nào đó, điều này sẽ mang lại cho CEFC ảnh hưởng lớn hơn đối với gia đình Biden so với việc chỉ đơn giản là tặng quà hoặc hối lộ cho họ bởi vì nếu họ không hài lòng với những gì gia đình Biden đang làm, họ có thể yêu cầu trả lại tiền của họ”.

Email mà ông Bobulinski có trong tay đã cung cấp thêm thông tin chi tiết về thỏa thuận giữa Hunter Biden với đối tác Trung Quốc. Thỏa thuận này đã được các nhà điều tra Thượng viện Hoa Kỳ phanh phui trong một báo cáo gần đây và sau đó được tiết lộ trong một báo cáo của New York Post về các email được lấy từ máy tính xách tay của con trai cựu Phó Tổng thống Mỹ.

Các email của New York Post cũng cho biết chi tiết về cách các đối tác kinh doanh của Hunter Biden dự định chia tiền của các nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó ông Jobe Biden, với bí danh “ông lớn”, cũng có phần.

Ông Bobulinski cũng đã cung cấp nhiều email trưng ra những bằng chứng về các hành vi tham nhũng của gia đình ông Biden.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-ty-trung-quoc-cho-gia-dinh-biden-vay-5-trieu-usd-khong-the-chap.html

Thông tin từ cựu đối tác làm ăn với Hunter Biden

khá xác thực, có thể được công khai,

theo Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Mỹ

Quý Khải

Trao đổi với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn, Thượng nghị sĩ (TNS) Ron Johnson cho biết một ủy ban Thượng viện đang tiến hành điều tra một chuỗi email về các giao dịch nước ngoài của gia đình Biden cho đến nay chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào phủ nhận tính xác thực trong vụ việc.

TNS Johnson, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện Mỹ, xác nhận trong cuộc phỏng vấn rằng ngoài tài liệu được trích xuất bởi một thợ sửa máy tính ở bang Delaware mà Hunter Biden mang máy đến sửa và được tờ The New York Post tiết lộ, ủy ban đã có quyền truy cập bộ nhớ cache thông tin mới về các giao dịch nước ngoài liên quan đến gia đình ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Chia sẻ trong chương trình “American Thought Leaders (Các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ)” hôm 24/10 của tờ The Epoch Times, TNS Johnson cho biết họ đã nhận được bằng chứng cung cấp bởi Tony Bobulinski, một cựu đối tác kinh doanh của gia đình Biden.

“Chúng tôi có quyền truy cập vào thông tin của Tony Bobulinski”, ông Johnson xác nhận, đồng thời cho biết rằng ông “đã cung cấp một ổ USD cho ủy ban chúng tôi vào ngày hôm qua, và chúng tôi đang xem xét và xác thực các thông tin trong đó”.

Hunter Biden và các đối tác của ông đã đưa Bobulinski tham gia một thỏa thuận vào đầu năm 2017 với tập đoàn năng lượng Trung Quốc CEFC China Energy Company Limited, Bobulinski cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Năm.

Hunter Biden và các cộng sự đã đưa anh ta vào thỏa thuận này với tư cách là Giám đốc điều hành của SinoHawk LLC, một thực thể kinh doanh được tạo ra để chính thức hóa quan hệ đối tác đầu tư Biden-CEFC, ông Bobulinski cho biết.

Hunter và James Biden đã đích thân giới thiệu Bobulinski với Joe Biden vào ngày 2 tháng 5 năm 2017, một ngày trước khi cựu tổng thống phát biểu tại Hội nghị toàn cầu của Viện Milken, theo Bobulinski. Cả ba đã thảo luận về lịch sử gia đình Biden và kế hoạch hợp tác với công ty năng lượng Trung Quốc.

TNS Johnson cho biết: “Tôi có thể nói gì về tất cả những nguồn thông tin này, chúng tôi vẫn đang tiếp tục thẩm định để xác minh và xác thực tính trung thực của những email đó. Và cho đến nay, chúng tôi không tìm thấy điều gì mâu thuẫn với chúng. Tất cả những gì chúng tôi tìm thấy là sự xác minh, xác thực tính chân thực của những tài liệu này”.

Theo ông Johnson, ủy ban đã lên lịch lại một cuộc phỏng vấn mới với ông Bobulinski vào đầu tuần này, tạo điều kiện cho anh này nói chuyện trước với Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI. Ông cũng nhấn mạnh ủy ban sẵn sàng công khai những gì Bobulinski sẽ tiết lộ.

“[Bobulinski] đã khá thẳng thắn trong việc công khai những thông tin này,” ông Johnson nói. “Khi chúng tôi thấy những thứ mà chúng tôi cho là có liên quan đến những gì công chúng cần xem, chúng tôi có lẽ sẽ công khai điều đó, nhưng sẽ không vội cho đến khi chúng tôi đảm bảo rằng chúng tôi có thể xác minh và xác thực được bất cứ điều gì chúng tôi phát hành cho công chúng”.

Ông Johnson nói thêm rằng ủy ban cũng đã thu thập được thông tin từ tài khoản Gmail của Bevan Cooney, một đối tác kinh doanh cũ khác của Hunter Biden, con trai của Joe Biden.

Cooney, người hiện đang thụ án trong tù, gần đây tiết lộ rằng anh ta đã cho phép phóng viên điều tra Peter Schweizer truy xuất 26.000 email trong đó mô tả cách thức anh ta thu xếp một cuộc gặp mặt giữa các quan chức Nhà Trắng và một nhóm các nhà công nghiệp Trung Quốc hồi năm 2011.

Chiến dịch Biden đã không phản hồi trước các yêu cầu trả lời câu hỏi về các email. Trong cuộc tranh luận tổng thống hôm thứ Năm, ông Biden đã phủ nhận cáo buộc nhận tiền từ Trung Quốc, khi cho biết, “Tôi chưa từng nhận một xu nào từ bất kỳ nguồn tiền nước ngoài nào trong đời mình”.

Ông Johnson cho biết ông tin rằng còn nhiều điều hơn nữa chưa được tiết lộ vào thời điểm hiện nay, và nó “chắc chắn xứng đáng nên được điều tra thêm”.

“Chúng tôi chỉ mới cạo được một lớp vỏ bề mặt”, ông nói. “Tôi chưa bao giờ tuyên bố rằng báo cáo của chúng tôi đã trả lời được tất cả các câu hỏi. Còn cách xa lắm. Tôi nghĩ rằng báo cáo của chúng tôi nêu ra nhiều vấn đề và câu hỏi rắc rối hơn là chúng tôi đã có thể trả lời được. Nhưng đó là ngọn nến sự thật đầu tiên”.

Ông Johnson cũng nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang thực sự xem xét ba vụ bê bối khác nhau ở đây. Tôi nghĩ chúng ta đang xem xét vụ bê bối của gia đình Biden, những vướng mắc kinh doanh quốc tế”.

“Vụ bê bối khác trong vụ bê bối thứ hai là việc kiểm duyệt và bóp nghẹt thông tin trên các kênh truyền thông chủ lưu, cũng như các mạng xã hội [chủ chốt]”.

Tuần trước, Twitter đã khóa tài khoản của tờ New York Post sau khi báo cáo về các email của Hunter Biden. Tài khoản của thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cũng bị khóa một thời gian ngắn sau khi cô chia sẻ câu chuyện của New York Post. Trong tuyên bố mới nhất với New York Post, Twitter nói rằng tờ báo sẽ không thể lấy lại quyền truy cập tài khoản của mình cho đến khi 6 bài đăng chứa liên kết đến các câu chuyện của Hunter Biden bị xóa. Tài khoản của New York Post vẫn bị đóng tại thời điểm bài báo này được đăng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thong-tin-tu-cuu-doi-tac-lam-an-voi-hunter-biden-kha-xac-thuc-co-the-duoc-cong-khai-theo-chu-tich-uy-ban-an-ninh-noi-dia-my.html

Thượng viện giới hạn thời gian tranh luận

về xác nhận thẩm phán Barrett trước khi bỏ phiếu

Theo Fox News, Thượng viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 51-48 vào chiều ngày 25/10 để giới hạn thời gian tranh luận về xác nhận Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tòa án Tối cao trong vòng 30 giờ. Theo đó, một cuộc bỏ phiếu xác nhận của toàn thể Thượng viện sẽ bắt đầu vào khoảng 7:26 tối giờ địa phương ngày 26/10.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện – ông McConnell phát biểu sau cuộc bỏ phiếu: “Thẩm phán Amy Coney Barrett là một ứng cử viên xuất sắc về mọi mặt. Không còn nghi ngờ gì về trí tuệ sáng chói của bà ấy. Khả năng tuân thủ luật pháp của bà ấy thật nổi bật. Không thể chê trách gì về sự chính trực của bà ấy”.

Trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng có nhiều tranh cãi quyết liệt, vai trò của Thẩm phán Toà án Tối cao trở nên rất quan trọng. Có thể vụ đầu tiên mà bà Barrett cần phải đưa ra phán quyết liên quan đến việc ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tới, nếu cả hai Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ không đi đến thống nhất sau ngày bầu cử 3/11.

Trước đó, các đảng viên Cộng Hòa ở bang chiến trường quan trọng Pennsylvania muốn Tòa án Tối cao đưa ra phán quyết về việc các lá phiếu nhận được sau Ngày bầu cử có được tính hay không.

Khi bà Barrett gia nhập Tòa án Tối cao, cán cân nghiêng về phe bảo thủ với tỷ lệ là 6-3. Đảng Cộng Hòa kỳ vọng rằng Tòa án Tối cao sẽ ra phán quyết ủng hộ việc bỏ qua các lá phiếu nhận được sau Ngày bầu cử.

Huyền Thanh tổng hợp

https://etviet.com/us/thuong-vien-gioi-han-thoi-gian-tranh-luan-ve-xac-nhan-tham-phan-barrett-truoc-khi-bo-phieu.html

Facebook hỗ trợ CSVN

trong kiểm duyệt thông tin trực tuyến

Tin từ Los Angeles: Theo một bài viết của 2 tác giả David S. Cloud và Shashank Bengali trên báo Los Angeles Times ngày 22/10, Công ty Facebook đang hợp tác chặt chẽ với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong kiểm duyệt các bài viết của giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam trên nền tảng của mạng xã hội Facebook.

Theo đó, dù Facebook và người sáng lập Mark Zuckerberg cho biết quan điểm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trừ những trường hợp, chẳng hạn như khi kích động bạo lực. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Facebook thường hạn chế các bài đăng mà nhà cầm quyền cộng sản cho là nhạy cảm hoặc vượt quá giới hạn.

 Theo hai tác giả này, trong vài năm gần đây, Facebook đã liên tục kiểm duyệt tài khoản của những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam với mục đích nhằm cố gắng xoa dịu nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trước lời đe dọa đóng cửa Facebook nếu không tuân thủ.

Facebook thường hạn chế các bài đăng và người dùng vì vi phạm “tiêu chuẩn cộng đồng” hoặc “luật địa phương.” Các bài đăng thuộc nhóm sau bị chặn ở quốc gia mà chúng bị cho là bất hợp pháp nhưng vẫn có thể truy cập được ở những nơi khác.

Việt Nam là thị trường tăng trưởng chính của Facebook. Công ty này kiểm soát hơn 40% thị trường quảng cáo kỹ thuật số trị giá 760 triệu Mỹ kim của Việt Nam mặc dù không có văn phòng hoặc nhân viên toàn thời gian trong nước.  Một số chuyên gia cho rằng mục tiêu của Facebook ở Việt Nam là duy trì dịch vụ ở một quốc gia có dân số gần 100 triệu và thống trị thị trường Internet tiêu dùng để không cho các đối thủ cạnh tranh có thể chen chân vào.

Quốc Tuấn 

https://www.sbtn.tv/facebook-ho-tro-csvn-trong-kiem-duyet-thong-tin-truc-tuyen/

Quốc hội Mỹ chất vấn CEO Facebook, Twitter

giữa những lo ngại về kiểm duyệt

 Bình luậnVăn Thiện

Các đảng viên Cộng hòa trong Ủy ban Tư pháp Thượng viện, những người gần đây đã bỏ phiếu để gửi trát hầu tòa đến giám đốc điều hành của Twitter và Facebook cho biết, những gã khổng lồ công nghệ cần phải chịu trách nhiệm về các hoạt động kiểm duyệt của mình.

Vào ngày 22 tháng 10, hội đồng đã bỏ phiếu 12-0 để bắt buộc Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg hầu tòa trong bối cảnh đảng Dân chủ tẩy chay một cuộc bỏ phiếu của ủy ban đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett lên Tòa án tối cao.

Đảng Cộng hòa muốn đặt câu hỏi về cách các công ty xử lý một bài báo ngày 14 tháng 10 của New York Post về các giao dịch kinh doanh của Hunter Biden, con trai của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden. Những người bảo thủ từ lâu đã cáo buộc các gã khổng lồ công nghệ kiểm duyệt bài phát biểu chính trị, đặc biệt là của những người cánh hữu.

Ba thượng nghị sĩ đảng cộng hòa trong ủy ban tư pháp nói với The Epoch Times rằng các công ty này cần phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo Thượng nghị sĩ Mike Lee, bây giờ là lúc cần có câu trả lời.

Lee nói với The Epoch Times trong một tuyên bố: “Các công ty Công nghệ lớn như Google, Twitter và Facebook thường xuyên bịt miệng những tiếng nói bảo thủ trên nền tảng của họ trong khi cho phép phe Cánh tả lan truyền những lời nói dối và thông tin sai lệch”.

Ông nói thêm: “Hành động đạo đức giả này là không thích hợp và chúng tôi sẽ buộc các công ty này phải chịu trách nhiệm”.

Đảng Dân chủ và các công ty công nghệ lớn đã nhiều lần phủ nhận sự tồn tại của việc đàn áp có mục tiêu như vậy.

Người phát ngôn của Facebook từ chối bình luận về bài báo này. Người phát ngôn của Twitter cũng không phản hồi ngay lập tức.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói với The Epoch Times rằng kể từ khi bài báo của New York Post được kiểm duyệt lần đầu tiên, ông đã tìm kiếm câu trả lời từ Dorsey và Zuckerberg về “tại sao họ lại ngăn chặn tự do ngôn luận và kiểm duyệt báo chí trước Ngày bầu cử”.

Cruz cho biết Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã nhất trí bỏ phiếu để gửi trát hầu tòa cả hai để nghe họ “nói với người dân Mỹ tại sao họ cố gắng tác động đến cuộc bầu cử”.

Cruz nói thêm: “Những tỷ phú ở Thung lũng Silicon này đang hoạt động như những tay sai đắc lực của Đảng Dân chủ, và họ có nhiều quyền lực hơn William Randolph Hearst ở thời kỳ đỉnh cao của báo chí màu vàng. Người dân Mỹ xứng đáng nhận được câu trả lời”.

Hội đồng đã thông báo vào ngày 23 tháng 10 rằng Dorsey và Zuckerberg đã đồng ý xuất hiện tự nguyện tại phiên điều trần ngày 17 tháng 11. Cặp đôi đã được lên lịch để làm chứng trước Ủy ban Thương mại Thượng viện vào ngày 28 tháng 10 về chính sách kiểm duyệt nội dung của họ.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn cho biết quyền lực mà các công ty này sở hữu là chưa từng có.

Blackburn nói với The Epoch Times trong một tuyên bố: “Ai đó đang làm việc trong các công ty tư nhân này đã đưa ra quyết định đơn phương ngăn người Mỹ đọc bài báo đó. Họ không thích nó”.

Bà nói thêm: “Họ nói ‘Tôi có quyền lực để chặn các bài báo, và bởi vì tôi có quyền lực đó, tôi sẽ ngăn chặn nó’”.

Không chỉ các chính trị gia lo lắng về việc kiểm duyệt trên các nền tảng mạng xã hội. Khoảng 3/4 người trưởng thành ở Mỹ cho biết “rất có thể” hoặc “phần nào đó” các trang mạng xã hội “cố tình kiểm duyệt các quan điểm chính trị mà họ thấy là phản cảm”, theo một cuộc khảo sát hồi tháng 8 của Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, trong khi những người trên toàn chính trường tin rằng kiểm duyệt đang diễn ra, thì niềm tin này đặc biệt mạnh mẽ đối với những người theo Đảng Cộng hòa.

Trên Twitter, bài báo ban đầu của New York Post về Hunter Biden không thể được chia sẻ vì URL đã bị chặn. Twitter cũng chưa mở khóa tài khoản Twitter của Post, với một người phát ngôn nói với họ rằng họ cần xóa các tweet về Hunter Biden để “lấy lại quyền truy cập”.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Facebook, Andy Stone, cho biết trong một bài đăng rằng câu chuyện “đủ điều kiện để cần được xác minh tính xác thực” và họ đang “giảm phân phối” trên nền tảng của họ.

Tony Bobulinski, một cựu cộng sự kinh doanh của Hunter Biden, xác nhận rằng ông là một trong những người nhận được email được đăng tuần trước bởi New York Post, trong đó nêu chi tiết các gói thanh toán và cổ phần được đề xuất trong một liên doanh của Biden với một tập đoàn năng lượng hiện đã không còn tồn tại của Trung Quốc.

Bobulinski nói với The Epoch Times trong một email rằng thỏa thuận được nêu trong thông điệp liên quan đến mối quan hệ đối tác giữa công ty năng lượng Trung Quốc CEFC và gia đình Biden.

Ông nói rằng: “Ông lớn” trong email là ám chỉ đến Joe Biden.

Nguồn gốc của các email được New York Post xuất bản là chủ đề của cuộc tranh cãi nảy lửa. Điều này càng được phóng đại bởi thời điểm này gần với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Khi Biden được phóng viên Bo Erickson của CBS News trực tiếp hỏi về ý kiến của ông đối với câu chuyện trên New York Post, ông này trả lời: “Tôi biết bạn sẽ hỏi nó. Tôi không có phản hồi, đó là một chiến dịch bôi nhọ khác…”.

Trong một cuộc họp báo ngày 22 tháng 10, Bobulinski cho biết ông đã gặp Biden vào tháng 5 năm 2017 và dành một giờ để thảo luận về một thỏa thuận với một tập đoàn năng lượng Trung Quốc và lịch sử gia đình Biden.

Chiến dịch Biden đã trả lời sau cuộc họp báo.

Phát ngôn viên chiến dịch Biden Andrew Bates nói trong một tuyên bố với Fox News: “Như Chris Wallace đã nói trên truyền hình về sự việc bôi nhọ này, ‘Phó Tổng thống Biden đã thực sự công bố các tờ khai thuế của mình – không giống như Tổng thống Trump – và không có dấu hiệu nào cho thấy ông ấy đã từng nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ bất kỳ ai trong các giao dịch kinh doanh này'”.

Bates nói thêm rằng Biden “thậm chí chưa bao giờ cân nhắc việc tham gia kinh doanh với gia đình mình, cũng như bất kỳ công việc kinh doanh nào ở nước ngoài”, lưu ý rằng “ông ấy chưa bao giờ nắm giữ cổ phần trong bất kỳ thỏa thuận kinh doanh nào như vậy cũng như không có thành viên gia đình hoặc bất kỳ người nào khác từng nắm giữ cổ phiếu cho ông ấy”.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/quoc-hoi-my-chat-van-ceo-facebook-twitter-giua-nhung-lo-ngai-ve-kiem-duyet-91849.html

Hoa Kỳ chuẩn bị đối mặt với một tuần lễ

đầy biến động về thời tiết

Thời tiết trên khắp Hoa Kỳ vào tuần sau sẽ rất hỗn loạn và nguy hiểm, với điều kiện cháy rừng  nghiêm trọng có thể xãy ra ở California, một hệ thống bão nhiệt đới đang tiếp cận bờ biển Vùng Gulf Coast vào giữa tuần,và một cơn bão lớn di chuyển khắp đất nước sẽ mang theo tuyết và băng qua miền trung Hoa Kỳ.

Ở Colorado, đám cháy East Troublesome Fire hiện dã thiêu rụi ít nhất là 188,000 mẫu Anh và vẫn chỉ được dập tắt 4%. Tin tốt là tuyết đang bắt đầu di chuyển vào Colorado sáng nay và sẽ giúp chấm dứt tình trạng thời tiết đã thúc đẩy các đám cháy. Thật không may, phần lớn Colorado đang trong tình trạng hạn hán nặng nề và tình trạng này sẽ không thể được giải quyết bằng một trận bão tuyết.

Sự chú ý cũng hướng đến California, nơi các điều kiện cháy rừng nghiêm trọng dự kiến sẽ đến bắt đầu vào cuối Chủ Nhật và kéo dài sang đầu Thứ Ba (ngày 25 tháng 10 và 27 tháng 10). Một trận gió lớn ngoài khơi được dự đoán sẽ phát triển ở các vùng phía nam Oregon và gần như toàn bộ California vào hôm nay. Các đợt gió có thể lên đến 70 dặm/giờ tại nhiều khu vực và độ ẩm có thể xuống tới 5%, điều này có thể dẫn đến cháy rừng lan nhanh.

Theo dự đoán, những đợt gió gây thiệt hại lớn nhất sẽ xảy ra vào tối chủ nhật và đầu Thứ Hai (ngày 26 tháng 10) trên khắp các khu vực của Vùng Vịnh và Thung lũng Sacramento. Dự báo này đã làm công ty điện lực lớn nhất Pacific Gas & Electric thông báo kế hoạch cắt điện ở Bắc California gây ảnh hưởng gần 1 triệu người. Khu vực Los Angeles cũng sẽ chứng kiến tình trạng hỏa hoạn nguy hiểm bắt đầu từ đêm nay và sang thứ Hai. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-chuan-bi-doi-mat-voi-mot-tuan-le-day-bien-dong-ve-thoi-tiet/

Anh quy định khác VN thế nào đối với hoạt động từ thiện?

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc vừa đề nghị thay đổi quy định của một nghị định về công tác cứu trợ sau sự kiện ‘đại hồng thủy’ gây thiệt hại nặng cho các tỉnh miền Trung nước này, và nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện đã tự động vào cuộc, không cần nhà nước chỉ đạo.

Hiện nay, Điều 5, Nghị định 64/2008 ở Việt Nam quy định chỉ một số tổ chức, đơn vị mà đi đầu là Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập Đỏ, và các quỹ xã hội được đăng ký “được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ”.

Khó, dễ trong chuyện cứu trợ miền Trung VN

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

Hành động ‘quyên góp 100 tỷ’ của Thủy Tiên làm đại biểu Quốc hội Việt Nam quan tâm

“Các tổ chức, đơn vị ở Trung ương được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.”

Điều này gây ra nhiều câu hỏi trong dư luận về “độc quyền làm từ thiện” khi mà nhiều tổ chức công do Nhà nước lập ra chưa làm hiệu quả bằng một số cá nhân.

Thủy Tiên, một ca sĩ Việt Nam, đã dùng mạng xã hội quyên góp được con số khổng lồ là 150 tỷ VND cho việc cứu trợ đồng bào nạn nhân lũ lụt miền Trung.

Cũng có câu hỏi vì sao không để toàn bộ xã hội vào cuộc cùng giúp cho công tác cứu trợ như quy định của các nước khác.

Để giúp trả lời câu hỏi này, BBC News Tiếng Việt giới thiệu hoạt động từ thiện, cứu tế, cứu trợ tại Anh, căn cứ vào Luật Từ thiện (Charities Act 2011) như sau:

Hoạt động cứu trợ thiên tai, cứu trợ nhân đạo theo luật Anh được xác định là thuộc một trong số các hình thức của hoạt động từ thiện (charities), vốn có phạm vi quản lý rất rộng.

Mọi mặt cuộc sống đều cần ‘từ thiện’ và thiện nguyện

Luật Từ thiện 2011, nâng cao, bổ sung nhiều điều khoản cho phù hợp với hoạt động cứu tế, cứu trợ và từ thiện trong luật 1978, 2006…

Bão lũ ở VN: Công khai sao kê 100 tỷ, Thủy Tiên nói ‘rất áp lực’

Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ

Cũng văn bản tại địa chỉ https://www.legislation.gov.uk/ukpga/2011/25 nói rõ thêm về các điều bổ sung 2016 cho luật này.

Tới nay, đây là bộ luật căn bản nhất, toàn diện nhất về từ thiện tại Anh, bao gồm các hoạt động hỗ trợ, cứu trợ (relief), ủng hộ, khuyến khích (support), gần như trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Từ một hội nhỏ cấp làng quê, hộ tư tế nhà thờ cho đến Oxfam, quỹ từ thiện và cũng là tổ chức phi chính phủ tầm quốc tế (đã có mặt tại Việt Nam), Anh Quốc có rất nhiều hội đoàn làm từ thiện.

Điều 2 của Charitie Act có định nghĩa thế nào là mục tiêu từ thiện (charitable purpose), liệt kê ra từ hoạt động xóa đói giảm nghèo (relief of poverty); thúc đẩy giáo dục; phát triển tôn giáo; hoạt động y tế và cứu trợ sức khoẻ; thúc đẩy tinh thần công dân, cộng đồng; cho tới các hoạt động văn hóa nghệ thuật, di sản, khoa học và cả hội đoàn thể thao không chuyên nghiệp.

Công tác vì môi trường, bảo vệ quyền lợi động vật, hỗ trợ bình đẳng sắc tộc, chủng tộc, bình đẳng giới… cũng có thể được tổ chức thành việc từ thiện.

Bình đẳng giữa nhà nước và xã hội công dân

Tính chất và hình thức từ thiện tại Anh đảm bảo sự đa dạng của xã hội, không phân biệt đối xử, và hoàn toàn không đặt khối xã hội dân sự đối đầu với nhà nước.

Ví dụ, trong subsection 1 của Điều 2, mục ‘m’ nói Nhà nước không hề ngăn cản xã hội tổ chức hoạt động từ thiện giúp cho Quân nhân Anh, cảnh sát Hoàng gia, cứu hỏa và dịch vụ xe cứu thương.

Dù Anh giáo là quốc đạo, với Nữ hoàng Elizabeth II là người đứng đầu Giáo hội Anh giáo, nhà nước thừa nhận cả ‘phi thần linh’ như một thứ tôn giáo có quyền tổ chức từ thiện.

Mục về ‘advancement of religion’ nêu hai định nghĩa: tôn giáo là đạo thờ thần linh, và tôn giáo là đạo không thờ thần linh nào (a religion which does not involve belief in a god).

Bên cạnh đó, Luật Từ thiện nêu rõ vai trò của các giáo hội tại Anh, Scotland, Bắc Ireland trong hoạt động cứu trợ, từ thiện.

Các hoạt động thiện nguyện (volunteering) và mang tính chất vận động công dân lãnh trách nhiệm cứu trợ không chỉ được khuyến khích mà còn được bảo vệ theo luật và Tòa Thượng thẩm (High Court).

Câu hỏi là có phải ai cũng được làm từ thiện có tổ chức?

Việc đóng góp cho từ thiện luôn là việc bình thường, hợp pháp từ lâu tại Anh.

Trong lịch sử Anh, hoạt động tế bần, cứu trợ dân bị thiên tai, dịch bệnh đã có từ nhiều thế kỷ.

Vua chúa, giáo hội, các hội đoàn hiệp sĩ, tu viện thường đi đầu trong công tác này.

Nhưng từ thế kỷ 17-18, cùng các khó khăn và thách thức gây ra cho xã hội và môi trường từ quá trình công nghiệp hóa, những nhà tế bần, hội thiện nguyện đã có mặt rộng khắp.

Năm 1845, Friedrich Engels, nhà tư bản người Đức (sau thành nhà hoạt động sáng lập chủ nghĩa cộng sản), sang Anh đã ghi nhận các hoạt động từ thiện rộng khắp của kỷ nguyên Victoria.

Tuy ông phê phán đây là chuyện làm từ thiện của ‘giới tư sản Ki Tô giáo’ (Christian burgeoise), Engels cũng nhìn thấy hoạt động tương tế của công nhân Ireland ở Anh với nhau một cách tổ chức xã hội tương lai.

Tính chất hiện đại của việc này là nó không còn mang tính tôn giáo mà là hoạt động xã hội dân sự bình thường, không cần “chỉ đạo” từ vua chúa, nhà thờ.

Luật Anh nay tuy thế yêu cầu các hoạt động làm từ thiện phải có đăng ký.

Việc đăng ký này giúp chính quyền giám sát hoạt động theo các tiêu chuẩn luật pháp (tránh lạm dụng, lừa đảo), đồng thời công nhận quyền miễn trừ thuế thu nhập với hoạt động từ thiện.

Cùng lúc, hệ thống common law của Anh, Úc, Canada, Mỹ cho phép hoạt động từ thiện tại Anh không cần đăng ký vẫn có thể vận hành.

Khi đó, dù không có đăng ký, họ vẫn được/bị coi là ‘charity’ theo luật common law.

Vì số đăng ký hội từ thiện (charity number) đi kèm việc khai thuế, và nhà nước hạn chế thu nhập của chính tổ chức và người làm từ thiện.

Tinh thần của luật này là cần đăng ký mọi hoạt động đem lại thu nhập cho tổ chức, cá nhân làm từ thiện nhiều hơn 100 nghìn bảng Anh trong một năm thuế.

Các khoản cao hơn mức đó và được ‘miễn thuế thu nhập’ sẽ không rơi vào túi người làm từ thiện mà được chuyển lại cho hoạt động từ thiện sau khi Sở Thuế Hoàng gia (HMRC) hoàn lại cho hội đoàn từ hiện ở dạng Gift Aid để làm công tác thiện nguyện.

Theo ông Iain McLintock từ CharityConnect trong một bài hồi 2019 thì chỉ trong năm 2018, cả nước Anh ‘tiết kiệm’ được 600 triệu bảng tiền Gift Aid – bồi hoàn thuế từ các quỹ từ thiện.

Trong lịch sử Anh, hoạt động tế bần, cứu trợ dân bị thiên tai, dịch bệnh đã có từ nhiều thế kỷ

Làm từ thiện phải hiệu quả và tin vào sức mạnh con người

Nếu như ở Việt Nam, theo Nghị định 64, việc làm từ thiện bị hạn chế trong một số cơ quan đoàn thể công, với tính hiệu quả hiện chưa rõ là cao hay thấp, Anh Quốc đã có các ví dụ vận hành hoạt động vì công ích rất tiết kiện.

Cần nói rằng mọi công ty, cơ quan đoàn thể ở Anh, không nhất thiết phải là hội từ thiện, đều có thể đặt ra phần trăm thu nhập, doanh thu của mình vào mục tiêu từ thiện.

Một cơ quan đóng góp nhiều là National Lottery (Quỹ Xổ số Quốc gia).

Quỹ này có tiếng là hiệu quả trên toàn châu Âu vì chỉ chi đúng 4% doanh thu cho hoạt động của bộ máy, công nhân viên, chi phí quảng cáo etc….

Còn lại, sau khi từ tiền thưởng cho người trúng xổ số thì bỏ cả 95% doanh thu vào 2000 dự án công ích, gồm các hoạt động từ thiện.

Tính từ đầu năm đến 31 tháng 3/2020, National Lottery đóng góp cho từ thiện 948,6 tỷ bảng Anh, bằng 1,27 tỷ USD.

Mặt khác, muốn làm từ thiện tốt cần có niềm tin vào con người.

Quỹ Oxfam nói sức mạnh của họ là “trao sức mạnh cho mọi người” (people’s empowerment), và tất nhiên là tính giải trình trước pháp luật về công chúng.

Cũng Oxfam đề cao tính bình đẳng, bao dung, không loại trừ ai (inclusiveness) trong công tác của họ.

Bắt đầu từ phong trào cứu tế nạn nói năm 1942 ở Oxford vì thế có tên là Oxford Committee for Famine Relief – OXFAM, tổ chức này nay phục vụ cho gần 20 triệu người trên toàn cầu.

Biến thảm họa thành cơ hội cho việc thiện và xây dựng cộng đồng, cải thiện đời sống xã hội cho tất cả mọi người xét cho cùng chính là cách làm mà Anh Quốc đã trải qua và Việt Nam nhân đại nạn lũ lụt miền Trung 2020 có thể học tập.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54694587

Hoàng tử Harry có thể mất tước vị nếu thành công dân Mỹ?

Hoàng tử Harry của Anh Quốc có thể sẽ bị mất mọi tước vị Hoàng gia phong tặng nếu anh nhập tịch Hoa Kỳ, theo các báo Anh trích lời một chuyên gia về danh hiệu, tước vị hoàng tộc.

Bà Marlene Koenig, một chuyên gia về thủ tục, danh hiệu Hoàng gia được trích lời hôm cuối tuần nói rằng nếu xin nhập tịch Mỹ, Hoàng tử Harry “sẽ tự động mất hết các tước vị Hoàng gia trao tặng”.

Harry và Meghan từ bỏ nhiệm vụ và danh hiệu hoàng gia

Harry và vợ ‘chào nhé’ hoàng gia Anh?

Vương Quyền, Hoàng gia Anh và thế giới

Hiện nay, vì là con của Thái tử Charles, Harry vẫn có tước vị Hoàng tử (Prince), và hiện vẫn là Công tước xứ Sussex, tước do Nữ hoàng Elizabeth II phong tặng khi anh cưới vợ, cô Meghan người Mỹ.

Chọn cuộc sống bình thường

Tuy thế, hồi đầu 2020, hai vợ chồng Harry và Meghan đã tự bỏ tước vị thành viên cao cấp của Hoàng gia Anh (senior members of the Royal Family) để có cuộc sống bình thường.

Các báo Anh nói nhiều đến “sự chia rẽ” và “mâu thuẫn” giữa Hoàng tử cả, William, và em trai Harry từ một vài năm qua.

Sự việc Harry lấy vợ là diễn viên Hoa Kỳ và dọn sang Mỹ sinh sống đã làm vấn đề thêm trầm trọng, theo Sunday Times 25/10/2020.

Theo một số tờ báo Anh, đến tháng 4/2020, cặp vợ chồng trẻ, hiện sống tại Santa Barbara, California, đã ra chỉ dấu không muốn con trai của mình mang danh hiệu gì liên quan đến Hoàng gia.

Hoàng gia Anh đón chào thêm bé trai

Hoàng tử Anh Harry sẽ cưới bạn gái người Mỹ

Bé Archie Harrison “sẽ là công dân bình thường” và không mang danh hiệu gì hết, các nguồn gần với Harry và Meghan ở Hoa Kỳ cho biết.

Ngay sau khi rời khỏi Anh, Harry đã mất hết các tước vị tượng trưng trong Quân lực Hoàng gia Anh, gồm cả chức Tướng Thủy quân Lục chiến và Trung tá Hải quân.

Lý do là các tước vị này đi cùng công việc ở Anh Quốc như chăm lo các lễ hội của quân nhân, dự các buổi khánh thành tàu thủy, quân y viện, gặp cựu chiến binh.

Các thành viên nam của Hoàng gia Anh, từ ông nội Hoàng tế Philip, Thái tử Charles, tới hai cháu trai, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry đều có các quân hàm cao cấp trong Hải quân, Không quân hoặc Bộ binh Anh Quốc.

Tuy vậy, đây chỉ là các hàm tướng tá mang tính tượng trưng và họ không nắm quyền tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Bản thân Harry đã mang hàm đại uý Bộ binh Anh khi anh phục vụ trong quân ngũ với họ tên là Harry Wales – lấy họ khi đó từ danh hiệu Hoàng tử xứ Wales, tước vị của cha anh.

Cả họ tên chính thức của Hoàng tử này là Henry Charles Albert David Mountbatten-Windsor.

Sau khi Harry nói sẵn sàng bỏ các tước vị, Hoàng gia Anh, trong một cử chỉ “hòa giải” đã tuyên bố Harry vẫn là Công tước Sussex.

Dù vậy, Hoàng gia Anh cho hay khi sống ở Hoa Kỳ và nước ngoài, cả Harry và Meghan không được dùng tước vị cho bất cứ hoạt động công nào.

Diễn biến mới nhất, là khả năng Harry xin nhập tịch Mỹ, có thể khiến anh mất cả tước vị cuối cùng này.

Lý do là Hiến pháp Hoa Kỳ không công nhận bất cứ tước vị quý tộc nào cả, theo lời chuyên gia Marlene Koenig nói với truyền thông Anh Quốc.

Bà chỉ ra rằng đã có một số trường hợp công dân Mỹ được thừa kế tước vị quý tộc của Anh nhưng không thể sử dụng công khai tại Mỹ.

Ở chốn riêng tư thì họ hoàn toàn có thể xưng danh quý tộc và chính quyền Hoa Kỳ không can thiệp vào việc đó.

Hiện chưa có bất cứ bình luận nào từ chính Harry và Meghan cũng như từ Hoàng gia Anh Quốc.

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-54690798

Lực lượng đặc biệt “SBS” của Anh Quốc

bắt giữ những người tình nghi cướp tàu ở eo biển Manche

Tin từ SOUTHAMPTON, Anh Quốc – Vào hôm Chủ nhật (25/10), các lực lượng đặc biệt của Anh Quốc xông lên một tàu chở dầu do Hy Lạp vận hành trên Eo biển Manche để giành quyền kiểm soát con tàu từ bảy người đi lậu, những người đe dọa thủy thủ đoàn trong một vụ tình nghi cướp tàu.

Các binh sĩ thuộc Special Boat Service (SBS), một đơn vị đặc nhiệm hải quân có trụ sở chỉ cách nơi con tàu bắt đầu có dấu hiệu gặp nạn vài dặm, lên tàu Nave Andromeda gần Đảo Wight ngoài khơi miền nam Anh Quốc.

Bộ Quốc phòng cho biết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ben Wallace và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Priti Patel ủy quyền cho các lực lượng quân sự lên con tàu “để bảo vệ tính mạng và đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn trên một con tàu tình nghi là bị cướp”. Bộ Quốc phòng từ chối xác nhận hoặc phủ nhận sự tham gia của SBS – tuân theo chính sách của chính phủ Anh Quốc là không bình luận về các hoạt động của lực lượng đặc biệt. Nhưng một nguồn tin am hiểu về vấn đề này cho biết SBS có tham gia. Các hoạt động của SBS thường là tuyệt mật. Cựu sĩ quan quân đội Chris Parry của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc cho biết SBS có tham gia vào sự việc này.

Special Boat Service của hải quân, được xem là đơn vị tương đương với Special Air Service Regiment (SAS), là một trong những đơn vị đặc nhiệm bí mật nhất của Anh Quốc. Là một đơn vị chống khủng bố hàng hải tinh nhuệ, SBS có lịch sử từ Thế chiến thứ hai và tham gia vào nhiều cuộc xung đột trong 70 năm qua bao gồm Afghanistan và Iraq. (BBT)

https://www.sbtn.tv/luc-luong-dac-biet-sbs-cua-anh-quoc-bat-giu-nhung-nguoi-tinh-nghi-cuop-tau-o-eo-bien-manche/

Pháp tăng cường quan hệ với ASEAN

trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hãn

Nguyễn Trường

Pháp trở thành đối tác của ASEAN

Tại cuộc họp thường niên tổ chức vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chấp thuận việc Pháp mong muốn trở thành đối tác phát triển của tổ chức này. Bộ Ngoại giao Pháp đánh giá đây là một bước đi quan trọng trong việc tăng cường quan hệ của nước này với ASEAN và cùng chia sẻ tầm nhìn chung về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên sự bao trùm, tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế.

Chiều sâu hợp tác của Pháp trong phòng thủ và an ninh phản ánh sự đóng góp của nước này vào hòa bình và ổn định, đồng thời đem lại nền tảng cho một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn với các cơ cấu phòng thủ của ASEAN. Cương vị mới của Pháp với tư cách là Đối tác phát triển của ASEAN mở đường cho sự cộng tác sâu rộng hơn vào thời điểm khi một số nước đang trở nên hướng nội.

Pháp là quốc gia nằm trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Những lợi ích kinh tế và chiến lược của Pháp trong khu vực làm cho nước này trở thành một bên tham gia cam kết với sự ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đây là lý do giải thích tại sao Pháp nỗ lực phát triển mối quan hệ đối tác với các nước châu Á-Thái Bình Dương cả ở cấp độ đa phương lẫn song phương.

Mục tiêu của Pháp là xây dựng các mối quan hệ hợp tác và kinh tế dài hạn với các quốc gia trong khu vực: Trong 10 năm qua, Cơ quan phát triển của Pháp đã hỗ trợ hơn 170 dự án trị giá hơn 4 tỷ euro ở các nước ASEAN để tăng cường phát triển bền vững. Ngoài ra, Pháp còn có một cộng đồng doanh nghiệp phát triển mạnh và sự hiện diện của Pháp ở ASEAN đóng góp 20 tỷ euro trong đầu tư trực tiếp và 2.000 công ty cùng các chi nhánh của họ tạo ra 240.000 việc làm.

Chiến lược của Pháp về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Chiến lược của Pháp vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao trùm được công bố hồi năm 2018 có mục tiêu tăng cường sự can dự này trên mọi lĩnh vực. Vào thời điểm khi sự trỗi dậy kinh tế của khu vực châu Á tạo ra một thế giới với nhiều cơ hội và định hình các mối quan hệ quốc tế, Pháp đã quyết tâm tạo dựng đối tác với các quốc gia Đông Nam Á nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và một môi trường ổn định cho mọi người.

Vị trí của khu vực này ngày càng có ý nghĩa chiến lược và ASEAN, theo nhiều cách thức, rất giống với Liên minh châu Âu (EU), đóng vai trò tập thể. Đối mặt với nguy cơ phân cực lớn hơn, cả ASEAN lẫn Pháp phải tăng cường hợp tác để đối phó với những thách thức toàn cầu hiện nay.

Pháp trước sau như một thể hiện rõ cam kết của họ đối với hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự tham gia của nước này vào Đối thoại Shangri-La hàng năm ở cấp cao thể hiện điều đó.

Các lực lượng vũ trang Pháp cũng có lịch sử tham gia các cuộc huấn luyện và tập trận chung với các đối tác Đông Nam Á, đặc biệt là với Lực lượng không quân Singapore. Các tàu hải quân và máy bay của Pháp được triển khai đều đặn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm tăng cường quyền tự do hàng hải và tự do hàng không, củng cố trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc chia sẻ các giá trị của Pháp, ủng hộ chủ nghĩa đa phương và luật pháp dựa trên trật tự quốc tế, đồng thời hướng tới một thế giới an toàn hơn, dựa trên quản trị toàn cầu toàn diện. Những năng lực hoạt động này của Pháp cũng đóng một vai trò quan trọng trong an ninh hàng hải khu vực.

Pháp quan tâm đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì cho rằng họ là một cường quốc có chủ quyền trong khu vực trên cơ sở các vùng lãnh thổ và dân số của nước này (khoảng 1,6 triệu công dân Pháp đang sinh sống ở các vùng lãnh thổ hải ngoại; hơn 200.000 công dân Pháp định cư tại các quốc gia ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và 9/11 triệu km2 EEZ, khoảng 8.000 nhân viên quốc phòng đang đóng quân trên khắp khu vực). Đây cũng là một khu vực quan trọng đối với nền kinh tế Pháp: chiếm 60% dân số thế giới và 1/3 thương mại quốc tế. Hơn 1/3 kim ngạch xuất khẩu của nước này ngoài Liên minh châu Âu (EU) và hơn 40% kim ngạch nhập khẩu của nước này đến từ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Do đó, có thể nói mối quan hệ giữa Pháp và các quốc gia trong khu vực này được xây dựng trên cơ sở phụ thuộc về kinh tế.

Mặc dù các lợi ích của Pháp không trực tiếp bị đe dọa trong không gian Ấn Độ Dương Dương-Thái Bình Dương, nhưng nước này vẫn cần phải xác định một chiến lược quốc phòng hoàn chỉnh đối với khu vực này. Pháp cho rằng toàn cầu hóa làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, và mọi mối quan hệ gần như ngay lập tức chịu ảnh hưởng của các sự kiện ở xa. Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều để lại hậu quả trực tiếp đối với Pháp nói riêng và châu Âu nói chung.

Môi trường an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chuyển biến theo hướng xấu đi trước tình trạng cạnh tranh gay gắt Trung-Mỹ, cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, các mối đe dọa xuyên quốc gia, các cuộc xung đột lãnh thổ chưa được giải quyết và thậm chí là cả vấn đề hậu quả an ninh của biến đổi khí hậu trong thời gian qua. Bên cạnh đó, việc tất cả các quốc gia trong khu vực gia tăng các biện pháp quân sự có khả năng làm tăng nguy cơ leo thang. Điển hình là trường hợp Trung Quốc đang gia tăng các hành động trên biển Đông, khiến an ninh khu vực này biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Sự căng thẳng này có thể lan sang Ấn Độ Dương.

Hiện nay, Pháp đặc biệt quan ngại trước việc các quốc gia tăng cường đe dọa sử dụng vũ lực – cho dù đó là các phương tiện quân sự thông thường, lực lượng dân quân hay lực lượng bán quân sự, hoặc biến các lĩnh vực như không gian và kỹ thuật số thành lĩnh vực đối đầu. Mối đe dọa này chỉ làm gia tăng hiện tượng phân chia lợi ích giữa các quốc gia trong một khu vực vốn không có sự đồng nhất về tham vọng chính trị. Trong bối cảnh địa chiến lược không ngừng thay đổi này, tham vọng trên hết của Pháp là tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia trong một khu vực rộng lớn. Pháp cũng muốn gia tăng ảnh hưởng và khả năng hành động của họ để duy trì môi trường an ninh thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và chính trị của họ cũng như của các đối tác.

Tham vọng lớn của Pháp là tập trung nỗ lực vào việc đảm bảo sự tôn trọng đối với luật pháp quốc tế, như quy định về quyền tự do hàng hải và hàng không, nguyên tắc không phổ biến vũ khí hạt nhân và tăng cường thúc đẩy tiến trình đối thoại và thống nhất đa phương.

Thông qua việc triển khai lực lượng thường xuyên, Pháp cũng tham gia việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không. Mặc dù sự hiện diện quân sự của Pháp rất quan trọng nhưng vẫn bị giới hạn về quy mô ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. An ninh tập thể nhất thiết phải được đảm bảo trên cơ sở sự can dự của nhiều đối tác. Đây là lý do giải thích vì sao Pháp cam kết giúp châu Âu tăng cường sự hiện diện của họ ở lĩnh vực này. Khả năng hành động của Pháp tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở ra một cơ hội để huy động các đối tác châu Âu của Pháp trong một khu vực mà đa số đều có lợi ích.

Mỹ là đồng minh lịch sử và đối tác truyền thống của Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, do sự thống nhất về lợi ích quốc phòng và an ninh cũng như mức độ tương tác cao giữa lực lượng của hai nước. Pháp liên kết với Ấn Độ, Australia và Nhật Bản bởi một cộng đồng chung lợi ích và giá trị cho phép những nước này duy trì quan hệ hợp tác quốc phòng sâu rộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp và hàng hải. Khi sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực gia tăng, nhu cầu duy trì đối thoại với nước này cũng rất quan trọng.

Với tất cả các đối tác của mình tại khu vực Đông Nam Á, chiến lược quốc phòng của Pháp chú trọng đặc biệt đến hợp tác hàng hải. Pháp muốn tăng cường quan hệ đối tác song phương và khu vực ở khía cạnh “Nhận thức về các vấn đề hàng hải – MDA”.

Chiến lược của Pháp phản ánh ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ đối với sự cân bằng an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc làm thay đổi hoàn toàn sự cân bằng giữa các nhóm nước trong khu vực và dẫn đến sự thay đổi sức mạnh của lực lượng Mỹ. Nguy cơ là các đối thủ cạnh tranh lớn sẽ được khuyến khích tăng cường các hành động đơn phương và giảm bớt các hình thức hợp tác đa phương. Ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tình trạng không tuân thủ pháp luật và thiếu sự đồng thuận đa phương về những điều kiện liên quan đến quyền tiếp cận và sử dụng các không gian chung buộc Pháp phải tìm kiếm các giải pháp đối tác chiến lược để đối phó.

Là cường quốc hàng hải chịu trách nhiệm về EEZ lớn thứ hai trên thế giới, Pháp trên thực tế đã nhiều lần lên tiếng về tầm quan trọng của việc tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không. Pháp thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hàng không ở bất cứ nơi nào khi cần thiết, kể cả ở biển Biển Đông. Pháp cũng đặc biệt chú ý tôn trọng luật pháp quốc tế bởi các hoạt động cải tạo và quân sự hóa các quần đảo trong khu vực này đã làm thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng. Pháp muốn tránh tình trạng việc đã rồi của Trung Quốc, không muốn để điều này tái diễn ở các khu vực khác như Bắc Cực hay Địa Trung Hải.

Hợp tác về an ninh và quốc phòng, Pháp triển khai với các nước ASEAN với tư cách là quan sát viên của Tổ chức Cảnh sát các nước Đông Nam Á (ASEANAPOL), cũng như việc triển khai các dự án với tư cách là đối tác phát triển của ASEAN hay tư cách quan sát viên tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại các nhóm làm việc về an ninh hàng hải và hoạt động gìn giữ hòa bình. Pháp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến an ninh hàng hải và môi trường, góp phần hỗ trợ các chiến dịch gìn giữ hòa bình và đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức như chống buôn bán ma túy, nạn buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp, cướp biển, khủng bố và cực đoan đe dọa khu vực. Về an ninh hàng hải, Hải quân Pháp triển khai đều đặn tàu đến khu vực nhằm khẳng định ủng hộ của Pháp với tự do hàng hải và hàng không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.

Pháp cũng đã thiết lập quan hệ đối tác quan trọng với các quốc gia Đông Nam Á, trước hết là Singapore, Malaysia và Indonesia. Trong khu vực này, Pháp mong muốn hỗ trợ tăng cường quyền tự chủ chiến lược của các đối tác và góp phần củng cố cấu trúc an ninh hiện có. Trong bối cảnh này, Pháp tập trung hỗ các hành động của châu Âu trên danh nghĩa là một đối tác có ảnh hưởng trước những thách thức an ninh ở châu Á.

Việt Nam vốn là cựu thuộc địa của Pháp ở khu vực Đông Nam Á, cả hai quốc gia đều là thành viên trong khối Pháp ngữ. Hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2013.

Hợp tác kinh tế là lĩnh vực đạt được nhiều dấu ấn trong quan hệ song phương Việt – Pháp. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019 (đứng thứ 3 tại châu Âu chỉ sau Đức và Hà Lan). Về đầu tư trực tiếp, tính lũy kế đến hết tháng 5 năm 2020, Pháp đang có 588 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 3,56 tỷ USD, đứng thứ hai trong số các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam (sau Hà Lan).

Pháp đang thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng. Pháp là nước phương Tây đầu tiên có tùy viên quốc phòng tại Việt Nam (1991). Thỏa thuận khung giữa hai nước được ký vào năm 1997. Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp (11/2009), hai bên đã ký “Thỏa thuận giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Pháp về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng”.

Quan hệ hợp tác quốc phòng Việt-Pháp ngày càng phát triển: trao đổi đoàn thường xuyên, tổ chức họp tham mưu hàng năm, đối thoại an ninh, hỗ trợ xuất khẩu trang thiết bị khí tài, đào tạo sĩ quan, chiến hạm của Hải quân Pháp cập cảng Việt Nam. Một số lĩnh vực hợp tác mới cũng được mở ra (an ninh mạng, trao đổi chiến lược bản đồ quân sự, huấn luyện tiền triển khai cho các lực lượng chuẩn bị tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, công nghiệp quốc phòng và trang bị, quân y, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân binh chủng, thủy đạc…).

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hoà Pháp từ ngày 15 đến 20/9/2018, chiều 17/9/2018, tại trụ sở Bộ Quân đội Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt-Pháp đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2018-2028; Thoả thuận sửa đổi Thoả thuận về hợp tác quốc phòng Việt-Pháp được ký năm 2009.

Gần đây, Pháp cùng với Đức và Anh đã gửi Công hàm lên LHQ để thể hiện quan điểm của “tam cường” về vấn đề biển Đông, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của UNCLOS và việc đảm bảo tự do hàng hải, tự do hàng không và duy trì luật pháp quốc tế tại khu vực này.

Những thách thức đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiện nay đòi hỏi phải có nhiều hành động tập thể, hợp tác quốc tế, chủ nghĩa đa phương, cũng như tầm nhìn toàn cầu, vì những tác động có thể xảy đến mang tính phụ thuộc lẫn nhau. Đây là ý nghĩa trong chiến lược của Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/france-strenthens-cooperation-with-asean-to-deal-with-china-10252020124526.html

Tranh biếm họa Mohamed : Pháp kêu gọi

ngừng kích động biểu tình tại các nước Hồi Giáo

Thanh Phương

Tối qua, 25/10/2020, chính phủ Pháp đã kêu gọi chính quyền các quốc gia có liên quan ngăn chận những lời kêu gọi tẩy chay hàng Pháp và biểu tình chống Pháp, đồng thời yêu cầu họ bảo đảm an ninh cho các công dân Pháp sống tại các nước này.

Những lời kêu gọi biểu tình và tẩy chay hàng Pháp đã được đưa ra tại nhiều nước Hồi Giáo để phản đối tuyên bố của tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Tư tuần trước trong lễ tưởng niệm cấp quốc gia dành cho giáo viên Samuel Paty, bị một kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan sát hại ngày 16/10, vì đã cho học sinh xem các tranh biếm họa vẻ đấng tiên tri Mohamed. Trong buổi lễ đó, tổng thống Pháp đã hứa sẽ tiếp tục bảo vệ quyền được vẽ các tranh biếm họa Mohamed. Tuyên bố nói trên của ông Macron đã gặp nhiều chỉ trích ở các nước có đa số dân là Hồi Giáo.

Theo hãng tin AFP, hôm thứ Bảy, tại Lybia, các nhóm biểu tình nhỏ đã tập hợp ở nhiều thành phố. Tiếp đến, hôm qua, chưa tới 70 người đã hưởng ứng lời kêu gọi biểu tình ở thủ đô Tripoli, đốt và dẫm lên ảnh tổng thống Macron và quốc kỳ Pháp.

Còn tại Israel, khoảng 200 người đã tập hợp trước tư dinh của đại sứ Pháp, trong khi tại giải Gaza, người biểu tình đã đốt ảnh tổng thống Macron. Các cuộc biểu tình cũng đã diễn ra ở Tunisie, nhưng cũng chỉ quy tụ vài chục người. Riêng tại Maroc, bộ Ngoại Giao nước này đã ra thông cáo lên án việc tiếp tục đăng các bức biếm họa «  xúc phạm đạo Hồi và đấng tiên tri ».

Erdogan lại đả kích Macron

Hôm qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại đả kích tổng thống Macron, một lần nữa tỏ vẻ nghi ngờ về « sức khỏe tâm thần » của nguyên thủ quốc gia Pháp, như tuyên bố của ông đưa ra hôm trước. Những lời lẽ của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã bị toàn bộ chính giới nước Pháp, từ cánh cực hữu cho đến cánh cực tả, kịch liệt lên án. Để tỏ thái độ bất bình về những chỉ trích của tổng thống Erdogan đối với tổng thống Macron, hôm thứ Bảy, điện Elysée thông báo đã triệu đại sứ Pháp ở Ankara về nước, một hành động hiếm hoi trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.

Hôm qua, lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell cũng cho rằng tuyên bố của tổng thống Erdogan đối với đồng nhiệm Pháp là không thể chấp nhận được. Ông kêu gọi Ankara chấm dứt ngay « vòng xoáy đối đầu nguy hiểm » này.

Pakistan lên án Pháp chống đối Hồi Giáo

Pakistan vốn rất kín tiếng trên hồ sơ Trung Quốc đàn áp hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương theo đạo Hồi thế nhưng thủ tướng Imran Khan hôm 25/10/2020 đã nhanh chóng tố cáo tổng thống Pháp Emmanuel Macron « tấn công Hồi Giáo » qua việc khuyến khích đăng tải các bức biếm họa nhà tiên tri Mohamed nhân danh quyền tự do ngôn luận trên đất Pháp.

Thông tín viên đài RFI từ Islamabad, Sonia Ghezali cho biết thêm : 

« Thủ tướng Pakistan tố cáo Emmanuel Macron tấn công Hồi Giáo. Imran Khan phản ứng qua mạng xã hội bốn ngày sau bài diễn văn của tổng thống Pháp tưởng niệm giáo sư Samuel Paty. Thủ tướng Pakistan cho rằng tổng thống Macron, xin trích « dường như đã chọn giải pháp gia tăng tình trạng gạt bỏ, phân hóa và điều này đương nhiên dẫn tới những hành động cực đoan ». Thủ tướng Pakistan viết tiếp « thật lấy làm tiếc là Emmanuel Macron đã khuyến khích những hành động bài Hồi Giáo bằng cách tấn công vào đạo Hồi thay vì nhắm vào những kẻ khủng bố tiến hành bạo lực».

Một số chính khách Pakistan khác cũng đã phản ứng mạnh mẽ. Nhiều thành viên trong nội các của thủ tướng Imran Khan, như bộ trưởng bộ Kế Hoạch chẳng hạn. Ông này cho rằng quyền tự do ngôn luận cũng phải có giới hạn.

Kể từ Thứ Bảy vừa qua, nhiều tin nhắn kêu gọi tẩy chay hàng Pháp đã xuất hiện trên các mạng xã hội ».

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201026-tranh-bi%E1%BA%BFm-h%E1%BB%8Da-mohamed-ph%C3%A1p-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-ng%C6%B0ng-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-v%C3%A0-t%E1%BA%A9y-chay-t%E1%BA%A1i-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o

Covid-19 : Pháp vượt ngưỡng

50.000 ca nhiễm mới trong một ngày

Thanh Hà

Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp càng lúc càng nghiêm trọng : trong 24 giờ qua trên toàn quốc có thêm hơn 52.000 bệnh nhân. Theo các thống kê chính thức được công bố ngày 25/10/2020, đại dịch cướp đi mạng sống của 116 bệnh nhân trong một ngày, nâng tổng số thiệt hại nhân mạng lên hơn 34.700.

Đáng lo ngại hơn nữa là cứ trên 100 người được xét nghiệm thì có 17 trường hợp dương tính với virus corona. Tỷ lệ lây nhiễm như vậy cao gấp 4 lần so với hồi đầu tháng 9/2020. Tại Paris và vùng phụ cận, 67 % giường tại các khoa hồi sức ở bệnh viện đang được dành để điều trị bệnh nhân Covid-19.

Chủ tịch Hội Đồng Khoa Học Pháp, giáo sư y khoa Jean François Delfraissy nhấn mạnh, « tình hình đột ngột xấu đi trong 10 ngày trở lại đây ». Vào lúc thống kê chính thức đưa ra con số trên 52.000 ca nhiễm mới trong một ngày, giáo sư Delfrayssy cho rằng « con số thực sự có thể dao động ở mức 100.000 trường hợp mỗi ngày ». Trong trường hợp đó, để đảo ngược tình thế, Pháp chỉ có hai sự lựa chọn : « mở rộng thêm các biện pháp giới nghiêm trên bình diện quốc gia đồng thời kéo dài thời gian giới nghiêm » thay vì như quy định từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng  ngày hôm sau. Sau từ 10 đến 15 ngày nếu tình hình không khả quan hơn, chính phủ cần hướng tới giải pháp ban hành tình trạng phong tỏa trên toàn quốc ở mức độ nhẹ hơn so với hồi tháng 3 và tháng 4/2020.

Pháp chỉ là một trong số các nước châu Âu bị làn sóng dịch Covid-19 thứ nhì thách thức. Ý, Đức hay Tây Ban Nha cũng đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác. Tại Madrid thủ tướng Pedro Sanchez thông báo triển hạn tình trạng khẩn cấp y tế cho đến đầu tháng 5/202, lệnh giới nghiêm có hiệu lực trên toàn Tây Ban Nha. Tại Ý, có ít nhất ba vùng chung quanh các thành phố lớn như Roma, Milano và Napoli áp dụng lệnh giới nghiêm. Biện pháp này sẽ được mở rộng đến hai vùng khác là Piemonte ở miền bắc và đảo Sicilia ở miền nam. Còn tại Berlin, chiều qua chính phủ Đức đã phải huy động hàng trăm cảnh sát để dẹp một cuộc biểu tình chống các biện pháp ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201026-covid-19-ph%C3%A1p-v%C6%B0%E1%BB%A3t-ng%C6%B0%E1%BB%A1ng-50-000-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-trong-m%E1%BB%99t-ng%C3%A0y

Triển lãm Matisse tại Paris : giữa hội họa và văn học

Tuấn Thảo

Ban đầu được dự kiến tổ chức vào mùa xuân, cuộc triển lãm lớn về danh họa Matisse tại Paris sau hai lần bị trì hoãn do dịch Covid-19, rốt cuộc cũng diễn ra từ ngày 21/10/2020 cho tới 22/02/2021. Trung tâm văn hóa Pompidou đã muốn đem lại một góc nhìn khác về sự nghiệp của Matisse qua lăng kính văn học, nhân 150 năm ngày sinh của danh họa người Pháp.

Mang tựa đề ‘‘Matisse, comme un roman’’ hiểu theo nghĩa ‘‘Đời Matisse tựa như tiểu thuyết’’, Trung tâm Pompidou giới thiệu với công chúng 230 tác phẩm đủ loại của Henri Matisse (1869-1954), từ những bức vẽ mang đầy tính thử nghiệm đầu tiên của ông vào đầu thế kỷ 20 trong đó có các bức tranh ‘‘Les Tapis rouges’’ (Những bức thảm đỏ, 1906) và ‘‘Intérieur aux aubergines’’ (Cà tím trong nội thất, 1911), cho đến những bức bích họa hoành tráng hơn, các tác phẩm bột màu cắt dán thực hiện trong những năm cuối đời vào giữa thập niên 1950. 

Những tác phẩm ấy đã trở nên nổi tiếng sau này không những trong giới chuyên sưu tầm mà còn trở nên quen thuộc với giới yêu hội họa ! Cũng từ các bức tranh ấy, tài năng của Henri Matisse được công nhận rồi nâng lên hàng họa sĩ bậc thầy, điêu luyện về màu sắc, tinh tế trong bố cục. Điển hình là bức kiệt tác ‘‘La Tristesse du roi’’ (Nỗi buồn của nhà vua, 1952) được trưng bày lần đầu tiên tại Trung tâm văn hóa Pompidou, sau khi được trùng tu. 

Triển lãm đồ sộ với hơn 200 tác phẩm

Đây là cuộc triển lãm có quy mô lớn kể từ nửa thế kỷ gần đây. Lần cuối thủ đô Paris tôn vinh tài năng của Matisse là cuộc triển lãm ‘‘toàn cảnh’’ vào năm 1970 tại Viện bảo tàng Grand Palais. Lần này, Trung tâm văn hóa Pompidou (còn được gọi là Beaubourg) đã bổ sung bộ sưu tập khá đồ sộ của mình gồm hơn 100 tác phẩm trong kho lưu trữ, với thêm 130 tác phẩm vay mượn từ nhiều viện bảo tàng khác trong đó có Cateau-Cambrésis và bảo tàng thành phố Nice, vốn là nguyên quán và nơi yên nghỉ cuối cùng của danh họa người Pháp. 

Thông qua các tác phẩm trưng bày, cuộc triển lãm nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa văn học và họa sĩ. Thi ca hay văn chương, đã có khá nhiều tác phẩm đương thời gợi hứng sáng tác cho Matisse. Đó là trường hợp của tập thơ ‘‘Poésies’’ của Stéphane Mallarmé. Vào năm 1930, trong khi Viện bảo tàng nghệ thuật đương đại New York đang tổ chức triển lãm lớn về Matisse, ông lại được nhà xuất bản Thụy Sĩ Albert Skira đề nghị vẽ tranh minh họa cho tuyển tập thi ca Mallarmé. Ban đầu hơi đắn đo do dự, có lẽ cũng vì ông chưa quen với thể loại ‘‘minh họa’’, rốt cuộc Matisse vẫn dành trọn hai năm trời cho dự án này. Matisse không ‘‘vẽ chơi’’ mà lại cống hiến hết mình với vô số bản vẽ, bức phác họa và tranh khắc. 

Từ khối lượng phong phú dồi dào ấy, nhà xuất bản Thụy Sĩ đã cùng với danh họa người Pháp tuyển chọn ra khoảng 30 bức minh họa ưng ý nhất để đăng trong tác phẩm hoàn chỉnh. Mặc dù lúc sinh tiền, hai nghệ sĩ Matisse và Mallarmé chưa từng quen biết nhau, nhưng dự án này đã mở ra một cuộc đối thoại kỳ diệu, khác thường giữa tranh ảnh và ngôn từ, giữa hội họa và thi ca.

‘‘Bí ẩn của Matisse’’ trong mắt Aragon

Sự thành công ấy mở đường sau đó cho Matisse dấn thân thử nghiệm vào những sân chơi khác, ngoài lãnh vực hội họa. Tiêu biểu hơn cả là dự án minh họa quyển tiểu thuyết ‘‘Ulysse’’, kiệt tác văn chương của James Joyce, cũng như dự án vẽ hoạt cảnh và thiết kế trang phục của vở múa ballet ‘‘Le Chant du Rossignol’’ (Tiếng hót chim sơn ca) dựa theo nền nhạc của Igor Stravinky và cốt truyện cổ tích của Andersen.   

Một trong những cuộc gặp gỡ quan trọng nhất diễn ra vào năm 1941 giữa Henri Matisse (1869-1954) và nhà văn Louis Aragon (1897-1982). Sau nhiều lần gặp mặt trao đổi, nhà văn Louis Aragon viết quyển ‘‘Henri Matisse, Roman’’, thoạt nghe tựa đề có vẻ giống như tiểu thuyết hư cấu, nhưng thật ra tác phẩm được viết như một quyển tiểu luận phân tích và phê bình nghệ thuật. Trong mắt của Louis Aragon, lối sáng tạo của Matisse thoạt nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng lại có chiều sâu khôn lường, như trong bức kiệt tác ‘‘La Danse’’ (Điệu Múa), được xem như một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái dã thú (fauvisme). 

Quyển sách không phải là tiểu thuyết nhưng lại dày đến 800 trang (kèm theo hơn 500 tài liệu và bức minh họa), tập hợp rất nhiều bài viết Louis Aragon tìm cách giải thích điều nhà văn gọi là “ Bí ẩn của Matisse ” và tất cả những gì ông không thể giải thích qua văn bản hay định nghĩa bằng ngôn từ. Tính tổng cộng, Aragon mất ba thập niên trời để hoàn tất quyển sách viết về sự nghiệp sáng tác của Matisse, và mãi đến năm 1971, nhà xuất bản Gallimard mới phát hành quyển sách này nhiều năm sau khi danh họa người Pháp qua đời.

Năm 1941 cũng là thời điểm quan trọng trong đời của Matisse, ông bị mỗ hai lần vì chứng ung thư ruột, bác sĩ thời ấy nói rằng ông chỉ còn có thể sống trong vòng sáu tháng. Bị nằm liệt gường và buộc phải ngồi xe lăn sau đó, Matisse do tin rằng mình không còn sống được lâu nên mới dồn tâm sức vào sáng tác. Rốt cuộc như ông nói, ông đã thoát chết trong ‘‘đường tơ kẽ tóc’’ và tựa như một món quà vô giá, cuộc đời ban tặng cho ông cơ hội sống thêm 13 năm nữa. 

Matisse và những tác phẩm cuối đời

Chính trong giai đoạn này, Matisse thay đổi hẳn lối tiếp cận nghệ thuật, qua các tác phẩm như ‘‘Nội thất màu đỏ’’, ‘‘Tĩnh vật trên bàn xanh (1947). Ông cũng khai phóng loại tranh cắt dán, vẽ với bột màu : do ông không thể đứng vẽ trong nhiều giờ, Matisse phân tác phẩm ra thành nhiều công đoạn và dùng kéo để cắt ghép nhưng bố cục hội họa mà ông hình dung ở trong đầu. Quá trình sáng tạo của Matisse không chỉ đơn thuần là hội họa mà còn kết hợp thêm nhiều bộ môn khác, kể cả nhiếp ảnh và thiết kế. Việc chụp hình từng giai đoạn rồi chỉnh lại cũng là một cách để loại bỏ các chi tiết rườm rà, các yếu tố không cần thiết để đạt tới một tầm nghệ thuật cao hơn.

Cuộc triển lãm tại Trung tâm văn hóa Pompidou tuân theo trình tự thời gian và chia đều các tác phẩm được trưng bày ra thành 9 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn tựa như một chương sách mở đầu với những trích đoạn văn học nổi tiếng. Về mặt ý tưởng, ban tổ chức thừa nhận đã gợi hứng rất nhiều từ quyển sách ‘‘Henri Matisse, Roman’’ của Louis Aragon, qua đó cho thấy tư duy sáng tạo của người họa sĩ.

Từ ý tưởng, cấu trúc cho tới ngôn ngữ hội họa, Matisse đi tìm trong sáng tác cách giải tỏa những ray rức bâng khuâng của một người nổi tiếng là thường có tâm trạng bất an, bồn chồn lo lắng. Cuộc triển lãm không chỉ trưng bày các tác phẩm hoàn chỉnh, mà còn giới thiệu những dự án dở dang, đơn thuần bị hủy bỏ hay tạm thời bị gác ngang. Tựa như nhà văn Aragon phải mất 30 năm để viết cho xong một quyển sách, chính các tác phẩm dang dở ấy lại rọi ánh sáng vào những giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp của Matisse, miệt mài tìm tòi cả đời, lửa truyền sáng tạo cho tới hơi thở cuối.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201026-tri%E1%BB%83n-l%C3%A3m-matisse-t%E1%BA%A1i-paris-gi%E1%BB%AFa-h%E1%BB%99i-h%E1%BB%8Da-v%C3%A0-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc

Covid-19 : Bỉ thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn

Thanh Phương

Hiện là tâm chấn của dịch Covid-19 tại châu Âu, vương quốc Bỉ đã ban hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn. Kể từ hôm nay, tại Bruxelles, các rạp chiếu phim và các viện bảo tàng phải đóng cửa, lệnh giới nghiêm được mở rộng. Đa số các hoạt động thể thao bị cấm và người dân phải đeo khẩu trang ở mọi nơi. Tại thành phố cũng là thủ đô của châu Âu, người dân đành phải chấp nhận các biện pháp mới, mà đối với họ chẳng khác gì là phong tỏa.

Phóng sự của thông tín viên Jérémy Audouard tại Bruxelles :

Ngoài các trường học và cửa hàng vẫn được mở cửa, mọi hoạt động ở Bruxelles đều ngưng lại. Nói chung là người dân chấp nhận các biện pháp mới, nhưng họ cũng cảm thấy hơi bất công, như suy nghĩ của Eric, một nghệ sĩ piano đã buộc phải hủy toàn bộ các buổi diễn trong khi « bên cạnh đó thì IKEA và các cửa hàng lớn khác vẫn được mở cửa, với đầy người trong đó. Có những điều không logic chút nào ».

Pauline và Annalia, hai cô gái người Pháp sống tại thủ đô Bỉ cho rằng chính quyền không dám nói đến từ cấm kỵ « tái phong tỏa », nhưng đúng là nước Bỉ đang đi đến biện pháp này: «Tôi nghĩ không may là chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ bị phong tỏa trở lại. Đó là phong tỏa mà không ai gọi là phong tỏa, vì điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ không thể làm được gì. »

 Rất nhiều người dân Bỉ chỉ trích sự thiếu nhất quán trong các chính sách phòng chống dịch Covid-19. Tại quốc gia liên bang với 11 triệu dân này, các biện pháp thay đổi thường xuyên tùy theo các vùng và các thành phố, làng xã. Cho nên đã có nhiều căng thẳng. Hôm qua, khoảng 60 người biểu tình chống các biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19, đã bị bắt giữ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201026-covid-19-b%E1%BB%89-thi-h%C3%A0nh-c%C3%A1c-bi%E1%BB%87n-ph%C3%A1p-nghi%C3%AAm-ng%E1%BA%B7t-h%C6%A1n

COVID-19 tái bùng phát,

Tây Ban Nha giới nghiêm toàn quốc

BARCELONA, Tây Ban Nha (AP) – Trước sự tái bùng phát mạnh mẽ của dịch COVID-19, chính quyền Tây Ban Nha hôm Chủ Nhật, 25 Tháng Mười, tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, bao gồm cả lệnh giới nghiêm, để tránh quay trở lại tình trạng các bệnh viện bị tràn ngập như trước đây.

Thủ Tướng Pedro Sánchez nói rằng người dân sẽ bị giới hạn di chuyển trên đường phố Tây Ban Nha trong thời gian từ 11 giờ đêm tới 6 giờ sáng, ngoại trừ các trường hợp như đi làm, mua thuốc, chăm sóc người cao niên và trẻ nhỏ. Ông cho hay lệnh giới nghiêm bắt đầu có hiệu lực từ tối ngày Chủ Nhật và có thể sẽ kéo dài trong sáu tháng.

Trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình tiếp theo cuộc họp với nội các, Thủ Tướng Sánchez nói: “Thực tế là Âu Châu và Tây Ban Nha đang chìm trong làn sóng thứ nhì của đại dịch. Tình hình của chúng ta hiện nay rất nguy hiểm.”

Giới lãnh đạo 17 khu vực và hai vùng tự trị ở Tây Ban Nha sẽ có thẩm quyền sửa đổi lệnh giới nghiêm để có thể bắt đầu trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 giờ tối và chấm dứt từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, tùy theo tình hình tại chỗ, cùng là đóng cửa vùng của họ, giới hạn không cho tập trung quá sáu người không sống cùng nhà.

Lệnh giới nghiêm cũng không áp dụng cho quần đảo Canary Islands của Tây Ban Nha, vốn mới gần đây đã được Anh và Đức đưa ra khỏi danh sách những địa điểm du lịch không an toàn, do tình hình y tế thuận lợi nơi này.

Biện pháp giới nghiêm của Tây Ban Nha được đưa ra sau khi chính phủ Pháp có lệnh giới nghiêm từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng tại các thành phố lớn và nhiều nơi khác trong nước hồi tuần qua.

Tây Ban Nha tuần qua trở thành quốc gia Âu Châu đầu tiên vượt quá 1 triệu ca nhiễm COVID-19. Hôm Thứ Sáu, ông Sánchez xác nhận rằng con số thật sự có thể lên tới hơn 3 triệu, do không có khả năng thử nghiệm đầy đủ cùng là các lý do khác. (V.Giang) [kn]

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tay-ban-nha-ra-lenh-gioi-nghiem-toan-quoc-chan-lay-lan-covid-19/

Thượng Karabakh :

Thêm một thỏa thuận ngưng bắn bị tan vỡ

Thanh Hà

Lần thứ ba liên tiếp hy vọng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Thượng Karabakh lại tiêu tan. Trên nguyên tắc lệnh có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng giờ địa phương ngày 26/10/2020, nhưng trước khi quyết định này có hiệu lực, đôi bên quy trách nhiệm cho đối phương vi phạm thỏa thuận đã đạt được tại Washington trong hai ngày cuối tuần vừa qua.

Trước đây, tại Matxcơva và Paris, đại diện của chính quyền Azebaijan và Armenia đã đồng ý về một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo nhưng cả hai thỏa thuận này đều không được tôn trọng. Lần này dưới sự chủ tọa của chính quyền Mỹ, một trong số các đồng chủ tịch nhóm Minsk, hy vọng im tiếng súng cũng đã nhanh chóng tiêu tan.

Trong khi đó, chính quyền Teheran hôm 25/10/2020 thông báo đã triển khai quân đến sát biên giới với Armenia và Azerbaijan sau sự cố đạn pháo trong các vụ giao tranh tại Thượng Karabakh rơi xuống lãnh thổ Iran. Thông tín viên Siavosh Ghazi từ Teheran tường trình :

« Chỉ huy trưởng lực lượng bộ binh Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran, đơn vị tinh nhuệ Iran, đã thông báo triển khai quân tại biên giới vùng Thượng Karabakh nhằm bảo vệ lãnh thổ. Armenia và Azerbaijan cùng lao vào xung đột nhằm kiểm soát vùng lãnh thổ này.

Trong những tuần qua, đạn pháo, pháo cối xuất phát từ vùng chiến sự này đã nhiều lẫn bắn sang các làng mạc Iran. Trung tuần tháng 10/2020 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Iran trên Twitter đã cảnh báo « nếu các vụ pháo kích như vậy vẫn tiếp diễn, Iran sẽ không để yên ». Tướng Pakpour, chỉ huy lực lượng trên bộ của Vệ Binh Cách Mạng Hồi Giáo Iran cũng đã khẳng định Teheran tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng sát cạnh, và bác bỏ mọi thay đổi ở đường biên giới.

Nhiều quan chức Iran gần đây đã nhắc lại rằng vùng Thượng Karabakh thuộc về Azerbaijan. Sở dĩ Teheran có lập trường như vậy bởi vì tại Iran có một cộng đồng người Azerbaijan khá lớn ước chừng hơn 30 triệu trên tổng số 80 triệu dân. Tuy nhiên Teheran cũng đã chỉ trích sự hiện diện của một số chiến binh cực đoan được đưa từ Syria đến Thượng Karabkakh để hỗ trợ cho chính quyền Baku. Iran xem đây là một mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chính mình ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201026-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh-th%C3%AAm-m%E1%BB%99t-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ng%C6%B0ng-b%E1%BA%AFn-b%E1%BB%8B-tan-v%E1%BB%A1

Belarus: Sẽ có đình công trên toàn quốc

để buộc Lukashenko từ chức

Lục Du

Hôm Chủ nhật (25/10), nữ thủ lĩnh đối lập Sviatlana Tsikhanouskaya đã kêu gọi người dân Belarus thực hiện một cuộc đình công trên toàn quốc sau khi lực lượng cảnh sát trung thành với Tổng thống kỳ cựu Alexander Lukashenko bắn lựu đạn gây choáng để giải tán các cuộc biểu tình, theo Reuters.

Bà Tsikhanouskaya trước đó đã đưa ra “Tối hậu thư của nhân dân” để Lukashenko từ chức vào tối Chủ nhật, nói rằng sẽ kêu gọi cuộc đình công nếu người đã làm tổng thống suốt 26 năm liên tục ở Belarus không thực hiện theo yêu cầu của người biểu tình.

Tuy nhiên Lukashenko cho thấy những dấu hiệu rằng ông coi nhẹ yêu cầu này của nữ thủ lĩnh đang sống lưu vong ở Lithuania.

“Chế độ này một lần nữa khiến người Belarus thấy rằng biện pháp mạnh là thứ duy nhất có tác dụng”, bà Tsikhanouskaya viết trong một tuyên bố. “Đó là lý do tại sao ngày mai, ngày 26/10, một cuộc đình công trên khắp đất nước sẽ bắt đầu”.

Hiện chưa rõ có bao nhiêu người Belarus hưởng ứng lời kêu gọi của bà Tsikhanouskaya. Nhưng để thể hiện sức mạnh của phe đối lập, hàng chục nghìn người đã tuần hành qua Thủ đô Minsk và các thành phố khác vào cuối tuần (24-25/10) thứ 11 liên tiếp sau cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 9/8, cuộc bầu cử mà ông Lukashenko bị cáo buộc gian lận để giành chiến thắng.

Cảnh sát đã sử dụng lựu đạn choáng để giải tán những người biểu tình trong khi họ đang tiến về phía Dinh Độc Lập ở thủ đô.

Các video cho thấy những người mang theo cờ đỏ và trắng của phong trào đối lập Belarus phải bỏ chạy sau những tiếng nổ lớn và đèn flash chiếu sáng các đường phố của Minsk khi màn đêm buông xuống.

Các vụ nổ và khói trắng bao trùm các khu dân cư. Cơ quan thực thi pháp luật Belarus xác nhận rằng vũ khí kiểm soát bạo loạn đã được sử dụng và các vụ bắt giữ đã diễn ra, hãng thông tấn Nga RIA đưa tin.

Nhóm nhân quyền Vesna-96 cho biết đã có 216 người biểu tình Belarus bị giam giữ vào Chủ nhật.

https://www.dkn.tv/the-gioi/belarus-se-co-dinh-cong-tren-toan-de-buoc-lukashenko-tu-chuc.html

TQ họp Hội nghị Trung ương với thách thức chồng chất?

Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm thứ Hai bắt đầu nhóm họp một hội nghị trung ương được cho là quan trọng nhất trong năm, kéo dài bốn ngày tại Bắc Kinh với hơn 300 ủy viên trung ương đảng chính thức và dự khuyết tham dự.

Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Ban Chấp hành Đảng Cộng sản khóa 19 từ ngày 26/10 đến ngày 29/10/2020 dự kiến chứng kiến việc cường quốc kinh tế thế giới ở châu Á đưa ra kế hoạch phát triển và kinh tế 5 năm của mình.

Đồng thời Chủ tịch Tập Cận Bình cũng được cho là sẽ công bố một kế hoạch dài hạn hơn cho giai đoạn 15 năm tới mà ông gọi là “Tầm nhìn 2035”, điều mở ra suy đoán là ông sẽ trở thành “nhà lãnh đạo đảng và nhà nước trọn đời”.

Tuy nhiên, trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Hai từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu Trung Quốc học cho rằng ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc đang đối diện với những thách đố to lớn và chưa từng có từ trước vào chính thời điểm này.

“Trung Quốc đang tuyên truyền rất mạnh mẽ những gì họ muốn thế giới thấy về sức mạnh của mình, nhưng thực chất họ đang gặp đầy rẫy những khó khăn và thách thức,” Giáo sư Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia Hà nội nói.

Trung Quốc: Đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Đại học có thể ‘dục tốc bất đạt?’

Đảng viên kỳ cựu bị khai trừ vì gọi Tập Cận Bình là “trùm mafia”

‘Tư tưởng Tập Cận Bình’ đứng đầu App Store TQ

Mỹ trừng phạt quan chức TQ vụ đàn áp người Uighur ở Tân Cương

“Trung Quốc đúng là một cường quốc rất mạnh đang lên và đảng Cộng sản Trung Quốc công khai tham vọng của mình trên thế giới, nhưng một vấn đề hết sức hệ trọng trong nội bộ của Trung Quốc ít được đảng CSTQ và ban lãnh đạo Tập Cận Bình nói ra hết đó là sự phân hóa cực kỳ sâu sắc về phát triển và thụ hưởng giữa các vùng miền ở nước này.

“Do sự chênh lệch thu nhập và phát triển vùng miền này đi kèm với cư dân, đây là vấn đề rất đáng quan ngại, những vùng đồng bằng, ven biển và đô thị lớn có thu nhập bình quân đầu người rất là cao, có những đơn vị cấp tỉnh thành có thể ngang hàng với một nước giàu có, phát triển ở phương Tây, thậm chí họ có năm, bảy thành phố, đơn vị tỉnh thành như vậy, mà mỗi một đơn vị ấy riêng biệt đã có tiềm năng ngang với một quốc gia ở phương Tây.

“Thì đó là điểm ưu điểm của họ mà họ đã tích lũy nhờ nhiều thập niên phát triển theo đường lối chiến lược từ trước để lại của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, đó là điểm mạnh, nhưng đồng thời ở hơn ba chục tỉnh, thành của Trung Quốc, lại chỉ có mức thu nhập bình quân trên đầu người so với chuẩn của thế giới vẫn là trung bình thấp, cho đến thuộc vào diện nghèo.

“Điều này gây ra một áp lực rất lớn đối với chính quyền Trung ương và là một bài toán đau đầu cho ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo đảng Cộng sản, vì thế cho nên điều hòa giữa những chênh lệch khác biệt trong phát triển và thụ hưởng cực kỳ sâu sắc ấy giữa các vùng miền và các tầng lớp cư dân, mà đảng Cộng sản Trung Quốc tự nhận mình là một nhà nước theo tôn chỉ xã hội xã hội chủ nghĩa mà một trong mục tiêu cuối cùng là sự bình đẳng của người dân, thì sự phân hóa giàu nghèo này trở thành sự phân cực, phân hóa cao nhất thế giới.

“Tầng lớp giàu có mới có thu nhập càng cao bao nhiêu, thì sự chênh lệch với những người sống ở những ngưỡng nghèo, trung bình thấp và những tầng lớp dưới lại càng tương phản và hố giãn cách càng lớn bấy nhiêu.

“Tôi cho rằng đây đã từng là một mâu thuẫn kinh điển trong lòng các xã hội tư bản cổ điển, nhưng Trung Quốc ngày nay là một quốc gia cộng sản chủ nghĩa tự đặt tôn chỉ của mình theo cái gọi là ‘xã hội chủ nghĩa hiện đại’, nhưng lại để thực tế diễn ra như thế, thì nó chỉ càng tô đậm thêm sự chênh lệch, sự đối kháng ấy và đối kháng giữa các tầng lớp nhân dân càng ngày càng có dấu hiệu sâu sắc và có thể sẽ trở thành những xung đột rất lớn tiềm tàng trong lòng của cường quốc phát triển thiếu cân đối này.”

Mỹ vẫn là thách thức lớn, dù ai đắc cử?

Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh đối ngoại quốc tế là chỉ cách ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 đúng một tuần, theo Giáo sư Trần Ngọc Vương, chính sách của nước Mỹ đối với Trung Quốc tới đây sẽ tiếp tục là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, dù ai trong cặp ứng viên đối thủ giữa Trump và Biden sẽ đắc cử Tổng thống ở kỳ bầu cử 2020.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc học nêu quan điểm với BBC:

“Theo tôi quan sát, đã có một thực tế đối kháng với Trung Quốc với tư cách chống lại một cường quốc có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Mỹ đã diễn ra trong thời kỳ Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền bốn năm vừa qua.

“Tới đây dù ai thắng cử trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sau hôm 03/11/2020, thì dù đó là Donald Trump hay Joe Biden, thì đều không dễ dàng gì cả cho Trung Quốc của ông Tập Cận Bình và đảng Cộng sản đang cầm quyền của ông ấy.

“Tôi cho rằng chính quyền Mỹ trong nhiệm kỳ Tổng thống tới sẽ có một sự đối kháng rất mạnh, không chỉ là chống Trung Quốc thông thường mà sẽ là đề phòng cao độ những hiểm họa của Trung Quốc và đó là nhận thức chung của cả hai đảng lớn của Mỹ là Cộng hòa và Dân chủ.

“Hai nhân vật đang tranh cử là Trump và Biden tuy khác nhau rất nhiều điều, nhưng có một việc mà giới quan sát phải thừa nhận rằng họ có điểm chung với nhau, đó là họ và đảng của họ hiện nay, cả Cộng hòa và Dân chủ, đều đề phòng và lo lắng cao độ, đều cảnh giác rất lớn với sức mạnh của thể chế và của nhà nước cộng sản đầy tham vọng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của ông Tập và ban lãnh đạo do ông đứng đầu.

“Và tôi cho rằng dù là Trump chiến thắng hay Biden đắc cử, thì liên minh của các nhà nước phương Tây, từ Âu sang Á, từ Bắc xuống Nam, và các nhà nước bảo vệ quyền lợi của dân tộc mình theo tinh thần lành mạnh, thì họ đều cộng hưởng với một trong hai chính trị gia này, bất luận ai thắng cử, để bảo vệ sự phát triển và độc lập, tự do và lợi ích quốc gia của mình.

“Và tôi cho rằng tới đây nước Mỹ sẽ củng cố việc trở thành một điểm tựa và trụ cột chung để cho thế giới và các lực lượng tiến bộ và văn minh dựa vào đó để tồn tại và phát triển, trước nguy cơ cạnh tranh và tham vọng của Trung Quốc, bởi vì có thể thấy rõ sự đồng thuận về mặt mô hình nhà nước văn minh, tiến bộ giữa các quốc gia trên thế giới, so và đối chiếu với mô hình nhà nước chuyên quyền, độc đoán, tham vọng, dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc hiện nay, thì rất hiếm khi các quốc gia nào trên thế giới lại đi theo, để chịu ảnh hưởng và cuối cùng để chịu bị tác động gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia then chốt của họ bởi Trung Quốc.”

Đả hổ, diệt ruồi, nay thì sao?

Giáo sư Trần Ngọc Vương cho rằng, về mặt nào đó có thể đánh giá là ông Tập Cận Bình từ khi lên cầm quyền đã có những thao tác lãnh đạo, quyền lực có thể tạm cho là thành công với ông và nhóm quyền lực xung quanh ông khi đưa ra các chiến dịch rầm rộ như ‘đả hổ, diệt ruồi’, với đa mục đích trong đó vừa ‘đánh tham nhũng’, ‘trị quan tham’, nhưng cũng qua đó lật đở được nhiều con hổ to, nhỏ, những đối thủ chính trị của ông và phe cánh của ông.

“Nhưng chính điều này cũng sẽ tạo ra cho ông thêm nhiều kẻ thù hoặc đối thủ,” nhà nghiên cứu Trung Quốc học nói.

“Và có thể nói là ông Tập Cận Bình đang có rất nhiều kẻ thù và đối thủ chứ không ít đâu, và qua thời gian thì họ cũng biết ẩn mình, náu mình chờ thời, không dễ để cho phát hiện và để được an toàn.

“Nhân đây, tôi cũng nói thêm một khía cạnh nữa là có nhiều nhân vật trung cao trong đảng Cộng sản Trung Quốc cũng bất đồng với đường lối và quyền lực của ông Tập, đặc biệt khi ông có những tham vọng trở thành một nhà lãnh đạo tuyệt đối, tập quyền, chuyên quyền duy nhất và tới cuối đời.

“Họ cũng không tán thành với chính thể với cách thức cầm quyền của đảng Cộng sản Trung Quốc mà đang gây ra đầy rẫy những khó khăn cho chính Trung Quốc do hậu quả của các chính sách đối ngoại tham vọng, bộc lộ ra quá sớm, đồng thời trong nước thì đối xử với nhân dân, vùng miền, với các dân tộc rất thiếu dân chủ và có xu hướng đàn áp, toàn trị, độc đoán, rất nhiều bất mãn đến từ không chỉ các dân tộc ở Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, hay từ Hong Kong, mà còn từ trong chính trong nội bộ người dân Trung Quốc ở trong cả nước.

“Những chính sách với Đài Loan cũng gây tranh cãi và có thể sẽ đẩy tới những vấn đề hệ trọng tiềm tàng trong tương lai không xa của khu vực và thế giới, nếu tiếp tục cách tư duy và xử lý như hiện nay.

“Những cán bộ đảng viên suy nghĩ như thế có không ít trong nội bộ đảng cầm quyền và chính quyền Trung Quốc từ trung ương tới địa phương và đặc biệt còn có cả lực lượng trí thức tinh hoa, tinh anh rất hiểu biết.

“Những lực lượng trí thức này nhận thức rất rõ bản chất, bộ mặt thật của ban lãnh đạo Tập Cận Bình, của đảng Cộng sản và chính quyền Cộng sản Trung Quốc bây giờ, hiểu rất rõ tham vọng, toan tính, thâu tóm quyền lực độc tôn của ông Tập và tập đoàn quyền lực của ông.

“Đã hết thời họ là những vật trang trí cao cấp của các chính quyền, như từ thời xưa cho đến đặc biệt là bây giờ, và họ rất đông đảo, ông Tập Cận Bình và ban lãnh đạo của ông biết, nhưng sẽ không bao giờ có thể ngăn cản được họ và họ là những tầng lớp tinh anh có thể đóng vai trò nòng cốt cho tương lai tiến bộ và đổi mới của Trung Quốc sau này.

“Trên đây là một số những thách thức mà Tập Cận Bình và giới lãnh đạo Trung Quốc đang đối diện, và từ quan điểm góc nhìn cá nhân, tôi không cho rằng mô hình cầm quyền độc tôn trọn đời của ông Tập cũng như những tham vọng nội trị, bang giao của ông sẽ khả thi, trái lại sẽ rất khó được chấp nhận, nếu như cứ tiếp tục tư duy và hành động theo cách cũ và không có đổi mới, cải tổ gì,” Giáo sư Trần Ngọc Vương nói với BBC từ Hà Nội hôm 26/10/2020.

Được biết, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất công bố kế hoạch chính sách 5 năm và đã làm như vậy kể từ năm 1953.

Một trong những nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị trung ương lần này là kế hoạch 5 năm được cho là rất tham vọng từ 2021-25 của Trung Quốc, trong đó ông Tập Cận Bình sẽ trình bày chi tiết chính sách và các ưu tiên phát triển của cường quốc kinh tế hàng đầu này của thế giới trong 5 năm tới, bên cạnh một tầm nhìn tham vọng tới 15 năm.

Vào ngày họp cuối cùng dự kiến bế mạc hôm 29/10, cơ quan truyền thông nhà nước của Trung Quốc được chờ đợi sẽ thông báo chi tiết về những gì đã được thống nhất bởi các ủy viên trung ương trong kỳ họp.

Hội nghị Trung ương 5 khóa 19 của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang phục hồi sau đợt bùng phát virus có nguồn gốc từ Vũ Hán, trong lúc cuộc sống và các sinh hoạt kinh tế, xã hội ở hầu hết các tỉnh, thành của Trung Quốc đã trở lại bình thường.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54694447

Trung Quốc: Đảng Cộng Sản họp hội nghị toàn thể

bàn về chính sách cho 5 năm tới

Trọng Nghĩa

Hội Nghị Toàn Thể Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ năm của đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc hôm nay, 26/10/2020 tại Bắc Kinh và kéo dài cho đến thứ Năm 29/10. Theo dự kiến hội nghị soạn ra kế hoạch phát triển cho 5 năm tới đây, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang xấu đi và Trung Quốc bị trừng phạt của Mỹ. Theo giới quan sát, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lợi dụng cơ hội này để củng cố ảnh hưởng của mình trong đảng Cộng Sản.

Các ưu tiên mà giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ đề ra bao gồm việc thúc đẩy khả năng tự cung tự cấp về mặt công nghệ, và nhu cầu trong nước. Hội nghị cũng sẽ thảo luận về một kế hoạch rộng lớn cho 15 năm tới, với các mục tiêu có khả năng tồn tại ít nhất trong thời gian cầm quyền còn lại của ông Tập, hiện đã 67 tuổi.

Theo nhật báo Anh Financial Times, trướcmắt, giới lãnh đạo Trung Quốc phải xét duyệt tiến độ thực hiện chỉ tiêu đề ra trong kỳ họp trước đây, theo đó Trung Quốc phải đạt được một “xã hội thịnh vượng vừa phải” trước năm 2021, khi đảng Cộng Sản Trung Quốc kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập.

Theo bà Holly Snape, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Anh Quốc Glasgow, ông Tập sẽ sử dụng cuộc họp lần này để củng cố thế lực của mình, và thúc đẩy khái niệm một nền kinh tế “tuần hoàn kép”: đẩy mạnh nhu cầu nội địa và năng lưc tự cung tự cấp, trong bối cảnh phần còn lại của thế giới vẫn bị dịch Covid-19 gây khó khăn.

Samm Sacks, chuyên gia về chính sách an ninh mạng tại New America, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tập đoàn công nghệ Hoa Vi đã cho Bắc Kinh thấy là một tập đoàn hàng đầu của họ hoàn toàn có thể bị lệnh phong tỏa công nghệ của Mỹ hạ gục dễ dàng.

Theo bà Sacks: “Chính quyền Trung Quốc hiện đang tìm cách giữ chặt các tiến bộ công nghệ của ho ở trong nước và tranh thủ các chuyên môn thu thập được từ các công ty nước ngoài”.

Điều đáng chú ý là lần đầu tiên từ năm 1986 đến nay, Bắc Kinh sẽ không ấn định chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm, mà theo các nhà phân tích, có thể sẽ vào khoảng 5% trong thời gian tới.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201026-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%E1%BA%A3ng-c%E1%BB%99ng-s%E1%BA%A3n-h%E1%BB%8Dp-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-to%C3%A0n-th%E1%BB%83-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-ch%C3%ADnh-s%C3%A1ch-cho-5-n%C4%83m-t%E1%BB%9Bi

Chủ tịch Tập Cận Bình cảnh báo

quân đội sẵn sàng cho chiến tranh

Lê Ngọc Thăng

Tập Cận Bình “đe doạ chiến tranh” với Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23/10 đã đưa ra cảnh báo trước các “kẻ xâm lược tiềm tàng” về ý chí và quyết tâm quân sự của Bắc Kinh. Lời cảnh báo này được đưa ra nhân dịp ông Tập Cận Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên, thời kỳ duy nhất trong lịch sử mà các lực lượng của Trung Quốc chiến đấu chống lại các lực lượng Mỹ.

Trước đó, trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đặc khu kinh tế được tổ chức tại Thâm Quyến, trong khi tiến hành kiểm tra lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc, Tập Cận Bình nhắc nhở rằng quân đội phải tuyệt đối trung thành, đáng tin cậy và: “Phải tập trung mọi suy nghĩ và lực lượng vào việc chuẩn bị cho chiến tranh và phải cảnh giác cao độ”.

Tập Cận Bình cũng kêu gọi Quân đoàn thủy quân lục chiến PLA đẩy nhanh việc nâng cấp khả năng chiến đấu để tạo ra một đội quân hùng mạnh, với những người lính thiện chiến, được tích hợp đầy đủ và linh hoạt trong hoạt động, phản ứng nhanh và có khả năng chiến đấu trong các điều kiện phức tạp.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng các tuyên bố này của ông Tập là lời cảnh báo này là nhắm đến Washington trong bối cảnh căng thẳng giữa hai cường quốc ngày càng leo thang trước thềm bầu cử Mỹ.

Trong bài phát biểu ngày 23/10 mang đậm chất chủ nghĩa yêu nước với những ký ức hào hùng của lực lượng Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã ca ngợi cuộc chiến “kháng Mỹ viện Triều” là minh chứng cho thấy sức mạnh quân sự của Trung Quốc so với “đế quốc thực dân Mỹ.” Thế nhưng, trong bài phát biểu đầy chua cay này, ông Tập nói rằng Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 là một lời cảnh tỉnh rằng đất nước ông luôn sẵn sàng chiến đấu chống lại bất kỳ ai “gây sự… ngay tại cửa ngõ của Trung Quốc”. Ông Tập cũng nói thêm: “Trung Quốc sẽ không bao giờ chùn bước để chứng kiến bất kỳ sự hủy hoại nào đối với chủ quyền dân tộc của mình… và Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép bất kỳ thế lực nào xâm chiếm hoặc chia rẽ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng”.

Thực tế, Bắc Kinh thường tận dụng các lễ kỷ niệm chiến tranh để phát đi những cảnh báo ngầm đối với Washington về sức mạnh quân sự của một “Trung Quốc mới”.

Những thông điệp trên được phát đi trước thềm bầu cử Mỹ và trùng với thời điểm diễn ra cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, trong đó, hai bên đã tranh cãi về việc ai sẽ ứng phó tốt hơn trước những thách thức mà một Trung Quốc đang trỗi dậy đặt ra. Trước đó, hôm 21/10, Lầu Năm Góc cho biết đã nhất trí thương vụ bán tên lửa cho Đài Loan trị giá hơn một tỷ USD. Đài Loan có nguy cơ trở thành một điểm nóng gay gắt nhất giữa Trung Quốc và  Mỹ.

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến đầu tiên và cho đến nay là cuộc chiến duy nhất mà các lực lượng của Mỹ và Trung Quốc từng đụng độ trực diện với quy mô lớn. Theo chính phủ Trung Quốc, hơn 197.000 binh sĩ nước này đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài 3 năm này, theo đó đã đẩy lực lượng liên quân Liên hợp quốc (LHQ) do Mỹ đứng đầu về vĩ tuyến 38 chia cắt Bán đảo Triều Tiên.

Khi căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, Bắc Kinh đã tận dụng dịp lễ kỷ niệm này vừa nhằm phát đi cảnh báo đối với các siêu cường đối địch, vừa nhắm vào người dân trong nước. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã phát động một đợt tuyên truyền với các cuộc phỏng vấn cựu chiến binh được phát sóng vào khung giờ “vàng” trong cả tuần qua. Bộ phim hành động mang tên “Sự hy sinh”, được các đạo diễn có tiếng của phim trường Trung Quốc dàn dựng với nội dung miêu tả một đội quân Trung Quốc cản trở bước tiến của binh sĩ Mỹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, đã được công chiếu trên toàn quốc vào ngày 23/10.

Alice Ekman, nhà phân tích chuyên về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu An ninh của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: “Ông Tập Cận Bình đang kích động tinh thần chiến tranh ở phạm vi nhận thức rộng lớn”.

Về khía cạnh thông điệp đối với người dân trong nước, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng lưu ý rằng bài phát biểu nói trên của Tập được phát đi trước thềm Hội nghị Trung ương 5 khóa XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dự kiến diễn ra vào tuần tới. Đây là cuộc họp quan trọng vốn sẽ đề ra kế hoạch phát triển chính trị, kinh tế và xã hội trong vòng 5 năm tới.

Hồi đầu tuần, trong chuyến thăm quan một cuộc triển lãm Chiến tranh Triều Tiên ở Bắc Kinh, ông Tập đã kêu gọi người dân Trung Quốc “giữ vững niềm tin vào chiến thắng cao cả của họ” và “đánh bại mọi kẻ thù” – một lời kêu gọi cũng được coi là một thông điệp rõ ràng đến Mỹ.

Sự đối địch chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ đã gia tăng liên quan các vấn đề thương mại, công nghệ, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, cuộc chiến về ý thức hệ cũng như những hành động của Bắc Kinh ở Biển Hoa Nam (Biển Đông), Hong Kong, Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Giới phân tích cảnh báo rằng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến là hiện hữu, cho dù một cuộc chiến tổng lực đi ngược lại những lợi ích của cả hai.

Nguy cơ đối với biển Đông

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục dâng cao, trang mạng dwnews.com (tiếng Trung) ngày 21/10 đưa tin quân đội Trung Quốc triển khai tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 (Đông Phong-17) tiên tiến dọc bờ biển phía Đông Nam của nước này.

Dongfeng-17 được triển khai dọc theo bờ biển phía Đông Nam chắc chắn có ý định nhắm vào Đài Loan, nhưng không thể được coi là chỉ nhằm vào mỗi Đài Loan. Đây là một phần trong chiến lược triển khai lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Tên lửa Dongfeng-17 là một vũ khí siêu thanh, được công bố lần đầu tiên tại lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10/2019. Nó được coi là một phần của vũ khí chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập của Trung Quốc. Thông tin công khai cho thấy Dongfeng-17 có tầm bắn 1.800-2.500 km. Loại tên lửa này có thể thực hiện các hành động né tránh với tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh. Trong quá trình bay, tên lửa này có thể chuyển mục tiêu tấn công, đột phá hệ thống đánh chặn chống tên lửa, thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào mục tiêu, thậm chí thả vũ khí hạt nhân.

Hồng Nguyên – chuyên gia quân sự chiến lược Trung Quốc và là Tổng thư ký của Trung tâm kiểm soát vũ khí thuộc Viện khoa học xã hội Trung Quốc đã công khai tuyên bố rằng Đài Loan vẫn chưa đến lượt “quan tâm” của Dongfeng-17. Nhưng ông cũng nói rằng Dongfeng-17 có thể hạn chế quyền tự do đi lại của tàu sân bay cùng các tàu chiến của quân đội Mỹ, khiến đất liền tương đối an toàn và có quyền tự do hành động trên bờ biển phía Đông Nam cũng như vùng biển ngoài khơi, trong khi Đài Loan bị cô lập đến mức tối đa.

Có thông tin cho rằng khi đối mặt với biển, tầm bắn của Dongfeng-17 không chỉ có thể bao phủ Đài Loan, mà còn có thể tấn công các mục tiêu như “căn cứ mạnh của kẻ thù”, biên đội trên biển ở các khu vực xung quanh của Trung Quốc, chẳng hạn như căn cứ Futenma ở Okinawa và căn cứ không quân Clark của Philippines chỉ cách Đài Loan 460 km v.v…, tầm bắn của Dongfeng-17 cũng có thể chạm đến căn cứ quân sự của Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.

Điều quan trọng hơn, toàn bộ Biển Đông cũng hoàn toàn nằm trong tầm hoạt động của Dongfeng-17. Việc triển khai Dongfeng-17 dọc theo bờ biển Đông Nam đương nhiên không chỉ để thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, mà còn là một mắt xích quan trọng trong cách bố trí quân sự của Trung Quốc. Dongfeng-17 và các mẫu tên lửa khác do quân đội Trung Quốc triển khai tạo thành một hệ thống tên lửa có khả năng kết nối phạm vi, khả năng bổ sung, kết hợp cao và thấp, sử dụng linh hoạt, có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu tầm trung, tầm ngắn và tầm xa.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Trung Quốc rất có thể sẽ tìm kiếm một cuộc xung đột quân sự nhỏ để có thể thể hiện “sức mạnh của Trung Quốc” nhưng đồng thời cũng “răn đe Mỹ”. Với tiềm lực của hải quân Mỹ, có lẽ Trung Quốc chưa đủ sức để thách thức, chính vì vậy, Trung Quốc vẫn chỉ “giễu võ giương oai” trước Đài Loan, chứ chưa thực sự dám ra tay. Tuy nhiên, khu vực Trường Sa với nhiều quốc gia Đông Nam Á đang kiểm soát một số thực thể sẽ là mục tiêu thực tế và “trong tầm với” của Bắc Kinh. Một cuộc chiến chớp nhoáng trên biển, với một đối thủ yếu hơn, sẽ là mục tiêu cần thiết của hải quân Trung Quốc. Trong số đó, các thực thể mà Việt Nam đang kiểm soát có thể sẽ là mục tiêu mà Trung Quốc hướng tới với chiến thuật “giương đông kích tây”.

Việt Nam hiện đang kiểm soát 21 thực thể trên Trường Sa, chiếm số lượng nhiều nhất trong số các quốc gia đang đồn trú tại đây. Chính vì vậy, trong không khí căng thẳng và thù địch ngày càng cao ở biển Đông, Việt Nam là quốc gia cần phải chuẩn bị đầy đủ nhất trước khả năng ra tay “chớp nhoáng” từ Trung Quốc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/xi-jinping-warns-military-prepare-for-war-10252020121409.html

Trung Quốc trừng phạt các công ty Mỹ

vì bán vũ khí cho Đài Loan

Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lockheed Martin, Boeing Defense, Raytheon và các công ty khác của Mỹ có liên quan đến việc Washington bán vũ khí cho Đài Loan, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 26/10.

Người phát ngôn Triệu Lập Kiên nói với các nhà báo rằng Trung Quốc hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhưng không cho biết cụ thể hình thức trừng phạt nào.

Tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt bán 3 hệ thống vũ khí tiềm năng cho Đài Loan, bao gồm hệ thống cảm biến, tên lửa và pháo, với tổng giá trị có thể lên tới 1,8 tỷ USD.

Bắc Kinh vẫn luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát bằng vũ lực nếu cần thiết.

“Để bảo vệ lợi ích quốc gia, Trung Quốc quyết định thực hiện các biện pháp cần thiết và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Mỹ như Lockheed Martin, Boeing Defense và Raytheon, cũng như những cá nhân và công ty có hành vi không tốt trong quá trình bán vũ khí”, Reuters dẫn lời ông Triệu nói.

Trước đây, Trung Quốc từng áp đặt trừng phạt đối với Lockheed Martin và các công ty khác của Mỹ vì đã bán vũ khí cho Đài Loan, mặc dù không rõ hình thức trừng phạt nào đã được áp dụng.

Cũng như hầu hết các quốc gia, Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng Washington bị ràng buộc theo luật phải cung cấp cho hòn đảo này phương tiện để tự vệ.

Trong thời gian qua, chính quyền Trump đã tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan thông qua việc bán vũ khí và các chuyến thăm của các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, vốn đã căng thẳng bởi những bất đồng về Biển Đông, Hong Kong, nhân quyền và thương mại.

Một phát ngôn viên của Boeing cho biết trong một tuyên bố qua email rằng mối quan hệ đối tác của công ty với cộng đồng hàng không của Trung Quốc có lợi ích lâu dài và Boeing vẫn cam kết điều đó.

Lockheed Martin cũng cho biết trong một tuyên bố qua email rằng tất cả các hoạt động mua bán quân sự quốc tế của họ đều được chính phủ Hoa Kỳ quản lý chặt chẽ và sự hiện diện của họ ở Trung Quốc là rất hạn chế.

Raytheon chưa hồi đáp ngay yêu cầu bình luận qua email của Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-m%E1%BB%B9-v%C3%AC-b%C3%A1n-v%C5%A9-kh%C3%AD-cho-%C4%91%C3%A0i-loan/5635925.html

Virus corona tái bùng phát,

 thành phố ở Tân Cương lại xét nghiệm hàng loạt

 Bình luậnDu Miên

Các cơ quan y tế Trung Quốc ở Tân Cương đã thực hiện các biện pháp quyết liệt, sau khi có báo cáo một ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới ở địa phương, khiến một số người dân nghi ngờ về tuyên bố của chính quyền đối với đợt bùng phát mới nhất.

Theo ủy ban y tế địa phương, một thiếu nữ 17 tuổi sống ở quận Shufu, thuộc tỉnh Kashgar của Tân Cương, đã có kết quả xét nghiệm dương tính vào ngày 24/10. Tuy nhiên, cô này không có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, như là sốt hoặc ho.

Cô gái này đã được cách ly tại một bệnh viện ở Kashgar. Ủy ban y tế không có thông tin về cách cô bị nhiễm virus Corona Vũ Hán.

Vì ca bệnh này, Sân bay Kashgar đã hủy ít nhất 15 chuyến bay đến và đi vào ngày 24/10, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Tối hôm đó, sân bay cho biết đã hoạt động bình thường trở lại.

Cũng vào ngày 24/10, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng, sau khi Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Chen Quanguo của Tân Cương tổ chức một cuộc họp video với các quan chức địa phương, họ đã quyết định bắt buộc tất cả người dân Kashgar phải xét nghiệm COVID-19. Thành phố này có khoảng 4,62 triệu dân vào cuối năm 2019.

Ủy ban y tế tuyên bố rằng, họ dự kiến ​​sẽ lấy mẫu xét nghiệm từ tất cả người dân trong vòng 2 ngày.

Tính đến ngày 25/10, ủy ban y tế Tân Cương cho biết, trong số 308.207 mẫu xét nghiệm, đã có 137 mẫu xét nghiệm dương tính. Giới chức tuyên bố, không ai trong số những người mới được chẩn đoán có triệu chứng của bệnh.

Tất cả 137 người đều có liên quan đến một nhà máy nơi cha mẹ của thiếu nữ 17 tuổi làm việc. Không rõ liệu cha mẹ cô có nằm trong số những người bị nhiễm bệnh hay không.

Trong khi chính quyền địa phương chưa chính thức công bố bất kỳ biện pháp phong tỏa nào, một số cư dân mạng đã truy cập mạng xã hội Weibo của Trung Quốc để chia sẻ về tình hình ở Kashgar.

“Tôi không có thời gian để phản ứng và tôi không thể rời khỏi nhà,” một cư dân mạng viết vào ngày 25/10. Người này gắn thẻ vị trí của mình là Quận Yengisar ở Kashgar. Anh cũng viết rằng, thành phố đã bị phong tỏa vào chiều ngày 24/10.

Sau đó, anh đã bổ sung vào bài đăng của mình, nói rằng anh đã đến một cửa hàng trong khu dân cư nơi mình ở, nhưng tất cả rau đã hết sạch.

Một đoạn video được chia sẻ trên Twitter cho thấy, mọi người đang hoảng loạn mua đồ tại một siêu thị ở Kashgar. The Epoch Times không thể xác minh tính xác thực của video một cách độc lập.

Trong khi đó, các trường trung học cơ sở, trường tiểu học và trường mẫu giáo đã được lệnh tạm thời đóng cửa cho đến ngày 30/10, theo các phương tiện truyền thông nhà nước.

Một số người giấu tên nói với The Epoch Times tiếng Trung rằng, kế hoạch du lịch của họ đã bị ảnh hưởng bởi đợt tái bùng phát gần đây.

Một du khách đến từ Tây An – thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây ở phía tây bắc Trung Quốc, cho biết, chuyến bay trở về nhà của anh đã bị hủy vào ngày 24/10, buộc anh phải gia hạn thời gian lưu trú ở Kashgar. Du khách này nói, anh được nhân viên sân bay cho biết rằng chuyến bay của anh bị hủy vì “sự cố sức khỏe cộng đồng”.

Một du khách muốn bay từ Tây An đến Kashgar cho biết, chuyến bay của anh này đã bị hủy vào ngày 24/10. Vị du khách khẳng định Kashgar đã bị phong tỏa.

Chính quyền thành phố Bắc Kinh cũng bày tỏ lo ngại về đợt bùng phát mới nhất của Kashgar. Vào ngày 25/10, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Bắc Kinh khuyến cáo người dân không nên thực hiện bất kỳ chuyến công tác hoặc du lịch nào đến Kashgar trong thời gian tới. Cơ quan này cũng cho biết, những người đã đến Kashgar trong 14 ngày qua nên theo dõi sức khỏe của họ.

Vào giữa tháng Bảy, một đợt bùng phát ở thủ phủ Urumqi của Tân Cương đã khiến chính quyền địa phương phải thực hiện các biện pháp phong tỏa cực đoan.

Vào cuối tháng Tám, một số cư dân Urumqi cho biết, họ bị buộc phải thường xuyên dùng các loại thuốc chưa được kiểm chứng mà các quan chức y tế địa phương tuyên bố có thể giúp họ ngăn ngừa lây nhiễm virus Corona Vũ Hán.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/virus-corona-vu-han-tai-bung-phat-thanh-pho-o-tan-cuong-lai-xet-nghiem-hang-loat-91909.html

Bão Molave tàn phá Philippines; VN lo sơ tán 1,3 triệu dân

Bão Molave tấn công dữ dội miền nam Philippines, giật đổ cột điện và khiến ít nhất 12 ngư dân tỉnh Catanduanes mất tích, giới chức nói.

Tràn vào Philippines từ hôm 25/10, với sức gió 125kmh, giật 150kmh, bão gây lụt lội nghiêm trọng trên diện rộng, buộc hàng chục ngàn dân phải sơ tán.

Dự kiến trong thứ Ba, bão rời Philippines, di chuyển về phía Việt Nam, sẽ là cơn bão số 9 của VN trong năm nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai yêu cầu các tỉnh miền Trung chủ động phòng tránh.

Giới chức Việt Nam nói cần có phương án sơ tán khoảng 1,3 triệu dân ở các khu vực có thể bị bão tấn công.

Dự báo thời tiết nói bão số 9 bắt đầu ảnh hưởng tới các vùng ven biển Việt Nam từ tối thứ Ba, 27/10, và sẽ đổ bộ vào đất liền hôm thứ Tư 28/10.

Tin cho hay các tỉnh đang gấp rút lên phương án và triển khai nhằm hoàn tất công tác phòng chống trong chiều thứ Ba.

Trong số các biện pháp ứng phó, có việc chủ động sơ tán người, tàu thuyền trên biển, đảo và trên đất liền ra khỏi nơi nguy hiểm.

“Cứu người là quan trọng nhất, cho nên, tất cả các giải pháp có thể được, kêu gọi tàu bè, di dời dân cũng như khi tàu vào rồi thì cương quyết đưa ngư dân lên bờ, ngư dân trên lồng bè phải lên bờ,” trang tin điện tử của Chính phủ dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Học sinh Đà Nẵng được thông báo nghỉ học chiều 27 và ngày 28/10, còn tại Bình Định, các em được yêu cầu nghỉ từ chiều 27/10.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54690799

Thấy gió đã đổi chiều, ĐCSTQ bẻ lái

luận điệu truyền thông của đảng để ‘từ bỏ’ Biden

Hương Thảo

Sau cuộc tranh luận ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 22/10, đa số mọi người đã có thể thấy được, hình thế đã sáng tỏ, và ông Biden không có cách nào thoát thân khỏi vụ bê bối. Cuối cùng ĐCSTQ phải thừa nhận rằng đặt cược vào ông Biden là vô vọng. Vì vậy các báo cáo của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ đột ngột thay đổi luận điệu, theo Secret China.

Ngày 23/10, Tân Hoa Xã đăng bài viết “Cuộc tranh luận cuối trong cuộc bầu cử Mỹ bị chia rẽ sâu sắc, TT Trump nói sẽ đích thân bỏ phiếu trước”, và những lời bợ đỡ ông Biden về cơ bản đã biến mất.

Cùng ngày, Tân Hoa Xã chính thức đưa tin Hà Bình làm chủ tịch mới của Tân Hoa Xã, miễn nhiệm chức vụ của Thái Danh Chiếu. Quyết định hoán đổi lãnh đạo cấp cao này của ĐCSTQ có hiệu lực ngay lập tức, và cách tiếp cận của Tân Hoa Xã đối với cuộc bầu cử Hoa Kỳ sẽ lập tức điều chỉnh. Trong giai đoạn đầu, truyền thông ĐCSTQ đã báo cáo sai sự thật nghiêm trọng về cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Vương Hỗ Ninh, chủ quản tuyên truyền, e rằng không thoát nổi can hệ.

Vào ngày 22/10, Tân Hoa Xã đưa tin “TT Trump bôn ba với các cuộc vận động tranh cử, ông Biden chuẩn bị cho cuộc tranh luận trên truyền hình”, trích một bài xã luận từ một phương tiện truyền thông

Mỹ nói rằng “Quốc gia này đang đi chệch hướng một cách nguy hiểm”, và nói trong bài xã luận, hy vọng rằng ông Biden sẽ dẫn dắt Hoa Kỳ thoát khỏi bãi lầy, hướng tới tương lai”. Tân Hoa Xã tiếp tục cho rằng ông Biden đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, nhưng nó phải thừa nhận rằng “Ở Bắc Carolina và Georgia, hai ông Biden và ông Trump về cơ bản đã hòa nhau trong các cuộc thăm dò mới nhất”. Tân Hoa Xã cuối cùng tuyên bố rằng “Có nhiều nhân tố bất ổn định tồn tại trong kết cục của cuộc tổng tuyển cử”.

Vào ngày 21/10, Tân Hoa Xã đưa tin rằng “Dịch bệnh đã định nghĩa lại cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Hơn 43 triệu cử tri đã bỏ phiếu trước”. Tân Hoa Xã mô tả cách ông Biden chỉ trích chính quyền TT Trump, được cựu Tổng thống Obama giúp đỡ trong cuộc bầu cử, nói rằng “phản ứng với dịch bệnh thường được coi là điểm yếu lớn nhất của TT Trump” và “ông Biden được tin tưởng hơn ông Trump”. “Ngay cả trong việc điều hành kinh tế mà trước đây TT Trump cũng có thế thượng phong, hai người bây giờ cũng không phân biệt nổi”.

Vào ngày 20/10, Tân Hoa Xã đưa tin rằng “Tình hình ở bang Pennsylvania đang xoay chuyển”, “ông Biden hiện đang dẫn trước ông Trump khoảng 3,8 điểm phần trăm” trong một “cuộc thăm dò quốc gia”, “vị trí dẫn đầu của ông Biden hiện đạt 8,9 điểm phần trăm”.

Sau sự thay đổi chủ tịch, bản tin của Tân Hoa Xã ngày 23/10 chỉ tóm tắt ngắn gọn một số chủ đề của cuộc tranh luận bầu cử Tổng thống Mỹ vào tối 22/10, đồng thời khắc họa sự khác biệt giữa ông Trump và ông Biden. Nó cũng dẫn lời Tổng thống Trump nói rằng dịch bệnh ở Mỹ đang “xoay chuyển và sắp giảm bớt”, và nhấn mạnh rằng “nền kinh tế nên được mở cửa, trường học nên được phục hồi và ông Biden nên bị cáo buộc vì chủ trương ‘đóng cửa đất nước’”.

Tân Hoa Xã cũng xun xoe khi trích dẫn lời TT Trump:  “TT Trump tuyên bố rằng ông ấy là‘ người ít phân biệt chủng tộc nhất’ tại cuộc tranh luận, và rằng, ngoại trừ Tổng thống Lincoln,‘ không ai làm được nhiều cho cộng đồng da đen ‘hơn chính ông ấy’”.

Báo cáo cũng mô tả sự khác biệt giữa ông Trump và ông Biden về các vấn đề y tế, môi trường và kinh tế, nhưng nó không liên quan đến tuyên bố của ông Biden rằng “Trung Quốc phải tuân thủ các quy tắc … Tập Cận Bình là kẻ phản diện. Nó chỉ nói: “Hai ông Trump và Biden cũng nêu rõ lập trường của mình về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia”.

Tân Hoa Xã cũng che giấu vụ bê bối của gia đình Biden, chỉ nói rằng hai bên “chỉ trích lẫn nhau về tội ‘tham nhũng’ trong khi bác bỏ cáo buộc tham nhũng của phía bên kia chống lại mình”.

Cuối cùng, Tân Hoa Xã tuyên bố rằng TT Trump “có kế hoạch đến Florida vào ngày 23 để tham gia một cuộc vận động tranh cử và bỏ phiếu tại bang vào ngày 24”, nhưng không đề cập đến hành trình của ông Biden, càng không nói đến các cuộc thăm dò.

Tất nhiên, phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã được hướng dẫn điều chỉnh.

Điều này có thể ngụ ý rằng các quan chức cấp cao của Trung Quốc đang chấp nhận thực tế rằng ông Biden đã bị loại, để không phải lúng túng trước kết quả bầu cử cuối cùng. Đồng thời, Tân Hoa Xã đã nhiều lần trích dẫn lời của chính ông Trump, chỉ ra rằng giới cao tầng ĐCSTQ phải tiếp tục đối diện với TT Trump, và sẽ không khôn ngoan nếu tiếp tục làm mất uy tín của TT Trump vào lúc này.

Mặc dù Tập Cận Bình một lần nữa cao điệu kỷ niệm Chiến tranh Triều Tiên, và tỏ ra không ngần ngại chống lại Hoa Kỳ, nhưng đó chỉ là một tuyên truyền nội bộ để củng cố quyền lực cá nhân. Đối mặt với chính TT Trump, các lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ vẫn thận trọng, cố gắng tránh xung đột trực diện và bôi nhọ, đồng thời lập tức thay đổi người đứng đầu cơ quan truyền thông của đảng, điều này đương nhiên bẻ lái luận điệu của truyền thông đảng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thay-gio-da-doi-chieu-dcstq-be-lai-luan-dieu-truyen-thong-cua-dang-de-tu-bo-biden.html

Trung Quốc cảnh báo Anh không cấp hộ chiếu

cho người Hồng Kông

Minh Nam

Taiwan News hôm 25/10 đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23/10 đã đưa một loạt các đe dọa đối với Anh sau khi nước này lên kế hoạch mở đường cho những người Hồng Kông đã có hộ chiếu hải ngoại (BNO) nhập tịch để trở thành công dân chính thức của Anh.

Chính phủ Anh nói rằng họ đưa ra quyết định mới là nhằm phản ứng trước việc Chính phủ Trung Quốc vi phạm Tuyên bố chung Trung – Anh, sau khi luật an ninh quốc gia làm hạn chế quyền và sự tự do của người Hồng Kông, làm giảm mức độ tự trị của thành phố này.

Trong cuộc họp báo hôm 23/10, khi được hỏi rằng, liệu Bắc Kinh có đưa ra các biện pháp đáp trả Anh hoặc ngăn chặn những người sở hữu hộ chiếu hải ngoại rời khỏi Hồng Kông hay không?, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tỏ vẻ khó chịu, ông nói: “Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần nêu rõ quan điểm vững chắc về vấn đề này, nhưng phía Anh cứ khăng khăng can thiệp vào vấn đề của Hồng Kông và vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Họ chỉ đang tự lấy đá đặt lên chân mình”.

Cùng ngày, phát ngôn viên thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hồng Kông, đã “cực lực phản đối” quyết định của Anh. Người này nói: “Chúng tôi kêu gọi phía Anh sửa sai ngay lập tức và ngừng thao túng chính trị, hành động giả nhân giả nghĩa. Bằng việc đưa ra con đường mới này, Anh đã công khai phá vỡ cam kết của họ, can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Hồng Kông…”.

Bất kỳ ai sinh ra ở Hồng Kông trước khi thành phố cảng này được Anh bàn giao lại cho Trung Quốc vào năm 1997 đều được cấp hộ chiếu BNO, và hiện có khoảng 300.000 người sở hữu tấm hộ chiếu này. Mặc dù hộ chiếu BNO cho đến nay chỉ cho phép người sở hữu và gia đình trực tiếp sinh sống ở Vương quốc Anh trong tối đa sáu tháng, nhưng chính phủ Anh đã đề xuất việc bổ sung thêm quyền làm việc và học tập cũng như gia hạn thị thực và thậm chí là một con đường dẫn đến quyền công dân.

Bên cạnh những người sở hữu hộ chiếu hiện nay, ước tính có khoảng 2,9 triệu người khác được phép đăng ký các quyền lợi bổ sung này. Tuy nhiên nhiều người biểu tình Hồng Kông, những người có xu hướng đang ở độ tuổi đại học, sẽ vẫn không đủ điều kiện đăng ký.

Chương trình BNO mở rộng sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2021.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-canh-bao-anh-khong-cap-ho-chieu-cho-nguoi-hong-kong.html

Cộng đồng mạng: Tập Cận Bình ghen tị với Kim Jong-un

Thanh Hải

Gần đây, một đoạn video về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Triều Tiên vào tháng 6 năm ngoái đã được lan truyền trên Internet. Một cư dân mạng tên “Lanhuakai” cho biết: ” Những ảnh cho thấy ông Tập thực sự ghen tị với Kim Jong Un.”

Người này lưu ý rằng ông Tập rất thoải mái và thư giãn trong bầu không khí tôn thờ nhân cách điên rồ này. Và không khó hiểu tại sao ông ấy lại đẩy nhanh tốc độ lùi xe sau khi trở về. Giấc mộng Trung Hoa của ông ấy chính là Tập Cận Bình. “

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 6 năm 2019 . Giới quan sát nhận định điều này dường như ngụ ý mối quan hệ đổ vỡ giữa hai đồng minh láng giềng trước đây đã được hàn gắn. Đây là chuyến thăm Triều Tiên đầu tiên của một nhà lãnh đạo ĐCSTQ kể từ năm 2005, theo Sound of Hope.

Một đoạn video do một cư dân mạng đăng tải cho thấy ông Tập Cận Bình và ông Kim Jong-un đang đứng trên một chiếc xe sang Mercedes và họ đã được chào đón bởi hàng trăm nghìn người trên đường đi. Có thể thấy dọc đường, Tập Cận Bình và Kim Jong-un trò chuyện , cười nói và vẫy tay chào đoàn người trên đường, cư dân mạng cho rằng Tập Cận Bình phải cảm thấy rất “thoải mái và thư giãn” và rất hữu ích. Khi đoàn xe đến Quảng trường Kim Nhật Thành, rất đông người đón chào đều mặc trang phục dân tộc sặc sỡ, cờ màu và bóng bay nhảy múa như một lễ hội lớn.

Cư dân mạng mô tả: “Sự hài lòng của Tập Cận Bình với mô hình của Triều Tiên là không thể nói thành lời”.

Một số cư dân mạng còn bình luận: “Chủ tịch Tập đang mơ và ông ấy sẽ sớm bị đánh thức bởi cơn ác mộng của chính mình! Giấc mơ luôn là giấc mơ! Đây đơn giản là cơn ác mộng của con người!”

Có người thì cho rằng Tập Cận Bình ghét rằng người Trung Quốc không thể vẫy tay chào ông như người Triều Tiên. Và trên thực tế, ông Tập cũng biết rằng người Trung Quốc hiện tại chỉ đang giả vờ hành động của mình”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/cong-dong-mang-tap-can-binh-ghen-ti-voi-kim-jong-un.html

Trung Quốc phát hiện 137 ca

mắc viêm phổi Vũ Hán ở Tân Cương

Thanh Hải

Giới chức Trung Quốc ngày 25/10 cho biết đã phát hiện 137 trường hợp mới nhiễm virus corona Vũ Hán không triệu chứng ở thành phố Kashgar, vùng Tây Bắc Tân Cương, sau khi một cô gái 17 tuổi được phát hiện nhiễm bệnh vào ngày trước đó.

Reuters dẫn lời giới chức y tế Tân Cương cho biết: “Tất cả 137 trường hợp mới đều liên quan đến một nhà máy may mặc. Cha mẹ của cô gái 17 tuổi được phát hiện nhiễm virus đã làm việc ở đây.”

Đây là ổ dịch lớn nhất được ghi nhận tại Trung Quốc sau đợt bùng phát lây nhiễm ở chợ đầu mối thuộc thủ đô Bắc Kinh hồi tháng 6.

Nhà chức trách thành phố Kashgar cho biết khoảng 4,75 triệu dân sẽ được xét nghiệm. Tính đến chiều 25/10, hơn 2,84 triệu người đã được xét nghiệm. Số còn lại dự kiến được xét nghiệm trong ngày 27/10.

Chính quyền thành phố hôm 25/10 cho biết, tất cả các trường học ngoại trừ các trường đại học sẽ đóng cửa đến hết ngàyngày 6/11. Các siêu thị và trung tâm mua sắm vẫn mở cửa. Các phương tiện giao thông công cộng và các chuyến bay đã tạm ngừng.

Bốn thị trấn trong khu vực Kashgar được xác định là khu vực “có nguy cơ cao”, theo một tuyên bố từ chính quyền thành phố Kashgar vào tối 25/10.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-phat-hien-137-ca-mac-viem-phoi-vu-han-o-tan-cuong.html

Sách giáo khoa mới ở Trung Quốc tập trung

ca ngợi đảng, bài Mỹ và không nói về Hitler

Lục Du

Chính quyền Trung Quốc đã đưa sách giáo khoa mới vào nhiều trường tiểu học và trung học với nhiều nội dung tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chủ nghĩa Mao, nhưng loại bỏ văn hóa phương tây và kích động tình cảm chống Mỹ, theo Bitter Winter.

Kể từ năm học 2019-2020, nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng tài liệu giảng dạy mới do Bộ Giáo dục chuẩn bị.

Học sinh đầu cấp ở các trường trung học cơ sở ở các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và các tỉnh Sơn Đông, Hải Nam, Liêu Ninh đã áp dụng bộ sách giáo khoa mới cho môn ngôn ngữ, lịch sử và chính trị Trung Quốc. Bộ Giáo dục thông báo rằng những bộ sách giáo khoa mới này sẽ đến với tất cả các trường trung học cơ sở trên cả nước vào năm 2022.

Theo Cục trưởng Cục Sách giáo khoa của Bộ Giáo dục, “sách giáo khoa bao gồm các tác phẩm phản ánh truyền thống cách mạng và tinh thần cách mạng, […] nêu bật giá trị chỉ đạo của các bài viết lý luận cách mạng và truyền cảm hứng cho học sinh tình yêu ĐCSTQ và quê hương đất nước”.

Sách giáo khoa tiếng Trung cho học sinh trung học cũng bao gồm nhiều bài viết của Mao Trạch Đông, ví dụ như bài “Cải cách việc học của chúng ta”, trước tác “nổi tiếng” của ông từ năm 1941, với nội dung kêu gọi tăng cương giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin.

Khi giới thiệu sách giáo khoa mới, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng chủ nghĩa Mao “đang trở lại rầm rộ” trong các trường học. Theo một bài báo, Chủ nghĩa Mao được kỳ vọng sẽ giúp học sinh “hiểu được những việc làm của Mao Chủ tịch và các nhà lãnh đạo cách mạng khác, đánh giá cao những chiến công hiển hách của các liệt sĩ cách mạng”, “củng cố lý tưởng và niềm tin của học sinh và nuôi dưỡng lòng yêu nước”.

Bài báo cho rằng, sau khi được tiếp xúc với nền giáo dục đỏ và Tư tưởng Mao Trạch Đông, thế giới quan của những người trẻ tuổi “sẽ trải qua một sự thay đổi lớn và tư tưởng xã hội chủ nghĩa sẽ trỗi dậy trở lại”.

Bài báo nói rằng việc sửa đổi sách giáo khoa “thể hiện một bước quan trọng khác trong công cuộc phục hưng đất nước vĩ đại của chúng ta” là không thể ngăn cản được “dưới sự dẫn đường của Tư tưởng Mao Trạch Đông”. Và Chủ nghĩa Mao cũng nên trở thành “vũ khí thần kỳ để đánh bại kẻ thù” như Hoa Kỳ.

Một giáo viên trung học ở tỉnh Chiết Giang nói với Bitter Winter rằng sách giáo khoa cho lớp đầu cấp ở các trường trung học đã được cập nhật trên toàn tỉnh. Sau khi thay đổi, nhiều tài liệu tham khảo về lịch sử và văn hóa phương Tây đã bị loại bỏ. Trong sách giáo khoa Tiếng Anh Vòng quanh Thế giới, một đoạn văn về nhật ký của Ann Frank đã được thay thế bằng một câu chuyện về những suy nghĩ của sinh viên Trung Quốc Han Jing trong ngày đầu tiên đến trường.

“Tài liệu trước đó đã giúp học sinh tìm hiểu về Chiến tranh thế giới thứ hai, nạn diệt chủng và chủ nghĩa Quốc xã”, giáo viên này nói. “Nhưng ĐCSTQ [lại] không muốn học sinh biết điều này”.

Một nội dung nói về sự phát triển của ngôn ngữ tiếng Anh và ảnh hưởng của nó ở Trung Quốc đã được thay thế bằng hai câu chuyện: Đội quân đất nung được chôn cùng hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) và Peru, đối tác thương mại lớn nhất của họ là Trung Quốc. Một câu chuyện mới khác trong sách giáo khoa trình bày những thành tựu của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu và sự phổ biến của văn hóa Trung Quốc.

“Với các tài liệu trước, học sinh có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau và hiểu được quá trình phát triển của Anh ngữ”, giáo viên này nói thêm. “Những tài liệu mới [toàn] hát ca ngợi chính phủ. Họ có mục đích truyền bá cho học sinh và khiến họ ủng hộ và yêu mến Đảng Cộng sản [Trung Quốc]”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/sach-giao-khoa-moi-o-trung-quoc-tap-trung-ca-ngoi-dang-bai-my-va-khong-noi-ve-hitler.html

Quốc Hội Thái Lan họp bất thường do các

cuộc biểu tình đòi dân chủ

Thanh Phương

Hôm nay, 26/10/2020, Quốc Hội Thái Lan mở phiên họp bất thường do các cuộc biểu tình đòi dân chủ, vào lúc mà những người phản kháng dự trù tập hợp trước đại sứ quán Đức, như là một cử chỉ mới để thách thức quốc vương Maha Vajiralongkorn, vị vua thường xuyên lưu trú Đức.

Theo một thông cáo của Quốc Hội, phiên họp kéo dài hai ngày nhằm thảo luận về một số cuộc tập hợp bị xem là « bất hợp pháp », nhưng không bàn về các yêu sách của những người biểu tình. Theo giới quan sát, điều này sẽ khiến cho căng thẳng gia tăng. Họ cho rằng, chính quyền Bangkok chỉ đang tìm cách tranh thủ thời gian, vào lúc các cuộc biểu tình tiếp diễn, như tường trình của thông tín viên Carol Isoux từ Bangkok :

Hàng ngàn người biểu tình lại tập hợp ở trung tâm thủ đô Bangkok tại khu vực các cửa hàng lớn, sau khi hết hạn tối hậu thư đòi thủ tướng Prayuth Chan-O-Cha phải từ chức. Phong trào biểu tình dường như không giảm cường độ, những nhà hoạt động lớn tuổi hơn nay sát cánh với các sinh viên. Trước thái độ của chính quyền dứt khoát không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào, họ thề là sẽ đấu tranh cứng rắn hơn. 

Một người biểu tình nói : Nếu họ vẫn phớt lờ chúng tôi, thì chúng tôi sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo của các cuộc biểu tình, để xem họ có vẫn từ chối lắng nghe hay không. Thủ tướng cuối cùng rồi cũng phải hiểu rằng chính ông phải từ chức và phải rời khỏi nước. 

Mặc dù đa số các lãnh đạo đã bị bắt giam, phong trào vẫn tự tổ chức. « Mọi người đều là lãnh đạo », đó là một trong những khẩu hiệu của các cuộc tập hợp mà trong đó bất cứ ai muốn đều có thể cầm lấy loa phóng thanh để phát biểu.

Cho tới nay quốc vương Thái vẫn chưa có phản ứng chính thức nào về các yêu sách cải tổ nền quân chủ, nhưng ông đã công khai cám ơn một nhà hoạt động theo phe Hoàng gia chống lại các sinh viên biểu tình. Những người biểu tình dự trù vào cuối ngày sẽ tập hợp trước đại sứ quán của Đức, quốc gia mà quốc vương lưu trú thường xuyên nhất. Quốc Hội mở phiên họp bất thường sáng nay để thảo luận về các phương cách đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201026-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%99i-th%C3%A1i-lan-h%E1%BB%8Dp-b%E1%BA%A5t-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-do-c%C3%A1c-cu%E1%BB%99c-bi%E1%BB%83u-t%C3%ACnh-%C4%91%C3%B2i-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7

Singapore tạm ngừng sử dụng hai loại vaccine cúm

sau các vụ tử vong ở Nam Hàn

Tin từ SINGAPORE – Singapore tạm ngừng sử dụng hai loại vaccine cúm để đề phòng sau khi một số người được tiên vaccine ở Nam Hàn tử vong, trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thông báo công khai việc ngừng sử dụng hai loại vaccine này.

Nam Hàn báo cáo rằng 48 người thiệt mạng tính đến hôm thứ Bảy sau khi tiêm phòng cúm, nhưng cho biết họ sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng do chính quyền điều hành vì họ không tìm thấy mối liên hệ trực tiếp nào giữa các trường hợp tử vong và các mũi tiêm.

Trong một tuyên bố vào hôm chủ nhật (25/10), Bộ Y tế và Cơ quan Khoa học Y tế (HAS) cho biết cho đến nay tại Singapore chưa có trường hợp tử vong nào liên quan đến vaccine cúm được báo cáo, nhưng quyết định ngừng sử dụng SKYCellflu Quadrivalent và VaxigripTetra là biện pháp mang tính phòng ngừa.

HSA đang liên lạc với các nhà chức trách Nam Hàn để yêu cầu thêm thông tin khi họ điều tra để xác định xem liệu các ca tử vong có liên quan đến việc tiêm phòng cúm hay không. SKYCellflu Quadrivalent được sản xuất bởi SK Bioscience của Nam Hàn và được phân phối tại địa phương bởi AJ Biologics, trong khi VaxigripTetra được sản xuất bởi Sanofi và được phân phối tại địa phương bởi Sanofi Aventis. Các viên chức y tế Singapore cho biết hai loại vaccine cúm khác được đưa vào Singapore cho mùa cúm Bắc bán cầu 2020/21 có thể tiếp tục được sử dụng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/singapore-tam-ngung-su-dung-hai-loai-vaccine-cum-sau-cac-vu-tu-vong-o-nam-han/

Ấn Độ tặng tàu ngầm cho Myanmar,

chống ảnh hưởng Trung Quốc

NEW DELHI, Ấn Độ (NV) – Để tăng cường hợp tác quân sự giữa hai quốc gia, Ấn Độ mới đây cho biết đã tặng cho Myanmar một chiếc tàu ngầm loại Kilo, một hành động mà nhiều phân tích gia cho rằng là nỗ lực của New Delhi nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Theo bản tin của Nikkei hôm Thứ Năm, 22 Tháng Mười, chiếc tàu ngầm chạy điện và diesel này, có tên INS Sindhuvir, được Hải Quân Ấn Độ bắt đầu sử dụng từ năm 1988, đã được tân trang tu bổ tại ụ của xưởng đóng tàu quân đội Hindustan.

Chiếc tàu ngầm này, có trọng tải 3,000 tấn, khả năng hoạt động ở độ sâu tối đa 300 mét với vận tốc tối đa 18 hải lý/giờ, sẽ là tàu ngầm đầu tiên của Hải Quân Myanmar.

Trong cuộc họp báo qua mạng gần đây, Ngoại Trưởng Ấn Độ Anurag Srivastava nói: “Hợp tác trong lãnh vực hàng hải là một phần của sự gia tăng hợp tác giữa Ấn Độ và Myanmar. Trong tinh thần này, Ấn Độ sẽ chuyển giao một tàu ngầm loại Kilo, chiếc INS Sindhuvir cho Hải Quân Myanmar.”

Chiếc tàu ngầm này, nay được đổi tên là UMS Minye Theinkhathu, mang tên một nhân vật lịch sử Myanmar, và đã được trình diện trong buổi lễ của Hải Quân Myanmar tuần qua.

Các nguồn tin quân sự quốc tế nói rằng Myanmar dự trù sẽ mua tầu ngầm Kilo của Nga trong vài năm tới và chiếc UMS Minye Theinkhathu sẽ được dùng huấn luyện và chuẩn bị đón nhận tàu ngầm mới từ Nga.

Myanmar quyết định mua tàu ngầm sau khi quốc gia láng giềng Bangladesh mua hai tàu ngầm loại Ming của Trung Quốc vào năm 2016. Bangladesh cũng dự trù sẽ xây dựng một căn cứ tàu ngầm với sự hỗ trợ của Trung Quốc. (V.Giang) [qd]

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/an-do-tang-tau-ngam-cho-myanmar-chong-anh-huong-trung-quoc/

Ít nhất 20 lính Ấn Độ bị quân đội Trung Quốc bắt cóc

Vũ Dương

Xung đột Trung-Ấn tiếp tục leo thang. Hôm qua (ngày 25/10), có tin quân đội Trung Quốc đã bắt giữ 20 lính Ấn Độ tại Arunachal Pradesh, khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, theo Vision Times.

Một cư dân mạng Ấn Độ đã đăng trên Twitter hôm Chủ Nhật (25/10), trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã bị ĐCSTQ bắt cóc tại ngôi làng hẻo lánh Nacho thuộc huyện Upper Subansiri, bang Arunachal Pradesh. Tuy nhiên, các tin tức liên quan vẫn chưa được phía Trung Quốc và Ấn Độ xác nhận.

“Arunachal Pradesh” nơi xảy ra vụ việc tiếp giáp với Khu tự trị Tây Tạng, thủ phủ của nó là Itanagar. Ngoại trừ một vài khu vực thiểu số như huyện Changlang và Tirap, phần lớn bang nằm ở phía nam Tây Tạng, nơi có tranh chấp chủ quyền ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc tuyên bố rằng họ có chủ quyền đối với khu vực phía nam Tây Tạng, và đã đặt nó trong phạm vi quản lý của 6 huyện Cuona, Longzi, Langxian, Milin, Mêdog và Chayu thuộc Khu tự trị Tây Tạng, và không công nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với khu vực này.

Theo báo cáo từ “The North East Today” hôm 25/10, quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã đối đầu ở phía đông Ladakh kể từ đầu tháng 5 năm nay, và binh lính hai bên thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ.

Tháng 9 năm nay, 5 người Ấn Độ đã bị quân đội Trung Quốc bắt giữ tại khu vực biên giới bang Arunachal Pradesh, và 5 người này đã được thả sau các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng vào thời điểm đó, bên phía Trung Quốc chỉ ra 5 người này là gián điệp.

Sau đó, ngày 19/10, một lính Trung Quốc tên Vương Á Long đã bị quân Ấn Độ bắt ở Demchok, phía đông Ladakh, khi đang cố gắng vượt qua Đường kiểm soát thực tế ở biên giới Trung – Ấn (LAC).

Bên phía Ấn Độ đã hỗ trợ y tế như oxy, thức ăn và quần áo ấm… cho người lính này để anh ta tránh phải chịu đựng cái khổ của thời tiết khắc nghiệt ở nơi địa hình cao.

Sau khi tin tức được đưa ra, “Thời báo Hoàn Cầu” – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ tuyên bố rằng vụ việc chỉ là do bị lạc. Ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập của tờ báo này nhấn mạnh rằng vụ việc sẽ không tạo ra căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, các tuyên bố liên quan không phù hợp với cuộc điều tra của Ấn Độ. Các quan chức Ấn Độ cáo buộc người lính này khi bị bắt có mang theo thiết bị lưu trữ, túi ngủ và điện thoại di động khi bị bắt, nên bị tình nghi dính líu đến các hoạt động gián điệp.

Trên thực tế, xung đột biên giới Trung-Ấn đã nóng lên từ tháng 5 năm nay. Cuộc đàm phán gần đây nhất giữa hai bên là vòng đàm phán Trung-Ấn lần thứ bảy vào ngày 13/10 kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ.

Mặc dù cả hai đều tuyên bố rằng chỉ huy quân đội của hai nước đã có buổi thảo luận tích cực và mang tính xây dựng để giải quyết đối đầu đã kéo dài nhiều tháng tại biên giới tranh chấp, nhưng cả hai phía vẫn chưa đưa ra tín hiệu rút quân.

https://www.dkn.tv/the-gioi/it-nhat-20-linh-an-do-bi-quan-doi-trung-quoc-bat-coc.html

Covid-19 tại Úc: Melbourne chấm dứt đợt

phong tỏa kéo dài 112 ngày

Thành phố Melbourne của Úc sẽ chấm dứt phong tỏa từ thứ Tư sau khi ghi nhận không có trường hợp Covid-19 mới nào lần đầu tiên kể từ tháng Sáu.

Tiểu Bang Victoria là tâm chấn của đợt sóng thứ hai ở Úc, chiếm hơn 90% trong số 905 người chết.

Thủ phủ của tiểu bang, Melbourne, đã bị phong tỏa 111 ngày trước đó – mọi người được lệnh phải ở nhà, hạn chế đi lại và các cửa hàng và quán ăn phải đóng cửa.

Tuy nhiên hôm thứ Hai, các nhà chức trách cho biết thành phố đã sẵn sàng mở cửa lại.

“Không có ca nhiễm nào và quá nhiều xét nghiệm vào cuối tuần … chúng ta có thể nói rằng bây giờ là lúc mở cửa lại.” Thủ hiến bang Victoria, Daniel Andrews, nói.

Úc ghi nhận ngày chết chóc nhất của đại dịch

Covid-19: Melbourne áp lệnh giới nghiêm

Covid-19 tại Úc: Melbourne trở lại thời phong tỏa

Vào tháng 7, Victoria chứng kiến số người bị nhiễm lên hơn 700 mỗi ngày, nhưng các quy định nghiêm ngặt về việc phong tỏa và lệnh giới nghiêm đã khiến số người bị nhiễm giảm xuống.

Ông Andrews ca ngợi sáu triệu cư dân của tiểu bang, nói: “Về cơ bản, điều này là nhờ mỗi người dân Victoria đã tuân thủ các quy tắc, theo đúng đường hướng, cộng tác với tôi và đội ngũ của tôi, khiến làn sóng thứ hai này kết thúc.”

Kể từ ngày 28/10, tại Melbourne:

• Mọi người có thể tự do rời khỏi nhà

• Tất cả các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê và quán bar sẽ mở cửa lại, với giới hạn nhóm 10 khách trong nhà

• Các hộ gia đình sẽ được đi thăm nhau, nhưng với các điều kiện sẽ được tiết lộ hôm thứ Ba

• Có thể tổ chức các buổi họp mặt ngoài trời lên đến 10 người

• Đám cưới có thể có 10 người và đám tang tối đa 20 người.

Kể từ ngày 8/11, tại Melbourne:

• Giới hạn đi lại trong vòng 25km sẽ được gỡ bỏ, cho phép người Melbourne có thể đến những nơi khác du lịch tại tiểu bang Victoria

• Phòng tập thể dục và phòng tập thể dục mở cửa lại

• Giới hạn số khách hàng hơn cho các nhà hàng và quán bar được nới rộng

Ông Andrews nói tiểu bang đang ở vị trí tốt cho một “Giáng sinh vui nhộn-bình thường”, nhưng kêu gọi mọi người nên cảnh giác.

“Hôm nay chúng ta cần phải tự hào, lạc quan và tự tin, nhưng chúng ta cũng cần phải đảm bảo không bị nhiễm COVID-19.” Ông nói.

Hôm thứ Hai, các quan chức y tế tiểu bang báo cáo không có ca nhiễm mới lần đầu tiên kể từ tháng Sáu, và không có tử vong mới. Số người đang bị nhiễm đứng ở mức 91.

Người dân địa phương đã ăn mừng cột mốc quan trọng và thông báo mở cửa trở lại với những thông điệp vui mừng và nhẹ nhõm trên phương tiện truyền thông xã hội.

Chiến lược ngăn chặn

Úc đã áp dụng cách tiếp cận kiềm chế sự lây lan của Covid-19 bằng biện pháp phong tỏa cùng với việc chủ động xét nghiệm và truy tìm.

Với 25 triệu dân, quốc gia này đã ghi nhận khoảng 27.500 ca nhiễm trùng – ít hơn nhiều quốc gia khác.

Chính quyền tiểu bang đưa Melbourne vào đợt phong tỏa thứ hai đầu tháng Bảy sau khi số ca nhiễm vượt quá 100 trường hợp mỗi ngày. Số người bị nhiễm trùng đạt đỉnh điểm khoảng một tháng sau đó, trước khi bắt đầu giảm.

Khi virus lây lan ra ngoài thành phố, các quy định giãn cách xã hội cũng được áp dụng với phần còn lại của tiểu bang.

Nhưng dân Melbourne phải chịu đựng các biện pháp phòng ngừa khắc nghiệt nhất gồm một lệnh giới nghiêm ban đêm, giới hạn một giờ cho tập thể dục ngoài trời, và lệnh cấm đi xa khỏi nhà hơn 5km.

Cuộc phong tỏa được kiểm soát nghiêm ngặt – một trong những phong tỏa khó khăn nhất trên thế giới – đã gây chia rẽ ý kiến giữa các cư dân của thành phố và các cuộc biểu tình nhỏ.

Trong những tuần gần đây, nhiều chủ doanh nghiệp và những người khác đã kêu gọi tiểu bang mở cửa lại, trong khi những người khác ủng hộ cách tiếp cận thận trọng của thủ tướng.

Chính quyền tiểu bang đã phải đối mặt với sự giám sát về cách thức virus có thể xâm nhập thành phố, sau khi lây lan từ các khách sạn nơi những du khách trở về đã được cách ly.

Một cuộc điều tra tư pháp về vấn đề này cho thấy có những nhược điểm trong việc truy tìm lây lan khi bắt đầu làn sóng thứ hai.

Phần còn lại của Úc đã có rất ít ca nhiễm virus trong những tháng gần đây.

Sydney báo cáo số ca nhiễm ở mức gần Melbourne trong hai tuần qua, nhưng các quan chức y tế cho đến nay đã hạn chế sự bùng phát.

Úc bắt đầu cho phép du khách từ New Zealand vào ngày 2/10, với những du khách đầu tiên được phép vào New South Wales và Lãnh thổ phía Bắc.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54689160

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?